Cách kiểm tra dầu cầu

Hiện nay có nhiều loại dầu nhớt chất lượng cao dùng cho các phương tiện vận chuyển và các loại hộp số bánh răng công nghiệp; có những loại dầu cho cầu xe ô tô, loại dầu dùng cho hộp số sàn, hộp số tự động… và đặc biệt hơn là các loại dầu dùng cho các hộp số công nghiệp trong các nhà máy công nghiệp

Ta vẫn biết nó có nhiều loại nhưng không biết nên dùng loại nào và phân biệt chúng ra sao; máy của công ty tôi dùng loại dầu cầu 140 đổ vào trong hộp giảm tốc với vòng bi tải trọng nặng liệu có được không?

Thực tế là dầu hộp số thì có nhiều loại; hộp số công nghiệp và hộp số ô tô khác nhau về điều kiện hoạt động, do đó cũng cần những loại dầu khác nhau. Cũng vì dân ta hay gọi dân dã là dầu hộp số hay dầu cầu nên thường dễ gây nhầm lẫn. vậy chúng ta cùng phân biệt chúng bởi một số nguyên nhân sau:

Cách kiểm tra dầu cầu
Cách kiểm tra dầu cầu

– Đối với hộp số ô tô , hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao, tải trọng và chịu cực áp trung bình, vận tốc làm việc cao, do đó sử dụng các loại dầu đặc chủng là dầu hộp số (Gearbox Oil). Các hãng dầu nhớt đều có dòng sản phẩm này. Cũng tương tự như dầu động cơ, dầu cầu cũng có loại đơn cấp và đa cấp. Sự phân biệt nằm ở các ký hiệu: 140(đơn cấp) hoặc 85W-140(đa cấp), 90 hoặc 80W-90. Ở điều kiện thông thường, độ nhớt đặc trưng đo ở 40 độ C đối với dầu 190 thường là trên 300 cSt. Sự hiểu lầm bắt nguồn từ đây!

Thông thường ta cứ xem số 140 (hoặc 90) là độ nhớt của dầu (như trường hợp với các loại dầu động cơ, thủy lực) mà không cần biết rằng độ nhớt đo ở nhiệt độ nào. Nhiệt độ càng cao thì độ nhớt càng giảm. Vậy, nói dầu cầu 140 (hoặc 90) không phải là nói độ nhớt của dầu cầu ở 40 độ C là 140(hoặc 90) mà là nói độ nhớt ở nhiệt độ làm việc của nó(100 độ C hoặc hơn)!

Cách kiểm tra dầu cầu

– Đối với hộp số công nghiệp, hoạt động trong điều kiện nhiệt độ không cao lắm, vận tốc vòng bánh răng chậm hơn ở ô tô nhiều lần, nhưng lại chịu tải trọng và cực áp cao, do đó ta thường phải sử dụng loại dầu có tên: dầu bánh răng công nghiệp (industrial gear oil). Đối với loại dầu này, người ta không phân biệt đơn cấp hay đa cấp, chỉ phân biệt qua độ nhớt của chúng.  Vòng bánh răng càng nặng, công suất máy càng lớn thì càng phải dùng dầu có độ nhớt cao. Độ nhớt của chúng gắn liền với tên dầu và được đo ở 40độ C.

Quay trở lại với câu hỏi của bạn đã hỏi, nếu đúng như bạn đã làm là mua dầu cầu 140 đổ vào máy thì nếu máy vẫn chạy được thì thật là may. Có thể độ nhớt yêu cầu của máy bạn là dầu bánh răng 320 nên khi đổ dầu cầu 140 vào thì vẫn đạt yêu cầu. Thật may, phẩm cấp của dầu cầu ô tô thường là GL-4 hoặc GL-5, chịu cực áp tốt nên hóa ra việc bạn dùng dầu này đã biến bạn thành “cao thủ”. Nhưng nếu máy của bạn yêu cầu dầu có độ nhớt khác (68, 100, 150, 220, 460, 680…) thì thật nguy hiểm. Bởi vì nếu độ nhớt yêu cầu nhỏ hơn 320 mà bạn đổ dầu này vào thì độ luôn chuyển dầu sẽ không đạt, gây “bó” máy, có thể còi báo động sẽ hú ầm ĩ.Còn nếu độ nhớt dầu yêu cầu lớn hơn 320 thì khi đổ vào sẽ làm máy hoạt động không đủ công suất đồng thời dễ gây mài mòn, gây nên hiện tượng “mỏi” thời gian dài và dẫn đến gãy vỡ bánh răng.

Cách kiểm tra dầu cầu
Cách kiểm tra dầu cầu

Với thành phần chính là dầu nhớt cao cấp, dầu cầu ô tô hỗ trợ xe hoạt động bền bỉ trong điều kiện khắc nghiệt, giúp tăng tuổi thọ động cơ. Để phát huy công dụng tối đa, chủ xe nên thay dầu cầu ô tô định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. 

Cách kiểm tra dầu cầu

1. Dầu cầu ô tô là gì? Công dụng của dầu cầu xe ô tô

Dầu cầu ô tô là loại dầu nhớt được tạo ra từ gốc dầu cao cấp, hệ chịu áp cực trị và hệ phụ gia, có công dụng như sau:

  • Làm mát, bôi trơn, giảm ma sát giữa các chi tiết trong cầu xe và hộp số, từ đó giảm tiếng ồn hiệu quả khi vận hành. 
  • Tạo thành lớp màng có độ bám cao, chống oxy hóa và các tác nhân ăn mòn kim loại. Nhờ đó, dầu cầu giúp duy trì hiệu quả hoạt động của bộ phận truyền động, hộp số và các bánh răng. 
  • Tăng khả năng chịu áp lực và va đập của động cơ, giúp đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận hành. 

2. Thời điểm cần thay dầu cầu xe ô tô

Đóng vai trò bôi trơn động cơ nên dầu cầu ô tô cần được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Tùy vào dòng xe, loại dầu này sẽ có thời điểm thay mới khác nhau, cụ thể:

  • Xe số sàn: sau khi lăn bánh 20.000 - 40.000 km. 
  • Xe số tự động: sau khi lăn bánh 20.000 - 50.000 km.

Ngoài ra, thời điểm thay dầu cầu ô tô còn phụ thuộc vào thói quen vận hành của người dùng, tình trạng của xe và điều kiện sử dụng phương tiện. Đối với các dòng xe ở Việt Nam, dù là số sàn, số tự động hay số vô cấp thì sau 40.000km xe di chuyển là thời điểm thích hợp để chủ xe thay mới dầu cầu nhằm tăng độ bền cho động cơ cũng như hạn chế các hư hỏng đáng tiếc.  

3. Các loại dầu cầu xe ô tô phổ biến hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại dầu cầu với các mức giá khác nhau. Tùy vào phương tiện, điều kiện tài chính, người dùng có thể lựa chọn loại dầu cầu phù hợp. Một số dầu cầu ô tô được sử dụng phổ biến:  

Dầu cầu Shell Spirax S2 A140 thuộc thương hiệu Shell, được sản xuất với công nghệ tiên tiến, có khả năng hỗ trợ ô tô vận hành trong điều kiện khắc nghiệt. Dầu cầu này có ưu điểm:

  • Chứa phụ gia cao cấp, khả năng chống ăn mòn kim loại hiệu quả.
  • Dầu gốc khoáng đạt tiêu chuẩn, chống gỉ sét và hạn chế hiện tượng oxy hoá các chi tiết kim loại. 
  • Đặc tính bôi trơn tốt, duy trì dòng chảy ở nhiệt độ thấp, hạn chế tình trạng quá nhiệt. 
  • Duy trì màng dầu ổn định, tránh ma sát lớn giữa các bánh răng. 

Dầu cầu Castrol AXLE Gl-5 85W140L là loại dầu cầu cho phép sử dụng cho nhiều bộ phận khác nhau như hệ thống truyền động, hệ thống trục hoặc các chi tiết yêu cầu chỉ số dầu cấp API GL-5 theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Theo đó, sản phẩm có những đặc tính như:

  • Khả năng chống oxy hóa tốt, giúp kéo dài tuổi thọ động cơ. 
  • Chống lại sự hình thành cặn bẩn có hại cho động cơ. 
  • Dầu có chứa phụ gia chống lại sự hóa đặc, kéo dài thời gian sử dụng. 
  • Duy trì nhiệt độ dòng chảy thấp, hỗ trợ hộp số vận hành êm ái. 
  • Có tính năng chịu tải cao góp phần tăng khả năng chịu áp lực của động cơ ngay cả trong điều kiện di chuyển khó khăn. 

Dầu cầu Total Transmission TM 85W140 thuộc thương hiệu Total, được sản xuất theo công nghệ độc đáo. Sản phẩm này phù hợp với xe số sàn và có hệ dẫn động cầu sau nhờ sở hữu những tính năng như:

  • Duy trì dòng chảy ở nhiệt độ trong phạm vi được thiết kế nhằm đảm bảo sức mạnh cho buồng đốt và tăng lực ma sát cho các chi tiết kim loại trong động cơ. 
  • Chống oxy hóa và dự trữ lớp màng dầu giữa các bánh răng, góp phần duy trì hiệu suất hoạt động của hệ thống này. 
  • Hệ phụ gia cao cấp được lựa chọn kỹ càng nhằm bảo vệ động cơ, chống lại sự mài mòn do ma sát. 
Cách kiểm tra dầu cầu

4. Phân biệt dầu cầu và dầu hộp số

Dầu cầu và dầu hộp số đều được đánh giá cao về khả năng chịu cực áp, hạn chế hư hỏng, giúp động cơ vận hành đạt hiệu suất cao. Tuy nhiên, về bản chất, chúng cũng có nhiều điểm khác biệt. Cụ thể như sau: 

Chỉ số

Dầu hộp số

Dầu cầu

Điều kiện hoạt động

Chỉ số phụ gia EP chỉ chiếm 50% GL-5, chịu áp trung bình

Chỉ số phụ gia EP chủ yếu là GL-5 chịu cực áp và tải trọng lớn

Độ nhớt

Độ nhớt thấp, giúp động cơ tiết kiệm nhiên liệu

Độ nhớt cao, tiêu hao nhiên liệu 

Ứng dụng

Sử dụng cho hộp số

Sử dụng cho cầu xe và bộ vi sai

Việc chăm sóc cầu xe ô tô đúng cách không chỉ giúp nâng cao khả năng vận hành, giảm hư hại mà còn làm tăng tuổi thọ của các chi tiết máy. Do đó, người dùng cần thường xuyên kiểm tra dầu cầu bằng cách đưa phương tiện đến trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa uy tín. 

Đối với các khách hàng sở hữu dòng xe ô tô VinFast, việc chăm sóc xe chuyên nghiệp tại các xưởng dịch vụ VinFast sẽ mang lại trải nghiệm hài lòng. Đây là hệ thống bảo dưỡng xe chính hãng, được trang bị máy móc chuyên dụng, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế cùng đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp. 

Cách kiểm tra dầu cầu

Khách hàng có nhu cầu sở hữu các dòng xe của thương hiệu VinFast có thể đăng ký lái thử và đặt cọc ngay hôm nay để nhận những ưu đãi hấp dẫn, hoặc gọi điện thoại đến số hotline 1900 23 23 89 để được tư vấn và hỗ trợ.  

* Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo. 

>> Xem thêm: