Chi ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong bài ca dao trên

Biện pháp tu từ so sánh là gì? Có bao nhiêu phép so sánh, ví dụ, bài tập minh họa chi tiết sẽ được thư viện hỏi đáp giải thích trong bài viết này với thuvienhoidap nhé !

Video hướng dẫn khái niệm so sánh

Khái niệm biện pháp tu từ so sánh là gì?

a – Khái niệm phép so sánh 

Phép so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

b – Ví dụ phép so sánh 

Dưới đây là ví dụ về so sánh :

Thư viện hỏi đáp sẽ đưa ra các ví dụ về phép so sánh trong ca dao – tục ngữ, trong thơ ca gồm:

Ví dụ phép so sánh trong ca dao – tục ngữ

Ví dụ 1: Cày đồng đang buổi ban trưa – Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

So sánh mồ hôi như mưa = > ý nói sự vất vả của người nông dân khi làm nông.

Ví dụ 2: Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

So sánh công Cha núi ngọn núi Thái sơn, tình mẹ như nước trong nguồn.

Ví dụ so sánh trong thơ ca và ví dụ về câu so sánh trong tiếng việt

Ví dụ 1: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo –  Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo [ Thu điếu – Nguyễn Khuyến].

So sánh chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Ví dụ 2:

Những đêm trăng hiền từ 

Biển như cô gái nhỏ 

Thầm thì gửi tâm tư 

Quanh mạn thuyền sóng vỗ [Trích tác phẩm Thuyền và Biển – Xuân Quỳnh].

Phép so sánh biển như cô gái nhỏ.

Phân loại các kiểu so sánh

Biện pháp tu từ so sánh được chia thành 2 loại gồm so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.

a – So sánh ngang bằng

Có sử dụng các từ so sánh gồm: Là, như, y như, giống như, như là, tựa như, bao nhiêu, bấy nhiêu…

Ví dụ so sánh ngang bằng:

Ví dụ 1: Bao nhiêu tấc đất tấc bằng bấy nhiêu 

Ví dụ 2: Anh em như thể tay chân.

Ví dụ 3: Thầy thuốc như mẹ hiền.

b – So sánh không ngang bằng

Có sử dụng các từ ngữ so sánh gồm: Hơn, hơn là, kém, chưa bằng, chẳng bằng…

Ví dụ so sánh không ngang bằng

Ví dụ 1: Thà rằng nhịn miệng qua ngày – Còn hơn vay mượn mắc dây nợ nần.

Ví dụ 2: Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

Ví dụ 3: Một trăm gầu tát không bằng một bát nước mưa.

Hãy đọc kỹ phân loại so sánh ở trên nhé nó sẽ rất giúp ích cho việc làm bài tập.

Tham khảo thêm: Hoán dụ là gì?

Tác dụng phép tu từ so sánh 

Dưới đây là tác dụng của biện pháp so sánh :

  • Ý nghĩa của biện pháp tu từ so sánh : Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: giúp tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp người nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả.
  • Hiệu quả của biện pháp so sánh : Đối với việc thể hiện tư tưởng của người viết giúp tạo ra lối nói hàm súc, giúp người nghe nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người viết.

Xong phần này hy vọng các bạn làm được bài tập nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh.

Cấu tạo của phép so sánh 

Biện pháp tu từ so sánh gồm có 2 vế gồm:

Vế A: Sự vật được so sánh 

  • Phương tiện so sánh: Là những nét tương đồng giống nhau giữa 2 vế A và B.
  • Từ ngữ so sánh: Các từ ngữ so sánh phổ biến gồm: như, hơn, là…

Vế B: Sự vật dùng để so sánh 

  • Phương diện so sánh và từ so sánh có thể được lược bỏ bớt.
  • Vế B có thể đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.

Những lưu ý khi sử dụng phép so sánh 

Các em cần lưu ý giữa so sánh tu từ và so sánh thông thường.

  • So sánh thông thường chỉ có giá trị về mặt nhận thức, thông báo và không tạo ra giá trị biểu cảm.

Ví dụ: Hoa hồng thơm hơn hoa cúc.

  • So sánh tu từ làm cho đối tượng miêu tả trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu sức biểu cảm.

Ví dụ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa – Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Bài tập phép tu từ so sánh 

Đề bài tập 1: Đặt 4 câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh

Đáp án bài tập 1

  • Câu 1: Ông nội em có chòm râu trắng như ông bụt.
  • Câu 2: Bích Phương học kém hơn Minh Thư.
  • Câu 3: Cô giáo em xinh như hoa.
  • Câu 4: Thà có gắn học bài còn hơn ham chơi để bị điểm kém 

Đề bài tập 2: Em hãy cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ sau:

Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Đáp án bài tập 2: 

Tác dụng: giúp nhấn mạnh công lao sinh thành, nuôi dạy, giáo dục và chăm lo của cha mẹ lớn lao như thế nào. Chúng ta không thể nào trả hết muốn nợ sinh thành mà cha mẹ đã dành cho chúng ta. Câu tục ngữ khuyên bảo chúng ta nên hiếu thảo với gia đình.

Đặt câu sử dụng biện pháp so sánh

  • Cô ấy xinh như hoa.
  • Khi có gió, những bông lúa đu đưa như đang vẫy tay chào.
  • Nhanh như sóc.
  • Mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ đan từ từ nhô lên.
  • Trời tối đen như mực.

Kết luận: Đây là câu trả lời cho câu hỏi biện pháp tu từ so sánh là gì? Phân loại, tác dụng và cách sử dụng phép so sánh trong làm văn miêu tả, văn nghị luận.

Từ khóa tìm kiếm : tác dụng của so sánh,tác dụng của phép so sánh,thế nào là so sánh,tác dụng so sánh,tác dụng biện pháp so sánh,so sánh là j,tác dụng của phép tu từ so sánh,tác dụng phép so sánh,biện pháp so sánh là gì,so sánh la gì,phép so sánh là gì,tác dụng biện pháp tu từ so sánh,so sánh có tác dụng gì,so sánh la gì lớp 6,biện pháp tu từ so sánh có tác dụng gì,những từ so sánh,tác dụng của bptt so sánh,khái niệm của so sánh,khái niệm về so sánh,thế nào là biện pháp tu từ so sánh,so sánh là gì lớp 6

Đề bài: Hãy phân tích biện pháp tu từ trong câu:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ , một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hoà thuận , hai thân vui vầy

Trả lời:

- Biện pháp tu từ so sánh: Anh em như thể tay chân

- Tác dụng: thể hiện được những cái hay, mộc mạc , gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu và sự gắn bó thiêng liêng của tình cảm anh em.

- Biện pháp điệp từ: cùng, cùng chung, cùng thân -> Sự gắn bó không thể rời xa.

Chữ "cùng" được điệp lại 2 lần để làm nổi bật mối quan hệ rất thân thiết của hai anh em trong gia đình: cùng chung cha mẹ [bác mẹ], cùng chung máu mủ ruột thịt [cùng thân]

- Qua các biện pháp tu từ, bài ca dao muốn nhắc nhở: anh em phải hòa thuận, đùng bọc lấy nhau.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về các biện pháp tu từ so sánh và điệp ngữ nhé !

I. Biện pháp so sánh

1. Khái niệm về biện pháp so sánh

Biện pháp so sánh là phép đối chiếu một sự vật hoặc sự việc, hiện tượng này với một sự vật hoặc sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm mục đích tăng sức gợi hình, gợi cảm cho việc diễn đạt.

2. Phân loại các biện pháp so sánh

Biện pháp tu từ so sánh thường được chia thành 2 loại đó là so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.

a. So sánh ngang bằng là gì?

- So sánh ngang bằng là kiểu so sánh các sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau. Mục đích ngoài tìm sự giống nhau còn là để thể hiện sự hình ảnh hóa các bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc dễ hiểu.

- So sánh ngang bằngcó sử dụng các từ so sánh như: như là, là, y như, như, giống như, tựa như, bao nhiêu, bấy nhiêu…

Ví dụ:

– Bao nhiêu tấc đất tấc thì bằng bấy nhiêu

– Anh em như thể là tay chân.

– Thầy thuốc tựa như mẹ hiền.

b. So sánh không ngang bằng?

So sánh hơn kém là loại so sánh đối chiếu sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém để làm nổi bật cái còn lại.

Là biện pháp tu từ so sánh có sử dụng các từ ngữ so sánh gồm: chưa bằng, hơn, hơn là, kém, chẳng bằng…

- Để chuyển từ so sánh ngang bằng sang so sánh hơn kém, người ta chỉ cần thêm vào trong câu các từ phủ định như “không, chưa, chẳng..” và ngược lại để chuyển từ so sánh hơn kém sang so sáng ngang bằng.

Ví dụ:

- Thà rằng phải nhịn miệng qua ngày – Còn hơn đi vay mượn mắc dây nợ nần.

- Một trăm gầu tát cũng không bằng một bát nước mưa.

3. Tác dụng của phép so sánh

– Đối với miêu tả sự vật, sự việc: giúp tạo ra được những hình ảnh cụ thể, sinh động, người nghe sẽ dễ hình dung ra sự vật, sự việc được miêu tả.

– Đối với việc thể hiện ra tư tưởng của người viết giúp tạo được lối nói hàm súc, người nghe dễ dàng nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người viết.

4. Cấu tạo của biện pháp so sánh

Phép so sánh gồm có 2 vế gồm:

Vế A: Sự vật được đem ra so sánh

– Phương tiện dùng so sánh: Là những nét tương đồng giữa 2 vế A và B.

– Từ ngữ dùng để so sánh: Các từ ngữ so sánh phổ biến gồm: hơn, như, là…

Vế B: Sự vật dùng so sánh

– Phương diện so sánh và từ so sánh cũng có thể được lược bỏ bớt.

– Vế B có thể sẽ được đảo lên trước A cùng với từ so sánh.

5. Các phép so sánh thường dùng

a. So sánh sự vật này với sự vật khác.

Đây là cách so sánh thông dụng nhất, là kiểu so sánh đối chiếu một sự vật này với sự vật khác dựa trên nét tương đồng.

Ví dụ: Màn đêm tối đen như mực.

b. So sánh sự vật với con người hoặc ngược lại.

Đây là cách so sánh dựa trên những nét tương đồng về một đặc điểm của sự vật với một phẩm chất của con người. Tác dụng để làm nổi bật lên phẩm chất của con người.

Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành.

c. So sánh âm thanh với âm thanh

Đây là kiểu so sánh dựa trên sự giống nhau về đặc điểm của âm thanh này với đặc điểm của âm thanh kia, có tác dụng làm nổi bật sự vật được so sánh.

Ví dụ: Sông ngòi vùng Cà Mau chằng chịt hệt như mạng nhện.

d. So sánh hoạt động với các hoạt động khác.

Đây cũng là cách so sánh thường được sử dụng với mục đích cường điệu hóa sự vật, hiện tượng, hay được dùng trong ca dao, tục ngữ.

Ví dụ:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

II. Điệp từ

1. Thế nào là Điệp từ, điệp ngữ?

Điệp từ [hay còn gọi là điệp ngữ] là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, ... để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến.

2. Các dạng của Điệp ngữ

a. Điệp ngữ cách quãng

Đây là hình thức lặp lại một cụm từ, mà trong đó, các từ, cụm từ này cách quãng với nhau, không có sự liên tiếp

Ví dụ:

“…Nhớ saolớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ saongày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ saotiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

Cụm từ "Nhớ sao" là điệp ngữ cách quãng.

b. Điệp ngữ nối tiếp

Đây là việc lặp đi lặp lại một từ, cụm từ có sự nối tiếp nhau

Ví dụ:

“Anh đã tìm emrất lâu, rất lâu

Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn.

Khăn xanh, khăn xanhphơi đầy lán sớm

Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều”

Trong đoạn thơ trên, cụm từ "rất lâu", "Khăn xanh" là điệp ngữ nối tiếp.

c. Điệp từ chuyển tiếp [điệp từ vòng]

Ví dụ:

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

Trong ví dụ trên, “thấy” và “ngàn dâu” là điệp ngữ chuyển tiếp.

3. Tác dụng của điệp từ, điệp ngữ

a. Tạo ra sự nhấn mạnh

Ví dụ:

“… Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

Trong đoạn thơ trên, từ "nhớ sao" được lặp lại tới 3 lần cho thấy tác dụng nhấn mạnh sự nhớ nhung của tác giả về những kỷ niệm xưa cũ.

b. Tạo sự liệt kê

Ví dụ 1:

Còn trời, còn nước, còn non

Còn cô bán rượu anh còn say sưa

=> Điệp từ “còn” được lặp lại nhiều lần để liệt kê những sự vật có sự liên kết với nhau để nói lên tình cảm của tác giả dành cho cô bán rượu.

Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự liệt kê

Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát….

Có bão tháng bẩy

Có mưa tháng ba

[Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa]

Việc lặp lại nhiều lần từ có trong bài là sự liệt kê những chất làm nên hạt gạo và giúp người đọc thấy được: để làm ra hạt gạo trong thời chiến tranh thật là khó. Cây mạ được cấy xuống không chỉ có phù sa màu mỡ, có hương được chắt lợ cái tinh túy của đất trời, có sự tảo tần sớm hôm của người nông dân mà còn có cả những thiên tai và tàn phá.

c. Tạo sự khẳng định

Ví dụ:

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực…

Cách sử dụng điệp ngữ trong câu văn trên có tác dụng khẳng định số lượng hoa phượng ở đây là nhiều vô kể…