Cật lợn có tốt không

Nhiều người cho rằng phủ tạng động vật là món bổ vì nhiều đạm và vitamin. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, không phải nó bổ với nhiều người. Đặc biệt một số người mắc các bệnh sau thì không nên ăn nhiều:

Người mắc bệnh về tim mạch như rối loạn lipid máu, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, cholesterol máu cao...; Người mắc bệnh về thận hư như thận hư nhiễm mỡ; Người bị tiểu đường, gút (thống phong), béo phì hoặc thừa cân, đái tháo đường.
 

Cật lợn có tốt không


 

Những đối tượng kể trên nếu ăn nhiều tim, thận động vật thì chẳng những không bổ mà còn gây hại cho sức khoẻ, làm bệnh tiến triển nặng thêm.

Theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng, các phủ tạng động vật như: tim, gan, thận, dạ dày, tràng, óc… có thành phần dinh dưỡng không cân đối. Nó ít chất đạm hơn so với thịt nạc nhưng lại chứa nhiều cholesterol xấu, không có lợi cho người mắc bệnh về tim mạch.

Trong 100g tim lợn cung cấp 81 kcalo năng lượng, 15,1 g chất đạm, 3,4 g chất béo, 7 mg canxi, 213 mg phốt pho, 5,9 mg sắt, 8 mcg vitamin A, 0,34 mg B1, 0,49 mg B2 và 5,7 mg PP. Tim gà cung cấp 144 kcalo năng lượng, 16g chất đạm, 5,5 g chất béo. Cật lợn cung cấp 89 kcalo, 13 g chất đạm và 3,1 g chất béo…

Như vậy, có thể thấy tim, cật là thực phẩm giàu chất đạm, giúp bồi bổ tốt cho một số người nhưng lại không tốt đối với người khác. Trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú, người thiếu sắt, thiếu máu, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi thì nên ăn tim, cật nhưng khi ăn cũng chỉ ăn vừa phải, mỗi tuần ăn từ 2 - 3 lần, mỗi lần ăn từ 50 - 70 g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30 - 50 g/bữa.

Hàm lượng cholesterol trong tim cật cũng khá cao, nhất là cật có 370mg/100g, tim là 140mg/100g nên ăn nhiều gây hại cho sức khoẻ, một ngày mỗi người chỉ nên ăn khoảng 250 – 300 mg cholesterol. Óc lợn cũng chứa nhiều cholesterol nên ăn nhiều sẽ bị cholesterol trong máu cao.

Được biết, những người cao tuổi, thừa cân - béo phì nên ăn hạn chế, người mắc các bệnh mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gút, thận hư nhiễm mỡ, suy tim càng tuyệt đối tránh ăn các loại phủ tạng động vật.

Cật lợn(thận lợn) là một trong những món ăn ngon, bổ dưỡng. Nếu biết cách chế biến và ăn bổ sung thường xuyên thì đây là được coi là một trong những bài thuốc bổ, đặc biệt là dành cho nam giới. Vậy cật lợn có thành phần dinh dưỡng như thế nào, tác dụng đối với sức khỏe của nam giới ra sao và quan trọng hơn là cách chế biến như thế nào mới là tốt nhất. Chúng ta cùng xem chi tiết bài viết dưới đây:

Cật lợn có tốt không

Nội dung bài viết

Cật lợn – Cật heo là gì?

Nhiều người vẫn còn lầm tưởng cật lợn, thận lợn là 2 bộ phận khác nhau. Thực tế thì nó là một. Khi gọi thận lợn người ta nói đến chức năng của nó trong hệ tiết niệu. Còn cật lợn chỉ dành cho mọi người gọi tên khi đánh chén, chế biến món ăn mà thôi. Trong nam thì hay gọi là cật heo, ngoài bắc thì gọi là cật lợn

Thành phần dinh dưỡng có trong 100g quả cật lợn như sau:

  • Năng lượng: 81 kcal
  • Đạm: 13g
  • Chất béo: 3.1g
  • Nước: 82.6mg
  • Canxi: 8mg
  • Kali: 390mg
  • Sắt: 5mg
  • Photpho: 223mg
  • Vitamin A: 150mg
  • Vitamin C: 5mg
  • VItamin B1:  0.4mg
  • Cholesterol: 375 mg

Cật heo có tác dụng gì?

Với thành phần dinh dưỡng dồi dào như trên thì cật lợn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời đối với sức khỏe. Theo y học cổ truyền cật lợn có tính bình, vị mặn được dùng để bổ thận ích tinh, chữa đau lưng, di tinh … cải thiện rõ rệt chức năng sinh lý, đời sống chăn gối vợ chồng.

Cật lợn có tốt không
Quả cật heo (thận lợn)

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng còn cho biết, cật lợn là bài thuốc quý có thể ngăn ngừa sỏi thận, sỏi tiết niệu. Trong dân gian, ông bà ta còn dùng cật lợn nấu với quả bí đao để ngăn ngừa sỏi đường tiết niệu ở giai đoạn đầu.

Ăn cật lợn có tốt cho tinh trùng?

Dĩ nhiên là có. Trước hết trong thành phần dinh dưỡng có chứa lượng lớn Kali, PhotPho và các vitamin giúp việc sản sinh, tăng chất lượng tinh trùng từ tinh hoàn. Nhiều cặp vợ chồng vô sinh hiếm muốn trong thời gian điều trị được khuyên sử dụng món ăn này để bổ sung thường xuyên.

Cật lợn có tốt không

Bạn nên tham khảo thêm: Tác dụng của hàu đối với nam giới và 5 cách chế biến hiệu quả

Chính vì có nhiều giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe, cật lợn có vô vàn cách chế biến cũng như món ngon cực dễ ăn và trở thành những bài thuốc quý. Chúng ta hãy xem những cách làm cật lợn phổ biến trong các gia đình hiện nay nhé:

Những món ngon bài thuốc từ Cật Lợn

Để chế biến cật heo ngon, nên chọn lựa quả có màu sậm đồng đều, không có vết nhạt màu.  Cật heo ngon sẽ không có những đốm trắng, tụ huyết hay xuất huyết, không có mùi lạ. Khi cầm trên tay, nếu như đó là cật cũ thì sẽ có cảm giác mềm nhũn và rũ, còn mới lại không có những dấu hiệu đó và khá săn chắc, đàn hồi cao, màng bọc còn nguyên.

Một lưu ý không thể bỏ qua nữa là cần xử lý mùi hôi trước khi chế biến bằng cách: hãy lọc bỏ màng bọc bên ngoài quả cật, sau đó xẻ đôi rồi lọc toàn bộ tuyến hôi màu trắng của nó. Tiếp tục ngâm giấm hoặc xát muối hoặc ngâm rượu với ít gừng. Vậy là nguyên liệu đã đảm bảo ngon.

“⭐⭐⭐ Rối loạn cương là tình trạng thường gặp ở nam giới khi quan hệ tình dục. Hiện nay có những giải pháp điều trị RLCD dựa trên nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên đa phần nam giới lại tự tìm cách chữa cho mình, dẫn đến không đúng bệnh, không đúng thuốc, tiền mất thậm chí tất mạng. Hãy xem ngay video bác sĩ Nguyễn Đình Bách dưới đây chia sẻ để hiểu rõ hơn. Hoặc truy cập vào đây để xem giải pháp hiệu quả ⭐⭐⭐”

Cật heo xào hành tây

Trong các món cật xào thì xào với hành tây là lời khuyên hàng đầu đối với các chuyên gia dinh dưỡng. Bởi tác dụng của hành tây là một vị thuốc quý phòng chống nhiều bệnh tật, kết hợp với cật heo thì quá tuyệt vời. Đồng thời việc thực hiện món ăn này cũng chẳng có gì khó. Các bạn có thể thực hiện theo các trình tự sau:

Nguyên liệu:

Bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau: 2 quả cật heo, 1 củ hành tây, ít nhánh cần tây hoắc lá tỏi, cà chua hoặc không, tỏi, hành và các gia vị thường dùng

Chế biến:

  • Cật heo sau khi xử lý mùi thái thành các lát mỏng vừa ăn, ướp cật với ít muối ăn, tiêu, đường, ít nước mắm khoảng 15 phút
  • Hành tây bóc vỏ, rửa sạch có thể ngâm ít nước muố loẵng cho bớt hăng. Ngâm khoảng 10 phút vớt ra để ráo. Tiếp theo thái nhỏ sợi
  • Cần tay rửa sạch, thái đoạn ngắn vừa ăn
  • Tỏi bỏ vỏ, dã nhuyễn
  • Cho dầu ăn phi tỏi đã dã nhuyễn hơi dậy mùi. Cho cậy vào xào nhanh lửa lớn đến khi săn lại. Tiếp theo cho hành tây, cần tây vào xào cùng. Nếm lại gia vị bổ sung tùy ý. Cuối cùng bỏ thêm lá hành nếu thích.
Cật lợn có tốt không
Món cật heo xào hành – ảnh minh họa

Cật heo xào giá

Giá cũng là một món ăn bổ dưỡng, ngoài cật và giá chúng ta có thể bổ sung thêm hẹ nữa thì đây đều là những bài thuốc hay. Các nguyên liệu này cũng hết sức dễ tìm, cách chế biến càng đơn giản. Để làm món ăn này chúng ta có thể chuẩn bị và thực hiện như sau:

Chuẩn bị:

Nguyên liệu cần có là từ 1-2 quả cật heo làm sạch, 100gram lá hẹ tươi, 350gram giá đỗ và các gia vị thông thường

Chế biến:

  • Cật heo thái nhỏ vừa ăn và ướp theo hướng dẫn như món cật heo xào hành
  • Giá đỗ, lá hẹ rửa sạch để ráo đồng thời thái lá hẹ đoạn vừa ăn
  • Phi hành tỏi thơm cho cật chín hẳn, bỏ giá đỗ và lá hẹ vào đảo cho chín tái ăn sẽ ngon hơn
Cật lợn có tốt không
Hình ảnh món cật heo xào giá

Cật heo cháy tỏi

Món cật heo cháy tỏi hay cật heo xào tỏi cũng đơn giản và cách chế biến cũng tương tự như 2 cách xào trên. Nếu không thích xào với các loại rau khác các bạn có thể xào cật và nêm gia vị bình thường là được.

Cật heo hấp cách thủy

Những người không muốn ăn dầu mỡ, không muốn ăn đồ chiên xào thì hấp cách thủy là một cách hay. Đơn giản và không bị ngán. Hấp cách thủy thì bạn cũng không cần chuẩn bị quá là nhiều nguyên liệu. Để thực hiện được các bạn cần chuẩn bị và làm như sau:

Nguyên liệu: 2 quả cật lợn, hành lá, sả, muối, ớt tiêu, bột ngọt, ớt, đường

Cách làm: Cật làm sạch và sơ chế như hướng dẫn ở trên. Cắt thành miếng vừa ăn, ướp các gia vị như muối, tiêu, đường, ớt. Sả đập dập rồi ướp cật khoảng 10-15 phút. Sau khi ngấm gia vị cho cả bát vào hấp cách thủy. Lúc chín tới cho hành lá vào, chín thì đem ra ăn.

Cật heo hầm thuốc bắc

Cật heo hầm thuốc bắc hay tiềm thuốc bắc là bài thuốc quý, giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý một cách rất hiệu quả. Nếu có điều kiện và thời gian bạn nên thường xuyên thực hiện món ăn này. Để chế biến món cật heo hầm thuốc bắc bạn làm như sau:

Nguyên liệu: Cật heo 2 quả, 1 gói gia vị thuốc bắc, 1 quả dừa xiêm, gừng, rượu, muối, bột nêm

Cật lợn có tốt không
Cật heo hầm thuốc bắc

Chế biến: Cật chế biến như đã hướng dẫn ở trên, xẻ đôi. Thuốc bắc rửa sạch và để ráo. Cho nước dừa vào cùng thuốc bắc. Đun sôi lên rồi cho cật heo vào cùng. Đun sôi khoảng tầm 30 phút là bạn có thể nhấc ra. Lúc ăn nêm cũng với muối, chanh sẽ ngon miệng hơn

Cháo cật heo

Nếu là người ưa thích ăn các món về cháo, hoặc buổi sáng làm món cháo cật heo thì thực sự khá tuyệt vời. Không những ấm bụng, dễ trôi mà cật heo giúp bạn có thêm chất bổ tăng cường sinh lý. Cách làm cháo cật heo cũng không có gì khó khăn. Các bạn chuẩn bị và thực hiện như sau:

Nguyên liệu: 2 quả cật heo, 200-300gam sườn heo, bột canh, tiêu, hành lá, ớt, chanh

Chế biến: Cật làm sạch như trên rồi thái miếng vừa ăn. ướp tiêu, mắm, bột canh khoảng 15 phút. Sườn heo cho vào nồi nước cùng với hơn 1 nắm chặt gạo tẻ đun nhừ. Nêm một ít muối vào nồi cháo.

Cật lợn có tốt không
Cháo cật heo thơm ngon

Bắc chảo lên phi hành tỏi đến dậy mùi thì cho cật vào xào săn tái. Khi chín thì cho hành vào đảo qua. Múc cháo ra bát tô và cho cật đã xào vào. Ăn nóng kèm theo ít gia vị tiêu, chanh thì sẽ ngon hơn

Cật heo hầm đỗ đen

Nhiều người không biết rằng, đỗ đen là một vị thuốc quý đối với nam giới. Những người bị suy giảm ham muốn cũng như khả năng cương dương kém, nên uống mỗi ngày một cốc nước đỗ đen hầm. Ngoài bài thuốc đó chúng ta có thể dùng món cật heo hầm đỗ đen cực kỳ hữu hiệu. Cách làm như sau:

Chuẩn bị: 2 quả cật heo, 50gram đỗ đen, muối, dầu ăn

Cách làm: Ngâm đỗ đen cho mềm, cho nước vào và nấu nhừ một lúc. Heo làm sạch như trên rồi để ráo nước. Cho cật heo, ít dầu ăn vào hầm cùng đến khi chín, nêm gia vị vừa ăn. Ăn món này lúc nóng như một món canh

Cật lợn có tốt không

Ngoài ra còn rất nhiều cách chế biến khác như cật heo nướng, hấp gừng, xào mướp, rau cải … Với nhiều cách chế biến như vậy chắc chắn các bạn có thể thoải mái lựa chọn và đa dạng món ăn này. Tuy nhiên cũng một lưu ý nhỏ rằng thành phần cật heo chứa nhiều cholesterol, các nội tạng động vật đều chứa nhiều cholesterol vì thế những ai có vấn đề liên quan thì nên ăn hạn chế. Tăng cường sinh lý và hỗ trợ cải thiện chức năng tình dục cần một quá trình thực hiện. Nam giới nên thực hiện nhiều món ăn khác nhau bổ sung thường xuyên. Các bạn nên tham khảo thêm nhiều món ăn bài thuốc khác tại chuyên mục dinh dưỡng của chương trình Đỉnh Pháp Vương

Ai không nên ăn cật lợn?

Thận lợn (cật) Thay đổi thói quen ăn uống phù hợp lợi cho sức khỏe, đặc biệt những người có hàm lượng cholesterol cao càng phải chú ý, thường xuyên ăn thận lợn có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh mạch vành và thể gây ra các cơn đau thắt ngực, vì vậy người bệnh tim cũng nên chú ý hơn, ăn ít nhất thể.

Ăn cật lợn có tác dụng gì không?

Theo Đông y, thận (bồ dục, cật) nói chung (heo, bò, dê...) vị mặn, tính lạnh không độc, đều công hiệu bổ thận, ích tinh, tráng dương chữa thận hư suy yếu tình dục, di mộng tinh và các bệnh thuộc thận như về xương khớp đau mỏi, tai ù, nặng tai... mồ hôi trộm, lão suy.

Cật heo tốt cho gì?

Cật heo hay thận heo là cơ quan nội tạng nằm trong hệ tiết niệu của những con heo. Trong Đông y, bộ phận này có vị mặn, tính bình nên thường được dùng để bổ thận, tráng dương và chữa trị đau lưng, di tinh. Cật heo cực kỳ bổ dưỡng, lại có độ giòn dai rất ngon nên ngày càng được nhiều người yêu thích.

Cháo cật heo có tác dụng gì?

Cật heo lạng bỏ màng gân, rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu sôi. Gạo vo sạch, cho vào nồi cật heo để nấu cháo (nấu bằng lửa nhỏ đến chín), nêm nếm gia vị. Món này giúp bổ ích thận khí. Thích hợp dùng cho chứng tay chân tê mỏi, di tinh, hoạt tinh, liệt dương.