Cách tận dụng vỏ hộp sữa

Đúng là thời gian gần đây xu hướng tái chế, giữ lại các lon bia, chai nước, que kem hay đặc biệt là “trend” tận dụng vỏ hộp sữa bột khá phổ biến bởi vì chúng ta có thêm khá nhiều thời gian ở nhà hơn và cần cùng các bé yêu chơi đùa nữa đúng không nào. Nhờ vậy mà ta có thể khám phá ra các cách tận dụng chất liệu vỏ hộp sữa cũng như nảy ra nhiều ý tưởng sáng tạo phải nói là khá hay ho đấy chứ.

Cách tận dụng vỏ hộp sữa
Tận dụng vỏ hộp sữa bột để cùng bé sáng tạo

Nếu để ý, chúng ta cũng nhận ra rằng, trên thị trường ngày nay không những chất lượng, mẫu mã, mà thậm chí là ngay cả chất liệu của vỏ hộp cũng ngày càng được cải tiến rất nhiều để đáp ứng thị hiếu khách hàng. Điển hình như vỏ sữa bột Elife đang rất được ưa chuộng bởi thiết kế hình ảnh bắt mắt không chỉ thu hút các ba mẹ mà còn phù hợp với các bé yêu, hình dáng cũng phổ thông nhưng chất liệu lại rất chắc tay và an toàn cũng là điểm cộng khá lớn cho thương hiệu này.  

Nếu chúng ta bán vé chai hay vứt đi thì rất uổng, vậy thì chúng ta có thể tận dụng vỏ hộp sữa bột ấy như thế nào nhỉ? Bạn đã thấy qua các thành phẩm vô cùng đã mắt trên mạng chưa nào, chúng thực sự rất tuyệt đấy. Cùng chúng tôi khám phá và cùng bắt tay thực hiện thôi nào. 

Cách tận dụng vỏ hộp sữa

Trong những ngày nghỉ dài có lẽ đi cùng với các niềm vui nho nhỏ làm đồ tái chế thì còn có trồng cây trồng hoa nữa đúng không nào. Vậy thì tại sao ta không kết hợp cả hai nhỉ? Hãy tận dụng vỏ hộp sữa bột để làm ra một chiếc chậu xinh xắn bạn nhé. Đây là một trong những cách tái chế đơn giản nhất mà bạn có thể cùng các bé yêu làm đấy. Các bước như sau:

• Rửa sạch hộp và trang trí một lớp áo mới cho chúng. Lưu ý là bạn không cần phải xé hoặc làm sạch phần bìa đâu nhé, bạn hoàn toàn có thể phủ một miếng giấy bạc hoặc trực tiếp dán giấy, cuộn vải lên vì như vậy sẽ giúp bám tốt và đỡ trơn hơn là khi xé đi lớp bìa của hộp sữa đấy. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng sơn cũng khá là hiệu quả và thành phẩm rất đẹp mắt.

• Một ý tưởng nữa cho việc tận dụng vỏ hộp sữa bột làm chậu trồng cây là “làm chậu tầng”. Hãy giữ lại vài hộp sữa sau khi sử dụng và chuẩn bị một trục sắt chắc chắn, Sau đó có thể sử dụng dây thép và quấn thành nhiều tròn. Đảm bảo bạn đã thành công tạo được kích thước vừa vặn với vỏ hộp sữa, thì hãy quấn đề vào phần trục sắt và cố định chúng lại.

Cuối cùng là gieo hạt, đặt mút, cắm bông,…tùy theo ý bạn và đặt lên khung thôi. Có thể trang trí thêm vài chiếc chuông nho nhỏ cũng khá vui tai lại tăng phần xinh xắn nữa đó chứ nhỉ.

Cách tận dụng vỏ hộp sữa

Thực ra để làm được một chiếc đèn ngủ từ một vỏ hộp thì bạn nên ưu tiên tận dụng vỏ hộp sữa bột  có kích thước trung bình chứ đừng quá bé nhé. Chẳng hạn như một vài vỏ hộp sữa bột Elife loại Optalife 900g thì khá là tuyệt đấy vì chúng sẽ đủ thể tích bên trong để cho ánh sáng tỏa ra được sáng và đẹp nhất. Bạn cần chuẩn bị thêm một bóng đèn quả ớt tùy màu sắc, dây cắm, phích cắm, đuôi đèn. Tiến hành như sau:

• Đục một lỗ dưới đáy hộp sữa, (lưu ý là vừa để luồn dây điện thôi bạn nhé).

• Xung quanh vỏ hộp bạn có thể đục các lỗ to hơn, thậm chí có thể sáng tạo các hình thú mà các bé thích chẳng hạn, hình ngôi sao, trái tim, hình tròn, vuông, mặt trăng,…

• Tiếp theo hãy luồn cần thận dây điện qua lỗ nhỏ đã đục dưới đáy hộp, phần bên trong nối với đuôi bóng và phần còn lại nằm bên ngoài nối với phích cắm.

• Sau đó nối bóng vào đuôi đèn bên trong.

• Tèn ten vậy là sắp xong rồi, chỉ cần dùng dây treo chúng lên nữa thôi, nên cẩn thận ở phần này bạn nhé vì nếu để rớt vỡ sẽ rất nguy hiểm.

Chà, tận dụng vỏ hộp sữa bột lại có thể làm ra những chiếc đèn ngủ ấm cúng xinh xắn thế này quả là tuyệt các bạn nhỉ, thậm chí còn dễ dàng thuận lợi ru bé ngủ nữa đấy chứ. Mong rằng vài mẹo hay ho với các vỏ hộp sữa bột sau khi dùng hết sẽ giúp các ba mẹ và bé cùng có với nhau quãng thời gian sáng tạo và tái chế vui vẻ và bổ ích. Chúc tất cả thật mạnh khỏe và an lành!

Để hiểu được tái chế vỏ hộp sữa là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lịch sử và cấu tạo của vỏ hộp sữa. Có bao giờ bạn đặt câu hỏi tại sao không dùng lon dạng tròn và các vật liệu khác trừ giấy để làm hộp sữa? 

Thực tế, tùy theo đặc tính của từng loại đồ uống, nhà sản xuất sẽ cân nhắc lựa chọn bao bì phù hợp. Về mặt kỹ thuật, bao bì dạng khối trụ tròn có khả năng chịu áp lực tốt nên thường được dùng để đựng các loại đồ uống có gas như bia và nước ngọt. Hơn nữa việc sản xuất lon tròn giúp tiết kiệm nhôm hơn so với việc sản xuất hộp chữ nhật có cùng dung tích, điều này liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của nhà sản xuất cũng như giá thành sản phẩm.

Tuy nhiên, đặc thù của sữa và các chế phẩm từ sữa là cần được bảo quản lạnh. Vì vậy, việc đóng gói bao bì sữa ở dạng hình hộp tiết kiệm được không gian bảo quản bởi các hộp sữa có thể xếp sát nhau.

Cách tận dụng vỏ hộp sữa
Mặt cắt ngang hình vuông giúp tiết kiệm không gian hơn hình tròn.

Vậy vỏ hộp sữa có cấu tạo như thế nào? Nhiều người lầm tưởng rằng vỏ hộp sữa được làm hoàn toàn từ giấy. Sự thật là vỏ hộp sữa có cấu tạo 6 trong 1, tức là sáu lớp được làm từ ba loại nguyên liệu xếp chồng lên nhau. Ba loại nguyên liệu đó là giấy chiếm tỉ lệ 75% và 25% còn lại là nhôm và nhựa.

  • Lớp thứ nhất: được làm từ polyethylene có chức năng giữ nhiệt và bảo quản thực phẩm. Đây là lớp tiếp xúc trực tiếp với sữa.
  • Lớp thứ hai: có tác dụng kết dính lớp thứ ba và lớp trong cùng với nhau, được làm từ polyethylene.
  • Lớp thứ ba: khá mỏng, được làm từ nhôm để bảo vệ sữa không bị hỏng do các yếu tố bên ngoài như không khí, ánh sáng và vi khuẩn.
  • Lớp thứ tư: có tác dụng kết dính lớp thứ ba và lớp thứ năm với nhau, được làm từ nilon.
  • Lớp thứ năm: được làm từ giấy để tạo độ cứng và tạo hình cho hộp sữa. 
  • Lớp thứ sáu: được làm từ nilon với mục đích chống ẩm và dễ dàng in ấn.

Nói chung. việc sử dụng hộp giấy làm để đựng sữa không những giúp tiết kiệm không gian bảo quản mà còn thân thiện với môi trường. Chúng có thể dễ dàng phân hủy sinh học mặc dù không được làm 100% từ giấy. Ngoài ra, việc đốt vỏ hộp sữa cũng thải ra ít khí metan hơn các loại rác thải khác. 

Cách tận dụng vỏ hộp sữa
Vỏ hộp sữa được làm từ rất nhiều thành phần khác nhau

Một trong những nguyên nhân khiến cho vỏ hộp sữa được đánh giá cao về mức độ thân thiện với môi trường là chúng có thể tái chế. Tái chế vỏ hộp sữa là việc sử dụng vỏ hộp sữa đã qua sử dụng để tạo ra nguyên liệu đầu vào cho quy trình sản xuất khác hoặc sản phẩm với chức năng khác. Nếu như trước đây, vỏ hộp sữa chỉ được tái chế để lấy bột giấy thì với sự phát triển của công nghệ hiện nay chúng còn được tái chế để lấy nhôm để sản xuất tấm lợp.

Hiện nay, vỏ hộp sữa đang được tái chế với hai phương pháp chính là tái chế công nghiệp và tái chế thủ công. Các nhà máy tái chế thực hiện thu gom phân loại và xử lý vỏ hộp sữa đã qua sử dụng để lấy bột giấy và nhôm. Ngoài ra, một lượng nhỏ vỏ hộp sữa có thể tái chế thành các vật dụng trang trí cho căn nhà của bạn. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số gợi ý cách tái chế vỏ hộp sữa đã qua sử dụng thành những sản phẩm vô cùng đơn giản nhưng không kém phần độc đáo.

Những bài viết liên quan

  • Thời trang tái chế – Ý tưởng độc đáo góp phần bảo vệ môi trường
  • Tự tay tái chế đồ cũ thành đồ handmade tại nhà cực kỳ đơn giản, dễ làm
  • 10+ ý tưởng làm sản phẩm tái chế từ rác thải đơn giản, độc đáo

Tại sao phải tái chế vỏ hộp sữa?

Làm đồ tái chế từ vỏ hộp sữa nói riêng hay tái chế rác thải nói chung là một trong những giải pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên tự nhiên, tiết kiệm năng lượng và chi phí cho nhà sản xuất. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều chương trình, cuộc thi vận động, khuyến khích người dân tái chế rác thải vì mục tiêu bảo vệ môi trường. Ví dụ như:

  • Hội thảo vận động xây dựng trường học xanh với chủ đề “Từ câu chuyện thu gom vỏ hộp sữa tới các sáng kiến bảo vệ môi trường” do Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công ty Tetra Pak Việt Nam, Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live& Learn), Công ty Cổ phần Lagom Việt Nam phát động tổ chức vào ngày 5/11/2020.
  • Cuộc thi Hành trình xanh – Tái sinh vỏ hộp sữa của nhãn hàng Nestlé MILO phối hợp cùng với Tetra Pak và Revival Waste phát động từ tháng 10/2020 đến tháng 12/2020 tại gần 400 trường mầm non và tiểu học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Cách tận dụng vỏ hộp sữa
Chương trình tái chế vỏ hộp sữa của milo

Quy trình tái chế vỏ hộp sữa đã qua sử dụng

Vỏ hộp sữa sau khi sử dụng sẽ được thu gom, phân loại để tái chế thành nguyên liệu sản xuất hoặc các vật dụng có ích khác. Chúng sẽ trải qua 4 bước cơ bản để có thể “tái sinh”:

  • Bước 1: Sau khi sử dụng, vỏ hộp sữa sẽ được thu gom tại các địa điểm khác nhau như trường học, các hộ gia đình hoặc cửa hàng, công ty,… và vận chuyển đến các điểm thu nhận như các cơ sở thu mua phế liệu hoặc điểm thu gom vỏ sữa nhằm mục đích tái chế.
  • Bước 2: Vỏ hộp sữa sau khi tập kết tại nơi thu gom được vận chuyển đến nhà máy tái chế
  • Bước 3: Vỏ hộp sữa sẽ được phân loại và làm sạch trước khi tái chế thành bột giấy và nhôm phục vụ quy trình sản xuất khác. 
  • Bước 4: Các sản phẩm được làm từ bột giấy và nhôm tái chế từ vỏ hộp sữa sẽ được phân phối và bán cho người tiêu dùng.

Cách làm đồ tái chế từ hộp sữa độc đáo tại nhà

Bên cạnh việc tái chế vỏ hộp sữa theo hình thức công nghiệp, chúng ta hoàn toàn có thể “tái sinh” những vỏ hộp sữa đã qua sử dụng thành những vật dụng trong gia đình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý cách làm đồ tái chế từ vỏ hộp sữa thành chậu trồng cây cực kỳ đơn giản tại nhà.