Cách cai bỉm cho be

Bài viết chia sẻ kinh nghiệm cai bỉm cho bé, giúp các mẹ có thể tập dần cho bé. Đến một thời điểm nào đó khi con lớn, bố mẹ buộc phải hạn chế dùng bỉm cho bé, rèn luyện thói quen đi vệ sinh cho trẻ. Tuy nhiên, cần có thời gian và phương pháp hợp lý để trẻ không còn phụ thuộc vào bỉm nữa. Hãy tham khảo ngay các mẹo bên dưới nhé!

Mấy tuổi thì nên cai bỉm cho bé?

Bố mẹ cần cai bỉm cho con từ từ, hạn chế dùng bỉm vào ban ngày trước sau đó sẽ tiến hành cai bỉm vào ban đêm. Nguyên nhân là nếu bé còn quá nhỏ thì không ý thức được và sẽ tiểu khi đi ngủ. Nếu không đóng bỉm thì sẽ ảnh hưởng đến bé. Bé 2 tuổi thì nên bắt đầu tập cai dần bỉm cho bé vào ban ngày. Đối với việc bỏ bỉm vào ban đêm thì nên tập cho bé tầm 3.5 -4 tuổi.

Khi bé 2 tuổi, bé đã ý thức và cảm giác được việc buồn tiểu, khi bàng quang đầy. Đây chính là khoảng thời gian vàng để bắt đầu tập cho bé tự tiểu vào ban ngày. Ở độ tuổi này bé chưa hoạt động nhiều nên sẽ ngoan ngoãn hơn nếu được bố mẹ hướng dẫn, cũng không sợ các bé chống đối. Nên mẹ hãy cân nhắc để tập tiểu cho bé vào độ tuổi này nhé.

Cách cai bỉm cho be
Cách cai bỉm cho be

Chúng ta sẽ xi tiểu cho bé mỗi 2 đến gần 3 tiếng một lần. Mình cũng có thể quan sát số lần đi tiểu của bé để cân bằng dinh dưỡng tránh thiếu nước. Một bé tầm tuổi này tốt nhất là đi tiểu khoảng 8 cho đến 10 lần.

Độ tuổi từ 3,5 – 4 là thời gian mẹ sẽ bắt đầu tập cai bỉm  vào ban đêm. Như đã nói ở trên, độ tuổi này là thời điểm thích hợp hơn. Khi bé đã ý thức được việc khó chịu, buồn tiểu muốn đi tiểu thì mẹ sẽ tập cho bé bắt đầu cai bỉm, hạn chế tiểu đêm. Trường hợp nếu buồn tiểu sẽ tự gọi bố mẹ hỗ trợ. Chúng ta cần kiên nhẫn hướng dẫn bé, rèn luyện cho bé từ từ. Trước khi ngủ khoảng tầm 2 tiếng thì không nên cho bé uống nước và xi tè cho bé. Buổi sáng sẽ quan sát xem bé có tiểu đêm không, tần suất như nào. Đặc biệt cần lưu ý không nên đánh thức bé để xi tiểu, hãy để mọi thứ một cách tự nhiên. Bố mẹ tránh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.

Kinh nghiệm cai bỉm cho bé thành công 100%

Rèn luyện thói quen đi vệ sinh theo thời điểm nhất định

Dựa trên cơ chế của đồng hồ sinh học, những thói quen thường xuyên thực hiện sẽ được cơ thể ghi nhớ. Đều này sẽ giúp bé rèn luyện từng ngày và dần dần sẽ quen với thói quen đi tiểu đúng lúc.

Chúng ta sẽ chọn ra từng khung giờ cố định trong ngày dễ ghi nhớ như trước và sau giấc ngủ, sau bữa ăn,… Ví dụ, mỗi sáng hoặc sau giấc ngủ trưa khi bé vừa thức dậy sẽ cho bé đi vệ sinh, có thể xi tè hoặc cho hướng dẫn bé tự đi. Buổi tối khi bé đi ngủ sẽ hạn chế uống nước, cho bé đi tiểu khi bé chuẩn bị ngủ. Những thói quen tiểu từng thời điểm cụ thể như thế sẽ giúp bé làm quen và không còn tè dầm nữa.

Cách cai bỉm cho be
Cách cai bỉm cho be

Hướng dẫn bé gọi giúp đỡ khi cần đi vệ sinh

Như đã phân tích ở trên, thời điểm bắt đầu cai bỉm cho bé thì bé đã ý thức được việc mình muốn tiểu. Nên lúc này bố mẹ sẽ bắt đầu dạy bé, gọi người dẫn đi khi buồn tiểu. Kể cả khi bé ở nhà cũng như đến trường thì bé có thể nhờ giúp đỡ của bố mẹ hoặc cô giáo để dẫn đi. Việc bé chủ động sẽ hạn chế việc dùng bỉm và biết mình đi vệ sinh đúng nơi khi cần.

Luyện cho bé chủ động đi vệ sinh một mình

Hoàn tất các thói quen trên thì bé bắt đầu đi vệ sinh một cách có kỷ luật hơn. Tiếp theo sẽ tiếp tục tập cho bé chủ động đi vệ sinh. Chúng ta có thể trò chuyện trò chuyện và dành một lời khen cho bé. Những lời động viên và khen ngợi sẽ giúp bé tự tin và ngoan ngoãn tự đi vệ sinh khi “buồn”.

Cho bé mặc những chiếc quần mà bé thích

Con trẻ bắt đầu thể hiện cảm xúc yêu thích về một món đồ nào đó, chẳng hạn như chiếc quần chẳng hạn. Chúng ta có thể dẫn trẻ đi mua và để chúng chọn màu sắc ưa thích của chúng. Sau đó sẽ bảo với con về việc chiếc quần rất đẹp và con đừng làm bẩn nó nhé! Với những chiếc quần yêu thích bé sẽ không muốn làm ướt chúng. Đây cũng là một cách để mẹ có thể tập cho bé ý thức hơn trong việc đi tiểu.

Cách cai bỉm cho be
Cách cai bỉm cho be

Xem thêm: Quần bỏ bỉm là gì? Có nên cho bé sử dụng hay không? Nên dùng loại nào?

Những lưu ý khi hướng dẫn trẻ đi vệ sinh

Bố mẹ hãy kiên nhẫn

Bé cần thời gian để thích nghi và hình thành thói quen đi tiểu, vì thế bố mẹ cần phải kiên nhẫn đồng hành cùng con. Chúng ta cũng nên dành thời gian quan sát hành vi của trẻ, thói quen đi vệ sinh như thế nào để chủ động có những biện pháp phù hợp.

Không nên quát mắng, nặng lời với bé

Việc nặng lời với bé sẽ gây ra tổn thương cho bé mà nhiều khi bố mẹ không để ý. Chúng ta hãy nhẹ nhàng hướng dẫn con khi con làm sai và khen ngợi khi con đã thực hiện đúng.

Việc cai bỉm cho bé cần một thời gian nhất định tùy theo từng bé. Bố mẹ luôn phải đồng hành để hướng dẫn con hình thành những thói quen tốt. Hy vọng những kinh nghiệm trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc hướng dẫn con đi vệ sinh đúng cách.

Với những bà mẹ chăm con nhỏ, bỉm chính là một vật dụng “thần thánh” nhất trong số các phát minh trong xã hội hiện đại. Bởi trẻ sơ sinh chưa biết đi vệ sinh một cách có quy tắc, chưa biết nói để nhờ mẹ cho đi vệ sinh. Chính vì thế đóng bỉm cho bé từ lúc sơ sinh giúp mẹ bỉm sữa nhàn hơn rất nhiều trong quá trình chăm sóc các bé.

Đang xem: Cách bỏ bỉm cho bé

Tuy nhiên, việc đóng bỉm cho concũng chỉ nên trong một độ tuổi nhất định, khoảng dưới 2 tuổi. Trẻ trên 2 tuổi cần bắt đầu tập bỏ bỉm để tạo cho bé phản xạ, khả năng tập đi vệ sinh theo đúng quy luật, kỹ năng sống. Tuy nhiên với không chỉ bà mẹ Thúy Diễm dưới đây mà nhiều bà mẹ khác, việc bỏ bỉm cho con khi được hơn 2 tuổi là điều khá khó khăn.

Bà xã Lương Thế Thành cho hay, con trai Bảo Bảo của chị hiện tại đã được gần 3 tuổi nhưng vẫn chưa thể bỏ việc đóng bỉm, tã khi ở nhà, còn lúc ở trường, cô giáo đã tập cho bé rồi. Bên cạnh đó, việc tập bỏ bỉm cho các bé cần sự phối hợp hoàn hảo từ các thành viên trong gia đình mới thành công còn bản thân Thúy Diễm thường xuyên phải công tác xa nhà nên không thể sát sao được việc tập luyện không đóng bỉm cho con. Vì thế, hiện tại cô đang rất cần xin kinh nghiệm của mọi người về cách bỏ bỉm cho con trai Bảo Bảo.

Phía dưới bài xin lời khuyên cách bỏ bỉm của Thúy Diễm, bà mẹ cũng nhận được khá nhiều giải pháp từ mọi người:

– Mẹ Diễm mua bô nhỏ ở nhà không? Chỉ em là mỗi khi con mắc tiểu ngồi xuống, khoảng tuần đầu là bé nhớ còn không thì canh Bảo Bảo mấy tiếng, chịu khó một vài lần là bé sẽ quen.

– Con nói với bà nội canh chừng mỗi giờ cho cháu đi tiểu, đừng để cháu tiểu trong tã, chịu khó vài ngày khi cháu quen rồi thì bỏ tã, nhưng con phải mua tãquần giống như quần xà lỏn nếu lỡ quên cháu đi trong quần tãcũng không sao và khi mình cho cháu đi chỉ cần tụt quần rất dễ dàng, cô đã chăm7 cháu đều làm như thế, đứa nào cũng bỏ tãkhi chưa đầy 2 tuổi.

– Buổi tối trước khi đi ngủ cho bé đi tiểu rồiđêm thức xibé tiểu 2 lầnnữa chị. Bé nhà em bằng tuổi Bảo Bảomà bé bỏ tãngày đêm từ 8 thángtới giờ. Lâu lâu về quê với bà chơi bà đeo tãbé ngủ nhưng bé vẫn khôngtiểu trong tãluôn, bé kêu đi ra toilet mới chịu tiểu. Từ từ sẽ quen nè.

– Phảithói quen cho bé đi vệ sinhđúng giờ. Thời gian đầu sẽ phải chịu khó thay nệm. Buổi tối thời gian đầu cũng sẽ khôngcho uống nước và sữa nhiều. Quy định là cứ đại tiện 1 ngày 1 lần tuỳ theo cơ địa của bé. Thì trong khung giờ nhất định mà bố mẹ tự đưa ra. Cứ đều đặn 1 tiếngrưỡi xi tè 1 lần. Và liên tục hỏi có buồn tè không. Thời gian đầu bé chưa hiểu nên sẽ trả lời linh tinh. Sau đấy thành thói quen. Tựnhiên mình khônghỏi nữa cũng sẽ tự gọi bố mẹ cho đi tè. Cố lên. Cũng tuỳ từng cách của bố mẹ khác nhau. Nhưng với 3 đứa nhà mình. Đều dùng phương pháp như thế. Dậy theo thói quen của từng người. Đừng sợ dơ đừng sợ mệt mỏi mỗi khi thấy trẻ đi vệ sinh.

– Mình thì không biết Việt Namthế nào, chứ bên đây mình có2 bé bác sĩ còn bảo để bé khi nào muốn tiểu thì tiểu đừng có cai tãbé sớm quá, 3 tuổi mua bô cho mặc tãquần cho bé coi video hoặc mình giả bộ làm cho bé thấy bé sẽ bắt chước theo. 2 bé mình 3 tuổi đã bỏ tãnhưng ban đêm mình vẫn cho mặc đến khi bé khôngcòn tè trong tã nữa mới thôi. Nhất định khôngđánh thức bé dậy đi vì giấcngủ sâu tốt cho em bé hơn là chuyện cai tã. Kinh nghiệm của mình thôi.

– Con em cũng vừa tập xong quá gian nan, theo kinh nghiệm bé nhà em đầu tiên em cho bé tập dần với thói quen tập ngồi bôkhông đeo tãnữa sauđó cứ canh thời gian cho bé đi toilet trên bô thời gian đầu hơi gian nan và bé đi ra quần quài nhưng theo thời gian bé sẽ quen dần, chúc chịthành công.

– Trước tiên bạn tập cho con tự đi vệ sinh một mình đã. Cho bé tự vạch quần ra đi tiểu sau đó bạn mua miếng lót để chổ bé nằmrồi nửa đêm rủbé thức đi tiểu một hai lần như vậy bé sẽ quen và từ từ bé sẽ ngủ tới sáng mà khôngtè dầm. Chúc bạn thành công nhé.

– Theo kinh nghiệm giáo viêncủa em thì tập cho bé đi theo giờ, rồi tập bé đi vệ sinh là phải vô nhà vệ sinh, phối hợp với giáo viên mầm nontại trường thì tầm 1 tháng thôi là được ạ, bé nhà mình đáng yêu quá chị.

Xem thêm: Soạn Sử Dụng Một Số Biện Pháp Nghệ Thuật Trong Văn Bản Thuyết Minh

Bé bao nhiêu tuổi có thể tập bỏ bỉm, xi tè và các dấu hiệu

Theo TS. Dược khoa Trương Anh Thư, các tài liệu khoa học cho thấy mẹ có thể tập cho con tự đi tiểu khi trẻ từ 2 đến 2 tuổi rưỡi. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể tập cho con từ sớm hơn một chút. Hãy xem các dấu hiệu cho thấy “cục cưng” của bạn đã có khả năng kiểm soát bóng đái:

– Bé cảm nhận được tã của mình đã bẩn.

– Bé biết khi nào mình đang tè ra tã và có thể kể/ra dấu cho mẹ biết chuyện đó.

– Mặc dù vẫn mặc tã nhưng bé tỏ thái độ muốn được đi vệ sinh ở nơi vắng người.

– Cuối cùng, bé biết khi nào mình muốn tè và nói với mẹ trước.

Giúp bé chữa chứng tèdầm, bỏ tã thành công

Việc tập cho con tự đi tè sẽ khá vất vả ở giai đoạn đầu. Nếu muốn bé không bị hămhay gặp các vấn đề về bộ phận sinh dục, mẹ sẽ phải mất công dọn dẹp “bãi chiến trường” trong khoảng thời gian bé chưa quen với việc bỏ tã. Hãy nhớ là bé cần thời gian để làm quen, các mẹ nhé.

(Ảnh minh họa)

Khi bé tèdầm, bé sẽ cảm thấy cực kì xấu hổ về chuyện đó, và dù bạn tin hay không, việc đó không nằm trong tầm kiểm soát của bé. Khi phát hiện ra chiếc nệm bị ướt, bạn có thể sẽ rất bực tức, nhưng, hãy kiềm chế và có một thái độ tích cực. Thực tế, nếu bạn phạt bé vì tội đái dầm, điều đó sẽ làm vấn đề ngày càng nghiêm trọng hơn và làm tổn thương tình cảm giữa bạn và bé. Thay vào đó, bạn hãy khuyến khích bé và nói với bé rằng chuyện này sẽ sớm qua đi và bé hoàn toàn có thể vượt qua được.

Dạy con dễ dàng đi vệ sinh vào buổi tối

Hãy giúp bé dễ dàng tìm được phòng vệ sinh và sử dụng nó vào buổi tối. Nếu bé sợ bóng tối, hãy sử dụng đèn ngủ ở hành lang và phòng vệ sinh để bé đỡ sợ hơn khi đi vào ban đêm.

Để giúp bé sử dụng phòng vệ sinh vào buổi tối, bạn nên tập thói quen dậy vào ban đêm cho bé, có thể bằng cách đánh thức trẻ dậy để đi vệ sinh trong vài đêm đầu tiên và giúp bé duy trì thói quen này.

Tiến sĩ Dược khoa Trương Anh Thư đã tốt nghiệpDược khoa tại trường Dược Thomas J.Long thuộc Đại học Pacific, Mỹ.Cô đã từng làm quản lí tại Walgreens – chuỗi cửa hàng dược phẩm lớn nhất tại Mỹ và cóhơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm.

Xem thêm: Nhân Viên Csr Là Gì ? Tầm Quan Trọng Của Csr Trong Phát Triển Doanh Nghiệp

Quay về Việt Nam, cô từng làm Giám đốc Dược khoa tại Pharmacity và hiện tại là một trong những người sáng lập ra Công ty Y tếHello Health Group.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: mẹo vặt