Cao đẳng sư phạm là gì

Để tìm hiểu Cao đẳng Sư phạm Mầm non học gì, bạn cần nắm được những thông tin về ngành đào tạo. Sư phạm Mầm non hay còn gọi là Sư phạm mầm non được hiểu là công việc nuôi dưỡng, chăm sóc và dạy dỗ trẻ em dưới 6 tuổi. Đây được đánh giá là ngành học quan trọng, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ là mẹ đỡ đầu của các em trong cuộc sống học đường.

Cao đẳng sư phạm là gì

Ngành Sư phạm Mầm non đang được nhiều thí sinh quan tâm và chọn lựa

Đặc biệt, đây cũng là giai đoạn trẻ em khám phá tài năng, sở thích, khám phá và làm quen với môi trường sống. Chính vì thế, ngành Sư phạm Mầm non giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống đào tạo.

2. Cao đẳng Sư phạm Mầm non học gì?

Theo chia sẻ của những chuyên gia tư vấn tuyển sinh, chương trình đào tạo ngành Sư phạm Mầm non hệ Cao đẳng nhằm đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới của Sư phạm Mầm non trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Sinh viên theo học sẽ được cung cấp đầy đủ phẩm chất, kỹ năng cũng như năng lực chuyên môn để thực hiện tốt chương trình Sư phạm Mầm non, đáp ứng tốt yêu cầu công việc sau tốt nghiệp.

Về mặt kiến thức, sinh viên các trường cao đẳng mầm non sẽ được cung cấp kiến thức giáo dục đại cương, nắm vững hệ thống kiến thức khoa học Sư phạm Mầm non trình độ Cao đẳng để thực hiện tốt công tác chuyên môn. Sinh viên cũng có hiểu biết đầy đủ về mục tiêu, nội dung chương trình Sư phạm Mầm non cũng như phương pháp tổ chức và đánh giá hoạt động giáo dục và sự phát triển của trẻ tại những cơ sở Sư phạm Mầm non.

Đồng thời, sinh viên cũng được cung cấp những kỹ năng cơ bản cần thiết như kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và học tập của trẻ, kỹ năng quan sát, tìm hiểu và đánh giá mức độ phát triển của trẻ phù hợp với yêu cầu từng độ tuổi, cá nhân cũng như điều kiện thực tế, kỹ năng lập kế hoạch định hướng phát triển và giáo dục trẻ, xây dựng môi trường giáo dục, đánh giá hiệu quả và điều chỉnh kế hoạch giáo dục…

Ngoài ra, sinh viên còn được cung cấp kiến thức về tâm sinh lý của trẻ cũng như những kỹ năng như hát, múa, đọc truyện, vẽ tranh…để đảm bảo tốt nhất hoạt động giáo dục trẻ.

Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo Cao đẳng Sư phạm Mầm non uy tín như Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, Trường Cao đẳng Sư phạm Huế, Trường Cao đẳng Bách Tây Nguyên,… Một số học phần bắt buộc của hệ học Cao đẳng Sư phạm Mầm non:

  • Tâm lý học đại cương
  • Giáo dục học đại cương
  • Mỹ thuật
  • Âm nhạc và múa
  • Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non
  • Sự học và phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non
  • Giáo dục gia đình
  • Sư phạm Mầm non
  • Giáo dục hòa nhập
  • Chương trình Sư phạm Mầm non
  • Tổ chức hoạt động vui chơi
  • Tổ chức hoạt động tạo hình
  • Tổ chức hoạt động âm nhạc
  • Phương pháp phát triển ngôn ngữ
  • Phương pháp khám phá môi trường xung quanh
  • Phương pháp giáo dục thể chất…

3. Cao đẳng Sư phạm Mầm non ra trường làm gì?

Cao đẳng sư phạm là gì

Sau khi hoàn thành chương trình học, bạn có thể tham gia giảng dạy tại những trường mầm non công lập và tư thục

Hiện nay, hệ thống Sư phạm Mầm non đang ngày càng được mở rộng và phát triển. Bên cạnh những cơ sở công lập thì còn có rất nhiều cơ sở ngoài công lập. Bên cạnh đó, số lượng giáo viên mầm non ra trường hàng năm chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường lao động. Chính vì thế, cơ hội việc làm của sinh viên Cao đẳng Sư phạm Mầm non rất lớn. Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên có thể đảm nhận công việc tại những vị trí sau:

  • Làm việc tại những trường công lập hay tư thục tại địa phương hay trên cả nước
  • Làm giáo viên dạy kèm, gia sư giảng dạy tại nhà cho học sinh hay mở trung tâm, trường mầm non tư thục nếu đủ điều kiện về tài chính cũng như kinh nghiệm.
  • Tham gia nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu giáo dục hay làm việc tại các tổ chức phát triển giáo dục phi chính phủ.
  • Làm cán bộ trong hệ thống giáo dục và quản lý nhà nước.

Với những thông tin về ngành Sư phạm Mầm non hệ Cao đẳng, bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả.

https://credit-n.ru/order/zaymyi-money-man.html

Chiếm số lượng đông đảo nhất trong hệ thống giáo dục ở bất kỳ quốc gia nào là khu vực các trường phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông).

Theo thống kê, năm học 2003 - 2004, cả nước ta có gần 26.500 trường phổ thông với hơn 17,5 triệu học sinh. Trường phổ thông có nhiệm vụ cung cấp những kiến thức nền, cơ bản và toàn diện cho học sinh.

Các trường đại học, cao đẳng... chủ yếu đào tạo kiến thức chuyên ngành cho đối tượng học viên đã tốt nghiệp phổ thông trung học.

Các trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp... đào tạo những cán bộ kỹ thuật và công nhân, liên quan tới những nghề nghiệp cụ thể.

Như vậy, khi bạn chọn làm việc trong ngành sư phạm, tùy thuộc vào trình độ, năng lực và sở thích, bạn có thể trở thành:

·        Giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học

Yêu cầu: tốt nghiệp các trường trung học sư phạm, hoặc đại học sư phạm khoa giáo dục tiểu học.

Giáo viên mầm non và tiểu học làm việc tại các trường mẫu giáo, tiểu học (còn gọi là trường cấp I) thường được phân giảng dạy nhiều môn học. Ngoài giảng dạy, những giáo viên này thường còn chịu trách nhiệm trông nom, chăm sóc các em học sinh trong thời gian ở trường.

·        Giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông

Yêu cầu với giáo viên trung học cơ sở: tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.

Yêu cầu với giáo viên trung học phổ thông: tốt nghiệp đại học sư phạm.

Giáo viên trường trung học cơ sở (thường gọi là trường cấp II) và trung học phổ thông (thường gọi là trường cấp III) được đào tạo chuyên biệt về từng môn học như Văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, tiếng Anh... Họ có nhiệm vụ giúp học sinh “đào sâu” hơn những môn học đã được giới thiệu ở trường tiểu học cũng như đến với những môn học mới.

·        Giáo viên trung học chuyên nghiệp

Yêu cầu: tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc đại học khác, tuỳ thuộc vào các chuyên ngành đào tạo của trường.

·        Giảng viên đại học, cao đẳng...

Yêu cầu: tốt nghiệp đại học trở lên.

Dựa trên lĩnh vực chuyên môn, giảng viên được tổ chức thành các khoa, bộ môn. Chức năng chính của giảng viên là giảng dạy và chỉ dẫn cho sinh viên, hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp...

Đồng thời, giảng viên cũng chiếm một phần quan trọng trong đội ngũ nghiên cứu. Họ thường công bố những công trình, khám phá của mình trong các bài báo chuyên ngành, sách và trên các phương tiện truyền thông đại chúng khác... Các giảng viên đại học, cao đẳng do đặc thù nghề nghiệp luôn gắng theo kịp những tiến bộ trong lĩnh vực của mình bằng việc đọc những tài liệu mới, thảo luận với đồng nghiệp và các nhà chuyên môn khác, tham gia vào những hội nghị chuyên ngành...

Cao đẳng sư phạm là gì


·        Giáo viên dạy các môn văn hóa, kỹ thuật, nghề nghiệp tại Trường dạy nghề

Yêu cầu: tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc cao đẳng khác, tuỳ thuộc vào các chuyên ngành đào tạo của trường.

·        Giáo viên hướng dẫn thực hành tại trường dạy nghề

Yêu cầu: tốt nghiệp trường dạy nghề, nghệ nhân, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.

Ngoài lĩnh vực giảng dạy, trong ngành sư phạm, bạn còn có thể tham gia công tác quản lý Nhà nước về giáo dục. Bạn sẽ làm việc tại các bộ phận chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục và Đào tạo tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Phòng Giáo dục tại các quận, huyện...

Tuỳ vào vị trí, nhiệm vụ công tác của bạn mà có những yêu cầu riêng về trình độ nghiệp vụ chuyên môn.


Page 2

Cao đẳng sư phạm là gì

Sư phạm là một trong những ngành có nhiều sinh viên theo học nhất gồm có sư phạm mầm non và sư phạm tiểu học, sinh viên học cao đẳng mầm non tại Hà Nội là rất lớn; vậy cao đẳng sư phạm mầm non phải thi môn gì?

Ngành sư phạm được coi là ngành quan trọng nhất đối với sự phát triển của xã hội với hệ thống giáo dục đào tạo khắp mọi nơi, đặc biệt hệ thống giáo dục đào tạo tại Hà Nội là có chất lượng và cơ sở vật chất hơn hẳn những nơi khác, các trường đào tạo tại Hà Nội có đội ngũ giảng viên trình độ cao. Bạn có năng khiếu về múa hát, kể chuyện và bạn có ước mơ trở thành một người thầy, người cô, là người dẫn dắt thế hệ trẻ bạn hãy lựa chọn cho mình con đường sư phạm để hoàn thành ước mơ của mình.

Thi năng khiếu ngành sư phạm mầm non tại Hà Nội

Đối với trường Cao đng Sư phm mm non bạn cần phải thi khối M05 bao gồm các môn Văn, Sử, Năng khiếu (đối với chuyên ngành giáo dục mầm non) và các môn Toán, Anh, Năng khiếu hoặc Văn, Anh, Năng khiếu ( đối với chuyên ngành giáo dục mầm non – tiếng anh). Thí sinh sẽ nộp học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT tại trường đăng ký để nhà trường xét tuyển; các môn thi năng khiếu sẽ phải đăng ký trước và sẽ phải thi vào một ngày riêng do nhà trường xếp lịch thi.

Trong kỳ tuyển sinh năm học 2022 đã có sự đổi mới: Thí sinh đang học lớp 12 hoặc đã tốt nghiệp THPT muốn học Cao đẳng Sư phạm mầm non thì KHÔNG cần phải thi tuyển. Nhà trường sẽ xét tuyển học bạ THPTThí sinh ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN TRỰC TUYẾN (ở phía dưới bài viết này), sau đó các thầy cô phòng tuyển sinh của nhà trường sẽ liên hệ lại với thí sinh để thông báo kết quả trúng tuyển và báo lịch ôn cũng như thời gian thi năng khiếu.

Cao đẳng sư phạm là gì

Thí sinh làm thủ tục vào thi Năng khiếu sư phạm mầm non

Hồ sơ xét tuyển Cao Đẳng Sư Phạm Mầm Non Hà Nội: các bạn chỉ cần nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển kèm theo học bạ THPT và thi các môn năng khiếu. Thời gian đăng ký thi môn năng khiếu khoảng tháng 8, đăng ký theo mẫu đăng ký chung của nhà trường trên website, các thí sinh phải đăng ký đầy đủ thông tin theo mẫu. nội dung thi môn năng khiếu bao gồm: Thi hát, đọc diễn cảm. Sau khi thi năng khiếu xong khoảng 1-2 tuần điểm thi sẽ được công bố và thông báo có trúng tuyển hay không.

Cơ hội việc làm khi học sư phạm mầm non khá lớn do xã hội phát triển dân số đang tăng cao dẫn đến tỉ lệ gửi con cũng tăng lên, nhiều cơ sở trường học được xây dựng mới và có thể mở trường lớp tư thục để dạy trẻ hoặc bạn học có trình độ cao nhà trường sẽ mời bạn ở lại làm giảng viên tại trường.

Cao đẳng sư phạm là gì

Trở thành Cô Giáo Mầm Non là ước mơ của nhiều bạn trẻ!

Sau đây là thông báo Xét tuyển Cao đẳng sư phạm mầm non tại Hà Nội năm 2022 – Hệ chính quy

THÔNG BÁO TUYỂN SINH

CAO ĐẲNG – SƯ PHẠM MẦM NON

(địa điểm học: Hà Nội)

I: Phương thức tuyển sinh 2022:

Tên ngành đào tạo: Giáo Dục Mầm Non (sư phạm mầm non)

Hệ đào tạo: Chính Quy

Trình độ: Cao đẳng

*** Ghi chú: Thi sinh đang học lớp 12 có thể đăng ký xét tuyển ngay hôm nay để có cơ hội trúng tuyển sớm.

II: Bằng cấp, Thời gian và Kinh phí đào tạo: 

Bằng cấp: Cao Đẳng hệ Chính Quy

Thời gian học:

  • Đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT: 3 năm (6 học kỳ – 82 Tín chỉ)
  • Đối với thí sinh liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng mầm non: từ 1 đến 1,5 năm 

Kinh phí đào tạo: Đào tạo tự nguyện theo nhu cầu xã hội từ 4.000.000đ đến 4.500.000đ/ kỳ

III: Lợi thế khi theo học:

  • Được lựa chọn vào các lớp khung thời gian học phù hợp với bản thân như: Lớp học các giờ chính quy từ thứ 2 đến thứ 6, Lớp học vào các buổi tối hoặc Lớp học vào các ngày cuối tuần. Tạo điều kiện cho các thí sinh ở xa, Vừa làm vừa học.
  • Nhà trường có các lớp khai giảng liên tục (đủ 50 hồ sơ đăng ký là tiến hành Xét tuyển), giúp đẩy nhanh tiến độ đào tạo
  • Không tăng học phí trong suốt quá trình học.

III: Đối tượng tuyển sinh:

– Đối tượng tuyển sinh là các thí sinh tốt nghiệp THPT, Bổ túc văn hóa hoặc tương đương

Học sinh chọn 1 trong 2 phương thức:

  • Thi môn Văn – Sử + Điểm thi năng khiếu khối M (dành cho thí sinh có học lực lớp 12 đạt Trung Bình)
  • Xét điểm học bạ THPT + điểm thi năng khiếu khối M (dành cho thí sinh có học lực lớp 12 đạt Khá trở lên)

IV: Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển, cách đăng ký dự thi năng khiếu:

Thời gian đăng ký xét tuyển trực tuyến: Đợt mới Bắt đầu từ ngày 20/01/2022

Thời gian tổ chức thi năng khiếu của trường  tổ chức làm nhiều đợt (Nếu còn chỉ tiêu tuyển sinh). Thi năng khiếu không khó, Thí sinh chỉ cần cần ôn tập theo giáo viên hướng dẫn là thi được.

V. Hồ sơ xét tuyển bao gồm ( Ở xa có thể gửi bưu điện ):

  • 01 bản phô tô công chứng chứng minh thư
  • 02 ảnh 3×4 (ghi rõ tên, ngày sinh sau ảnh)
  • 01 bản photo bằng hoặc giấy chứng nhận tốt nghiêp THPT
  • 01 bản photo học bạ
  •  02 phong bì (ghi rõ tên, địa chỉ người nhận để nhà trường gửi giấy báo nhập học)

*** Ghi chú: đối với học sinh đang học lớp 12, Học bạ và Chứng nhận tốt nghiệp có thể bổ sung sau.

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN TRỰC TUYẾN: Thí sinh điền đầy đủ thông tin và form dưới đây rồi nhấn nút ” Gửi Đi”. Nhà trường sẽ liên hệ lại với thí sinh để hướng dẫn làm thủ tục xét tuyển:

Những trường có dấu (*) bắt buộc phải nhập, Các trường văn bản phải nhập bằng tiếng Việt có dấu

PHIẾU ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN TRỰC TUYẾN