Các cụm từ so sánh nhân hóa hoán dụ ẩn dụ thuộc trường từ vựng nào

Các biện pháp tu từ đã học, khái niệm và tác dụng của các biện pháp tu từ

Cập nhật ngày 07/02/2020 - Tác giả: Huyền Chu

Tổng hợp 10 biện pháp tu từ đã học trong chương trình Ngữ văn, khái niệm, tác dụng và ví dụ các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói giảm. nói tránh... mà các em cần ghi nhớ

Mục lục nội dung
  • 1. Biện pháp tu từ là gì?
  • 2. Biện pháp tu từ so sánh
  • 3. Biện pháp tu từ nhân hóa
  • 4. Biện pháp tu từ ẩn dụ
  • 5. Biện pháp tu từ hoán dụ
  • 6. Biện pháp tu từ nói quá
  • 7. Biện pháp tu từnói giảm, nói tránh
  • 8. Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ
  • 9. Biện pháp tu từchơi chữ
  • 10. Biện pháp tu từ liệt kê
  • 11. Biện pháp tu từ Tương phản
Mục lục bài viết

Biện pháp tu từ là gì?

Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người người độc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện trong tác phẩm.

Mục đích của biện pháp tu từ là gì?

- Tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt và biểu cảm hơn so với việc sử dụng ngôn ngữ thông thường.

Các biện pháp tu từ đã học là:

  • So sánh
  • Nhân hóa
  • Ẩn dụ
  • Hoán dụ
  • Nói quá, phóng đại, kho trương, ngoa dụ, thậm xưng, cường điệu
  • Nói giảm, nói tránh
  • Điệp từ, điệp ngữ
  • Chơi chữ
  • Liệt kê
  • Tương phản

Bài 1 trang 147 SGK Ngữ văn 9 tập 1

THPT Sóc Trăng Send an email
0 4 phút

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 147 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi Một số phép tu từ từ vựng, soạn bài Tổng kết về từ vựng tiếp theo 3 chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Ôn lại các khái niệm: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.

Bạn đang xem: Bài 1 trang 147 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời bài 1 trang 147 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời chi tiết

Bài viết gần đây
  • Các cụm từ so sánh nhân hóa hoán dụ ẩn dụ thuộc trường từ vựng nào

    Soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

  • Các cụm từ so sánh nhân hóa hoán dụ ẩn dụ thuộc trường từ vựng nào

    Phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

  • Các cụm từ so sánh nhân hóa hoán dụ ẩn dụ thuộc trường từ vựng nào

    Phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

  • Các cụm từ so sánh nhân hóa hoán dụ ẩn dụ thuộc trường từ vựng nào

    Dàn ý phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng

a) So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Thí dụ: “Em là búp măng non”, “Cầu bao nhiêu nhịp da sầu bấy nhiêu”…

b) Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm. Ẩn dụ còn gọi là “so sánh ngầm” vì cách thức của nó lấy mô hình “A như B” dấu đi vế “A như” mà chỉ lộ ra vế B.

Thí dụ:

Thuyền về có nhớ bến chăng?

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

c) Nhân hoá là biện pháp biến con vật, đồ vật… bằng những nhân vật có suy nghĩ, hành động và tình cảm như con người làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật… trở nên gần gũi với con người.

Có ba kiểu nhân hoá thường gặp là:

– Dùng những từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.

– Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

– Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

d) Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là:

– Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.

– Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

– Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

– Lấy cái cụ thể để gọi cải trừu tượng.

e) Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

f) Nói quá là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

g) Điệp ngữ khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ. Từ ngữ đuợc lặp lại gọi là điệp ngữ.

Điệp ngữ có nhiều dạng:

– Điệp ngữ nối tiếp.

– Điệp ngữ cách quãng.

– Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng): lặp từ ngữ cuối câu trước và đầu câu sau.

h) Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm câu văn được hấp dẫn và thú vị.

Trả lời ngắn gọn

– So sánh : đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm làm rõ sự vật, tăng tính gợi cảm.

– Ẩn dụ : gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.

– Nhân hoá : gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối,… trở nên gần gũi với con người.

– Hoán dụ : gọi tên sự vật này bằng tên của một sự vật khác có quan hệ gần gũi.

– Nói quá : phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

– Nói giảm nói tránh : dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

– Điệp ngữ : lặp lại từ ngữ (hoặc cả một cụm) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.

– Chơi chữ : lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

—————

Các em vừa tham khảo cách trả lờibài 1 trang 147 SGK ngữ văn 9 tập 1được THPT Sóc Trăng tổng hợp và biên soạngiúp em ôn tập vàsoạn bài Tổng kết về từ vựng tiếp theo 3 tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 9 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cậpvào trang để cập nhật nhé.

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 147 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tổng kết về từ vựng tiếp theo 3

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Tags
Ngữ Văn lớp 9
THPT Sóc Trăng Send an email
0 4 phút

Đề số 2 - Đề kiểm tra 45 phút (Đề kiểm tra 1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 6

Quảng cáo

Đề bài

I.TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Các phó từ (đã, sẽ, đang, đương, sắp) là phó từ:

A. Chỉ quan hệ thời gian

B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự

C. Chỉ kết quả và hướng

D. Chỉ mức độ

Câu 2: Phó từ là những từ thường đi kèm với:

A. Danh từ, động từ

B. Danh từ, tính từ

C. Tính từ, đại từ

D. Động từ, tính từ

Câu 3: Có mấy loại phó từ chính:

A. Hai loại B. Ba loại

C. Bốn loại D. Năm loại

Câu 4: Vế A trong phép so sánh là:

A. Sự vật được so sánh

B. Sự vật dùng để so sánh

C. Phương tiện so sánh

D. Không có ý nào đúng cả

Câu 5: Trong ví dụ sau tác giả đã sử dụng kiểu nhân hóa nào?

“Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương”

A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật

B. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 6: Trong câu thơ sau nhà thơ đã sử dụng kiểu ẩn dụ nào?

“Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng

Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ”

A. Ẩn dụ hình thức

B. Ẩn dụ cách thức

C. Ẩn dụ phẩm chất

D. Ấn dụ chuyển đối cảm giác

Câu 7: Hoán dụ là:

A. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.

B. Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.

C.Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 8.Thành phần chính của câu là:

A.Chủ ngữ

B.Trạng ngữ

C. Vị ngữ

D. Cả A và C

Câu 9: Vị ngữ trong câu "Ngoài sân trường, học sinh đang trồng cây xanh" có cấu tạo là:

A. Động từ

B. Cụm động từ

C. Cụm danh từ

D. Cụm tính từ

Câu 10: Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?

A.Hoa cúc nở vàng vào mùa thu.

B.Chim én về theo mùa gặt.

C. Tôi đi học còn em bé đi nhà trẻ.

D. Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

Câu 11: Trong bài ca dao sau có sử dụng biện pháp tu từ nào?

“Mồ hôi mà chảy xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương”

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. Nhân hóa

Câu 12: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?

A. Ẩn dụ

B. Nhân hóa

C. Hoán dụ

D. Nói quá

2. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (3 điểm)

Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong bài ca dao sau:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Câu 2 (4 điểm)

So sánh để thấy được điểm giống nhau và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ. Lấy ví dụ minh họa.

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

A

D

A

A

C

B

7

8

9

10

11

12

B

D

B

C

D

D

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Nhân dân ta đã so sánh công cha với “núi Thái Sơn”, là một ngọn núi rất cao, và so sánh nghĩa mẹ với “nước trong nguồn chảy ra”, nguồn nước không bao giờ cạn được. Qua đó cho thấy công ơn của cha mẹ vô cùng to lớn. Vì vậy chúng ta phải biết sống tốt để đền đáp công ơn của cha mẹ.

Câu 2. So sánh ẩn dụ và hoán dụ:

Giống nhau

Ẩn dụ

Hoán dụ

- Đều gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác.

- Đều có tác dụng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Khác nhau

Giữa hai sự vật, hiện tượng có nét tương đồng.

Giữa hai sự vật, hiện tượng có quan hệ gần gũi.

Ví dụ:

“Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng

Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ”.

⟹Hình ảnh Bác Hồ được ví với mặt trời. Mặt trời soi sáng, đem lại sự sống cho muôn loài, muôn vật. Bác Hồ là người soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam.

“Bàn tay ta làm nến tất cả.

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

Bàn tay là chỉ sức lao động của con người (Bàn tay và con người có mối quan hệ gần gũi, quan hệ giữa bộ phận và toàn thể).

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

Các cụm từ so sánh nhân hóa hoán dụ ẩn dụ thuộc trường từ vựng nào

  • Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6

    Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6

  • Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6

    Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6

  • Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6

    Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6

  • Đề số 6 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 6

    Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 6 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 6

  • Đề số 7 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 6

    Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 7 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 6

Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

1. So sánh

– Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc

– Dấu hiệu nhận biết: Có các từ ngữ so sánh: “là”, “như”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Tuy nhiên, các em nên lưu ý một số trường hợp, từ ngữ so sánh bị ẩn đi.

Ví dụ:

+ Trẻ em như búp trên cành

+ Người ta là hoa đất

+ “Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

2. Nhân hóa

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…

– Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…

Ví dụ:

+ “ Chị ong nâu nâu nâu nâu/ chị bay đi đâu đi đâu”

+ Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Tổng kết về từ vựng

Khái niệm

Đặc điểm, phân loại

1

Từ đơn

Là những từ được cấu tạo bởi một tiếng. Tiếng tạo thành từ đơn phải có nghĩa.

2

Từ phức

- Là từ được cấu tạo bởi hai hay nhiều tiếng.

- Từ phức bao gồm từ ghép và từ láy:

+ Từ ghép: được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

+ Từ láy: được tạo ra dựa trên mối quan hệ láy âm giữa các tiếng.

3

Thành ngữ

Là loại cụm từ có cấu tạo ổn định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Thành ngữ thường cô đọng, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

4

Nghĩa của từ

Là nội dung (sự vật, sự việc, khái niệm, hành động, trạng thái, tính chất…) mà từ biểu thị.

5

Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

- Từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa.

- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.

- Từ nhiều nghĩa gồm:

+ Nghĩa gốc (nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác)

+ Nghĩa chuyển (nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc)

6

Từ đồng âm

Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.

7

Từ đồng nghĩa

- Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau

- Có 2 loại:

+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái ý nghĩa)

+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khác nhau)

8

Từ trái nghĩa

- Là những từ có nghĩa trái ngược nhau

- Thường được dùng trong thể đối, tạo sự tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho các diễn đạt thêm sinh động.

9

Trường từ vựng

- Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

- Một trường từ vựng có thể bao hàm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.

- Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau (do hiện tượng nhiều nghĩa của từ)

10

Sự phát triển của từ vựng

- Phát triển nghĩa của từ (chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ)

- Phát triển số lượng từ ngữ (tạo từ mới, vay mượn từ của các ngôn ngữ khác: từ gốc Hán, từ gốc tiếng Pháp, tiếng Nga…)

11

Từ Hán Việt

Là từ mượn gốc Hán, chiếm số lượng lớn trong tiếng Việt (khoảng 70%), có một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của tiếng Việt.

12

Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội

- Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. Về nguyên tắc, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. Mỗi ngành khoa học thường có một hệ thống thuật ngữ đặc thù. Thuật ngữ không có tính biểu cảm

- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt trong một số phạm vi giao tiếp giữa một lớp người có cùng một đặc điểm xã hội nhất định (nghề nghiệp, tôn giáo, tín ngưỡng…)

13

Từ tượng thanh

Là tự mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.

14

Từ tượng hình

Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái cụ thể, sinh động của sự vật.

15

Một số phép tu từ từ vựng

- So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Có 2 kiểu so sánh: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.

- Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. Có 4 kiểu ẩn dụ: ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

- Nhân hóa: là gọi hoặc tả các con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

- Hoán dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp: lấy một bộ phận để gọi toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

- Nói quá: là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

- Nói giảm nói tránh: là cách nói giảm nhẹ mức độ, quy mô, tính chất… của sự vật, sự việc, hiện tượng hoặc dùng cách diễn đạt khác với tên gọi vốn có của sự vật, hiện tượng nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

- Chơi chữ: là cách lợi dụng các đặc điểm về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… những liên tưởng bất ngờ, thường dùng để châm biếm, đả kích, hài hước… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

- Điệp ngữ: khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.