Chiến tranh cục bộ là gì lớp 9

- Sáng 18 - 8 - 1965, địch huy động lực lượng lớn chiến đánh vào thôn Vạn Tường. Sau 1 ngày chiến đấu, ta đã đẩy lùi được cuộc càn quét của địch.

\=> Mở đầu cho cao trào "Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam.

Chiến tranh cục bộ là gì lớp 9

Lược đồ trận Vạn Tường (8 - 1965)

* Đánh tan 2 cuộc phản công mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967:

* Thắng lợi đấu tranh chính trị:

- Ở nông thôn, đấu tranh phá từng mảng lớn ấp chiến lược, thành thị nổi lên cuộc đấu tranh đòi Mĩ cút về nước, đòi tự do dân chủ.

- Vùng giải phóng mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

Chiến tranh cục bộ là gì lớp 9

Nhân dân Mĩ biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nam


Mục 3

3. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968)

* Hoàn cảnh:

- Bước vào xuân 1968, so sánh lực lượng trên chiến trường đã thay đổi có lợi cho ta. Ta chủ trương tiến công và nổi dậy trên toàn chiến trường, giành thắng lợi quyết định buộc Mĩ phải đàm phán và rút quân về nước.

* Diễn biến:

- Đêm 30 rạng sáng 31 - 1 - 1968, ta đồng loạt nổi dậy. Mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược của quân chủ lực vào hầu khắp các đô thị.

- Tại Sài Gòn, quân giải phóng tiến công các vị trí đầu não của địch như Tòa đại sứ Mĩ, Dinh Độc lập, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn,...

* Ý nghĩa:

- Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ.

- Buộc chúng phải tuyên bố “Phi Mĩ hóa" chiến tranh.

- Tuyên bố ngừng ném bom vô điều kiện miền Bắc và chấp nhận đàm phán ở Pari.


ND chính

Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965 - 1968): trên mặt trận chính trị, quân sự như: chiến thắng Vạn Tường (8 - 1965), chiến thắng hai mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967, đặc biệt là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968).

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam có điểm gì giống và khác nhau?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 142, kết hợp những kiến thức đã học để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Giống nhau:

- Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.

- Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự Mĩ.

- Đều bị thất bại.

* Khác nhau:

Đặc điểm

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”

Âm mưu

“dùng người Việt đánh người Việt”.

Mĩ giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta trở về thế phòng ngự, bị động.

Thủ đoạn và hành động

“Ấp chiến lược” được coi như “xương sống”

Thực hiện chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định”

Lực lượng tham gia

Lực lượng chủ lực là quân đội Sài Gòn, có sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Mĩ

Quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. Nhưng chủ yếu là quân đội Mĩ và quân đồng minh.

Địa bàn

(Quy mô)

Miền Nam

Bình định miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Tính chất ác liệt

Không ác liệt bằng chiến lược “Chiến tranh cục bộ”

Là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trực tiếp huy động quân viễn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền Bắc.

Em hãy trình bày âm mưu và hành động mới của Mĩ trong chiến lược Chiến tranh cục bộ. Những thắng lợi tiêu biểu của Quân dân ta trong Chiến tranh Cục bộ?

Trả lời

Âm mưu của Mĩ trong Chiến tranh cục bộ

- Sau thất bại của chiến lược Chiến tranh đặc biệt thì Mĩ phải chuyển sang chiến lược Chiến tranh cục bộ ở Miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

- Đây là loại hình xâm lược thực dân mới được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn . Trong đó quân Mỹ giữ vai trò chủ yếu .

- Mục tiêu: giành lại thế chủ động trên chiến trường bằng chiến lược “tìm diệt”, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải đánh nhỏ hoặc rút về biên giới, tiến tới kết thúc chiến tranh.

* Hành động mới của Mĩ trong chiến tranh cục bộ:

Dựa vào ưu thế quân sự với quân số đông, vũ khí hiện đại, quân Mĩ vừa mới vào Miền Nam đã mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ Quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) và hai cuộc phản công chiến lươc mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt Cộng”.

Những thắng lợi tiêu biểu trong Chiến tranh cục bộ

Chiến thắng Vạn Tường Quảng Ngãi ( 18 – 8-1965)

- Mờ sáng ngày 18-8 1965 Mĩ huy động 9000 quân cùng nhiều phương tiện chiến tranh mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường nhằm tiêu diệt một đơn vị chủ lực của ta

- Sau một ngày quân chủ lực cùng với quân du kích và nhân dân địa phương đã đẩy lùi cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 900 tên, bắn cháy hàng chục xe tăng, xe bọc thép, máy bay.

- Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, khẳng định quân dân ta có thể đánh thắng Mĩ trong chiến tranh cục bộ, mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.

Chiến thắng trong hai mùa khô:

- Mùa khô thứ nhất ( Đông - Xuân trong khoảng thời gian1965-1966): Quân dân miền Nam đã đập tan các cuộc phản công chiến lược với 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn vào Đông Nam Bộ và Liên khu V. Quân dân ta loại khỏi vòng chiến đấu 104 000 địch, trong đó có 42 000 quân Mỹ.

- Mùa khô thứ hai (trong khoảng thời gian 1966-1967): Quân và dân ta đập tan cuộc phản công chiến lược với 895 cuộc hành quân, trong đó có 3 cuộc hành quân lớn “tìm diệt” và “bình định”, lớn nhất là cuộc hành quân Gianxon Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh), nhằm tiêu điệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta . Quân dân ta loại khỏi vòng chiến đấu 151 000 địch, trong đó có 68 000 quân Mỹ .

- Phong trào đấu tranh của quần chúng chống ách kìm kẹp của địch, phá “ấp chiến lược” ở nông thôn diễn ra mạnh mẽ. Ở thành thị công nhân, học sinh, sinh viên đấu tranh đòi Mĩ rút về nước đòi tự do dân chủ… Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao.