Cách giảm căng tức bụng cho bà bầu

Cách giảm căng tức bụng cho bà bầu
Cách giảm căng tức bụng cho bà bầu

Bà bầu bị căng tức bụng trên phải làm sao?

Show

Trường hợp bà bầu bị tức bụng trên hoặc đau dạ dày trong khi mang thai khá phổ biến. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bà bầu cần phải thăm khám bác sĩ để tìm ra biện pháp điều trị trước khi rủi ro xảy ra. Vậy bà bầu bị căng tức bụng trên phải làm sao?

Cách giảm căng tức bụng cho bà bầu

Đối với bà bầu bị căng tức bụng trên, việc chăm sóc, thăm khám thai sản định kỳ là một việc vô cùng cần thiết. Vì thế, khi bị đau tức bụng trên hay bất kỳ dấu hiệu khác thường nào, mẹ bầu cần trao đổi ngay với bác sĩ.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị tức bụng trên

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng trên rốn khi mang thai, như là:

Cách giảm căng tức bụng cho bà bầu

1. Áp lực tử cung

Do thai nhi phát triển khiến tử cung mở rộng tạo áp lực lên rốn và vùng bụng. Từ đó gây ra những cơn đau bụng quanh rốn khi mang thai 3 tháng đầu và những tháng cuối thai kỳ.

2. Da và cơ bắp quanh bụng bị căng

Khi mang thai, để thai nhi có đủ không gian phát triển, da và cơ bắp quanh bụng phải được căng hết mức gây cảm giác khó chịu và căng tức trên rốn.

3. Thoát vị rốn

Tình trạng này thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên cũng có thể xuất hiện ở phụ nữ mang thai do tăng áp lực ở bụng.

4. Do bệnh lý

Đa phần hiện tượng căng tức trên rốn khi mang thai thường liên quan đến các bệnh lý về tiêu hóa như đau dạ dày, thủng dạ dày, dư thừa acid trong dạ dày, viêm đại tràng, viêm tụy.

Những trường hợp căng tức bụng trên bà bầu thường quan tâm

  • Bà bầu bị tức bụng trên
  • Bà bầu bị căng tức bụng trên
  • Tức bụng trên khi mang thai 3 tháng đầu
  • Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu
  • Bà bầu đau bụng trên gần ức
  • Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5
  • Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 7
  • Bà bầu bị căng tức bụng sau khi an

Bà bầu bị căng tức bụng trên có nguy hiểm không?

Căng tức trên rốn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về tiêu hóa. Những bệnh cần được kịp thời điều trị để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Cụ thể là:

Dư thừa acid trong dạ dày

Tình trạng dư thừa dịch acid do thường xuyên sử dụng các thực phẩm, hoa quả có vị chua và chế độ ăn không phù hợp. Nếu không kịp thời điều chỉnh, sẽ dẫn đến tình trạng kích ruột, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dễ gây ra các bệnh lý dạ dày.

Bệnh lý về dạ dày khi bà bầu bị căng tức bụng trên

Các bệnh lý dạ dày liên quan đến tình trạng đau bụng trên rốn thường gặp là viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, đau dạ dày. Trong đó, trào ngược dạ dày là căn bệnh thường gặp, do hoạt động co bóp, tiêu hóa thức ăn của dạ dày bị ảnh hưởng vì sự phát triển của bào thai. Điều này khiến thành dạ dày bị áp lực, dễ gây ra trào ngược acid.

Bệnh về tuyến tụy

Hiện tượng đau quặn bụng trên rốn khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể mẹ đang mắc một số bệnh lý về tụy có thể kể đến như viêm tụy cấp tính, ung thư đầu tụy.

Viêm đại tràng

Mặc dù bệnh đại tràng không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nhưng vẫn gây ra các tác động xấu như tăng nguy cơ sinh non, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của thai nhi.

Nhiễm trùng đường ruột

Là bệnh xuất hiện ở người cơ địa yếu, sức đề kháng kém do vi sinh vật xâm nhập gây bệnh. Nhiễm trùng đường ruột không chỉ khiến tử cung bị co thắt mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Tiền sản giật khi bà bầu bị căng tức bụng trên

Tiền sản giật là hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân xảy ra trước khi lên cơn sản giật. Thường xuất hiện khi đa thai đa ối; mẹ dưới 18 hoặc trên 35 tuổi; mang thai vào mùa lạnh ấm; mẹ bị béo phì; tăng huyết áp mạng tính.

Thủng dạ dày

Thủng dạ dày là bệnh lý xuất hiện ở bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nặng hoặc đã từng bị thủng dạ dày trước đó. Đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng cho cả mẹ và bé.

Phương pháp điều trị căng tức bụng trên khi mang thai?

Nếu xuất hiện tình trạng căng tức bụng trên rốn khi mang thai mẹ có thể cải thiện bằng cách:

  • Mặc quần áo rộng rãi, mềm mại; tốt nhất là nên dùng vải bông hoặc vải mềm để tránh quần áo cọ xát vào bụng.
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh bị đầy bụng. Có thể tắm nước ấm chườm nhẹ lên vùng bụng trên gần ngực; tránh chườm trực tiếp để giảm đau.
  • Nằm nghỉ ngơi, thư giãn; không làm việc quá sức; tránh căng thẳng, mệt mỏi hoặc lo lắng quá mức.
  • Uống nhiều nước; thử thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp để xoa dịu cơn đau.
  • Hãy trao đổi với bác sĩ về các vấn đề trong thai kỳ để có phương pháp điều trị tối ưu nhất

Bà bầu bị căng tức bụng trên có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thông thường, căng tức bụng trên là do cơ thể thay đổi khi mang thai và không gây hại cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, mẹ bầu có nguy cơ mắc các bệnh lý như tiền sản giật, nhiễm trùng đường ruột, đau dạ dày,v.v… Những bệnh lý có thể ảnh hưởng đến thai nhi như sẩy thai, sinh non, thai kém phát triển.

Lưu ý cho bà bầu bị căng tức bụng trên

Bà bầu cần đến bệnh viện hoặc gọi ngay cho bác sĩ, chuyên gia y tế nếu:

  • Đau tức bụng trên dữ dội, đặc biệt nếu bà bầu bị đau bụng trên bên phải hoặc nếu đau quá không thể chịu được.
  • Đau bụng trên kèm theo hiện tượng chảy máu âm đạo.
  • Các cơn co thắt xảy ra thường xuyên, đều đặn.
  • Đau bụng và có biểu hiện sốt cao.
  • Các triệu chứng của bệnh huyết áp cao, chẳng hạn như: chóng mặt, buồn nôn, khó thở, đau đầu hoặc cảm thấy mệt mỏi nhiều.
  • Ngứa, vàng da hoặc có hiện tượng vàng mắt, nôn.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị căng tức bụng trên phải làm sao? Bà bầu bị căng tức bụng trên có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị căng tức bụng trên.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Cách giảm căng tức bụng cho bà bầu

Bụng bầu căng cứng khó chịu là tình trạng không ít bà bầu gặp phải. Vậy đâu là nguyên nhân và những lưu ý cần thiết cho mẹ?

1. Nguồn gốc của bụng bầu căng cứng khi đang mang bầu

Cách giảm căng tức bụng cho bà bầu
4 lưu ý quan trọng về cơn bụng bầu căng cứng

Bụng căng cứng thường xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ hai, khoảng tháng thứ 4-6 của thai kỳ. Tuy nhiên, đây cũng là một hiện tượng hết sức bình thường đấy mẹ ạ! Cơn căng cứng bụng bình thường sẽ kèm các biểu hiện nhẹ. Đó là căng tức nhẹ, kéo dài trong khoảng 30 giây tới 2 phút. Nếu mẹ cảm thấy không bị đau đớn ở bụng hay có biểu hiện gì bất thường, thì mẹ hoàn toàn yên tâm nhé!

Vậy, mẹ có biết những lý do gây ra cơn căng cứng bụng của mẹ có thể là gì không?

1.1. Em bé đang lớn đó mẹ à!

Cách giảm căng tức bụng cho bà bầu
Bé đạp khiến bụng mẹ xuất hiện các cơn gò nhẹ đấy

Tam cá nguyệt thứ hai là khoảng thời gian giữa của thai kỳ. Lúc này em bé đang lớn dần lên trong bụng mẹ. Khung xương của em bé bắt đầu phát triển, người dài ra. Đó là lý do làm bụng bầu căng cứng. Thậm chí thời gian này em bé cũng có thể đạp rồi. Bé đạp khiến bụng mẹ xuất hiện các cơn gò nhẹ đấy!

1.2. Tử cung của mẹ có sự giãn nở khiến bụng bầu căng cứng

Em bé lớn đồng nghĩa với việc tử cung của mẹ sẽ giãn nở to ra để thích nghi với sự thay đổi của con. Tử cung giãn sẽ tạo áp lực trong cơ thể, khiến mẹ thấy căng tức ở bụng.

1.3. Bụng bầu căng cứng do quan hệ tình dục

Cách giảm căng tức bụng cho bà bầu
Trong thời gian mẹ mang bầu, việc quan hệ tình dục có thể khiến mẹ thấy căng tức bụng do tử cung bị kích thích

Trong thời gian mẹ mang bầu, việc quan hệ tình dục có thể khiến mẹ thấy căng tức bụng do tử cung bị kích thích.

Mẹ có thể xem kĩ hơn tại: Quan hệ tình dục khi mang thai – 5 nguyên tắc cần ghi nhớ

1.4. Có thể do mẹ bầu thiếu cân!

Nếu mẹ bầu bị gầy, thiếu cân, người mỏng, bụng ít mỡ. Mẹ bầu gầy sẽ dễ thấy bụng bầu căng cứng sớm hơn các mẹ bầu có thể trạng lớn hơn. Do kích thước thai nhi lớn, mà cơ thể mẹ lại quá gầy dẫn đến căng tức bụng. Ngoài ra, mẹ không nghỉ ngơi đủ, làm việc quá sức cũng là lý do làm mẹ căng tức bụng bầu.

1.5. Nguy hiểm hơn – bụng căng cứng là dấu hiệu của sinh non

Cách giảm căng tức bụng cho bà bầu
Điều mẹ cần làm lúc này là nên đi khám bác sĩ ngay nhé!

Trong những tháng cuối thai kỳ thì bụng căng cứng kèm các cơn co thắt có thể là dấu hiệu sinh non. Có thể mẹ sẽ cảm thấy bụng bầu căng cứng khó chịu, kèm các cơn co thắt liên tục, thậm chí ra máu. Điều mẹ cần làm lúc này là nên đi khám bác sĩ ngay nhé!

Mẹ có thể xem kĩ hơn tại: Sinh non – Những lưu ý mẹ bầu nào cũng nên tìm hiểu

1.6. Bụng căng cứng khi mang thai do táo bón

Cách giảm căng tức bụng cho bà bầu
Mẹ cũng nên chú ý đảm bảo việc ăn uống và sinh hoạt điều độ mỗi ngày

Khoảng thời gian mang thai, các mẹ bầu thường được khuyên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển và lớn mạnh đều đặn của thai nhi. Tuy nhiên nếu không đảm bảo được chế độ ăn uống hợp lý sẽ gây ra nguy cơ mắc bệnh táo bón trầm trọng. Có thể mẹ không biết, nhưng táo bón cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu bị bụng bầu căng cứng đấy nhé!

Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu nên ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước. Mẹ cũng nên chú ý đảm bảo việc ăn uống và sinh hoạt điều độ mỗi ngày, tránh hạn chế ngồi lâu một chỗ.

1.7. Tâm trạng khi mang thai

Cách giảm căng tức bụng cho bà bầu
Mỗi ngày mẹ nên dành một chút thời gian để thư giãn và trò chuyện nhiều hơn cùng thai nhi nhé

Giai đoạn mang thai, không chỉ là quá trình thay đổi của mẹ từ sinh lý cho đến hình dáng bên ngoài, mà đó còn là những thay đổi từ trong tâm lý hàng ngày nữa. Vì thế, việc giữ tâm trạng cân bằng và ổn định sẽ ảnh hưởng tích cực hơn đến tâm lý thai nhi, tránh hiện tượng bà bầu bị bụng bầu căng cứng diễn ra. Việc mang trong mình một sinh linh bé bỏng là cả thiên chức của người làm mẹ. Thay vì quá lo, mẹ nên thả lỏng cơ thể, giữ tâm trạng thoải mái vui vẻ để thai nhi phát triển ổn định nhất.

Mỗi ngày mẹ nên dành một chút thời gian để thư giãn và trò chuyện nhiều hơn cùng thai nhi nhé. Mẹ có khỏe mạnh thì bé mới khỏe mạnh nha.

2. Bụng bầu căng cứng có sao không?

Cách giảm căng tức bụng cho bà bầu
Bà bầu bị căng cứng bụng bầu không phải là trường hợp nguy hiểm

Bà bầu bị căng cứng bụng bầu không phải là trường hợp nguy hiểm. Song nếu mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng và có thêm các triệu chứng chuột rút ở vùng bụng dưới, đau lưng dưới, dịch âm đạo bất thường…, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay để được kiểm tra. Đó có thể là dấu hiệu chuyển dạ điển hình.

Mẹ có thể xem kĩ hơn tại: 10 kinh nghiệm dấu hiệu chuyển dạ cho mẹ yêu

3. Những lưu ý quan trọng khi bụng căng cứng mẹ nên nhớ

3.1. Mẹ cần nghỉ ngơi thật tốt, tránh vận động mạnh

Cách giảm căng tức bụng cho bà bầu
Nghỉ ngơi thật nhiều, ngủ đủ giấc là điều đầu tiên mẹ cần làm

Nghỉ ngơi thật nhiều, ngủ đủ giấc là điều đầu tiên mẹ cần làm. Tiếp đến, mẹ nên hạn chế các công việc nặng, vận động mạnh để không ảnh hưởng đến thai nhi nhé! Thời gian mang thai là khoảng thời gian nhạy cảm, mẹ cần để ý tránh ảnh hưởng đến bụng bầu. Cơ thể mẹ phải khỏe mạnh thì em bé mới có thể phát triển tốt được.

Giấc ngủ vô cùng quan trọng với bà bầu. Khi có em bé hầu hết các mẹ đều buồn ngủ và mệt mỏi do hormone thay đổi. Vì vậy, mẹ đừng để mình thiếu ngủ hay cố làm việc quá sức nha! Mẹ bị mệt thì con cũng sẽ rất “xót xa” đó!

3.2. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng rất quan trọng với bà bầu

Cách giảm căng tức bụng cho bà bầu
Nước cam cũng là thức uống cực kỳ tốt cho bà bầu đấy mẹ bầu ơi

Ăn đầy đủ chất và có chế độ dinh dưỡng bà bầu hợp lý là lưu ý thứ hai dành cho mẹ. Chế độ dinh dưỡng quyết định đến sức khỏe bà mẹ và em bé. Mẹ nên ăn nhiều đạm, sắt, canxi, vitamin, trái cây,… Không nên ăn đồ cay nóng, khó tiêu; cafein, đồ uống có cồn,…

Nếu mẹ ăn uống quá ít, dẫn đến thiếu cân, không đủ dưỡng chất nuôi em bé, con sẽ không phát triển khỏe mạnh được. Khi mẹ ăn là ăn cho 2 người, nên mẹ đừng ngần ngại mà hãy cứ bổ sung các chất như đạm, sắt, canxi,… nhé! Nước cam cũng là thức uống cực kỳ tốt cho bà bầu đấy mẹ bầu ơi!

Mẹ có thể xem kĩ hơn tại: MẸ BẦU ĂN GÌ DỄ SINH? LIST THỰC PHẨM MẸ KHÔNG NÊN BỎ LỠ

3.3. Mẹ không nên xoa bụng thường xuyên khi bụng bầu căng cứng đâu!

Rất nhiều mẹ bầu có thói quen xoa bụng. Mẹ nghĩ rằng đây là một hành động vô hại, nhưng thực chất vô cùng nguy hiểm.

Khi bụng bầu căng cứng khó chịu, mẹ không nên xoa bụng thường xuyên. Vì điều này sẽ khiến bụng mẹ càng căng tức hơn, bởi tử cung có nhiều sợi cơ nhạy cảm với các kích thích. Xoa bụng thường xuyên còn có thể khiến tử cung bị ảnh hưởng tăng nguy cơ sinh non đấy mẹ bầu à!

3.4. Mẹ hãy tránh quan hệ tình dục thời gian này nhé!

Cách giảm căng tức bụng cho bà bầu
Quan hệ tình dục sẽ khiến tử cung co thắt do kích thích, điều này sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và bé

Quan hệ tình dục sẽ khiến tử cung co thắt do kích thích, điều này sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Không chỉ khi bụng bầu căng cứng, mà trong thời gian mẹ mang bầu, quan hệ tình dục là điều mẹ không nên làm để bảo vệ sức khỏe cho thai nhi. Quan hệ “vợ chồng” trong khoảng thời gian này tạo ra các xung động không tốt cho con, mẹ hãy chú ý nhé!

Mẹ có thể xem kĩ hơn tại: Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không: Giải đáp thắc mắc

Ngoài ra, mẹ không nên vặn mình khi bụng bị căng cứng. Vặn mình khiến cơn gò diễn ra lâu hơn, khó chịu hơn, mẹ hãy từ từ nằm xuống thôi nha.

Kết luận

Bụng bầu căng cứng là hiện tượng khá thường thấy ở tam cá nguyệt thứ hai, nên các mẹ đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh xử trí nhé! Mẹ bầu đừng quên: Nếu cơn căng cứng bụng đi kèm các biểu hiện như đau bụng dữ dội, ra máu, chuột rút,… thì nên đến ngay bệnh viện nhé!