Cách trồng lan kiếm vào chậu sứ

[Chia sẻ] cách trồng lan kiếm lớn như thổi ai cũng khen nức nở

Kỹ thuật trồng lan
On Th3 16, 2021 Cập nhật 20.568 0

Hiện nay, không chỉ phi điệp mà đến cả lan kiếm cũng là một cái tên rất hot trong giới chơi lan. Phong lan kiếm không chỉ có nhiều loại khác nhau mà mặt hoa cũng rất đa dạng, thâm chí những loài kiếm đột biến cũng có giá trị rất lớn đáng để chơi và kinh doanh. Vậy thì cách trồng lan kiếm như thế nào là đúng, giúp cây phát triển nhanh và sai hoa? Cùng chamlan.com tìm hiểu nhé!

1/ Giới thiệu chung về cây lan kiếm

1.1 Đặc điểm của hoa lan kiếm

Chi Lan kiếm (danh pháp khoa học: Cymbidium), còn gọi là Đoản kiếm, Thanh ngọc, thuộc loại Địa Lan hay Thổ Lan, là một chi thực vật gồm 52 loài thuộc họ Lan. Lan kiếm có nguồn gốc ở vùng Đông Á, chúng thường mọc dạng bụi và phân nhiều nhánh lá.

Thân cây lan kiếm

Lan kiếm có phần thân là những bẹ lá dày, rộng từ 3 – 5cm đến 70cm. Lá lâu năm ít rụng, khá cứng, hình lưỡi kiếm và mọc cong ra phía ngoài. Màu sắc và kích thước lá thay đổi tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Những nơi nắng nóng, khô hạn lá ngắn lại hơi ngả vàng nhạt màu nắng. Những nơi ẩm, ít ánh sáng lá dài hơn mét, bản to, dày hơn màu xanh đậm và mềm hơn nhưng vẫn khoẻ khoắn.

Cách trồng lan kiếm vào chậu sứ
Cây lan kiếm

Phần bẹ lá ôm chặt củ để che chắn bảo vệ tích trữ dinh dưỡng cho bản thân và dành cho thế hệ sau. Củ càng to thì chứa nhiều dinh dưỡng nuôi cây, cây càng nhanh lớn và ra hoa nở đẹp

Hoa lan kiếm

Các cành hoa lan kiếm mọc từ nách lá, rủ hướng xuống đất. Mỗi cành thường dài khoảng 60 – 90cm và được tạo thành bởi 20 – 50 bông hoa. Hoa lan kiếm khá lớn với kích thước đường kính có thể tới 6cm và có hương thơm dịu nhẹ. Mỗi cây lan kiếm có thể ra hoa 3 lần/năm và thường ra 2 – 3 cành hoa.

Rễ lan kiếm

Rễ to như đầu đũa ăn cơm, mọc chùm quanh gốc củ. Rễ kiếm có thể tách chia thành nhiều rễ con, thích thoáng và bò trên chất trồng. Rễ kiếm cũng có thể chui trong mùn dừa một cách mạnh mẽ do chịu được môi trường ẩm cao.

Cách trồng lan kiếm vào chậu sứ
Rễ lan kiếm

1.2 Ý nghĩa hoa lan kiếm

Hiện nay, hoa lan kiếm được lai tạo nên có rất nhiều giống mới với màu sắc đa dạng, phong phú. Giống với nhiều loài hoa khác, mỗi màu hoa lan kiếm lại chứa đựng một ý nghĩa riêng biệt.

  • Màu đen: đại diện cho sự trang trọng nhưng thần bí và ấn tượng.
  • Màu đỏ và hồng: mang vẻ đẹp nồng thắm, lộng lẫy và quyến rũ.
  • Màu trắng: mang ý nghĩa tượng trưng cho sự tinh khôi, ngây thơ, trong sáng và thanh cao.
  • Màu trắng ngà: thể hiện sự trang nhã, duyên dáng và nữ tính.
  • Màu tím: tượng trưng cho sự say đắm, mơ màng và thủy chung.
  • Màu tía: là biểu tượng cho vẻ đẹp đằm thắm, thu hút và chân thành.
  • Màu lục: mang ý nghĩa tràn đầy sức sống, mạnh mẽ và sự tinh tế.
  • Màu vàng: thể hiện sự kiêu sa, sang trọng và đem đến nguồn năng lượng tràn đầy.
  • Nhiều màu phối với nhau: đây là giống hoa được lai tạo đặc biệt nhất với nhiều màu sắc rực rỡ, chúng thể hiện sự phồn vinh, tráng lệ.

1.3 Công dụng của chi lan kiếm

Lan Kiếm dùng để trang trí, những bó hoa xinh đẹp, tươi tốt, được con người sử dụng để tặng quà cho nhau và kèm những lời chúc ý nghĩa với nhau trong những ngày đặc biệt. Hoa lan Kiếm có giá trị rất cao trong việc chữa bệnh. Rễ cây dùng để chữa trị chứng ho, rất bổ cho phổi. Lá cây uống vào rất mát và được sử dụng làm thuốc lợi tiểu, là thành phần trong nước rửa mắt vì chúng chứa chất tốt cho mắt.