Các trò chơi cho bé theo tháng tuổi

Những gợi ý dưới đây sẽ giải quyết được nỗi lo lắng, căng thẳng của mẹ khi không biết chơi gì với con. Đồng thời, các hoạt động này còn có ích rất nhiều cho sự phát triển của bé. 

  1. Hiểu nét mặt: Mẹ thay đổi nhiều biểu cảm khác nhau để bé phân biệt được các trạng thái như đồng tình, phản đối, vui, buồn, giận dữ… 
  2. Chuyển đồ chơi từ tay này qua tay kia: đưa đồ chơi cho bé cầm, rồi đưa món khác, bé sẽ bỏ món đang cầm đi để cầm món mẹ đưa. Mẹ có thể cho bé cầm đồ chơi bằng 1 tay, rồi từ từ đưa tay đó gần với tay còn lại để bé chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia. 
  3. Với đồ chơi: để đồ chơi cách bé 1 đoạn, nên chọn loại có âm thanh để thu hút sự chú ý của bé, khuyến khích bé với lấy. Để đề phòng trường hợp con đưa đồ lên miệng, mẹ hãy đảm bảo đồ chơi luôn sạch. 
  4. Nói từ đơn giản: Mẹ có thể cho bé ngồi đối diện và nghe mẹ nói những từ thân thuộc như ông, bà, bố, măm… Hãy để bé nhìn thấy khẩu hình của mẹ và bắt chước, đồng thời chỉ vào người đang nói tới để bé dễ nắm bắt, ví dụ chỉ bố và nói bố. 
  5. Nhận biết bản thân: cho bé soi gương, chỉ vào hình ảnh trong gương và gọi tên bé. Ngoài ra, mẹ có thể dùng tay của bé vỗ nhẹ lên chân bé để bé thấy chân có cảm giác, khác với khi bé vỗ lên đồ chơi. Hoặc mẹ có thể cho bé ấn vào tay mình rồi ấn vào tay bé. Hoạt động này giúp bé nhận ra sự khác biệt khi ấn vào tay mẹ không đau, ấn vào tay bé mới đau. 
  6. Bật tắt đèn: Bế bé ra nơi có công tắc đèn rồi nói: “Bây giờ mẹ tắt đèn nhé” rồi bấm công tắc. Một lát sau lại nói: “Bây giờ mẹ bật đèn nhé” và bấm công tắc. Nhiều lần như vậy, bé sẽ thấy sự liên quan giữa tay mẹ và việc đèn bật tắt. Ban đầu bé chỉ nhìn tay mẹ, sau đó sẽ chú ý tới đèn để thấy sự thay đổi, đồng thời tiếp nhận thông tin mẹ cung cấp qua lời nói. 
  7. Đánh trống: mẹ đưa trống đến gần mặt bé, cho bé dùng tay vỗ lên trống tạo tiếng bộp bộp vui tai. Mẹ có thể vừa hát vừa cho bé gõ trống theo nhịp bài hát. 
  8. Tìm đồ vật: đưa 1 đồ vật ra trước mặt bé rồi giấu đi, có thể sau lưng mẹ hoặc dưới chân. Ban đầu, bé sẽ thờ ơ nhưng lâu dần bé sẽ ý thức được sự tồn tại và biến mất của đồ vật và bắt đầu nghĩ cách tìm. 
  9. Trò chơi với đôi chân: cù nhẹ vào lòng bàn chân bé hoặc vỗ 2 bàn chân bé vào nhau, cho bé chơi trò đạp xe hoặc thơm vào bàn chân bé… để bé thấy các tác động khác nhau sẽ đem lại cảm giác khác nhau. 
  10. Cùng nhảy múa: Mẹ bế bé trên tay và bật nhạc rồi cùng nhảy múa theo điệu nhạc, bé sẽ có cảm giác như chính mình đang nhảy. 
  11. Đọc truyện cùng bé: nên đọc truyện nhiều nhân vật với tính cách trái ngược và thay đổi giọng đọc dựa theo ngữ cảnh để bé nhận ra sự đa dạng trong các tình huống. Ví dụ, giọng sợ sệt khi đóng vai thỏ con hoặc gầm gừ khi đọc lời thoại của sư tử. 
  12. Tìm nơi phát ra âm thanh: Lắc xúc xắc trước mặt bé để thu hút sự chú ý, sau đó dần chuyển xúc xắc ra sau lưng mẹ hoặc bọc vào khăn, thực hiện lắc tiếp để bé tìm nơi phát ra âm thanh.   
  13. Bóng nảy: lấy 1 quả bóng và đập nhẹ cho bóng nảy lên xuống nhiều lần rồi lăn về phía bé, để bé vận động với lấy bóng, chơi với bóng hoặc đẩy bóng lại về phía mẹ. 
  14. Ú òa trốn tìm: có thể thực hiện như sau, bố bế bé, mẹ trốn sau cánh cửa hoặc tủ, bất ngờ xuất hiện và òa. Mẹ nên thay đổi chỗ trốn liên tục, có thể phát ra tiếng động hoặc tiếng nói để bé tìm ra nơi mẹ trốn. Yếu tố quan trọng nhất khi chơi cùng bé là tạo ra sự bất ngờ và không để con đoán trước được hành động tiếp theo của mình, nhằm tạo sự thích thú cho con. 
  15. Chơi cùng đồ ăn: để các loại rau củ quả sạch, đã được làm chín trước mặt bé để bé tự do cầm nắm, khám phá và lựa chọn loại mình yêu thích. Mẹ cần chuẩn bị những món bé có thể ăn được ngay, đảm bảo yếu tố vệ sinh, dinh dưỡng bởi rất có thể bé sẽ cầm và đưa vào miệng ngay. Đây cũng là bước đầu tập ăn dặm cho bé.
  16. Đếm ngón tay: Mẹ vuốt ve, massage ngón tay bé và nói “Con có thấy ngón tay đang duỗi ra không, 1, 2, 3, 4, 5 ngón tay này, thực hiện tương tự với các ngón chân để bé hiểu ý nghĩa của các số đếm. 
  17. Trò chơi khi tắm: dùng bóng ấn xuống nước để bóng nảy lên hoặc cho vịt hoặc các con vật khác bằng chất liệu cao su mà bé thích bơi trong nước.

Gợi ý một số đồ chơi cho bé 5 tháng tuổi 

5 tháng tuổi là giai đoạn mà âm thanh, màu sắc tươi sáng và họa tiết đa dạng trên đồ chơi có thể kích thích các giác quan của bé. Mẹ có thể tham khảo ngay danh sách đồ chơi dưới đây để chọn lựa được món đồ phù hợp với bé. 

  • Các loại hộp giấy, tờ giấy nhiều màu với nguyên liệu an toàn, không độc hại. 
  • Túi ni lông sạch để phục vụ cho các hoạt động tạo âm thanh. 
  • Thảm màu sắc, xốp là chất liệu phù hợp nhất cho thảm.  
  • Xúc xắc, gặm nướu, trống gõ tạo âm thanh. 
  • Các đồ chơi khối to với khuyến cáo dùng được cho trẻ dưới 6 tháng
  • Đồ chơi hộp nhạc, điện thoại, cây đàn có phát nhạc. 
  • Truyện sách bằng vải hoặc bìa cứng. 
  • Đồ treo nôi cũi, thú nhồi bông. 
  • Đồ chơi cao su có tiếng kêu phát ra khi bóp. 

Chơi và tương tác với bé qua những gợi ý trên đây có thể khiến bố mẹ bất ngờ bởi những phản ứng, khả năng mà bé có. Vậy nên, hãy thử ngay những trò chơi cho bé 5 tháng tuổi này và cho Mamibabi biết con yêu của bạn hứng thú đến đâu nhé. 

---

Mamibabi là app Giáo dục sớm với hàng trăm bài chơi đơn giản chỉ từ 5 phút/ngày giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội và tăng cường khả năng vận động. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

Sau 6 tháng đầu đời, bé sẽ trải qua nhiều thay đổi về thể chất, tinh thần, quan hệ và cảm xúc. Bé không chỉ quan tâm nhiều hơn đến thế giới xung quanh, mà bé sẽ sớm bò, đứng chựng hoặc đi bộ. Cùng khám phá 10 trờ chơi cho bé 6 đến 12 tháng tuổi, giúp bé phát triển kỹ năng phù hợp với lứa tuổi.

“Chơi và kết nối với bé sẽ giúp bé phát triển trí não”, Roni Cohen Leerman, Tiến sĩ, trưởng khoa Trung tâm Phát triển Con người của Mailman tại Đại học Nova và đồng tác giả của quyển “Hãy cùng chơi và học cùng nhau” nói. “Tình yêu, sự chú ý, thời gian và sự tiếp xúc của gia đình với bé đóng vai trò quan trọng nhất cho các hoạt động phát triển. Đặc biệt nhất là sự tương tác giữa cha mẹ và con cái.”

Dưới đây là những hoạt động khuyến khích sự tăng trưởng của bé.

1. Ú oà là trò chơi cho bé 6 đến 12 tháng tuổi đơn giản nhưng nhiều lợi ích

Các trò chơi cho bé theo tháng tuổi
Ba mẹ chơi ú oà với bé thì bé nào cũng mê

Vật liệu cần thiết: đồ chơi nhỏ/sách và chăn

Phải làm gì: Đặt một món đồ chơi hoặc sách dưới tấm chăn, để lòi ra một phần. Sau đó hỏi bé, “đồ chơi/sách ở đâu?” và khuyến khích bé tìm. “Các em bé thường sẽ nắm lấy phần lòi ra và đào dưới chăn”, Robert Myers, Tiến sĩ, một nhà tâm lý học trẻ em và vị thành niên, người sáng lập Viện Phát triển Trẻ em, và trợ lý giáo sư lâm sàng về tâm thần học và hành vi của con người tại Đại học California, nói “Nếu bé không muốn mở chăn ra tìm, bạn có thể bỏ chăn ra và sau đó lại để chăn lại”.

Biến thể: Sau khi bé thành thạo việc tìm một vật bị che khuất một phần, hãy chuyển sang giấu nó hoàn toàn dưới tấm chăn. Bạn chơi ú òa với con.

Kỹ năng học được: Phát triển kỹ năng vận động tinh, sự hiện diện của vật

2. Xếp vật

Vật liệu cần thiết: Cốc nhựa

Phải làm gì: Thay phiên nhau xếp các cốc và đánh ngã chúng. Bạn cũng có thể cùng “thi”, cùng xếp cốc cùng một lúc có một “cuộc đua”, trong đó cả hai bạn xếp chồng cốc cùng một lúc.

Kỹ năng học được: Hiểu nguyên nhân và kết quả, kỹ năng vận động tinh

3. Puzzle

Tài liệu cần thiết: Puzzle gỗ

Phải làm gì: Khoảng vào sinh nhật đầu tiên, bé c sẽ sẵn sàng chơi những puzzle bằng, Tiến sĩ Myers đề nghị những puzzles có hình dạng hoặc hình ảnh đầy màu sắc. “Hãy làm và giải thích với bé puzzle mới, bạn có thể phải hướng dẫn tay của bé. Vỗ tay và cổ vũ khi bé làm được.”

Kỹ năng học được: Giải quyết vấn đề, kỹ năng vận động tinh, kỹ năng thị giác

4. Đọc sách là trò chơi cho bé 6 đến 12 tháng tuổi tôi yêu thích

Tài liệu cần thiết: Sách tranh dày hoặc sách tranh vải

Phải làm gì: Thường xuyên đọc sách cho bé. Chỉ vào những bức tranh khi bạn đọc và thu hút bé bằng cách thay đổi giọng nói của bạn cho các nhân vật khác nhau. Hướng dẫn bé tham gia bằng cách khuyến khích bé cười hoặc tỏ ra ngạc nhiên trước câu chuyện. Chạm vào các bức tranh và lật trang.

Kỹ năng học được: Phát triển ngôn ngữ, kỹ năng nghe

Xem thêm: Cách Đọc Sách Cho Trẻ Sơ Sinh 0 – 1 Tuổi, Chi Tiết Theo Từng Tháng Tuổi

5. Vỗ tay cùng bé

Vật liệu cần thiết: Màu vẽ dùng để vẽ bằng ngón tay có thể giặt sạch, túi zip lock, băng keo

Phải làm gì: Khoảng 6 đến 8 tháng tuổi, bé sẽ học cách vỗ tay, vì vậy mẹ hãy khuyến khích bé với bài với vần điệu mà mẹ chọn.

Mình thì hay chọn bài Tiếng Anh: Clap, clap, clap your hands, clap your hands together

Còn Tiếng Việt thì mình hay hát:

Vỗ tay, vỗ tay

Bà cho ăn bánh.

Không vỗ tay

Bà đánh trên đầu.

Kỹ năng học được: Bắt chước, gieo vần

6. Nhịp điệu

Các trò chơi cho bé theo tháng tuổi
Hát những bài hát có vần điệu cho trẻ 6 – 12 tháng tuổi

Phải làm gì: Hát những bài hát với những từ thực sự hoặc có vần điệu, như nhịp vần với nhau “La la la, ca ca ca , ma ma ma…. Bạn có thể cảm thấy hơi ngớ ngẩn. Nhưng tất cả những vần điệu đó là một cách khác để thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của bé. Nói chuyện với bé của bạn sẽ là thức ăn cho cơ thể và tâm trí bé”, Tiến sĩ Leerman giải thích. “Sự hiểu biết về ngôn ngữ của một đứa trẻ bắt đầu từ lâu trước ngôn ngữ biểu cảm của chúng”

Kỹ năng học được: Phát triển phân biệt về thính giác

7. Rung bình

Nguyên liệu cần thiết: Bình nhựa trong suốt rỗng, gạo

Phải làm gì: Đổ đầy chai bằng gạo hoặc mì ống, và dán keo phía trên lại để bé có thể xem và nghe những gì xảy ra khi bé lắc. “Một cái chai thường không gây ra tiếng ồn”, Tiến sĩ Leerman nói, “vì vậy bây giờ khi bé nghe những điều mới lạ và mới lạ, mang đến điều yếu tố bất ngờ. Trẻ ở độ tuổi này cũng đang học rất nhiều về nguyên nhân và kết quả, điều này là một kỹ năng mới thú vị. “

Kỹ năng học được: Kỹ năng vận động tinh, phân biệt thính giác, nguyên nhân và kết quả

8. Làm biến mất

Vật liệu cần thiết: vật nhỏ, ly nhựa mờ

Phải làm gì: giấu vật nhỏ dưới cốc và xem bé có thể tìm thấy nó không. Hoạt động đơn giản này giúp bé hiểu dần được sự trường tồn của đối tượng, một khái niệm chính.

Biến thể: Sử dụng hai chiếc cốc có màu khác nhau, đặt vật dưới một chiếc cốc và di chuyển nó xung quanh để xem bé có thể nhớ đặt ở đâu không. Bạn có thể đặt vật trong lòng bàn tay và chơi trò tập tầm vông tay không tay có…, sau khi bé tìm ra có thể đổi tay cho bé thấy và chơi lại.

Kỹ năng học được: Kỹ năng chú ý, phát triển trí nhớ, sự tồn tại của đối tượng

9. Vẽ bằng tay

Các trò chơi cho bé theo tháng tuổi
Vẽ bằng tay là trò chơi cho bé 6 đến 12 tháng tuổi mà bé nào cũng thích

Đây có lẽ là trò chơi cho bé 6 đến 12 tháng tuổi mà trẻ nào cũng rất thích.

Vật liệu cần thiết: Màu vẽ dùng để vẽ bằng ngón tay có thể giặt sạch, túi ziplock, băng keo

Phải làm gì: Bóp một vài màu tối của màu vẽ này vào một cái túi có khóa kéo và bịt kín. Thêm băng keo để dán chặt hơn. Trải màu ra xung quanh để phủ bên trong túi. Sau đó đặt túi xuống sàn trước mặt bé trong thời gian nằm sấp. Chỉ cho bé “di chuyển” màu bằng chuyển động ngón tay.

Biến thể: Hãy để bé tự khám phá khi ngồi trên ghế ăn, bé sẽ chơi khá lâu đấy.

Kỹ năng học được: Phát triển giác quan, kỹ năng vận động tinh, hiểu nguyên nhân và kết quả, kỹ năng viết sớm

10. Chơi với hộp

Vật liệu cần thiết: Đồ chơi nhỏ, hộp đựng

Phải làm gì: Đặt một vài đồ chơi trong một thùng chứa có lỗ mở lớn hơn một chút. Đưa hộp đựng cho bé, bé có thể sẽ lật nó lại, khiến một số đồ chơi rơi ra. “Bé sẽ nhận ra rằng có thứ gì đó đang rung chuyển bên trong và đồ chơi sẽ rơi ra khỏi. Vì vậy bé sẽ bắt đầu rung, đập và tìm cách lấy ra khỏi thùng”, Coley nói. Hãy bỏ lại đồ vào thùng và đưa bé chơi cho đến khi bé tìm ra cách tự lấy.

Biến thể: Một khi bé đã thạo việc bỏ đồ và lấy ra vào thùng, bạn có thể chọn một hộp đựng hẹp và đồ chơi dài hơn, như khối hình chữ nhật, thìa nhựa. “Con bạn sẽ học được thông qua việc thử nghiệm bé phải thay đổi chiều để bỏ vào hộp”

Kỹ năng học được: Kỹ năng thao tác và định hướng đối tượng

—————-

Kết nối với người viết: Nguyễn Ngọc Ưng – Học làm cha