Cách pha hạt chia cho bà bầu

Hạt chia mặc dù rất nhỏ bé nhưng lại có giá trị dinh dưỡng cao nên thường được sử dụng để pha chế thức uống. Thế nhưng liệu thực phẩm này có tốt cho phụ nữ mang thai? Bà bầu uống hạt chia được không? Hãy tìm kiếm câu trả lời thỏa đáng trong bài viết dưới đây.

Bà bầu uống hạt chia được không?

Hạt chia được thu hoạch từ cây chia. Loại cây này được trồng nhiều ở các nước Nam Mỹ. Loại hạt này có hình dáng và kích thước tương tự như hạt é nhưng lại có giá trị dinh dưỡng cao hơn gấp nhiều lần.

Cách pha hạt chia cho bà bầu
Bà bầu uống hạt chia được không là thắc mắc được nhiều chị em quan tâm

Trong loại hạt nhỏ bé này, chúng ta có thể tìm thấy hầu hết các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như:

  • Axit béo omega 3
  • Sắt
  • Kẽm
  • Canxi
  • Magie
  • Vitamin B1, B2
  • Chất chống oxy hóa
  • Chất xơ

Với giá trị dinh dưỡng tuyệt vời này, hạt chia được khuyến khích sử dụng cho mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Bà bầu có thể uống hạt chia để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi.

Cách pha hạt chia cho bà bầu

Tác dụng của hạt chia với bà bầu

Sở hữu nguồn dưỡng chất phong phú, hạt chia mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bà bầu như:

1. Phòng chống táo bón

Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị táo bón. Nguyên nhân là do nội tiết tố thay đổi khiến nhu động ruột hoạt động chậm lại hoặc do chế độ ăn uống không hợp lý. Thường xuyên uống hoặc ăn hạt chia có thể giúp cải thiện được tình trạng này.

Với hàm lượng chất xơ cao, hạt chia hoạt động tích cực trong việc hỗ trợ cho đường ruột, điều chỉnh nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ bị táo bón trong thai kỳ.

2. Giúp phát triển trí não của thai nhi

Nếu chị em đang thắc mắc mẹ bầu ăn gì để con thông minh thì hạt chia chính là sự lựa chọn tuyệt vời. Loại hạt này đặc biệt chứa nhiều omega 3 một loại axit béo đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não, khả năng tư duy và nhận thức của em bé sau khi chào đời.

Cứ ăn 100g hạt chia, mẹ bầu đã cung cấp cho cơ thể khoảng 19.3g omega 3. Hàm lượng này cao hơn so với cá hồi gấp 8 lần. Do cơ thể không tự tổng hợp được omega 3 nên bà bầu được khuyên nên thường xuyên uống hạt chia để bổ sung đầy đủ nhu cầu của cơ thể.

3. Kiểm soát tốt cân nặng

Đây cũng là một trong những tác dụng tuyệt vời của hạt chia đối với sức khỏe bà bầu. Do chứa nhiều chất xơ và protein, ăn hạt chia sẽ mang lại cho chị em cảm giác no lâu. Từ đó hạn chế được tình trạng ăn vặt quá nhiều mà dẫn đến tăng cân.

Cách pha hạt chia cho bà bầu
Sử dụng hạt chia giúp phụ nữ mang thai kiểm soát tốt cân nặng

Thường xuyên sử dụng hạt chia trong chế độ ăn chính là cách đơn giản để bà bầu có thể kiểm soát tốt được cân nặng của mình, tránh được hiện tượng tăng cân quá nhiều hoặc quá nhanh trong thai kỳ.

4. Chống oxy hóa, kháng viêm

Thành phần omega 3 được tìm thấy trong hạt chia không chỉ giúp hỗ trợ phát triển trí não cho thai nhi mà còn có tác dụng chống oxy hóa. Nó giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.

Thêm vào đó, omega 3 còn hoạt động như một loại thuốc kháng viêm. Nó được sử dụng như một phương thuốc chống viêm tự nhiên giúp đẩy lùi các chứng viêm nhiễm trong cơ thể một cách tự nhiên, đảm bảo an toàn cho sức khỏe bà bầu.

5. Hạt chia ngăn ngừa thiếu máu cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai bị thiếu máu có thể khiến cơ thể mệt mỏi và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cân nặng cũng như thể chất của em bé trong bụng. Uống hạt chia hàng ngày sẽ giúp bổ sung được một lượng lớn chất sắt, giúp tái tạo tế bào hồng cầu, ngăn ngừa chứng thiếu máu thường gặp ở phụ nữ mang thai.

6. Bổ sung canxi cho xương khớp chắc khỏe

Khi mang thai, trọng lượng cơ thể thay đổi làm gia tăng áp lực lên khung xương. Điều này khiến cho bà bầu dễ gặp phải các vấn đề về xương khớp như đau lưng, loãng xương, thoái thóa khớp Chính vì vậy, việc bổ sung canxi đầy đủ trong thai kỳ là rất cần thiết.

Khoáng chất này có tác dụng làm tăng mật độ xương, giúp xương khớp của chị em chắc khỏe, dẻo dai và có sức chịu lực tốt hơn. Ngoài ra, một phần canxi trong cơ thể mẹ sẽ được cung cấp cho bào thai, giúp thai nhi phát triển hoàn thiện về hệ xương và răng.

Ngoài việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, bà bầu còn có thể bổ sung canxi bằng cách uống hạt chia. Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ cần tiêu thụ khoảng 3 thìa hạt chia là có thể cung cấp cho bà bầu khoảng 233 mg canxi ( tương đương với lượng canxi thu được khi mẹ uống 1 cốc sữa).

Để làm tăng khả năng hấp thu canxi, mẹ bầu nên ăn hạt chia kèm với các thực phẩm giàu vitamin C, D và magie, chẳng hạn như cam, quýt, sữa và các sản phẩm từ sữa.

7. Giảm căng thẳng thần kinh

Khi ăn hạt chia, cơ thể bà bầu được hấp thu một lượng lớn omega 3. Chất này giúp tái tạo các tế bào mới và làm thư giãn thần kinh, giảm tình trạng căng thẳng, lo âu, cải thiện tâm trạng cho chị em.

Cách pha hạt chia cho bà bầu
Hạt chia bổ sung omega 3 có tác dụng tái tạo tế bào thần kinh, giảm căng thẳng cho bà bầu

8. Phòng ngừa bệnh tiểu đường trong thai kỳ

Hạt chia sau khi được đưa vào trong dạ dày sẽ tạo ra một chất được gọi là gelatin. Chất này có tác dụng ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

9. Bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể

Hạt chia chứa nguồn protein thực vật rất dễ tiêu hóa và hấp thu. Chất này sẽ được cơ thể chuyển hóa thành năng lượng giúp mẹ bầu bớt mệt mỏi và có thể duy trì các sinh hoạt thường ngày.

Ngoài ra, protein còn tham gia vào quá trình sản xuất tế bào, tạo nền tảng để thai nhi có thể phát triển tốt nhất.

10. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể

Ngoài protein, omega 3, chất xơ, canxi và sắt, hạt chia còn cung cấp cho bà bầu hầu hết các dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho sức khỏe của cả mẹ và bé như vitamin A, C, magie, chất béo, kali, sodium

Bà bầu uống hạt chia có hại không?

Hạt chia an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, thực phẩm này vẫn có thể gây ra một số rủi ro nhất định cho bà bầu, đặc biệt là khi sử dụng quá nhiều. Các tác hại có thể gặp khi phụ nữ mang thai an hạt chia bao gồm:

  • Khó tiêu
  • Đầy bụng
  • Tiêu chảy
  • Dị ứng: Nổi mẩn đỏ, ngứa da, sưng môi, miệng, chảy nước mắt
  • Chảy máu
  • Hạ huyết áp
  • Tương tác với thuốc huyết áp, thuốc điều trị tiểu đường.

Mặc dù không phải bà bầu nào cũng gặp phải tác dụng phụ khi ăn hạt chia nhưng để đảm bảo an toàn, tốt nhất bà bầu nên hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa sản hay chuyên gia dinh dưỡng trước khi có ý định thêm hạt chia vào trong thực đơn.

Ngoài ra, bà bầu cần lưu ý mỗi ngày không nên ăn quá 20 gram hạt chia. Ăn quá nhiều có thể gây ra các triệu chứng khó chịu ở đường ruột.

Những đối tượng không nên uống hạt chia

Hạt chia không được khuyến khích sử dụng cho bà bầu đang gặp phải các vấn đề như:

  • Bệnh Crohn
  • Viêm đại tràng co thắt
  • Người bị dị ứng với hạt chia hoặc một trong các thành phần có trong hạt
  • Bà bầu có tiền sử bị dị ứng với hạt mè, hạt mù tạt hay bạc hà
  • Phụ nữ mang thai đang dùng thuốc làm loãng máu
  • Người huyết áp thấp

Cách sử dụng hạt chia tốt nhất cho bà bầu

Để tận dụng được những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe, bà bầu có thể dùng hạt chia theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạ như pha nước uống hay chế biến cùng các món ăn

1. Uống hạt chia pha nước ấm

Đây chính là cách sử dụng hạt chia đơn giản nhất. Nước hạt chia là thức uống có tác dụng giải nhiệt và phòng chống táo bón tuyệt vời cho bà bầu.

Cách pha hạt chia cho bà bầu
Uống nước ấm pha hạt chia rất tốt cho bà bầu

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị khoảng 200ml nước ấm
  • Thêm vào 1 thìa cà phê hạt chia, quấy đều
  • Để hạt chia ngâm trong nước khoảng 10 phút cho nở
  • Uống trực tiếp hoặc thêm vào một ít đường phèn cho dễ uống.

2. Ăn hạt chia kèm với sữa chua

Ăn hạt chia chung với sữa chua cũng là một gợi ý tuyệt vời cho mẹ bầu. Mỗi ngày, mẹ nên ăn từ 1 2 hũ sữa chua được pha lẫn với hạt chia để cải thiện sức khỏe và giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: 1 muỗng hạt chia, 1 hũ sữa chua và một ít trai1cay6 cắt nhỏ tùy theo sở thích.
  • Trước tiên bỏ trái cây vài ly hoặc một cái đĩa sâu lòng
  • Mở nắp hộp sữa chua rồi đổ lên trên bề mặt trái cây
  • Rắc hạt chia lên phía trên cùng
  • Thưởng thức ngay hoặc cho vào tủ lạnh vài phút để làm lạnh trước khi ăn.

3. Nước cacao hạt chia

Sự kết hợp giữa hương vị đậm đà của ca cao cùng với hạt chia chính là một loại thức uống lý tưởng giúp mẹ bổ sung được các vitamin và khoáng tố cần thiết cho cơ thể.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 thìa bột ca cao, 5ml sữa đặc, đường, 1 thìa hạt chia
  • Pha bột ca cao với nước ấm rồi thêm sữa đặc và đường vào sao cho vừa đủ ngọt.
  • Bỏ hạt chia vào, để 5 phút cho hạt nở
  • Uống khi nước còn ấm là tốt nhất

4. Món sinh tố bơ hạt chia

Bơ chứa nhiều omega 3 và axit folic giúp hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển thần kinh của thai nhi. Bà bà có thể kết hợp bơ với hạt chia để xay sinh tố uống.

Cách pha hạt chia cho bà bầu
Món sinh tố bơ hạt chia dễ thực hiện nhưng lại rất bổ dưỡng cho bà bầu

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: 2 quả bơ sáp, 20g hạt chia khô, 200ml sữa tươi, Một ít đường.
  • Bơ lột vỏ, lấy phần thịt bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn với sữa tươi, một ít đường và đá.
  • Đổ hỗn hợp ra ly, thêm hạt chia vào quậy đều lên là chị em đã có ngay một ly sinh tố vừa béo ngậy vừa bổ dưỡng.

5. Bánh mì chuối hạt chia

Nếu chưa biết dùng gì cho bữa ăn sáng, mẹ bầu có thể sử dụng món bánh bì chuối hạt chia. Món ăn này cung cấp đầy đủ năng lượng và một phần nhu cầu dinh dưỡng hàng cho chị em nhưng đảm bảo an toàn hơn khi mẹ ăn bún, phở, hay các thức ăn chế biến sẵn ngoài tiệm.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 6 lát sandwich, 1 thìa cà phê hạt chia, 1 quả chuối, bơ đậu phộng
  • Chuối lột vỏ, cắt thành những khoanh tròn
  • Phết một ít bơ đậu phộng lên bánh mì sandwich, sau đó lần lượt xếp một lớp chuối lên trên.
  • Cuối cùng rắc hạt chia vào, lấy thêm một miếng bánh mì nữa kẹp lại rồi sử dụng.

Bài viết trên đây chính là lời giải đáp cho thắc mắc bà bầu uống hạt chia được không. Phụ nữ mang thai có thể sử dụng loại hạt này trong chế độ ăn nhưng cần cân nhắc về liệu lượng cho hợp lý để tận dụng được những lợi ích tốt nhất mà nó mang lại cho sức khỏe.

Bạn nên tham khảo thêm

  • Tác dụng của quả cherry đối với bà bầu và lưu ý
  • Các loại hạt tốt cho bà bầu, thai nhi và lưu ý khi ăn

Cách pha hạt chia cho bà bầu