Châu lục và lục địa khác nhau như thế nào

So sánh sự khác nhau giữa lục địa và châu lục

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Câu hỏi: Phân biệt lục địa và châu lục?

Trả lời:

- Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu km2 có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa có ý nghĩa về tự nhiên là chính.

- Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo xung quanh. Sự phân chia mang ý nghĩa về mặt kinh tế, chính trị.

Mời bạn đọc cùng với Top lời giải tìm hiểu thêm về lục địa và châu lục qua bài viết dưới đây.

I. Lục địa

1. Lục địa là gì?

- Lục địalà từ gốc Hán-Việt có nghĩa là vùng đồng bằng cao ráo, đất liền hay trên bộ (với ý nghĩa khi nói về phương thức đi lại) và địa nghĩa là đất.

- Lục địalà một mảng đất liền nằm trên bề mặt lớp vỏ Trái Đất, bị nước bao quanh.Lục địachiếm tổng diện tích khoảng hơn 148,647 triệu km² hay khoảng 29% diện tích bề mặt Trái Đất (510.065.600 km²).

Trong địa chính trị, lục địa nói chung hay được chia ra làm 6 châu lục, xếp theo thứ tự từ lớn tới nhỏ về diện tích như sau: châu Á, châu Mỹ, châu Phi, châu Nam Cực, châu Âu và châu Đại Dương.

2. Đặc trưng địa chất của lục địa

Đặc trưng của lục địa là có cấu trúcvỏ lục địa(quyển sial) với bề dày 20 – 70km và có giới hạn dưới làranh giới Moho. Lớp vỏ lục địa chủ yếu chứa các loại đá nhẹ nhưgranitvới tỷ trọng trung bình khoảng 2,7-2,8 g/cm³.Kiến tạo mảnglà tiến trình địa chất chính trong việc gây ra chuyển động, va chạm và phân chia của các khối lục địa.

3. Các cách hiểu về lục địa

- Nghĩa hẹp của từlục địalà một vùng đất liền liên tục, có các đường bờ biển và bất kỳ ranh giới nào tạo thành rìa củalục địa. Trong ngữ cảnh này,thuật ngữ lục địa châu Âuđược dùng để ám chỉ phần đất liền của châu Âu, không bao gồm các đảo như Great Britain, Ireland, Malta và Iceland, vàthuật ngữ lục địa châu Úccó thể đề cập đến phần đất liền của Úc, không bao gồm Tasmania và New Guinea.

- Tương tự, Hoa Kỳlục địabao gồm 48 tiểu bang liền kề ở trung Bắc Mỹ và có thể bao gồm Alaska ởtây bắc lục địa, không bao gồm Hawaii ở giữa Thái Bình Dương.

- Về khía cạnh địa chất học hoặc địa lý tự nhiên,lục địacó thể kéo dài ra liên tục ra bên ngoài đường bờ biển đến khu vực nước nông gần kề (gọi làthềm lục địa) và các đảo trênthềm lục địa, vì chúng là một phần cấu trúc kéo dài củalục địa.

- Theo cách hiểu này, rìa củathềm lục địalà rìa thực sự củalục địa, do các đường bờ thay đổi khi mực nước biển dâng hay hạ. Trong ngữ cảnh này các đảo như Great Britain và Ireland là một phần củalục địachâu Âu, trong khi Úc và đảo New Guinea là cùng mộtlục địa.

- Về khía cạnh văn hóa,khái niệm lục địacó thể vượt ra khỏi ranh giớithềm lục địa, bao gồm các đảo trong đại dương và các mảnh vỡ củaluc địa.Theo cách hiểu này, Iceland được xem là một phần củalục địa châu Âuvà Madagascar là một phần củalục địa châu Phi.

- Vượt ra ngoài khái niệm này, các nhà địa lý xếp mảnglục địa Á-Úccùng với các quần đảo khác trong Thái Bình Dương thành mộtlục địagọi là Oceania. Cách định nghĩa này chia toàn bộ phần đất trên bề mặt Trái Đất thành cáclục địa hoặc bán lục địa.

II. Châu lục

1. Khái niệm

- Châu lụchaychâulà một khái niệm củađịa chính trị. Nó là tổ hợp lớn về đất đai, trên đó có nhiều quốc gia với các phần diện tích thuộc cảđại lụclẫn cácđảoxung quanh (nếu có).

- Hay từ châu lục còn được hiểu theo nghĩa như sau: châu nghĩa là vùng đất liền. Lục ở đây nghĩa là vùng đồng bằng cao ráo, đất liền.

2. Sự hình thành các châu lục trên thế giới

- Do sự chuyển động của các mảng kiến tạo địa cầu trong quá trình phân chia từ siêu lục địa khủng lồ, kéo theo sự hình thành các dãy núi, núi lửa và khu vực động đất. Các chuyển động được mô tả với bước thời gian một triệu năm.

- Các mảng lục địa thay đổi chuyển động về tốc độ và hướng qua các thời kỳ địa chất ngắn, khoảng một triệu năm. Điều đó có nghĩa rằng, nếu không theo dõi cặn kẽ, bạn có thể dễ dàng bỏ qua một phần quan trọng trong quá trình tổ chức lại tại một khu vực nào đó.

- Vì thế, ngày nay chúng ta có 6 châu lục trên Trái đất được bao quanh bởi 5 đại dương. Là nhà của hơn 7,5 tỷ người và hơn 1,5 triệu loài khác nhau gồm: động vật, côn trùng và thực vật trải rộng trên 6 châu lục gồm: Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Đại Dương (hay còn gọi là Châu Úc), Châu Nam Cực và 5 Đại Dương gồm: Thái Bình Dương – Đại Tây Dương – Ấn Độ Dương – Bắc Băng Dương – Nam Đại Dương.

a. Châu Á:(43.820.000 km2) bao gồm 50 quốc gia, và nó là lục địa lớn nhất và đông dân nhất, 60% trong tổng số dân của trái đất sống ở đây. Châu Á chia làm 6 khu vực: Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Á, Nam Á và Tây

- Trung Á: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan.

- Đông Á: Mông Cổ, Nhật Bản, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đài Loan, Hàn Quốc.

- Bắc Á: Liên Bang Nga.

- Đông Nam Á: Brunei, Myanmar, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam.

- Nam Á: Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Maldives, Nepal, Pakistan, Sri Lanka.

b. Châu Phi:(30.370.000 km2) bao gồm 54 quốc gia. Đây là châu lục nóng nhất và nhà của sa mạc lớn nhất thế giới, Sahara, chiếm 25% tổng diện tích của châu Phi. Châu Phi được chia thành 5 khu vực:

- Bắc Phi: Ai Cập, Algeria Libya, Maroc, Sudan, Tây Sahara Tunisia

- Đông Phi: Burundi, Comoros, Djibouti, Eritrea, Ethiopia, Kenya, Madagascar, Malawi, Mauritius, Mozambique, Nam Sudan, Réunion (Pháp), Rwanda, Seychelles, Somalia, Tanzania, Uganda, Zambia, Zimbabwe.

- Nam Phi: Botswana, Lesotho, Nam Phi, Namibia, Swaziland.

- Tây Phi: Benin, Bờ Biển Ngà, Burkina Faso, Cape Verde, Gambia, Ghana, Guinea, Guinea-Bissau, Liberia, Mali, Mauritania, Nigeria, Niger, Saint Helena, Senegal, Sierra Leone, Togo.

- Trung Phi: Angola, Cameroon, Cộng hòa Congo, Cộng hòa dân chủ Congo, Cộng hòa Trung Phi, Guinea Xích đạo, Gabon, São Tomé và Príncipe, Chad.

c. Châu Mỹ:Châu Mỹ được chia làm 2 miền: Bắc Mỹ và Nam Mỹ

- Bắc Mỹ với diện tích 24.490.000 km2, bao gồm 23 quốc gia dẫn đầu bởi Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới.

- Nam Mỹ có diện tích 17.840.000 km2, bao gồm 12 quốc gia. Được bao phủ bởi những khu rừng lớn, rừng nhiệt đới Amazon chiếm đến 30% tổng diện Nam Mỹ

Các quốc gia của Châu Mỹ:

- Bắc Mỹ: Canada, Hoa Kỳ, Mexico, Đảo Greenland thuộc Vương quốc Đan Mạch

- Nam Mỹ: Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Colombia, Ecuador, Falkland, Guyana, Guyana, Paraguay, Perú, Surinam, Uruguay, Bolivar Venezuela.

- Trung Mỹ: Belize, Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras, Nicaragua, Panamá.

d. Châu Nam Cực:(13.720.000 km2) là lục địa lạnh nhất trên thế giới, hoàn toàn bao phủ trong băng. Không có dân cư trú ở đây, ngoại trừ các nhà khoa học sinh sống trong các trạm nghiên cứu ở Nam Cực.

Băng ở Nam Cực có độ cao 2.835 mét (9,306 ft) và ước tính dày khoảng 2,700 mét (9,000 ft), khoảng 1,300 km (800 dặm) từ biển gần nhất ở McMurdo Sound.

e. Châu Âu:(10.180.000 km2) bao gồm 51 quốc gia. Là lục địa phát triển nhất về kinh tế với Liên minh châu Âu là liên minh kinh tế và chính trị lớn nhất trên thế giới.Châu Âu được chia thành 4 khu vực: Bắc Âu, Đông Âu, Tây - Trung Âu và Nam Âu.

- Bắc Âu: Estonia, Đan Mạch, Ireland, Lithuania, Phần Lan, Anh, Iceland, Latvia, Na Uy, Thụy Điển

- Đông Âu: Moldova, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Nga, Slovakia, Belarus, Bulgaria, Hungary, Romania, Ukraine.

- Tây Âu và Trung Âu: Áo, Đức, Liechtenstein, Monaco, Thụy Sĩ, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Pháp

- Nam Âu: Hy Lạp, Andorra, Bosnia, Herzegovina, Macedonia, Montenegro, Serbia, Tây Ban Nha, Ý, Albania, Bồ Đào Nha, Croatia, Malta, San Marino, Slovenia, Thành Vatican

f. Châu Úc:(9.008.500 km2) bao gồm 14 quốc gia. Đây là châu lục ít dân cư nhất trừ Nam Cực, chỉ có 0,3% trong tổng dân số Trái đất sống ở đây.

Các quốc gia Châu Đại Dương (Châu Úc): Australia, New Zealand, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon, Liên bang Micronesia, Kiribati, Palau, Quần đảo Marshall, Fiji, Tonga, Vanuatu, Tuvalu, Nauru và Samoa (Tây Samoa), tất cả đều là các quốc đảo (ngoại trừ Australia).

III. Phân biệt lục địa và châu lục

1. Giống nhau

- Cả châu lục và lục địa đều là những vùng đất liền có diện tích vô cùng rộng lớn.

- Lục địa và châu lục đều được bao quanh bởi biển và đại dương.

2. Khác nhau

- Lục địa được hiểu là khối đất liền rộng hàng triệu ki lô mét vuông, có biển và đại dương bao xung quanh. Sự phân chia các lục địa ở đây mang ý nghĩa tự nhiên là chính. và trên Thế Giới của chúng ta có lục đại chính là lục địa Á – Âu, lục địa Phi, lục địa Nam Mỹ, lục địa Bắc Mỹ, lục địa Úc, lục địa Nam Cực.

- Còn về châu lục, châu lục chính là bao gồm phần lục địa và các đảo xung quanh. Sự phân chia châu lục thì chủ yếu đến từ lịch sử, kinh tế và chính trị. Và trên thế giới hiện nay bao gồm có 6 châu lục và được bao quanh bởi 5 đại dương.