Cây hồng giòn trồng ở đâu

Những năm qua, hồng giòn được nhiều hộ gia đình đưa vào trồng để phát triển kinh tế. Nắm bắt được sở thích của người tiêu dùng và thấy thị trường ưa chuộng loại trái cây này, ông Phạm Văn Quyết, tiểu khu 34 (xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) đã chuyển đổi 3ha nương rẫy sang trồng hồng giòn, cho thu lời hàng trăm triệu đồng/năm.

Cây hồng giòn trồng ở đâu

Ông Phạm Văn Quyết, tiểu khu 34, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu đang hái hồng tại vườn. (Ảnh: Hà Hoàng).

Ông Quyết chia sẻ: "Tôi đã cải tạo lại nương rẫy, lắp đặt hệ thống nước tưới, sau đó xuống mua cây giống của Viện rau củ quả ở Hà Nội về trồng. Khoảng 5 năm sau, vườn hồng giòn của gia đình tôi cho quả sai trĩu, ít khi bị sâu bệnh lắm".

Hồng giòn là loại cây có tán khá rộng nên người trồng cần đảm bảo khoảng cách giữa các cây trên 7m, để tạo sự thông thoáng về mặt ánh sáng. Khi mới trồng hồng giòn, nên cắm cọc tre để giữ cây không bị đổ do tác động từ bên ngoài. Trồng khoảng 5 năm, cây sẽ cho thu quả.

Cách chăm sóc hồng giòn rất đơn giản, ít chi phí, không cầu kỳ như các loại cây ăn quả khác. 1 năm cây hồng giòn chỉ cần bón phân 2 lần. Hiện nay, diện tích hồng giòn cho thu hoạch quả trên địa bàn huyện Mộc Châu còn ít, nên cứ đến vụ thu hoạch, các thương lái đều tìm vào tận vườn để thu mua.

Cây hồng giòn trồng ở đâu

Dù dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nhưng hồng giòn vẫn bán được giá cao, bà con tiểu khu Pa Khen, thị trấn Nông trường Mộc Châu vô cùng vui mừng. (Ảnh tư liệu năm 2019: Hà Hoàng).

Cây hồng giòn trồng ở đâu

Khi hồng được thu hái về, người dân rửa sạch và đóng gói bán cho khách hàng. Hiện hồng giòn được bán với giá 36.000 đồng/kg. (Ảnh: Hà Hoàng).

"Năm nay, do tình hình dịch bệnh xảy ra ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, Hà Nội là thị trường chính của gia đình tôi cũng đang giãn cách xã hội, nên đầu ra cho sản phẩm có chút ảnh hưởng. Tuy nhiên, để tìm cách tháo gỡ khó khăn, tôi đã giao bán hàng trên mạng facebook, cũng được nhiều người tiêu dùng đặt hàng. Mỗi kg hồng giòn tôi bán với giá 36.000 đồng, sau khi trừ chi phí vận chuyển tôi lãi khoảng 560 triệu đồng" - ông Phạm Văn Quyết bảo.

Cây hồng giòn trồng ở đâu

Chỉ trồng 40 cây hồng giòn tại vườn, ông Tráng A Cao, bản Hua Tạt, xã Vân Hồ thu lãi gần 20 triệu đồng. (Ảnh: Hà Hoàng).

Còn gia đình ông Tráng A Cao, bản Hua Tạt (xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ) trồng được khoảng 40 gốc hồng giòn. Khi quả hồng ngả sang màu vàng, cũng là thời điểm gia đình ông thu hoạch, rao bán cho khách hàng trên mạng xã hội facebook.

 Vừa rồi, ông thu hoạch được hơn 5 tạ hồng, giá bán tại vườn là 35.000 - 36.000 đồng/kg. Ông Cao cho hay: "Hồng năm nay chín đều lắm. Nhưng dịch bệnh phức tạp quá, nên gia đình tôi phải mất thêm cước vận chuyển. Tuy vậy, tôi vẫn lãi được gần 20 triệu đồng. Vì thế, có người trong bản ví 40 cây hồng giòn của gia đình tôi chẳng khác nào đàn gà đẻ trứng vàng".

Cây hồng giòn trồng ở đâu

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, bà con nông dân đã rao bán hồng trên mạng facebook. Nếu có khách đặt, bà con sẽ đóng gói sản phẩm chuyển lên xe giao đến tận nơi. (Ảnh: Hà Hoàng).

Khác với những mặt hàng nông sản khác như: Thanh long, xoài, nhãn, bơ… rất khó bán trong bối cảnh dịch Covid -19 phức tạp, thì riêng mặt hàng hồng giòn lại cháy hàng. Bà con trồng hồng giòn ở huyện Mộc Châu và huyện Vân Hồ phấn khởi, vì việc tiêu thụ hồng rất thuận lợi.

Cây hồng giòn trồng ở đâu

Hồng giòn không hạt trồng ở huyện Mộc Châu và huyện Vân Hồ khi ăn có vị thơm mát, ngọt thanh, được nhiều người tiêu dùng yêu thích. (Ảnh: Hà Hoàng).

So với các cây trồng khác, hồng giòn mang lại hiệu quả kinh tế cao. 1ha hồng giòn có thể cho thu hàng trăm triệu đồng. Cây hồng giòn đã được trồng ở đất cao nguyên Mộc Châu khoảng 20 năm trở lại đây. Giống hồng giòn không hạt này ăn có vị thơm mát và ngọt thanh, nên được rất nhiều khách hàng ưa thích.

Cây hồng giòn trồng ở đâu

Năm nay, thời tiết ủng hộ nên những cây hồng giòn ở huyện Mộc Châu cho quả sai, to và đều. (Hà Hoàng).

Hiện nay, bà con ở huyện Mộc Châu và huyện Vân Hồ tiếp tục mở rộng diện tích trồng hồng giòn. 

Tuy nhiên, cây hồng giòn trồng sau 5 năm mới cho thu hoạch. Cây hồng giòn dễ tính, nhưng việc được mùa hay không lại phụ thuộc vào thời tiết. 

Hồng giòn hay còn gọi là giống hồng Fuyu là giống hồng nổi tiếng có nguồn gốc từ Nhật Bản, được nghiên cứu và trồng thử nghiệm tại Mộc Châu (Sơn La) từ những năm 2000. 

Những cây hồng giòn rất hợp với đất Mộc Châu và Vân Hồ mà các vùng khác không có được, vì cây hồng chỉ phát triển tốt từ độ cao 700 - 800m trở lên. Ở Vùng đất thấp, hồng có thể phát triển, nhưng ra quả rất ít và chất lượng không ngon như trồng ở Mộc Châu, Vân Hồ.

"Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Thời điểm tháng 9 - 10, hồng giòn vào vụ thu hoạch nên được bày bán nhiều trên thị trường. Ở Việt Nam, một số tỉnh như Sơn La, Đà Lạt, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Mộc Châu… là những nơi trồng nhiều giống hồng này và cung cấp ra thị trường số lượng không nhỏ.

Tại thời điểm này, hồng giòn Trung Quốc cũng vào vụ thu hoạch. Và loại quả này cũng là một trong những mặt hàng nước ta nhập khẩu từ Trung Quốc khá nhiều. Vì vậy, người tiêu dùng cần tìm hiểu và nằm lòng các mẹo để nhận biết để mua đúng loại.

Về hình dáng

Hồng giòn Việt thường có màu vàng cam, quả to vừa phải, hay có các vết thâm nám, ăn giòn, ngọt. Kích thước quả không đều nhau, khi xanh ăn sẽ rất chát.

Với hồng giòn vuông Mộc Châu, quả thường có màu vàng đỏ, thịt hồng cứng có màu vàng cam, ăn giòn và có mùi thơm đậm.

Hồng giòn Đà Lạt hay còn gọi là hồng trứng Đà Lạt thưởng quả tròn, hơi ngắn, đầu hơi nhọn, màu xanh hơi ngả vàng, hoăc màu vàng nhẹ màu sắc không đều, không bóng.

Cây hồng giòn trồng ở đâu

Hồng giòn Mộc Châu có hình dáng và màu sắc khá giống với hồng Trung Quốc nhưng kích thước quả bé hơn.

Hồng giòn Lạng Sơn có hình dáng vuông thành, quả nhỏ, vỏ dày. Khi ăn giòn, ngọt đậm và thường có cát rất ngon miệng.

Còn hồng giòn vuông Trung Quốc, hình dáng và màu sắc vỏ khá giống hồng Mộc Châu nhưng phần thịt thường vàng nhạt, ăn mềm, vị cũng nhạt hơn, kích thước quả cũng to, đều hơn.

Thời gian bảo quản

Theo một số người có kinh nghiệm bán hoa quả lâu năm, bất kỳ loại hồng nào ở nước ta đều có thời gian bảo quản khá ngắn, bị hư rất nhanh. Cụ thể, hồng Đà Lạt chỉ cần để 1-2 ngày là bắt đầu chín mềm rồi có hiện tượng hỏng.

Cây hồng giòn trồng ở đâu

Hồng Việt quả nhỏ hơn và phần thịt vàng đều, vị ngọt, thơm và nhanh chín, dễ hỏng.

Trong khi đó, hồng Trung Quốc lại có thời gian bảo quản lâu, có thể để thời gian dài vẫn có thể ăn được. Thậm chí, loại hồng nhập khẩu này còn không thể chín được, đến thời điểm sẽ thối từ cuống rồi tới trái. Cuống của loại hồng Trung Quốc luôn có màu thâm đen, rất dễ nhận biết.

Vị ngọt của hồng giòn

Ngoài ra, hồng Việt Nam thường có vị ngọt thanh, chỉ cần bổ ra đã thấy mùi thơm và phần thịt màu vàng đều. Ngược lại, hồng Trung Quốc có vị ngọt sắc, không có mùi thơm, để lâu phần thịt sẽ bị hỏng dần.

Hiện tại, giá hồng giòn nước ta đầu mùa được bán lẻ khoảng 30.000 - 45.000đ đồng/kg tùy loại. Vì vậy, người tiêu dùng cần nắm rõ các dấu hiệu nhận biết để tránh mua nhầm.

Theo Anh Thư (tổng hợp) (Dân Việt)