Chánh an Tòa an nhân dân tối cao hiện nay là ai

Quang Việt   -   Thứ bảy, 18/09/2021 13:01 (GMT+7)

Chánh an Tòa an nhân dân tối cao hiện nay là ai
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Chánh án Toà án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình chụp ảnh lưu niệm với 4 thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao được bổ nhiệm. Ảnh: VGP

Cụ thể, chiều 16.9, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm 4 thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao.

Tại buổi lễ, lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước công bố Quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm 4 thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao đối với các ông, bà Ngô Tiến Hùng, Đào Thị Minh Thủy, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Biên Thùy.

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trao quyết định và tặng hoa chúc mừng các tân thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của Nhà nước. Vì vậy các thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao mới được bổ nhiệm phải tiếp tục cố gắng hơn nữa, nỗ lực phấn đấu học tập và rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử và kiến thức xã hội;

Giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị, phải làm tốt công tác tham gia xây dựng pháp luật; tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật, hướng dẫn bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật; thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ: "Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư", trên tinh thần thượng tôn pháp luật.

Thẩm phán Nguyễn Văn Dũng - một trong 4 người được bổ nhiệm, khẳng định, các thẩm phán nhận thức sâu sắc rằng đây là một vinh dự to lớn, nhưng đồng thời cũng là trọng trách lớn mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao cho...

Các thẩm phán hứa tuyệt đối trung thành, tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; không ngừng học tập nâng cao trình độ; rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng...

Trước đó, ngày 14.9, tại Tòa án nhân dân Tối cao tổ chức Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm ông Vũ Công Đồng, Phó Chánh án phụ trách Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh giữ chức Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh.

Thay mặt Toà án nhân dân Tối cao, Phó Chánh án Toà án nhân dân Tối cao Nguyễn Trí Tuệ đã trao Quyết định bổ nhiệm này cho ông Vũ Công Đồng, thời gian bổ nhiệm là 5 năm, kể từ ngày 15.9.2021.

Tân Chánh án Vũ Công Đồng bày tỏ quyết tâm trên cương vị công tác mới sẽ nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực bản thân, khách quan tận tình trong công việc sẵn sàng phục vụ nhân dân...

Ngày 7/4, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với TAND Tối cao tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước về việc bổ nhiệm chức vụ với ông Hưng.

Quảng cáo

Chủ tịch nước (phải) trao quyết định cho ông Hưng. Ảnh: TTXVN

Quảng cáo

Ông Phạm Quốc Hưng, 49 tuổi, thạc sỹ luật, thẩm phán cao cấp có 18 năm công tác tại TAND Tối cao.

Ông từng làm trưởng phòng Tổng hợp Văn phòng, trưởng phòng Tổng hợp Vụ Thống kê - Tổng hợp, Vụ trưởng Thống kê - Tổng hợp. Tháng 3/2019, khi đang là Chánh văn phòng, Thư ký Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hoà Bình, ông được điều động, bổ nhiệm giữ chức Chánh án TAND tỉnh Hòa Bình.

Tháng 11/2020, ông Hưng được Quốc hội phê chuẩn làm Thẩm phán TAND Tối cao dựa trên đề nghị của Chánh án Nguyễn Hòa Bình.

TAND Tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của Việt Nam. Toà tối cao hiện có 5 Phó Chánh án gồm các ông Nguyễn Trí Tuệ, Nguyễn Văn Du, Dương Văn Thăng, Nguyễn Văn Tiến và Phạm Quốc Hưng. Chánh án là ông Nguyễn Hoà Bình.

Tôi đang nghiên cứu về bộ máy trong Tòa án nhân dân tối cao. Cho nên tôi muốn hỏi rằng Chánh án tòa án nhân dân tối cao là ai, do ai bầu ra? Nhiệm kỳ của Chánh án là bao lâu? Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được quy định như thế nào trong bộ máy nhà nước?

Căn cứ, khoản 1 Điều 26 Luật tổ chức Tòa án 2014 quy định về Chánh án Tòa án nhân dân tối cao như sau:

“1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.”

Như vậy, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là do Quốc hội bầu ra theo đề nghị của Chủ tịch nước. Ngoài ra việc miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án tòa án nhân dân tối cao cũng do Quốc hội thực hiện.

Chánh an Tòa an nhân dân tối cao hiện nay là ai

Quy định về Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Nhiệm kỳ của Chánh án tòa án nhân dân tối cao là bao lâu?

Căn cứ, Điều 26 Luật tổ chức Tòa án 2014 quy định về Chánh án Tòa án nhân dân tối cao như sau:

“Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
2. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.”

Như vậy, nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội mà nhiệm kỳ của Quốc hội là 05 năm theo quy định của pháp luật. Cho nên nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cũng là 05 năm. Bên cạnh đó, khi Quốc hội hết nhiệm kỳ thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chánh án Tòa án nhân dân tối cao mới.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra sao?

Căn cứ, Điều 27 Luật tổ chức Tòa án 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao như sau :

“1. Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
2. Chủ tọa phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án nhân dân theo quy định của luật tố tụng.
4. Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình.
5. Chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng và ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; tổng kết phát triển án lệ, công bố án lệ.
6. Chỉ đạo việc soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; ban hành hoặc phối hợp ban hành văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền theo Luật ban hành văn bản pháp luật.
7. Trình Quốc hội phê chuẩn việc đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Thẩm phán các Tòa án khác.
8. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh theo quy định tại khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 36, khoản 1 Điều 42, khoản 1 Điều 43, khoản 1 Điều 47, khoản 1 Điều 48, khoản 1 Điều 60, khoản 1 Điều 61, khoản 1 Điều 62, khoản 1 Điều 63, khoản 1 Điều 64 của Luật này và các chức vụ trong Tòa án nhân dân tối cao, trừ các chức vụ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức của Chủ tịch nước.
9. Quyết định luân chuyển, điều động, biệt phái Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 78, khoản 2 Điều 79 và khoản 2 Điều 80 của Luật này, trừ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
10. Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Tòa án quân sự khu vực; quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao và thành lập các Tòa chuyên trách khác của Tòa án nhân dân khi xét thấy cần thiết.
Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao.
11. Quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 và khoản 1 Điều 45; quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân theo quy định tại Điều 24, khoản 2 Điều 34, khoản 2 Điều 41, Điều 46, khoản 4 Điều 51, khoản 3 Điều 55 và khoản 3 Điều 58 của Luật này.
12. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 6 Điều 66, khoản 3 và khoản 4 Điều 70, khoản 7 Điều 75, khoản 4 Điều 88, khoản 3 Điều 92 và khoản 3 Điều 93 của Luật này.
13. Quyết định phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán, ngân sách chi cho hoạt động của các Tòa án nhân dân; quy định biên chế của các Tòa án quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
14. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện biên chế, quản lý cán bộ, quản lý và sử dụng ngân sách, cơ sở vật chất của Tòa án nhân dân.
15. Tổ chức công tác đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác của Tòa án nhân dân.
16. Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị của đại biểu Quốc hội.
17. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, trên đây là toàn bộ nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được nêu cụ thể và chi tiết theo quy định của pháp luật hiện hành dành cho bạn tham khảo thêm.

Tòa án nhân dân Tối cao
Căn cứ pháp lý