Cách viết mở bài văn thuyết minh

I. Đoạn văn thuyết minh

1. Đoạn văn là đơn vị cơ sở cấu tạo nên văn bản, được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm ngắt xuống dòng. Một đoạn văn cần đạt được những yêu cầu sau:

    + Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề thống nhất và duy nhất.

    + Liên kết chặt chẽ với đoạn trước và đoạn sau.

    + Diễn đạt chính xác, trong sáng.

2. So sánh đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh:

So sánh

Đoạn văn tự sự

Đoạn văn thuyết minh

Điểm khác (vì khác về mục đích và yêu cầu)

Dùng để kể với nhiều yếu tố miêu tả, biểu cảm.

Dùng để giới thiệu, trình bày nên ít yếu tố miêu tả, biểu cảm.

Điểm giống (vì đều là đoạn văn)

+ Đảm đảm bảo hình thức nhận biết của đoạn văn nói chung.

+ Đảm bảo cấu trúc thường gặp: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

3. Một đoạn văn thuyết minh có thể gồm ba phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể sắp xếp theo trình tư thời gian, không gian, nhận thức, phản bác – chứng minh…tùy đối tượng và mục đích thuyết minh.

II. Viết đoạn văn thuyết minh

Ví dụ: Thuyết minh về một tác giả văn học

1. Dàn ý cơ bản:

*Mở bài: Giới thiệu tác giả Nguyễn Du.

* Thân bài:

- Giới thiệu về tiểu sử: Họ tên, bút danh khác, năm sinh, năm mất, quê; Gia đình, học vấn, cá tính, phẩm chất; Những yếu tố ảnh hưởng tới sự nghiệp văn chương.

- Sự nghiệp văn chương: Các tác phẩm chính; Giá trị nội dung;  Giá trị nghệ thuật.

- Đóng góp và vai trò, vị trí của Nguyễn Du đối với nền văn học dân tộc.

* Kết bài: Đánh giá về tác giả.

2. Diễn đạt một ý trong dàn ý thành đoạn văn

a. Xác định đoạn văn định viết, hình dung câu chuyển đoạn để liên kết với đoạn trước đó, xác định phương pháp thuyết minh sẽ sử dụng.

b. Viết và sửa chữa.

VD: Lựa chọn luận điểm về tiểu sử của Nguyễn Du để viết đoạn thuyết minh.

     Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ra và lớn lên trong một gia đình phong kiến quyền quý giàu truyền thống khoa bảng và làm quan ở thành Thăng Long. Cha ông là Nguyễn Nghiễm quê ở Hà Tĩnh, mẹ là Trần Thị Tần quê ở Bắc Ninh. Cha mẹ mất sớm, Nguyễn Du ở với anh trai là Nguyễn Khản. Điều kiện gia đình quý tộc một mặt giúp Nguyễn Du sớm được dùi mài kinh sử mặt khác nhìn thấu rõ cuộc sống xa hoa, đặc biệt ám ảnh với hình ảnh những ca nhi, kĩ nữ tài sắc nhưng đau khổ. Năm 1783, ông đỗ tam trường và nhận một chức quan nhỏ ở Thái Nguyên. Sau khi nhà Nguyễn thay thế nhà Hậu Lê, từ 1789, Nguyễn Du bước vào cuộc đời gió bụi gian lao, về gần với cuộc sống của nhân dân với nhiều trăn trở. Thời gian này có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành tài năng và bản lĩnh sáng tạo văn chương của ông, đặc biệt là giúp Nguyễn Du suy ngẫm về thân phận con người, mở rộng vốn sống và học hỏi ngôn ngữ dân gian. Năm 1802, ông chấp nhận ra làm quan cho nhà Nguyễn nhưng tư tưởng vẫn luôn băn khoăn vì tư tưởng “trung quân”. Trải qua nhiều chức quan dưới triều Nguyễn và nhiều lần đươc cử đi sứ Trung Quốc, Nguyễn Du có thêm những trải nghiệm và khả năng nâng tầm khái quát vấn đề thân phận con người trong sáng tác tác văn chương.

III. Luyện tập

1. Viết đoạn văn nối tiếp đoạn vừa viết trên lớp: HS tự làm.

2. Viết bài văn thuyết minh về một con người, một miền quê, một danh lam thắng cảnh hoặc một phong trào hoạt động: HS tự làm.

Cùng với Cunghocvui nắm trọn mẹo cách làm bài văn thuyết minh hay nhất, trước khi đi vào vấn đề chính thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem văn thuyết minh là gì, bố cục bài văn thuyết minh đạt chuẩn nhé!

I) Tổng quan về văn thuyết minh

1) Khái niệm văn thuyết minh là gì?

Những kiểu văn bản thông dụng trong đời sống cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,... của sự vật, hiện tượng tự nhiên xã hội bằng các phương thức trình bày, giới thiệu hay giải thích thì được gọi là văn bản thuyết minh.

2) Yêu cầu của văn thuyết minh

Trong văn thuyết minh người viết, người nói cần phải biết linh hoạt sử dụng các yếu tố như miêu tả, biện pháp nghệ thuật để tăng sức hấp dẫn và làm cho đối tượng trong văn bản được nổi bật hơn.

- Yêu cầu 1: Cần phải khách quan, xác thức, hữu ích cho tất cả mọi người.

- Yêu cầu 2: Trình bày trong văn bản thuyết minh cần có tính chính xác, rõ ràng, các câu văn phải được liên kết chặt chẽ mà vẫn giữ được sức hấp dẫn.

3) Những phương pháp cần biết trong văn bản thuyết minh

- Phương pháp 1: Nêu định nghĩa hoặc khái quát tổng thể về đối tượng

- Phương pháp 2: Liệt kê

- Phương pháp 3: Lấy ví dụ cụ thể đã có, đã xảy ra (hay nêu ví dụ)

- Phương pháp 4: Dùng số liệu

- Phương pháp 5: So sánh sự vật, hiện tượng A với sự vật, hiện tượng B.

- Phương pháp 6: Phân loại đối tượng và đi vào phân tích.

II) Một bố cục bài văn thuyết minh đạt chuẩn

Cũng giống như các văn bản khác thì bố cục bài văn thuyết minh đạt chuẩn đầu tiên là phải gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài.

- MB: Ta đi với đối tượng (sự vật, hiện tượng,...) cần được thuyết minh.

- TB: 

  • Trình bày đặc điểm có tính chất khách quan, khoa học về đối tượng.
  • Chứng minh, giải thích nguyên nhân, nguồn gốc, cấu tạo, liệt kê các bộ phận cấu thành, chủng loại,... của đối tượng.
  • Công dụng hay tác dụng của đối tượng đang đề cập đến.

- KB: Đánh giá lại đối tượng trên các phương diện như: khả năng, vai trò ứng dụng trong thực tế đời sống.

III) Mẹo cách làm bài văn thuyết minh

Ở phần này Cunghocvui gửi đến bạn một số cách làm dạng đề văn thuyết minh thường gặp: đồ vật, loài vật, thể loại văn học,...

1) Đối tượng là đồ vật

- Cấu tạo

- Các đặc điểm

- Lợi ích

- Tính năng hoạt động

- Cách sử dụng và bảo quản

2) Đối tượng là loài vật

Đối tượng là loài vật ta chú ý thuyết minh về: nguồn gốc, đặc điểm, hình dáng và lợi ích của loài vật đó.

3) Đối tượng là một thể loại thơ.

- Bước 1: Cho dù đề bài có yêu cầu hay không yêu cầu thì ta đều phải nêu định nghĩa chung về thể thơ đó.

- Bước 2: Nêu đặc điểm của thể thơ đó như: số câu trên bài (số chữ trên câu), cách ngắt nghỉ nhịp, gieo vần trong khổ (bài), biện pháp nghệ thuật được sử dụng,...

4) Đối tượng là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.

- Nêu vị trí địa lí.

- Cảnh quan làm nên vẻ đẹp của danh lam hoặc di tích lịch sử đó.

- Dấu ấn lịch sử, nền văn hóa gắn liền với đối tượng.

- Cách tận hưởng.

5) Đối tượng là danh nhân văn hóa

- Hoàn cảnh xã hội mà danh nhân đó sinh sống và trải qua.

- Thân thế (năm sinh, hoàn cảnh gia đình), sự nghiệp ( làm những công việc gì, hoạt động ở đâu, tham gia tổ chức nào, quá trình công tác,...)

- Lấy một vài đánh giá xã hội về danh nhân để làm ví dụ.

♦ Chú ý: Phần thân thế và sự nghiệp cần được đi sâu, chiếm dung lượng lớn và thể hiện được vai trò chủ yếu.

6) Đối tượng là đặc sản của một vùng miền.

- Chỉ ra xuất xứ, ý nghĩa tên của đặc sản đó.

- Điểm riêng nổi bật của đặc sản: hình thức, màu sắc, hương vị... mà chỉ có nơi đó mới có.

- Cách thức chế biến và thưởng thức đặc sản đó.

IV) Luyện tập

Hãy lập dàn bài văn thuyết minh về một trong hai món ăn đặc sản Hội An là mì quảng và cao lầu.

Xem thêm >>> Cách làm bài phân tích tác phẩm văn học

Trên đây là bài viết mà Cunghocvui đã chỉ ra một số mẹo về cách làm bài văn thuyết minh, hy vọng sau bài viết bạn sẽ có đủ kiến thức về văn thuyết minh là gì, bố cục bài văn thuyết minh đạt chuẩn. Chúc các bạn học tập tốt <3

Trước khi đi đến chi tiết cách làm bài văn thuyết minh chúng ta cùng ôn lại kiến thức về thể loại này. Việc nắm rõ phần kiến thức căn bản sẽ giúp chúng ta làm bài tốt hơn.

1.1. Định nghĩa văn thuyết minh

Văn thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

Vì cung cấp tri thức, nên làm văn thuyết minh cần đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Tri thức trong cung cấp phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người.
  • Cách trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn.
  • Một yêu cầu cao hơn là người viết cần sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn.

1.2. Có những phương pháp thuyết minh nào?

Trong cách làm văn thuyết minh, người viết có thể sử dụng những phương pháp sau:

  • Phương pháp nêu định nghĩa.
  • Phương pháp liệt kê.
  • Phương pháp nêu ví dụ.
  • Phương pháp dùng số liệu.
  • Phương pháp so sánh.
  • Phương pháp phân loại, phân tích.
Cách viết mở bài văn thuyết minh
Bài văn thuyết minh cần cung cấp tri thức cho người đọc. Ảnh: Internet

2. Hướng dẫn cách làm bài văn thuyết minh lớp 8 hay và chi tiết

Khác với cách làm bài văn nghị luận xã hội , bài văn thuyết minh yêu cầu người viết phải khách quan. Ngoài ra, trong quá trình viết phải sử dụng các phương pháp thuyết minh để làm rõ được vấn đề. Hơn nữa, để bài văn không quá nhàm chán, khô cứng người viết phải sử dụng các biện pháp nghệ thuật (nhưng không được sa đà, lạc đề). Cụ thể các bước làm bài văn thuyết minh lớp 8 như sau.

Bước 1 :

  • Xác định đối tượng thuyết minh.
  • Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết.
  • Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp.
  • Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.

Bước 2 : Lập dàn ý.

Bước 3 : Viết bài văn thuyết minh.

Cách viết mở bài văn thuyết minh
Bài văn thuyết minh cần xác định đúng đối tượng. Ảnh: Internet

2.2. Cách làm một số dạng đề bài văn thuyết minh lớp 8

Có khá nhiều dạng đề thi văn thuyết minh, mỗi dạng đề sẽ có cách làm khác nhau. Dưới đây là một số dạng đề cơ bản thường gặp ở chương trình lớp 8 mà các em học sinh có thể tham khảo.

2.2.1. Văn thuyết minh đồ vật

  • Cấu tạo của đồ vật
  • Các đặc điểm của đồ vật
  • Lợi ích của đồ vật
  • Tính năng hoạt động của đồ vật
  • Cách sử dụng, cách bảo quản

2.2.2. Văn thuyết minh về loài vật

  • Nguồn gốc loài vật
  • Đặc điểm loài vật
  • Hình dáng loài vật
  • Lợi ích loài vật đó.

2.2.3. Dạng đề thuyết minh về thể loại văn học (ví dụ thể thơ…)

  • Nêu một định nghĩa chung về thể thơ.
  • Nêu các đặc điểm của thể thơ.
  • Số câu, chữ.
  • Quy luật bằng trắc.
  • Cách gieo vần.
  • Cách ngắt nhịp.
  • Cảm nhận về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.

Bạn có thể tham khảo thêm cách làm thơ lục bát để biết thêm định nghĩa, thông tin về thể thơ này nhé.

2.2.4. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử

  • Vị trí địa lí.
  • Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng.
  • Những truyền thống lịch sử, văn hoá gắn liền với đối tượng.
  • Cách thưởng ngoạn đối tượng.

2.2.5. Đề bài là một danh nhân văn hoá

  • Hoàn cảnh xã hội của danh nhân đó
  • Thân thế và sự nghiệp
  • Đánh giá xã hội về danh nhân
Cách viết mở bài văn thuyết minh
Một số danh nhân văn hóa thường gặp trong đề bài văn thuyết minh. Ảnh: Internet

3. Cách lập dàn ý làm bài văn thuyết minh lớp 8 chi tiết nhất

Dưới đây là cách làm bài văn thuyết minh lớp 8 với một đề cụ thể. Các em học sinh có thể tham khảo cách làm này nhé. Ví dụ đề bài: Em hãy thuyết minh về một loài hoa trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

3.1. Cách làm mở bài

  • Giới thiệu chung về một loài hoa trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Ở đây các em học sinh tùy chọn hoa đào hoặc hoa mai hay hoa khác trong ngày Tết. Lưu ý cần chọn hoa nở vào mùa xuân, trong sự vui tươi, náo nức của Tết cổ truyền.
  • Giới thiệu qua về loài hoa này.

3.2. Các bước làm thân bài

  • Nêu đặc điểm chung của loài hoa: Hoa đào là loài hoa đặc trưng cho Hà Nội, biểu tượng cho mùa xuân và sức sống của miền Bắc.
  • Phân loại các loài hoa: đào bích, đào phai, đào bạch…
  • Đặc điểm của hoa: Là loài cây thân gỗ, nở vào mùa xuân.
  •  Ý nghĩa tinh thần của loài hoa: Mọi người chuộng chơi đào ngày tết vì hoa đào đem lại sự may mắn, phúc lộc đầu năm.
  • Tình cảm gắn bó với hoa đào (nếu có kỷ niệm nào với loài hoa này học sinh nên kể vào).

3.3. Cách làm kết bài văn thuyết minh

  • Nhấn mạnh vẻ đẹp của hoa đào trong cuộc sống tinh thần của người Việt nói chung và bản thân nói riêng.
  • Hoa đào là biểu hiện những đức tính, tâm hồn cao đẹp của con người Việt Nam; góp phần tô điểm sắc xuân thêm vui tươi và đầm ấm.
Cách viết mở bài văn thuyết minh
Văn thuyết minh là đề thi quen thuộc của học sinh khối lớp 8. Ảnh: Internet

4. Những lưu ý trong cách làm bài văn thuyết minh

  • Cần xác định rõ đối tượng thuyết minh. Tìm hiểu những tài liệu liên quan đối tượng để có những hiểu biết nhất định và cần thiết để hình thành bài làm văn.
  • Sắp xếp các tri thức mà mình tìm hiểu được theo một trình tự hợp lý nhất định, tránh lặp ý và sót ý.
  • Nên lập dàn ý trước khi viết bài văn để đảm bảo bài văn đầy đủ ý.
  • Sau khi hình thành bài văn cần đọc và soát lại những lỗi trong bài và đảm bảo cho bài văn được mạnh lạc, trôi chảy.

Như vậy với cách làm bài văn thuyết minh chi tiết ở trên các em học sinh có thể áp dụng cho các dạng đề còn lại. Vài thể loại này cần viết chân thực, cung cấp tri thức đúng nên nếu thông tin chưa được xác thực thì cần tránh đưa vào bài làm nhé. Chúc các em làm bài thi thật tốt và đạt điểm cao.

Đức Lộc