Chị dậu trong tắt đèn tên thật là gì năm 2024

Chương trình Ai Là Triệu Phú đưa ra câu hỏi liên quan đến truyện ngắn Tắt Đèn của nhà văn Ngô Tất Tố "Chị Dậu tên thật là gì?" khiến người chơi và khán giả "đứng hình".

Tắt Đèn của nhà văn Ngô Tất Tố là một trong những tác phẩm năm trong chương trình trung học phổ thông nhiều năm liền. Chị Dậu - nhân vật chính trong tác phẩm được biết đến với hình tượng nhân vật lam lũ vì chồng vì con, trải qua số phận cơ cực, không có lối thoát.

Chị dậu trong tắt đèn tên thật là gì năm 2024

Chị Dậu trong tác phẩm văn học Tắt Đèn của nhà văn Ngô Tất Tố. Ảnh: Dân Trí

Mới đây, trong chương trình Ai Là Triệu Phú đưa ra câu hỏi liên quan đến tác phẩm này khiến từ người chơi đến khán giả phải ngỡ ngàng, "đứng hình mất 5s".

Theo đó, câu hỏi đặt ra với nội dung "Nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt Đèn có tên thật là gì?".

Chương trình đưa ra 4 đáp án:

  1. Lê Thị Đào
  1. Lê Thị Mai
  1. Lê Thị Xuân
  1. Lê Thị Lan

Người chơi khá bối rối và gần như ngay lập tức đã phải sử dùng quyền trợ giúp: Hỏi ý kiến người đồng hành.

Chị dậu trong tắt đèn tên thật là gì năm 2024

Câu hỏi trong Ai Là Triệu Phú khiến người chơi phải "đứng hình mất 5s".

Sau một thời gian hội ý, người chơi chọn phương án cuối cùng là A. Lê Thị Đào. Đây cũng là đáp án chính xác giúp Hoài Thu nhận phần thưởng 10 triệu đồng.

Câu hỏi về tên thật của chị Dậu nhanh chóng được chia sẻ trên mạng xã hội, hầu hết cư dân mạng đều công nhận mặc dù đã từng học qua tác phẩm văn học nổi tiếng này nhưng chẳng mấy ai để ý và biết được tên thật của nhân vật chị Dậu. Người chơi hoang mang trước câu hỏi là điều dễ hiểu.

Tắt Đèn là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố được in trên báo Việt nữ năm 1937.

Đây là một tác phẩm văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.

Ngữ văn là một trong hai môn học chính trong chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam. Xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12, học sinh được làm quen với nhiều tác phẩm văn học thuộc nhiều thể loại từ truyện, thơ, tản văn,... Nhưng có lẽ một trong những tác phẩm ghi dấu ấn nhất với các thế hệ học trò phải kể đến truyện ngắn Tắt Đèn của nhà văn Ngô Tất Tố.

Xuất hiện trong chương trình Ngữ văn lớp 8 và lớp 12, thường xuyên được chọn làm nội dung cho các kỳ thi quan trọng như thi học kỳ, thi tốt nghiệp, thi đại học, nhưng có bạn có chắc đã nắm trọn vẹn được hết mọi chi tiết gói trong cuốn tiểu thuyết kinh điển này?

Mới đây, trong chương trình Ai Là Triệu Phú, 1 câu hỏi liên quan tới tác phẩm này đã làm khó người chơi. Câu hỏi có nội dung: Nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt Đèn có tên thật là gì?

Chị dậu trong tắt đèn tên thật là gì năm 2024

Hẳn ai cũng đã hàng chục, hàng trăm lần nghe tới cái tên chị Dậu hay thậm chí cũng hiểu biết kha khá về số phận cùng cực, khốn khổ của người đàn bà này. Nhưng vì mải gọi nhân vật chính với danh xưng là chị Dậu mà không ít độc giả "quên béng" tên thật của chị.

Đáp án chính xác cho câu hỏi trên là Lê Thị Đào. Chị được miêu tả là một cô gái đẹp, giỏi giang, tháo vát và sinh ra trong gia đình trung lưu. Lê Thị Đào lấy chồng tên Nguyễn Văn Dậu nên người ta gọi là chị Dậu. Trước khi lâm vào bi kịch, gia đình chị còn có của ăn của để. Sau đó, liền lúc mẹ và em trai anh Dậu cùng qua đời, anh chị dù đã hết sức cần kiệm nhưng vẫn phải tiêu quá nhiều tiền cho hai đám ma.

Sau đó, anh Dậu bỗng mắc bệnh sốt rét, không làm gì được, mọi vất vả dồn lên vai chị Dậu, khiến gia cảnh lâm vào thế "nhất nhì trong hạng cùng đinh". Chị hết mực thương con, thương chồng song cũng cứng cỏi, dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng.

Chị dậu trong tắt đèn tên thật là gì năm 2024

Trong tác phẩm, có đoạn viết như sau để chứng minh điều trên:

"Dón dén, chị Dậu đến cạnh tràng kỷ. Ông giáo đằng hắng ba tiếng, rồi bằng giọng cắt nghĩa cho học trò, ông ấy đọc :

- Tên tôi là Nguyễn Văn Dậu, hai mươi sáu tuổi ở làng Đông xá, và vợ tôi là Lê Thị Đào, hai mươi bốn tuổi, cũng ở làng ấy, có mượn ông của ông bà Hoàng Thị Sẹo, năm mươi tám tuổi, vợ cả ông Nghị viên Trần Đức Quế ở làng Đoài thôn, một đôi hoa tai bằng vàng nặng ba đồng cân, đáng giá hai chục đồng bạc. Hạn trong năm năm phải trả. Nếu không trả, chúng tôi xin chịu tội bội tín. Giấy này làm tại làng Đoài thôn ngày... tháng... năm..."

Nói về tác phẩm Tắt Đèn, đây là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố được in trên báo Việt nữ năm 1937. Đây là một tác phẩm văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.

Chồng chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn tên là gì?

Anh Dậu: 26 tuổi, một nông dân hiền lành chất phác, là chồng của chị Dậu. Anh bắt đầu đi làm ruộng từ năm lên tám, và là một tá điền lực lưỡng. Sau khi lo ma cho em trai xong, anh bị mắc bệnh sốt rét, không làm ăn được gì. Tới mùa sưu, anh bị cùm kẹp ra đình làng để vợ ở nhà phải bán con kiếm tiền nộp sưu chuộc anh về.

Tên thật của anh đâu là gì?

Theo Tắt đèn, chị Dậu có tên thật là Lê Thị Đào, vốn là người phụ nữ xinh đẹp, thông minh, lanh lợi, giỏi giang, tháo vát. Lúc đầu, gia cảnh anh chị Dậu (Nguyễn Văn Dậu) có dư giả, nhưng vì liền lúc mẹ và em trai anh Dậu cùng qua đời, anh chị dù đã hết sức cần kiệm nhưng vẫn phải tiêu quá nhiều tiền cho hai đám ma.

Vợ anh đâu tên thật là gì?

Thực tế, chị Dậu trong tác phẩm "Tắt đèn" có tên thật là Lê Thị Đào, một cô gái đẹp, giỏi giang và tháo vát.

chị Dậu Tác giả là ai?

Chị Dậu là một bộ phim nổi tiếng thuộc hàng những tác phẩm kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam thế kỷ 20. Phim được sản xuất năm 1980 bởi đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Văn Khoa dựa trên kịch bản là tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố.