Cách bảo quản lá sương sâm tươi

Video cách sấy lá sương sâm tại Nông sản Vũ Lâm

Từ lâu, hình ảnh cây sương sâm đã trở nên quen thuộc đối với người dân Nam bộ. Đây là loại cây ưa trồng ở Việt Nam. Sương sâm có tính mát, giải nhiệt không chỉ được sử dụng trong ẩm thực mà còn là một loại thảo dược quen thuộc trong đông y. Và lá sương sâm cũng góp mặt để làm nên món thạch sương sâm giải nhiệt mát lạnh, gắn liền với tuổi thơ mỗi người. Vậy lá sương sâm là gì và công dụng như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về lá sương sâm và công dụng của nó nhé!

Cách bảo quản lá sương sâm tươi
lá sương sâm

Cây sương sâm là gì?

Cây sương sâm được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như sương sâm trơn, dây sâm lông, lá mối, dây xanh leo, Có tên khoa học là Tiliacora triandra.

Cây sương sâm thuộc dạng thân dây leo, có chiều dài lên đến 5m. Cây sương sâm thường có hai loại là loại có lông và không lông. Lá sương sâm màu lục đậm, có phủ lông mềm mịn hoặc không lông, phiến xoan hình tim, cứng, gân từ đáy và chiều dài 9cm,chiều rộng 4cm. Cụm hoa ở nách lá hay thân già. Hoa sương sâm mọc thành chùm có màu vàng, cánh nhỏ, có từ 6 đến 8 nhị. Quả sương sâm hình trái xoan, cứng, dài từ 10-12mm, chuyển sang màu trắng sữa khi chín. Sương sâm ra hoa trong khoảng thời gian từ tháng 12 tới tháng 6 hàng năm, tháng 7 là có quả chín. Vì sương sâm là loại cây có tính mát nên thân, lá và cả rễ của cây sương sâm đều được dùng để chữa bệnh. Tuy nhiên, có rất ít người biết về công dụng chữa bệnh của cây nên người ta thường bỏ quá, chỉ có một số ít là sử dụng sương sâm để chữa bệnh trong cuộc sống hàng ngày.

Cây sương sâm phân bố ở đâu?

Cây sương sâm mọc ở nhiều nơi trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc. Còn ở Việt Nam, cây sương sâm thường mọc hoang ở các vùng miền núi, vùng đồng bằng, và được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam bộ.

Bộ phận nào của cây sương sâm được sử dụng

Tất cả các thành phần của cây sương sâm đều có giá trị dược liệu. Tuy nhiên phần được người ta sử dụng nhiều nhất của cây là lá. Theo một nghiên cứu ở Thái Lan chỉ ra rằng trong cây sương sâm có chứa hơn mười loại dinh dưỡng như là chất xơ, sắt, phốt pho, canxi và các loại vitamin A, vitamin C,rất tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh. Theo Y học cổ truyền, cây sương sâm còn có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt, táo bón, tiêu độc, kiết lỵ và nóng nhiệt. Ngoài ra, cây còn được dùng chữa các bệnh lý liên quan đến gan, huyết áp cao do tăng cholesterol hoặc bệnh dạ dày,

Cách thu hái lá sương sâm

Nó được thu hái quanh năm. Kể từ thời điểm trồng, sau 3 đến 4 tháng là có thể thu hoạch được. Những lá già thường có giá trị dược liệu nhiều hơn lá non.

Thành phần hóa học có trong cây sương sâm

Cây sương sâm trơn có tính mát, vị ngọt và hơi độc. Một số kết quả nghiên cứu cho biết trong loại cây này có chứa alcaloid, trong hợp chất này có chứa nitơ được dùng để chữa một số bệnh như sốt rét và chống loạn nhịp tim. Tuy nhiên, loại dược chất này có dược tính mạnh và có thể gây độc cho cơ thể nếu dùng với liều lượng nhiều.

Nếu sương sâm trơn có tính mát, vị ngọt thì sương sâm lông cũng có tính mát nhưng vị đắng và hơi độc. Nó chứa nhiều chất pectin cũng là một loại chất xơ. Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy một số hoạt chất khác trong loại cây này như: hayatin và cissamparein (thuộc alcaloid); menismin và pereirin. Vị đắng của cây là do cissampelin (một loại hoặc alcaloid) hoặc pelosin với tỷ lệ 0,5%.

Công dụng lá sương sâm

Có tác dụng giải nhiệt, hỗ trợ giảm cân:

  • Nguyên liệu chính cần có là lá sương sâm tươi. Và một số dụng cụ như tô miệng rộng, túi vải và rổ lược, ly thủy tinh.
  • Chuẩn bị nước muối pha loãng để rửa cùng với lá sương sâm để loại bỏ các chât bẩn. Sau đó bạn cho lá sương sâm vào tô miệng rộng và vò lá. Dùng khoảng 2 lít nước sôi để nguội hoặc nước lọc cho vào tô. Tiếp theo cho túi vải đựng lá sương sâm vào tô thủy tinh có nước và vò liên tục cho các chất ở trong lá tan ra. Vò liên tục cho đến khi phần nước trong tô chuyển sang màu xanh và nhớt thì dừng lại. Nếu trong tô có bọt quá nhiều thì dùng vợt để vớt bỏ. Sau đó bạn dùng rây lược lại nước sâm 1 lần nữa để loại bỏ những phần lá sương sâm còn sót lại. Cho nước sương sâm vào ly thủy tinh, để khoảng 1 đến 2 tiếng sau sẽ đông cứng lại, cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi dùng bạn chỉ cần cho thêm nước đường vào để sương sâm ngon hơn.
  • Tuy nhiên không có một công thức cố định về lượng nước để vò lá sâm mà người ta thường chỉ dựa vào độ quánh, kẹo, nhựa và đậm của nước vò sâm mà điều chỉnh lượng nước cho phù hợp. Nếu nước sương sâm không đông lại được vì nước quá loãng hoặc bạn sử dụng lá quá non, quá già hoặc cho quá nhiều nước. Còn ngưỡ lại, nếu cho lượng nước quá ít thì khi vò, nước sâm sẽ nhanh chóng bị sệt lại và đông thành thạch ngay trên rổ lược.

Sương sâm hỗ trợ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Trong giai đoạn mang thai, cơ thể thai phụ sản xuất ra nhiều hóc-môn nữ proogesteron hơn bình thường nhằm đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Những hóc- môn này lại làm giảm nhu động ruột khiến phân bị tồn trữ, không thải ra ngoài được. Do vậy vào những tháng cuối của thai kỳ, sự tăng trưởng mạnh của bào thai gây chèn ép lên ruột và một nguyên nhân rất lớn là vấn đề về chế độ ăn thiếu chất xơ, ít vận động, uống ít nước. Để giải quyết tình trạng này, thai phụ nên uống nhiều nước và bổ sung các thực phẩm có chứ nhiều chất xơ. Và sử dụng cây sương sâm chính là giải pháp tốt nhất do sương sâm chứa nhiều chất xơ, tính mát nên rất thích hợp cho các phụ nữ mang thai. Thai phụ chỉ cần chuẩn bi nguyên liệu là lá sương sâm và làm theo cách hướng dẫn bên trên nhé!

Sương sâm chữa sốt lỵ và chứng khó tiểu

Cần sử dụng cây sương sâm 50gr mang rửa sạch, sau đó vò nát hoặc giã nhuyễn. Nước đun sôi để nguội, cho vào sương sâm đã giã rồi vắt lấy nước. Đợi đến khi hỗn hợp nước sương sâm đông lại thì uống. Bạn có thể cho thêm đường vào để dễ uống hơn. Chỉ cần uống khoảng 40gr đến 100gr lá sương sâm tươi mỗi ngày.

Điều trị chứng đau bụng và khó tiêu hay chậm tiêu

Chỉ cần sử dụng bột rễ sương sâm lông, bột gừng, bột hạt tiêu theo tỷ lệ 4:6:5. Sau đó trộn tất cả các loại bột lại với nhau rồi cho thêm mật ong vào, trộn đều và nhào thành bột nhão và vo thành viên. Người bệnh kiên trì uống liên tục cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm thì dừng. Mỗi ngày uống từ 0,2 đến 0,3 gr.

Trị tiểu đường, táo bón, cải thiện đường tiêu hóa, khô miệng

Người bệnh cần sử dụng 30gr đến 60gr lá sương sâm tươi cùng với 30gr rau đắng hay còn gọi là biển súc và 45gr rung rúc. Đem tất cả các vị thuốc trên rửa sạch và đun sôi để uổng.

Chữa cảm mạo do nắng, say nắng, đau nhức cơ xương khớp hoặc huyết áp cao

Lấy 30gr 60gr lá sương sâm, mang đi rửa sạch, sau đó vò lấy nước làm để làm sương sâm và ăn hoặc có thể mang sắc nước uống.

Cách làm sương sâm bằng máy xay sinh tố

Nguyên liệu

  • Lá sương sâm 150 gr
  • Bột lá dứa 5gr hoặc lá dứa tươi: 20 gr
  • Đường phèn 100 g

Cách chọn lá sương sâm tươi ngon

Lá sương sâm thường có 2 loại là lá sâm lông và lá sâm trơn, loại sâm lông thường sẽ cho ra nhiều thạch hơn. Bạn có thể chọn lá sương sâm khô hoặc tươi, tùy theo ý thích và nên chọn lá sương sâm già. Nếu bạn làm sương sâm vào mùa mưa thì nên tăng thêm lượng lá vì mùa này lượng thạch trong lá sẽ bị giảm đi.

Nguyên liệu món ăn sương sâm bằng máy xay sinh tố

  • Dụng cụ thực hiện
  • Máy xay sinh tố, nồi, tô,

Cách chế biến Sương sâm bằng máy xay sinh tố

  • Sơ chế nguyên liệu: Lá dứa rửa sạch, khi rửa bạn cần tước lá dứa thành 3 4 phần, sau đó để ráo. Lá sâm rửa kỹ từng lá và để ráo nước. Bạn có thể đem lá sâm phơi héo khoảng 1 2 tiếng, vì lá sâm héo sẽ giúp sương sâm được dai và ngon hơn.
  • Sơ chế nguyên liệu Sương sâm bằng máy xay sinh tố
  • Xay lá: Cắt lá sâm thành từng đoạn nhỏ khoảng 1 cm và cho vào máy xay sinh tố. Bạn cho vào khoảng 800 ml nước vào cối xay và bấm nút xay.
  • Lưu ý: bạn đừng xay nhuyễn lá sâm chỉ cần lá sâm vừa nát nhỏ ra là ngừng, bạn nên chọn chế độ xay có tốc độ xay nhỏ nhất (yếu nhất) để hạn chế tạo bọt cho nước sâm.
  • Xay lá Sương sâm bằng máy xay sinh tố
  • Lọc lấy nước sương sâm: Đổ nước sâm vừa xay vào túi lọc hoặc rây lọc, vắt lấy nước sâm, sau đó dùng muỗng vớt bọt trong nước sâm ra để sương sâm được mịn. Bạn thêm một ít nước vào túi lọc/ray lọc để lấy thêm nước sương sâm. Sau đó, để sương sâm khoảng 2 tiếng ở nhiệt độ phòng hoặc để trong tủ lạnh cho đông lại.
  • Lọc lấy nước sương sâm Sương sâm bằng máy xay sinh tố
  • Làm nước đường: Cho 100 g đường phèn và 100 ml nước vào nồi, thêm lá dứa vào cho thơm. Nấu cho sôi đến khi đường tan hết, vớt lá dứa và đổ nước đường vào tô và để nguội.
  • Làm nước đường Sương sâm bằng máy xay sinh tố
  • Thành phẩm: Khi sương sâm đã đông chỉ cần cắt miếng vừa ăn cho vào ly, thêm đường vào ly. Nếu thích bạn có thể thêm một ít nước cốt dừa để tạo vị béo hoặc ăn chung với hạt é đều ngon.

Một vài lưu ý khi sử dụng sương sâm

  • Cây sương sâm là một loại thảo dược hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau nhưng khi sử dụng, không nên quá lạm dụng cây này. Lá sương sâm tuy có tính mát nhưng vẫn có độc tố. Dù lượng độc rất ít nhưng chúng ta cũng nên cẩn thận khi dùng và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Nếu chúng ta ăn hoặc uống quá nhiều nước từ lá sương sâm có thể dẫn đến tiêu chảy vì trog sương sâm có tính hàn. Các chuyên gia khuyên rằng mỗi ngày chúng ta không nên ăn quá hai ly thạch sương sâm.
  • Bên cạnh đó, thạch sương sâm được bán ở ngoài chợ rất nhiều, nếu muốn ăn, chúng ta nên tự mua nguyên liệu về và chế biến sẽ an toàn cho sức khỏe hơn. Vì chúng ta không biết ngoài chợ họ sử dụng loại lá nào và cách chế biến ra sao nên sẽ không đảm bảo về vấn đề vệ sinh.

Nguồn tham khảo

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25371566/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5641413/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4202422/

https://en.wikipedia.org/wiki/Tiliacora_triandra

0/5 (0 Reviews)

About admin

View all posts by admin