Các ngành công nghiệp thuộc ngành công nghiệp hóa chất

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đang gia tăng, sự rạn nứt giữa hai nước đã gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trên toàn cầu. Nga và Ukraine cung cấp nhiều loại hàng hóa cho thị trường đặc biệt là cung cấp phần lớn nguyên liệu thô cho các thị trường trên toàn thế giới. Cuộc xung đột dẫn đến giá của khí đốt tự nhiên cũng như dầu thô tăng chóng mặt ở các quốc gia khác trên thế giới. Điều này đẩy giá của các sản phẩm tăng cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác ở Mỹ, châu Á,... Bên cạnh đó, các biện pháp trừng phạt mà nền kinh tế phương Tây đưa ra chống lại Nga cũng tác động đến doanh nghiệp các nước láng giềng cũng như ảnh hưởng đến các quốc gia không bị hạn chế thương mại do việc nhập khẩu bị gián đoạn trong đó có Việt Nam. Việt Nam đã liên tục chịu chi phí tăng cao trong việc nhập khẩu xăng dầu cũng như bị gián đoạn chuỗi cung ứng các sản phẩm nhập khẩu và xuất khẩu từ Nga.

Ngoài ra, chi phí nguyên nhiên liệu tăng cũng dẫn đến lạm phát, dẫn đến giá cước vận tải cao. Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất lần thứ 9 để đối phó với lạm phát ngày một gia tăng.

  1. Văn hóa, xã hội:

Hiện nay, lối sống của con người ngày càng thay đổi. Họ ngày càng có thái độ tốt hơn cũng như tích cực hơn đối với các vấn đề về môi trường cũng như sức khỏe con người. Nó xuất phát từ mong muốn bảo vệ các nguồn tài nguyên, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường. Các sản phẩm thân thiện với môi trường cũng được ưu tiên lựa chọn và được xem là tiêu chuẩn cho các sản phẩm chất lượng cao.

Xu hướng tiêu dùng xanh đã và đang nhận được sự đồng thuận rất lớn trong cộng đồng, từ các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất, cung ứng sản phầm cho đến người tiêu dùng. Không những vậy, người tiêu dùng còn có động thái thực hiện việc quay lưng, tẩy chay sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường khi doanh nghiệp bị người dân tố cáo hoặc bị các cơ quan chức năng công bố.

  1. Công nghệ:

Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng phổ biến trong tất cả các hoạt động xử lý dữ liệu, chẳng hạn như sản xuất, tiếp thị hay R&D,...

Thông tin sẵn có theo thời gian thực (real-time) có khả năng thay đổi quá trình ra quyết định. Điều này giúp quyết định được chắc chắn, chính xác hơn. Từ đó, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Công nghệ tự động hóa một số quy trình. Điều này làm giảm bớt sự phức tạp trong việc sản xuất hóa chất.

Sự phát triển của các sản phẩm hóa chất mới với các đặc tính được cản thiện hoặc giảm khả năng tác động đến môi trường cũng như công nghệ hiện đại trong việc xử lý các chất thải độc hại sau sản xuất.

  1. Sinh thái:

Các loại chất thải của ngành công nghiệp hóa chất hầu như đều độc hại, gây nguy hiểm cho môi trường tự nhiên và con người không chỉ trong hiện tại mà còn ảnh hưởng lâu dài. Ngành công nghiệp hóa chất gây ô nhiễm môi trường, gây ra hiệu ứng nhà kính,... Điều này gây ra sức ép cực kì lớn đối với ngành công nghiệp hóa chất trong việc giảm thiểu tác động nhất đến môi trường.

II) Giới thiệu và khái quát về ngành công nghiệp hóa chất:

1 ) Định nghĩa:

Ngành công nghiệp hóa chất là ngành sử dụng các quy trình hóa học và vật lý để biến đổi các nguyên liệu thô thành sản phẩm có lợi cho nhân loại. Điều này bao gồm việc sản xuất các hóa chất cơ bản để cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác nhau. Ngành công nghiệp hóa chất có để được xem như việc sản xuất sản phẩm để thay thế cho các sản phẩm có trong tự nhiên.

  1. Mô tả:
  1. Sản phẩm cung cấp:
  1. Nhu cầu và dung lượng của ngành, tốc độ tăng trưởng:

Loại sản phẩm Ví dụ Vô cơ Amoniac, Clo, Natri hydroxit, axit sunfuric, axit nitric Hữu cơ Acrylonitril, phenol, etylen oxit, ure Gốm sứ Gạch silic, đá vụn Hóa dầu Etilen, propylen, benzen, styren Hóa chất nông nghiệp Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ Polyme Polyetylen, bakelite, polyester Chất đàn hồi Polyisoprene, cao su tổng hợp, polyurethane Thuốc nổ Amoni nitrat, nitrocellulose, nitroglycerin Nước hoa và hương vị Benzyl benzoat, coumarin, vanillin Khí công nghiệp Nito, oxi, axetilen, nito oxit

Công ty cổ phần Tập đoàn hóa chất Đức Giang: là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng cục hóa chất Việt Nam, được thành lập năm 1963 có trụ sở đại Đức Giang, Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội.

Tập đoàn hóa chất Việt Nam (VINACHEM): là doanh nghiệp đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối, hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con. Công ty là nhà sản xuất kinh doanh các sản phẩm cung cấp cho nhiều ngành nghề : kinh doanh phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc thiết bị cho công nghiệp hóa chất,...

Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì: có trụ sở tại Tp Việt Trì, Phú Thọ; là nhà sản xuất xút- clo như: Xút lỏng, HCl, Javen, Clo lỏng, Pac lỏng,...

  1. Tính hấp dẫn ngành:

Các đối thủ cạnh tranh hiện tại: Ngành công nghiệp hóa chất có tính cạnh tranh cao. Theo báo cáo của Cục hóa chất- Bộ công thương, tính đến đến nay, toàn ngành hóa chất có hơn 1,8 nghìn doanh nghiệp sản xuất phân bổ trên 6 vùng trong cả nước trong đó có 894 doanh nghiệ sản xuất phân bón (chiếm 49%), 106 doanh nghiệp sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật (chiếm 6%), 14 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hóa dầu (chiếm 1%),... Ngoài ra, ở thị trường châu Á đặt biệt là Trung Quốc ngành công nghiệp hóa chất cũng cực kì phát triển và mạnh mẽ Sinopec của Trung Quốc- doanh nghiệp hóa chất hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, sự dồi dào tài nguyên dầu mỏ của các quốc gia Tây Á như Ả-rập-xê- út,... khiến cho sức mạnh về dầu mỏ và khí đốt ở các quốc gia này cực kì mạnh mẽ.

Mối đe dọa của những người mới: Ở Việt Nam, ngành công nghiệp hóa chất đa phần chịu sự chi phối của nhà nước. Các công ty hóa chất ở việt nam thường là doanh nghiệp nhà nước. Hầu như có rất ít doanh nghiệp hoạt động theo hình thức tư nhân, sản xuất các sản phẩm hóa chất từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia. Vì các tài nguyên thiên nhiên ở nước ta đều thuộc sở hữu nhà nước, chỉ có nhà nước mới được phép khai thác. Vì vậy, đây cũng là mặt hạn chế cho các công ty tham gia vào thị trường hóa chất ở Việt Nam thay vì ở các quốc gia phương Tây. Bên cạnh đó, để gia nhập ngành công nghiệp hóa chất, yêu cầu về vốn là tương đối cao. Vì sản xuất hóa chất liên quan đế các khoản đầu tư đáng kể vào các thiết bị vốn, nguyên liệu thô và lao động, đây có thể là rào cản gia nhập cho các công ty mới cũng như quá trình xin giấy phép từ các cơ quan để kinh doanh trong ngành hóa chất cũng có thể tốn nhiều thời gian và chi phí.

Quyền lực thương lượng của nhà cung cấp: Hầu hết các công ty trong ngành hóa chất đều mua nguyên liệu thô từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Vì vậy các công ty hóa chất có thể lựa chọn và mua hàng từ nhiều nhà cung cấp. Ở Việt Nam có hơn 1,8 nghìn doanh nghiệp trong ngành hóa chất, vì vậy quyền lực của nhà cung cấp trong trường hợp này là tương đối thấp vì người mua có thể mua hàng được từ nhiều nhà cung cấp.

Mối đe dọa của các sản phẩm thay thế: Hiện nay, con người ngày càng ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường trong thời kì mà môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng. Vì vậy, xu hướng dùng sản phẩm thân thiện với môi trường được ưu tiên hơn cả. Điều này, làm giảm bớt việc sử dụng các sản phẩm gây hại cho môi trường. Đặc biệt trong ngành công nghiệp ô tô, xu hướng của người tiêu dùng cũng dần thay đổi và chuyển sang sử dụng xe chạy bằng điện thay thế cho xe chạy bằng xăng. Và đây cũng là xu hướng tất yếu trong tương lai. Việc thay thế xăng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến ngành hóa chất. Tuy nhiên, các sản phẩm hóa chất vẫn đóng vai trò cực kì quan trọng ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp khác và khó có thể thay thế được như sơn, hóa chất tẩy rửa, nước rửa tay, mực in,...

Sức mạnh của người mua: Các công ty hóa chất thường phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Khách hàng của các công ty hóa chất thường là những doanh nghiệp sản xuất lớn. Bên cạnh đó, trên thế giới cũng có rất nhiều công ty hóa chất khác nhau. Vì vậy, người mua có thể dễ dàng lựa chọn nhà cung cấp cũng như mua hàng từ nhiều nhà cung cấp khác.

  1. Phân tích nhóm ngành:

Ngành công nghiệp hóa chất có thể chia làm 3 loại:

  • Hóa chất cơ bản
  • Hóa chất chuyên dụng (Hóa chất đặc biệt)
  • Hóa chất tiêu dùng Hóa chất cơ bản: được chia thành hóa chất có nguồn gốc từ dầu mỏ, được gọi là hóa dầu, polyme và vô cơ. Hầu hết, các hóa chất được sử dụng trong chính ngành công nghiệp và được bán cho các ngành công nghiệp khác nhau trước khi sản xuất thành thành phẩm cuối cùng. VD: axit axetit được bán cho các nhà sản xuất sơn để tạo thành este.

➢ Đối với nhóm ngành hóa dầu và polyme, các sản phẩm sẽ được sản xuất từ dầu mỏ đi kèm với các công nghệ hiện đại. Mục đích chính của việc hóa dầu là để sản xuất polyme. Các Hydrocacbon trong dầu thô và khí đốt được tách ra bằng chưng cất dựa trên sự khác biệt về nhiệt độ sôi. Các Hydrocacbon này sau đó được chuyển đổi thành các sản phẩm hữu tích hơn trong ngành hóa chất. ➢ Đối với nhóm ngành chất vô cơ cơ bản. Các sản phẩm thường được sản xuất để đáp ứng cho ngành nông nghiệp. Chúng thường được sản xuất với số lượng rất lớn lên đến hàng triệu tấn mỗi năm bao gồm phân bón hóa học, natri hydroxit, axit sunfuric, nitric,... Hóa chất chuyên dụng: được sản xuất vì hiệu suất và chức năng của chúng. Chúng có thể là các thực thể hoặc các công thức hóa học đơn lẻ có thành phần ảnh hưởng đến hiệu suất và quá trình xử lý sản phẩm cuối cùng. Hóa chất đặc biệt như là chất xúc tác để tạo ra các loại hóa chất có giá trị cao, sử dụng để sản xuất thành các sản phẩm quan trọng với người tiêu dùng. Không giống như hóa chất tiêu dùng, hóa chất chuyên dụng chỉ có một

nghiền được sử dụng. Ngoài ra, chúng ta còn sản xuất một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như: xà phòng, diêm, bát đĩa, đồ gia dụng. Để phục vụ cho nhu cầu in ấn, các sản phẩm như giấy, mực in và máy đánh chữ ra đời.

Thời kì tăng trưởng: Vào năm 2009, sự phát triển mạnh mẽ của ngành hóa chất Việt Nam được đánh dấu bằng việc khánh thành tổ hợp hóa dầu đầu tiên của cả nước-nhà máy lọc dầu Dung Quất. Tổ hợp này tọa lạc tại tỉnh Quãng Ngãi, được xây dựng với chi phí hơn 3 tỷ USD (khoảng 40 tỷ đồng thời kì bấy giờ). Việc khánh thành khu liên hợp Dung Quất đánh dấu bước tiến vượt bậc và cực kì quan trọng của ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam, giúp giảm sự phụ thuộc vào các sản phẩm hóa dầu nhập khẩu và nâng cao năng lực sản xuất nhiều sản phẩm hóa chất có giá trị cao.

  1. Các nhân tố then chốt trong ngành:

Chuẩn bị đầy đủ cho sự tăng trưởng nhanh chóng: Sự phát triển liên tục các yếu tố về công nghệ đòi hỏi các công ty hóa chất phải bắt kịp xu hướng, đổi mới, cải tiến quy trình sản xuất liên tục để ngày càng phát triển, thúc đẩy sự tăng trưởng, gia tăng sức mạnh trên thị trường cũng như gia tăng lợi nhuận cho công ty. Một điều không thể thiếu để công ty có thể đi đầu trong đổi mới đó chính là đầu tư vào chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D).

Tính bền vững: Các công ty hóa chất trên thị trường đang chịu sức ép trong việc phải phát triển, sử dụng các sản phẩm và quy trình bền vững giúp giảm thiểu tác động của ngành đối với môi trường. Vì vậy, đây là nhân tố cực kì cần thiết; là cơ hội để đổi mới và tăng trưởng trong ngành hóa chất. Vì vậy, việc xác định các cơ hội hỗ trợ thị trường cho việc sử dụng các sản phẩm xanh là động lực, giá trị chính cũng như xu hướng tất yếu của hiện tại và tương lai bằng việc đầu tư vào các lĩnh vực nguyên vật liệu tái tạo, vật liệu phân hủy sinh học cũng như áp dụng quy trình sản xuất tiết kiệm năng lượng.

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả: Ngành công nghiệp hóa chất là nhà cung cấp của đại đa số các ngành khác hiện nay như: ngành dệt may, ngành sơn, phân bón, thuốc trừ sâu, y tế, nước hoa, ... Mạng lưới của ngành hóa chất vô cùng phức tạp từ nhà cung cấp, nhà phân phối đến khách hàng tổ chức. Việc quản trị hiệu quả chuỗi cung ứng là điều cần thiết để giảm tối đa những chi phí, đáp ứng nhu cầu liên tục, không bị gián đoạn các sản phẩm nguyên liệu đầu vào cũng như quá trình vận chuyển sản phẩm đến khách hàng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cuộc xung đột Nga-Ukrane vẫn chưa chấm dứt. Cùng với đó là các biện pháp trừng phạt mà phương Tây đưa ra đối với Nga trong khi Nga là quốc gia cung cấp khối lượng lớn nguyên liệu thô đầu vào cho ngành công nghiệp hóa chất. Điều này gây gián đoạn lớn đến nguồn cung nguyên vật liệu thô cũng như giá thành nguyên vật liệu đầu vào tăng cao. Vì vậy, quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công không chỉ của ngành công nghiệp hóa chất mà còn cho tất cả các ngành khác.

Tập trung, chủ động trong việc quản trị nhân tài: Ngành công nghiệp hóa chất đòi hỏi nhân tài có kỹ năng và chuyên môn cao. Ngoài ra, nguồn nhân lực chất lượng cao cũng chính là nhân tố để gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, việc thu hút và giữ chân nhân tài hàng đầu, cung cấp chương trình đào tạo và phát triển liên tục đồng thời thúc đẩy văn hóa đổi mới và hợp tác là cần thiết nhằm đạt được mục tiêu chung chính là đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

  1. Các lực lượng dẫn dắt ngành:

Chính phủ: ở Việt Nam, các doanh nghiệp hóa chất thường là các doanh nghiệp nhà nước, chịu sự chi phối, quản lý của chính phủ. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đã và đang đầu tư mạnh vào ngành hóa chất, phê duyệt nhiều chiến lược để tăng khả năng tự chủ trong nguyên vật liệu đầu vào, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp hóa chất ở nước ta, tăng cường khả năng xuất khẩu hóa chất sang thị trường nước ngoài. Nhà nước cũng hỗ trợ nhiều chi phí cho các doanh nghiệp hóa chất cũng như các chiến lược thu hút nhân tài cũng như đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực và trên thế giới góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Sự thay đổi công nghệ: Với sự phát triển, sự thay đổi liên tục của công nghệ hiện đại, các công ty hóa chất luôn phải thích nghi với sự thay đổi này. Áp dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm hóa chất để tăng hiệu suất, tăng khả năng cạnh tranh cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia. Việc không theo kịp sự phát triển của công nghệ sẽ làm doanh nghiệp bị tụt hậu và nhanh chóng bị đào thải trong thời đại mà sự cạnh tranh là vô cùng gay gắt.

Sự thay đổi trong nhu cầu sử dụng sản phẩm: Nhu cầu của khách hàng thay đổi liên tục. Họ sử dụng những sản phẩm ngoài việc đáp ứng nhu cầu cơ bản thì các sản phẩm được sản xuất cũng phải giảm thiếu tác động đến môi trường cũng như tác động đến sức khỏe của khách hàng. Ngoài ra, khách hàng còn lên án và tẩy chay các doanh nghiệp hóa chất thải chất thải làm ô nhiễm môi trường nước, không khí,... gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân và môi trường. Vì vậy, việc thay đổi chiến lược sản xuất sao cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu khách hàng đồng thời gây ảnh hưởng ít nhất tới môi trường là điều cần thiết để đạt được tính bền vững.

  1. Nhận diện của bản thân về khuynh hướng cho sự phát triển của ngành, các cơ hội, nguy cơ từ môi trường ngành:

Hóa học là một ngành liên quan tới rất nhiều ngành công nghiệp khác. Ngành công nghiệp hóa chất cung cấp nguyên liệu đầu vào cho đại đa số các ngành khác. Vì vậy, hóa chất là một ngành phải liên tục phát triển và không thể thiếu trong thị trường.

Ngành hóa chất Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu đầu vào được nhập khẩu từ các quốc gia khác đặc biệt trong lĩnh vực hóa dầu và khí tự nhiên. Vì vậy, nguy cơ bị gián đoạn nguyên liệu đầu vào sẽ cao trong tình hình chính trị, quân sự cực kì phức tạp của các quốc gia nhập khẩu nguyên vật liệu cho Việt Nam. Ảnh hưởng của các cuộc bất ổn chính trị cũng làm tăng giá nhập khẩu nguyên nhiên liệu, đẩy giá thành của sản phẩm cuối cùng lên cao làm giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường.

Hiện nay, lạm phát tăng cao, Fed tăng lãi suất liên tục để giảm lạm phát. Điều này cũng làm tăng chi phí mua nguyên liệu đầu vào, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước. Tình hình lạm phát dự kiến sẽ vẫn còn kéo dài và các doanh nghiệp cần phải có biện pháp cụ thể để giải quyết hiệu quả các chi phí gia tăng do lạm phát.

Các lĩnh vực sản phẩm thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng, đặc biệt trong ngành công nghiệp ô tô. Xu hướng sử dụng xe điện đang tăng lên rất nhanh. Đây cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp hóa dầu ở Việt Nam nói riêng và trên toàn cầu.

STÀI LIỆU THAM KHẢO:

mckinsey/industries/chemicals/our-insights/the-state-of-the-chemical- industry-it-is-getting-more-complex