Cẩn thận củi lửa nghĩa là gì

Cứ mỗi dịp giáp Tết, thời tiết hanh khô, người ta lại nhắc nhau về việc việc cảnh giác đạo tặc, đề phòng củi lửa. Nghe nói ngày xưa, dịp này mõ làng lại đi khắp làng vào buổi tối để gõ mõ chiềng làng: “tiết trời hanh khô, đề phòng củi lửa, tháng củ mật, cẩn thận kẻ gian”. Mà chẳng cần phải chờ đến khi tiếng mõ cốc cốc hay những tiếng rao trong đêm tối vang lên, cứ đến tháng Chạp, người ta bao giờ cũng luôn nhắc nhở nhau: “Tháng này là tháng củ mật đấy, phải cẩn thận!”

Hồi còn nhỏ tôi đã từng nhiều lần thắc mắc về “củ mật”. Tôi cứ tưởng tượng đó là thứ củ gì ngọt lắm, giống như khoai mật chẳng hạn. Sau này đọc nhiều, tôi mới biết không có thứ củ nào trên đời có tên là “củ mật” cả. “Củ mật” thực chất là từ Hán Việt, trong đó “Củ” có nghĩa là đốc trách, xem xét, kiểm tra, rà soát. Người xưa thường nói “củ sát” – hay ngày nay chúng ta gọi là kiểm soát. Còn “mật” là từ câu “cẩn mật”, ý chỉ sự kín đáo, không để lộ. Vậy, “củ mật” được hiểu là “củ sát cẩn mật” hay kiểm soát cẩn thận.

Cẩn thận củi lửa nghĩa là gì

Tháng Chạp được gọi là “tháng củ mật” vì đây là tháng dễ xảy ra mất trộm nhất trong năm. Tháng Chạp là tháng sát Tết, ai cũng bận tíu tít, phải làm việc nhiều hơn, thức khuya dậy sớm… nên thường rơi vào trạng thái căng thẳng mệt mỏi. Đến cuối ngày, khi đã mệt rũ, thì người nào người nấy đặt lưng xuống là ngủ quên trời, quên đất. Nhiều người mệt quá còn quên khóa cổng, khóa cửa, khóa xe, quên luôn cả việc thu dọn đồ đạc…

Và trong lúc đó, kẻ trộm có thể sẽ tung hết ngón nghề “chôm chỉa” của người khác để kiếm một cái Tết ngon lành cho mình; nên chuyện mất trộm trong tháng này là hoàn toàn dễ hiểu. Chính vì thế mà thời xưa cứ đến tháng Chạp, quan lại thường cho mõ làng đi rao mỗi tối nhằm nhắc nhở người dân phải cẩn thận đề phòng, tăng cường “củ mật” để ngăn ngừa trộm cắp. Người xưa cũng cho rằng, “tháng củ mật” là tháng hay gặp xui xẻo, hay bị “tai bay vạ gió”. Thời tiết hanh khô cuối năm cũng thường dễ xảy ra các vụ cháy nổ hơn các tháng khác.

Cứ đến dịp này, tôi lại nhớ quê. Mới đây, đọc một bài viết trên mạng của tác giả Hoàng Quốc Bảo An, tôi lại nhớ bà nội với cái ổ rơm ấm nồng trong tiết trời giá rét. Bà của tôi cũng giống như bà của Hoàng Quốc Bảo An. Mỗi tối trước khi đi ngủ, bà cũng thường khêu to ngọn đèn dầu soi kỹ gầm giường, gầm bàn ghế, hay cái cót thóc quây trong buồng rồi đọc bài chú Thần đăng bằng giọng thành kính:

“Thần đăng đi ngủ

Tín chủ tắt đèn,

Ai rủ đừng đi

cho gì đừng lấy

thấy gì đừng ăn.

Lẩn lần lân chém chân kẻ trộm,

Lẩu lầu lâu chém đầu kẻ trộm”.

Ngày ấy, cũng giống như tác giả Bảo An, tôi đã hỏi bà: “Bà ơi, sao bà lại lẩm bẩm đọc như vậy trước khi đi ngủ?” Bà cười, nói rằng: “Vào tiết này, trời hanh khô, dễ xảy ra hỏa hoạn; nhà ai bị hỏa hoạn vào dịp này coi như mất Tết luôn. Thần đăng là vị thần đèn luôn giữ lửa và ban phát ánh sáng cho mọi người. Trước khi đi ngủ, bà phải đọc chú Thần đăng để cầu xin Ngài bảo vệ chúng ta khỏi hỏa hoạn cũng như bị bọn đạo chích lẻn vào nhà trộm cắp đồ mà các nhà chuẩn bị cho ngày Tết”. Nghe bà nói vậy, tôi lơ mơ lắm. Nhưng tôi vẫn còn nhớ, đôi lần vào dịp sát Tết, khi còn đang ngủ say tít thò lò, tôi đã từng bị đánh thức bằng tiếng kêu la mất trộm, tiếng chửi bới ầm ĩ. Và  cả những tiếng trách móc lẫn nhau: Tháng này là tháng củ mật, sao nhà kia lại không kiểm tra cẩn thận khi đi ngủ. Cả tiếng than, tiếng hờ rằng: Chết mất thôi, trộm cắp như rươi. Thế là mất toi cái Tết rồi. Và rồi, mọi người lại nhắc nhau trước khi đi ngủ nhớ đọc chú Thần đăng…

Cẩn thận củi lửa nghĩa là gì

Chuyện ngày xưa với việc cẩn thận củi lửa, đề phòng kẻ gian, câu chú Thần đăng vào tháng củ mật đã lưu dấu ấn một thời thơ ấu của tôi bên bà nội yêu quý là như vậy. Đọc bài của tác giả Hoàng Quốc Bảo An, tôi lại nhớ bà, nhớ quê, nhớ lại câu chuyện bà kể khi tôi còn nhỏ… Giờ muốn được nghe, muốn được nhắc cũng không được nữa rồi.

Tết lại sắp đến, lại “tiết trời hanh khô, đề phòng củi lửa, tháng củ mật, cẩn thận kẻ gian”. Bọn lười biếng bất thiện vốn gian giảo, nay lại càng gian giảo hơn, chúng tăng cường nhòm ngó. Đấy, dạo này trộm lẻn vào nhà lấy đồ cũng nhiều; cháy cũng nhiều lắm, toàn do chập điện, hàn xì, nổ ga… tuy là rủi ro nhưng lại xuất phát từ bất cẩn mà ra. Thôi thì ai có của thì người nấy giữ, tự mình cẩn thận đi, giờ đâu còn mõ làng tận tụy nhắc nhở ta mỗi tối nữa đâu. Mà nhắc chắc gì đã nghe…

Cẩn thận củi lửa nghĩa là gì

Cứ nôm na như ông bà ta ngày xưa đi, mỗi buổi tối, trước khi đi ngủ, tự mình ngộ ra những việc mình cần làm, cần nhớ, cả việc tự gõ lên đầu mình 3 tiếng cốc cốc cốc rồi lẩm nhẩm mấy câu Chú thần đăng, và nhắc nhở riêng mình thôi…

Đăng An

Nguồn: daikynguyenvn.com

- Nghĩ lại cái vụ cháy liền một lúc mấy chục căn nhà ở Nha Trang mà thấy hãi hùng quá đi Tư ơi!
- Ừa, vụ đó không chết người nhưng thiệt hại về tài sản quá lớn, hàng trăm người chủ yếu là dân nghèo bỗng dưng rơi vào cảnh trắng tay. Trông người lại ngẫm đến ta. Thành phố mình năm rồi cũng xảy cháy liên tục. Thời điểm cận Tết nầy càng phải cảnh giác hơn vì hàng hóa nhiều, nhang khói nhiều nên sơ sểnh một cái là ân hận cả đời!

- Thế nên anh Ba đánh giá rất cao hành động…

- Hành động chi, của ai?

- Khảo sát, kiểm tra việc sử dụng điện của các hộ dân ở những nơi có nguy cơ cao và phát hiện, xử lý kịp thời những nguy cơ cháy nổ từ việc bố trí, sử dụng điện và đồ điện không đúng cách để bảo đảm an toàn trong những ngày Tết của Công ty Điện lực Sài Gòn.

- Tưởng chuyện đó là của mấy ổng bên ngành phòng cháy, chữa cháy chớ!

- Mới đầu anh Ba cũng nghĩ vậy, nhưng rồi qua việc làm của mấy ảnh mới thấy việc đó là không của riêng ai. Và sử dụng điện bất cẩn là một trong những nguy cơ cao dẫn đến cháy nổ. Và thế là…

- Là sao?

- Trong khi mọi người chộn rộn, lo toan sắm sửa cho Tết thì các công nhân của Công ty Điện lực Sài Gòn lặng lẽ tỏa đi đến các con hẻm nhỏ, vào từng nhà để giúp dân khảo sát lưới điện trong nhà và phát hiện những nguy cơ cháy nổ để có biện pháp phòng ngừa trong dịp Tết…

- Đây mới đúng là chăm lo Tết một cách thiết thực đó, anh Ba!

- Thiết thực quá đi chớ! Có đi, có kiểm tra mới thấy hãi hùng quá đi!

- Cụ thể là…?

- Theo kết quả khảo sát của mấy ảnh thì có tới 30% số hộ dân sử dụng điện không an toàn. Như là: dây dẫn điện không phù hợp với nhu cầu sử dụng, kéo dây điện không luồn trong ống bảo vệ, không sử dụng các thiết bị bảo vệ cần thiết như cầu dao, cầu chì; đấu tắt hoặc dùng dây đồng thay thế cầu chì; đấu nối dây điện không đúng kỹ thuật, chỉ dùng kềm vặn lại sơ sài…Rồi…

- Rồi chi nữa, anh Ba?

- Che chắn, phủ kín các thiết bị điện; đặt các thiết bị điện có phát nhiệt cao như bàn ủi, lò nướng, bếp điện… gần vật liệu dễ cháy; sử dụng một ổ cắm điện cùng lúc cho nhiều thiết bị; không dùng phích cắm mà cắm trực tiếp dây vào ổ điện…

- Người ta có nói ra mới biết chớ ở nhà em và cả hàng xóm nữa, những hiện tượng đó là phổ biến à!

- Vậy thì chú mầy về kêu mọi người xử lý ngay đi. Tết nhất đến nơi rồi, nhớ phải cẩn thận củi, lửa!

Tư Búa

Tuy nhiên, sau đó, chúng em không kềm chế được nên đã vượt quá giới hạn, nhiều lần gần gũi như vợ chồng. Do sợ có thai nên chúng em đã áp dụng nhiều biện pháp tránh thai và nhận thấy, biện pháp tính ngày tháng theo chu kỳ là tốt nhất vì không ảnh hưởng đến cảm xúc, cũng không bị tác dụng phụ của thuốc ngừa thai.

Theo đó, nếu gần gũi trong thời kỳ nguy hiểm, em “hoàn tất cuộc chạy maraton” trước, sau đó anh ấy xuất tinh ra ngoài; còn những ngày an toàn thì tự do thoải mái. Tuy vậy, đôi khi cũng hồi hộp vì có nhiều lần anh ấy không kịp cho ra ngoài và em phải uống viên thuốc “sáng hôm sau”.

Em nghe nói, nếu quan hệ bằng tư thế đứng hoặc khi quan hệ mà phụ nữ không đạt cực khoái thì sẽ không có thai. Em có thể áp dụng biện pháp này vào những ngày nguy hiểm không? (thuthao…@gmail.com).

Em gái thân mến!

Rất thông cảm với các em vì đã sắp đến ngày vui mà phải hoãn cái sự sung sướng ấy lại. Tuy nhiên, đó là việc chẳng ai mong nên em cũng đừng vì thế mà lăn tăn trong lòng.

Chuyện nam nữ gần nhau, nhất là những người đang yêu nhau say đắm thì chẳng khác nào lửa gần rơm, không cháy mới lạ. Nếu các em không muốn bị “thiêu cháy” thì hãy để mồi lửa ra xa. Còn nếu không làm được thì phải “cẩn thận củi lửa”, lúc nào cũng phải kè kè “bình chữa cháy” bên cạnh; tức là phải sử dụng biện pháp tránh thai có độ an toàn cao nhất.

Ngày nay, bên cạnh việc sản xuất thuốc ngừa thai ít có tác dụng phụ thì người ta cũng đã chế tạo được các loại “áo đi mưa” rất… rất… mỏng để hạn thế đến mức thấp nhất sự “hao hụt” của cảm giác. Tôi nghĩ, em nên nghiên cứu, trang bị cho người yêu loại “áo mưa” phù hợp để không phải… hồi hộp. Và nên nhớ phải “đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng”, nghĩa là mặc “áo mưa” đúng cách (mặc ngay khi trời bắt đầu mưa) chứ không phải để mưa rơi tầm tả rồi mới quýnh quáng mặc vào!

Về việc ai đó nói rằng quan hệ tình dục ở tư thế đứng hoặc người nữ không lên đỉnh thì không có thai là sai. Tư thế gần gũi không có tác dụng gì trong việc ngừa thai. Có suy nghĩ như vậy là vì nhiều người “nhìn bằng mắt thường” thấy rằng, nếu đứng thì khi xuất tinh, tinh trùng sẽ đi ngược ra ngoài vì bị ảnh hưởng của… lực hút trái đất. Nghĩ như vậy là lầm to vì tinh trùng di chuyển rất nhanh qua ống cổ tử cung và sự kết hợp giữa tinh trùng với trứng cũng diễn ra… chớp nhoáng trước khi chúng ta có thể làm điều gì đó để can thiệp.

Về ý thứ hai: Khi quan hệ, nếu người phụ nữ không đạt cực khoái sẽ không thụ thai thì cũng… vô lý không kém. Khoái cảm không liên quan gì đến sinh lý thụ thai. Quá trình thai nghén bắt đầu khi tinh trùng gặp trứng ở vòi trứng. Ngay chất dịch nhờn ở đầu dương vật cũng thường có tinh trùng và có thể thụ tinh cho trứng dù cả hai còn đang cà rịch cà tang trên đường, chưa ai tới đích!

Tóm lại, nếu tinh trùng và trứng gặp nhau đúng lúc, đúng chỗ thì lúc đó, không còn là chuyện của 2 người mà sẽ thành “chuyện 3 người”. Cho nên, nếu chưa muốn có con trong thời gian tang chế thì hai bạn phải áp dụng triệt để các biện pháp tránh thai tiên tiến, hiện đại. “Cẩn tắc vô áy náy”, đừng để xảy ra hậu quả rồi đi giải quyết thì sẽ ảnh hưởng đến đường con cái sau này.

Theo Chuyên gia tư vấn Vũ Kim Khôi (NLĐO)