Chia sẽ trách nhiệm xã hội là gì

Trong thời đại 4.0, để biết được một đất nước có đang phát triển hay không thì chắc chắn phải xét đến sự phát triển của các doanh nghiệp đang hoạt động tại đất nước đó. Các doanh nghiệp như những người anh cả đi đầu hỗ trợ và thúc đẩy đất nước phát triển trong tất cả các lĩnh vực, trong đó bao gồm cả lĩnh vực xã hội. Ngược lại muốn được xã hội tin tưởng và lựa chọn, các doanh nghiệp ngày nay đã bắt đầu chú trọng đến thuật ngữ CSR. Vậy CSR là gì và nó hỗ trợ cho doanh nghiệp như thế nào, hãy cùng Sohava tìm hiểu ngay nhé!

Mục lục
  1. CSR là gì?
  2. Vì sao doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm xã hội?
  3. Lợi ích khi thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?
    • Nâng cao sự tin yêu với khách hàng và giữ gìn hình ảnh trước công chúng
    • Giúp gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
    • Thu hút nhân tài cho doanh nghiệp, động lực cống hiến của nhân viên
    • Là sự lựa chọn hàng đầu của các đối tác
  4. Mối quan hệ giữa các thành phần với CSR là gì?
    • Đối với quản trị doanh nghiệp
    • Đối với người lao động
    • Đối với môi trường
    • Đối với cộng đồng
  5. Các cách truyền thông CSR
    • Học hỏi những điều mà các thương hiệu khác đã làm
    • Đưa ra nhiều chính sách tốt cho nhân viên:
    • Luôn quan tâm và hướng tới mục tiêu vì xã hội
    • Chia sẻ kiến thức chuyên môn với người tiêu dùng và xã hội
  6. Ví dụ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
    • CSR của Vinamilk

CSR là gì?

CSR viết tắt của từ Corporate Social Responsibility có nghĩa là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Có thể nói cụm từ trên được hiểu là những hoạt động mà doanh nghiệp đề ra và thực hiện vì cộng đồng; nhằm hướng đến các mục tiêu chung của xã hội với mục đích nhân đạo, giúp cho xã hội phát triển tốt đẹp (xây nhà tình thương, đóng góp quỹ môi trường, tạo công ăn việc làm cho lao động, đóng góp quỹ hỗ trợ trẻ em nghèo,).

Trước đây CSR chỉ là những quyết định mang tính tự nguyện của một vài bộ phận trong tổ chức nhưng vài thập kỷ trở lại đây, điều này gần như bắt buộc phải có ở các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có tầm cỡ trong khu vực hay quốc gia.

Chia sẽ trách nhiệm xã hội là gì
CSR Thuật ngữ gắn liền với sự bền vững của doanh nghiệp

Vì sao doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm xã hội?

Chúng đã đã tìm hiểu về khái niệm CSR hay trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì? Thì sau đây là những hoạt động được thực hiện nhiều nhất và gần như được xem là quy chuẩn chung mà doanh nghiệp nào cũng cần có: Bảo vệ môi trường, xử lý chất thải đúng quy chuẩn, đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động; sản xuất sản phẩm an toàn với người tiêu dùng, thực hiện đúng nghĩa vụ với nhà cung cấp; bảo đảm lợi ích cho cổ đông. Doanh nghiệp nào thực hiện tốt trách nhiệm xã hội thì sẽ tạo cho mình nhiều lợi thế cạnh tranh hơn.

Khi mà doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội cơ bản thì có thể dẫn đến vi phạm pháp luật. Điều này đã được thể hiện rõ trong các văn bản pháp luật: Bộ luật lao động 2019 quy định người lao động được nghỉ 2 ngày dịp Quốc khánh 2/9 và hưởng nguyên lương, khoản b, mục 1, điều 10 trong luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng, Nhưng chung quy lại, đối với một doanh nghiệp thì sự trừng phạt lớn nhất mà họ gặp phải đó là sự tẩy chay, quay lưng của khách hàng và xã hội khi mà họ thấy doanh nghiệp đó có những hành vi vi phạm đạo đức, quy tắc xã hội.

Một doanh nghiệp cũng giống như những cá thể người, nếu muốn tồn tại và phát triển mạnh mẽ thì không thể chỉ biết nghĩ cho lợi ích của bản thân mình mà phải phấn đấu để đem lại lợi ích cho xã hội. Doanh nghiệp và xã hội là hai phạm trù không thể tách biệt nhau, nó luôn hỗ trợ và thúc đẩy nhau phát triển.

Chia sẽ trách nhiệm xã hội là gì
Doanh nghiệp cần phải có sự cân bằng giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng

Lợi ích khi thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?

Nhận thấy lợi ích to lớn mà hoạt động CSR mang lại không chỉ cho xã hội mà còn cho chính doanh nghiệp của mình, vì thế ngày nay họ đã xem trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như một chiến lược kinh doanh không thể thiếu. Cụ thể có những lợi ích sau đây:

Nâng cao sự tin yêu với khách hàng và giữ gìn hình ảnh trước công chúng

Con người luôn luôn đề cao và ca ngợi những hành động đẹp vì xã hội, luôn tin tưởng và có xu hướng sử dụng những sản phẩm chất lượng và thân thiện với môi trường.

Giúp gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Ở thời gian đầu chắc chắn doanh nghiệp sẽ phải chi trả nhiều chi phí để thực hiện trách nhiệm xã hội ( ví dụ như đầu tư vào hệ thống xử lý rác thải, thu mua nguyên vật liệu đầu vào chất lượng cao, đầu tư cơ sở vật chất cũng như tinh thần cho nhân viên,); nhưng về lâu về dài khi đầu tư đúng cách sẽ mang lại lợi nhuận cao và ổn định cho doanh nghiệp. Tạo được lòng tin, sự trung thành ở khách hàng.

Thu hút nhân tài cho doanh nghiệp, động lực cống hiến của nhân viên

Chắc mỗi chúng ta ai cũng có mong muốn được làm việc và phát triển trong một môi trường mà lợi ích của nhân viên được đặt lên hàng đầu. Một doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ làm cho nhân viên của họ cảm thấy hài lòng và tự hào về nơi mà mình làm việc. Từ đó sẽ càng gắn bó lâu dài và cống hiến nhiều hơn nữa.

Là sự lựa chọn hàng đầu của các đối tác

Khi doanh nghiệp của bạn tạo ra nhiều lợi nhuận, tạo được lòng tin và chỗ đứng vững chắc trên thị trường, thì chắc chắn sẽ là ưu tiên hàng đầu mà các doanh nghiệp đối tác lựa chọn.

Mối quan hệ giữa các thành phần với CSR là gì?

Đối với quản trị doanh nghiệp

CSR không chỉ được áp dụng cho hoạt động vì xã hội mà bên trong doanh nghiệp cũng cần được tuân thủ nghiêm chỉnh. Nhằm nâng cao tinh thần tự giác, thể hiện tính chuyên nghiệp trong công việc, chấp hành đạo đức và ý thức xây dựng doanh nghiệp. Trong các hoạt động kinh doanh cần cung cấp đủ các giấy tờ, thông tin cần thiết. Các thông tin cần có tính minh bạch rõ ràng, không cung cấp các thông tin sai sự thật nhằm chuộc lợi riêng. Đặc biệt nói không với hành vi tham ô hối lộ, luôn luôn tuân thủ pháp luật.

Đối với người lao động

Không tổ chức các hoạt động trái pháp luật như: tuyển lao động trẻ em chưa đủ tuổi, áp bức bóc lột, cắt giảm lương thưởng, giờ làm sai không có quy tắc,

Ngoài ra khi người động làm việc tại doanh nghiệp cần có hợp đồng lao động đúng quy định. Bảo đảm an toàn trong công việc cũng như có chế độ đãi ngộ hợp lý: nơi ăn uống, đi lại,

Đối với môi trường

Áp dụng công nghệ kỹ thuật vào việc xử lý rác thải, có biện pháp sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm. Giúp nhân viên có nơi làm việc sạch sẽ thoáng mát, tất cả hướng đến một mục tiêu chung là bảo vệ môi trường.

Đối với cộng đồng

Có thể hiểu là các hoạt động từ thiện mà doanh nghiệp tổ chức nhằm chung tay giúp đỡ cộng động. Tổ chức các chương trình tuyển chọn nhân tài, hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó, đầu tư phát triển nhân lực cho đất nước,Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tuyên truyền đến nhân viên cũng như xã hội về ý thức bảo tồn các di sản, giúp giữ gìn và tôn vinh nét đẹp dân tộc.

Sử dụng sản phẩm hữu cơ:

Các cách truyền thông CSR

Công ty Edelman công ty chuyên cung cấp các dịch vụ quan hệ công chúng (PR) đã đưa ra một nghiên cứu đáng chú ý, khoảng 70% khách hàng cho rằng họ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn nếu doanh nghiệp đó thực hiện các hoạt động đáng giá cho xã hội. Đây có thể được xem là một trong những đòn tâm lý mà doanh nghiệp nào cũng muốn thực hiện. Dưới đây là 4 cách mà doanh nghiệp thực hiện CSR để đẩy mạnh truyền thông:

Học hỏi những điều mà các thương hiệu khác đã làm

Sẽ có người nhầm lẫn rằng bạn đang là một kẻ bắt chước nhưng không! Bạn cần phải biết tiềm lực của mình như thế nào, và chắt lọc nghiên cứu sự thành công của các thương hiệu khác rồi áp dụng cho phù hợp với mình. Ví dụ như có rất nhiều thương hiệu có các hoạt động hỗ trợ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn mang lại sự khác biệt và dấu ấn riêng( Vinamilk mang sữa đến cho các trẻ em vùng cao Mì Gấu Đỏ ủng hộ các trẻ em mắc bệnh ung thư,)

Đưa ra nhiều chính sách tốt cho nhân viên:

Nhân viên hay người lao động là một trong những yếu tố có thể giúp bạn truyền thông về công ty một cách mạnh mẽ. Nếu như họ đã trải nghiệm về môi trường làm việc tại doanh nghiệp của bạn với những cảm nhận tích cực thì chắc chắn họ sẽ chia sẻ điều tốt đẹp và giới thiệu nó đến với mọi người. Ngược lại cũng vậy.

Có thể nói cái tên Shopee không còn quá xa lạ với nhiều người dân Việt Nam không chỉ vì chiến lược kinh doanh của họ mà mọi người còn biết đến đây là nơi có môi trường làm việc rất lý tưởng. Căn tin nơi đây luôn được đầu tư kỹ lưỡng với rất nhiều đồ ăn free nhưng rất chất lượng giúp hỗ trợ nhân viên sau những giờ làm căng thẳng ( cà phê, bánh mì, sữa, ). Họ không áp đặt nhân viên phải có mắt 8 tiếng tại công ty mà có thể linh động chỗ làm để tạo sự thoải mái, Điều này đã giúp cho doanh nghiệp nhận về rất nhiều đơn ứng tuyển mỗi tháng và thu nhận được nhiều nhân tài.

Luôn quan tâm và hướng tới mục tiêu vì xã hội

Ô nhiễm môi trường, trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn, lũ lụt thiên tai, là những vấn đề rất được xã hội quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống cũng như sức khỏe và sự phát triển của xã hội. Chính vì thế, nếu doanh nghiệp của bạn có thể chung tay giúp cho môi trường ngày càng trở nên tốt đẹp và trong sạch hơn thì chắc chắn sẽ tạo được thiện cảm tốt với người tiêu dùng. Đây là một điểm cộng lớn mà các doanh nghiệp đều muốn đạt được.

Chia sẻ kiến thức chuyên môn với người tiêu dùng và xã hội

Kiến thức chuyên môn là một giá trị tài sản lớn của doanh nghiệp. Chúng ta có thể đem những kiến thức này chia sẻ rộng rãi cho tất cả mọi người. Vì khi lựa chọn sản phẩm có rất nhiều người cần đến điều này để hỗ trợ họ chọn được một sản phẩm tốt nhất. Điều này không làm cho doanh nghiệp của bạn tốn kém chi phí mà còn là một lợi thế giúp bạn vượt trội hơn các thương hiệu cạnh tranh khác. Giúp bạn tạo được sự tin tưởng và gây thú vị cho mọi người. Ví dụ như các nhãn hàng có thể đưa ra lời khuyên kết hợp các thực phẩm như thế nào cho đúng cách, nhận biết hàng thật giả trên nhãn hiệu, cách bảo quản những loại sản phẩm tương tự nhau,

Chia sẽ trách nhiệm xã hội là gì
Đẩy mạnh hoạt động trách nhiệm xã hội là vừa giúp ích cho xã hội cũng là mang lại lợi ích cho doanh nghiệp

Ví dụ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR của Vinamilk

Vinamilk là tên viết tắt của Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam được hình thành từ năm 1976. Doanh nghiệp đã được thành lập từ rất lâu nhưng vẫn luôn giữ vị trí top đầu trên thị trường. Mặc dù gặp thách thức trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động nhưng Vinamilk vẫn giữ vững phương châm hoạt động vì cộng đồng. Tiên phong tạo ra chương trình Sữa học đường tại Việt Nam với sứ mệnh mang từng hộp sữa đến tận tay các trẻ em vùng cao giúp trẻ em thắp sáng ước mơ đến trường ( 6 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo Việt Nam năm 2008, Quỹ Sữa Vươn cao Việt Nam,). Trong đó Vinamilk đã phát trên 6.066.466 hộp sữa cho gần 50.000 trẻ em bị khuyết tật, mồ côi, suy dinh dưỡng, Khi Vinamilk tung ra các TVC quảng cáo ghi lại hành trình đến thăm các em có hoàn cảnh khó khăn đã chạm đến bao trái tim của người dân Việt Nam. Điều này đã mang lại một hiệu ứng truyền thông cực kỳ tích cực cho doanh nghiệp. Với những lợi ích thiết thực mang lại, chương trình đã nhận được sự ủng hộ của hàng triệu phụ huynh học sinh và cộng đồng. Giúp cho doanh nghiệp luôn tạo được sự tin yêu và giữ vững vị trí hàng đầu trong tâm trí khách hàng.

Trong bối cảnh Covid-19, Vinamilk vẫn không bao giờ quên nhiệm vụ và đảm bảo triển khai. Chương trình sẽ tiếp tục đến với hơn 3 triệu trẻ em tại 23 tỉnh thành trên cả nước như Hà Giang, Quảng Ngãi, Vĩnh Long, Quảng Nam,

Chia sẽ trách nhiệm xã hội là gì
Một trong những chương trình mà Vinamilk thực hiện phát triển xã hộ