Cho vay quá hạn thanh toán tiếng anh là gì

Nếu bạn thường xuyên có những giao dịch tài chính với ngân hàng, chắc hẳn rằng thuật ngữ “dư nợ cho vay” đã trở nên quen thuộc. Vậy dư nợ cho vay là gì? Tại sao dư nợ cho vay luôn là mối quan tâm cần xử lý hàng đầu của người vay? Dư nợ quá hạn mang đến những hậu quả gì? Đáp án cho những thắc mắc trên sẽ có ngay trong bài viết sau đây của Jenfi.

1. Dư nợ cho vay là gì?

Dư nợ cho vay (tiếng Anh: Loan Outstanding Balance) là thuật ngữ chỉ khoản nợ mà khách hàng vay nhưng chưa trả. Cần phải thanh toán cho ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ này được tính dựa trên khoản tiền gốc và lãi phát sinh. Thông thường, mỗi khoản vay đều được quy định rõ kỳ hạn thanh toán. Nếu khách hàng thanh toán đủ theo từng kỳ thì dư nợ sẽ về 0. Dư nợ cho vay được ghi nhận rõ ràng trong hợp đồng giữa hai bên ngay từ thời điểm đầu ký kết.

Cho vay quá hạn thanh toán tiếng anh là gì

Dự vào dư nợ cho vay, ngân hàng có thể nắm được chính xác khoản tài chính phải thu hồi từ khách hàng tại một thời điểm cụ thể.

Thông thường, thuật ngữ dư nợ cho vay thường dùng với những trường hợp vay trả góp hoặc sử dụng thẻ tín dụng.

Ngoài dự nợ cho vay, một số loại dư nợ phổ biến khác thường xuyên xuất hiện trong các giao dịch tài chính với ngân hàng có thể kể đến như sau:

  • Dư nợ tín dụng
  • Dư nợ đầu kỳ, cuối kỳ
  • Dư nợ giảm dần

Để kiểm tra thông tin dư nợ cho vay, khách hàng có thể thực hiện theo những cách như sau:

  • Tự mình ghi chép lại thông tin khoản vay để đối chiếu thông tin: Đây là cách hầu hết người đi vay chủ động thực hiện. Thông qua việc ghi chép lại mốc thời gian cũng như khoản tiền phải thanh toán, khách hàng sẽ chủ động được khoản vay của mình.
  • Kiểm tra thông tin trực tiếp tại các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng vay vốn: Các ngân hàng thường quản lý rất chi tiết thông tin về các khoản vay của khách hàng. Bộ phận chuyên môn sẽ định kỳ kiểm tra và đối chiếu số liệu, cung cấp thông tin chính xác nhất cho khách hàng.

2. Dư nợ cho vay quá hạn sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

  • Gia tăng thêm khoản chi phí cần phải thanh toán. Các khoản chi phí phạt do trả nợ muộn, phí trả chậm, phí phạt trễ hạn,...). Mỗi ngân hàng có mức quy định về phí phạt khác nhau, trung bình sẽ trong khoảng 5 - 6% số tiền khách hàng đang nợ. Kèm theo đó là mức lãi trả chậm có thể lên đến 1,5 lần so với lãi suất thông thường. Những thông tin này sẽ được quy định rõ trong hợp đồng ký kết giữa hai bên.
  • Tuỳ vào thời gian dư nợ, thông tin tín dụng của khách hàng sẽ được ghi nhận trên CIC theo các cấp độ nợ xấu. Khi thông tin tín dụng không tốt, thuộc từ cấp nợ xấu nhóm 3 trở lên, người vay có nguy cơ bị từ chối tất cả các khoản vay sau đó tại bất kỳ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng nào. Thời hạn để phục hồi lại thông tin trên CIC kéo dài, ảnh hưởng đến những kế hoạch kinh doanh sau này.
  • Với những trường hợp vay nợ bằng hình thức thế chấp tài sản. Khách hàng phải đối mặt với nguy cơ mất quyền sở hữu tài sản đảm bảo nếu không chi trả dư nợ đúng như cam kết.
  • Đối mặt với những rắc rối về pháp lý khi các ngân hàng, tổ chức tín dụng yêu cầu khởi kiện. Thông qua điều tra, nếu nhận thấy khách hàng có ý định chiếm đoạt số tiền nợ thì còn có khả năng bị khởi tố và truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Cách thanh toán dư nợ

Thanh toán dư nợ được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đang áp dụng 4 cách thanh toán dư nợ chủ yếu như sau:

Cho vay quá hạn thanh toán tiếng anh là gì

Cách 1: Thanh toán trực tiếp

Khách hàng thanh toán trực tiếp tại các quầy giao dịch hoặc chi nhánh của bên cho vay. Đây là hình thức thanh toán truyền thống và được đánh giá là an toàn nhất cho cả bên vay và bên cho vay

Cách 2: Thanh toán qua giao dịch chuyển khoản

Khách hàng có thể chuyển khoản đến thông tin tài khoản đang có dư nợ của mình. Hình thức này mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh ngày cuối tuần tiền có thể được chuyển chậm hơn do ngân hàng không làm việc dẫn tới việc trả nợ chậm.

Cách 3: Đăng ký ghi nợ tự động

Khi đăng ký thanh toán tự động tại ngân hàng, đến một thời điểm nhất định ngân hàng sẽ tự động trích từ tài khoản của bạn để thanh toán dư nợ. Khi áp dụng hình thức này, khách hàng cần đảm bảo tài khoản có đủ tiền thanh toán khi đến hạn.

Cách 4: Thanh toán thông qua séc hoặc ủy nhiệm chi

Khách hàng sử dụng khoản tiền đang có tại các tổ chức tín dụng và yêu cầu ngân hàng chuyển khoản tiền đó đến địa chỉ theo ủy nhiệm chi hoặc cho phép rút tiền từ séc theo yêu cầu. Hình thức này tuy hiện nay chưa phổ biến tại Việt Nam nhưng tại các nước đang phát triển chúng khá được ưa chuộng.

4. Làm thế nào để chủ động kiểm soát được dư nợ?

Như đã phân tích ở phần trên, chúng ta đã nhận định được những hậu quả xấu ảnh hưởng trực tiếp đến người vay. Vậy muốn chủ động kiểm soát được dư nợ để không rơi vào tình trạng dư nợ quá hạn thì có những cách nào?

Thanh toán đúng hạn

Chắc chắn rằng việc thanh toán đúng hạn là nguyên tắc đầu tiên cho tất cả các khoản vay. Dù khoản nợ của bạn nhiều hay ít. Tất cả các giao dịch của người vay đều được lưu trữ lại nên nếu thanh toán chậm không chỉ bị phạt tiền mà còn bị chấm điểm tín dụng thấp. Hãy thường xuyên kiểm thông tin liên quan đến khoản nợ của mình: Thời hạn thanh toán, kỳ thanh toán, số tiền phải thanh toán,...

Thanh toán đúng hạn còn giúp người vay tránh bị phát sinh thêm các khoản tiền lãi và những loại phí thường niên, phí phạt khác.

Quản lý chi tiêu cá nhân

Việc chi tiêu trước thanh toán sau rất dễ dẫn đến đến nợ chồng nợ. Nhất là khi sự hiện diện của thẻ tín dụng ngày càng trở nên phổ biến hiện nay.

Cần chủ động kiểm soát các khoản chi tiêu cá nhân. Chỉ nên tiêu dùng trong khả năng hoàn trả mà không nên vượt quá phạm vi, khả năng trả nợ của mình.

Bất kỳ khoản dư nợ nào cùng đều quan trọng và cần thanh toán ngay lập tức để tránh những rắc rối tài chính. Những thông tin trong bài viết về dư nợ cho vay cũng như những hậu quả khi để dư nợ quá hạn hy vọng sẽ giúp bạn phần nào kiểm soát tài chính cá nhân.