Chữa rối loạn tiêu hóa bằng thuốc nam năm 2024

Trong điều kiện ăn ở dã ngoại, phải nằm ở rừng, cường độ lao động nặng, bộ đội ta dễ bị rối loạn tiêu hóa. Cán bộ chiến sĩ và quân y đơn vị nên biết một số bài thuốc dân gian sau để áp dụng điều trị.

Bài 1:

Chủ trị đau bụng lâm râm, kéo dài, sôi bụng, đầy bụng, phân loãng, ăn kém, chậm tiêu (đau bụng do tì vị hư).

Riềng (sấy khô, tán bột) 40 phần, phòng đẳng 30 phần, củ mài 20 phần, gừng khô 10 phần. Tất cả sao giòn, tán bột, rây mịn, dùng nước đường làm viên, bột củ mài bao ngoài, sấy khô. Mỗi lần uống 4-6 gam. Ngày uống 3 lần vào lúc đau bụng hoặc sau bữa ăn.

Bài 2:

Chữa đầy hơi, chướng bụng do rối loạn tiêu hóa:

Tỏi 2 củ, bồ kết 3 quả, xà phòng bằng hạt ngô.

Tỏi nướng giã nát đắp vào rốn, bồ kết đốt tồn tính, trộn với xà phòng, nhét vào hậu môn, ngày làm 1-2 lần.

Bài 3:

Chữa đầy hơi, chướng bụng do rối loạn tiêu hóa:

Lá khổ sâm tươi 20 ngọn, muối ăn 10 hạt, nhai lá khổ sâm với muối thật kỹ, rồi nuốt cả nước lẫn lá, sau 30 phút thấy dễ chịu.

Bài 4:

Chữa lỏng lỵ do rối loạn tiêu hóa:

Bột lá khổ sâm 5 gam, bột nụ sim 2 gam, bột búp ổi 1 gam. Các loại lá sao vàng, tán bột, trộn đều, uống ngày 2 lần, (mỗi lần 10 gam với nước sắc gạo nếp rang 20gam và củ sắn dây 20gam).

Thuốc trị tiêu chảy mà bị lạnh bụng, hoặc ăn uống không vệ sinh, hiệu nghiệm nhất có lẽ là lá ổi. Bà con chỉ cần lấy tầm chục cái lá ổi non và thêm vào vài hạt muối nữa và cứ thế ăn thôi là bệnh sẽ đỡ ngay. Ngoài ra, nếu bệnh nặng ta có thể dùng các bài thuốc sau đây:

Cách 1: Búp ổi 20g, gạo rang 20g, vỏ măng cụt 20g, gừng nướng 10g sắc lấy nước uống nhiều lần.

Cách 2: Búp ổi 20g, củ riềng 8g, củ sả 16g. Thái nhỏ rồi sao qua, sắc lấy nước đặc uống.

Cách 3: Búp ổi 20g sao qua, gừng nướng chín 10g, vỏ quýt khô 10g. Tất cả cắt nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Rau sam

Rau sam là một trong những vị thuốc tiêu hóa, có thể áp dụng cho nhiều người khi bị bệnh đường ruột. Khi bị đau bụng và tiêu chảy nhiều: dùng rau sam tươi 100g, cỏ sữa tươi 50g sắc uống thay nước trong ngày.

Nếu nguy hiểm hơn là đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm 20g nhọ nồi, 20g rau má vào sắc uống cùng.

Lá mơ

Từ dân gian ngày xưa đã sử dụng, lá mơ lông để đặc trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, đặc biệt lá mơ là thuốc trị tiêu chảy và kiết lỵ rất hiệu nghiệm.

Bài thuốc phổ biến nhất, là hái một nắm lá mơ lông, thái nhỏ rồi trộn với 1 quả trứng gà ta. Sau đó, nướng chúng trên chảo có lót lá chuối hoặc hấp cách thủy cũng được, chỉ cần tránh dầu mỡ. Có thể ăn một ngày 2 - 3 lần liên tục trong 3 đến 4 ngày, bệnh sẽ hết hẳn.

Trong tự nhiên có rất nhiều dược liệu cổ truyền có công dụng tốt cho những người mắc chứng bệnh rối loạn tiêu hóa. Dưới đây xin giới thiệu 9 dược liệu tiêu biểu mà người bệnh cần biết.

Bạch Truật

Y học cổ truyền sử dụng phần thân rễ (tức phần củ) của Bạch Truật làm một vị thuốc để cầm đi ngoài, bổ máu, tăng cường chức năng giải độc, chống viêm loét các cơ quan đường tiêu hóa. Đặc biệt, Bạch Truật vừa giúp ngăn ngừa tiêu chảy vừa có công dụng giảm táo bón nên phù hợp cho những bệnh nhân đi ngoài không ổn định.

Theo cuốn “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam”, vị này có tác dụng kháng viêm chống loét, đồng thời làm giảm rõ rệt lượng dịch vị tiết ra và không làm giảm độ acid tự do của dịch vị nên có công năng rất tốt trong việc điều hòa hệ tiêu hóa.

Mộc Hương bắc

Đây là một dược liệu có nguồn gốc từ Ấn độ, được sử dụng cách đây hàng nghìn năm để trị bệnh đầy chướng bụng, ăn khó tiêu, ỉa chảy. Mộc hương bắc là vị thuốc số 1 của phần khí Tam tiêu. Khí và vị của nó thuần dương, cho nên trừ được tà, giảm đau. Vì tiêu chảy và thức ăn không tiêu là bệnh của tỳ, tỳ thổ thích ôn táo mà gặp được Mộc hương thì hiệu nghiệm ngay.

Hoàng Liên

Trong thân rễ của cây Hoàng Liên có berberin, coptisin, palmatin là những kháng sinh đường ruột có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng và kiện vị giúp tiêu hoá tốt thức ăn. Chỉ có Hoàng Liên mọc hoang ở độ cao 1300-1400m ở Quản Bạ tỉnh Hà Giang và trên 1.500m ở Sapa tỉnh Lào Cai mới có hàm lượng hoạt chất cao và tác dụng trị bệnh tốt.

Bạch Linh

Bạch Linh là loại nấm ký sinh trên rễ cây thông, được coi là phần tinh túy nhất của cây thông trên mặt đất, có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn. Y học Trung Hoa thường dùng Bạch Linh để tăng cường miễn dịch, làm thuốc bổ chữa suy nhược, chóng mặt, lợi tiểu, bụng đầy chướng, tiêu chảy, tỳ hư.

Trần Bì

Người xưa nói: “Nam bất thiểu Trần Bì, nữ bất ly Hương Phụ”. Có lẽ do phái nam thường uống rượu, thích ăn những món chiên xào, nhiều chất béo bổ… mà theo Đông y, những chất béo, rượu cay nóng… sẽ làm cho tỳ vị bị tổn thương, không vận hóa được thức ăn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu Trần Bì có tác dụng kích thích nhẹ đối với đường tiêu hóa, giúp cho ruột bài khí tích trệ ra ngoài dễ dàng, tăng tiết dịch vị, có lợi cho tiêu hóa, có tác dụng làm giãn cơ trơn của dạ dày và ruột.

Nhục Đậu Khấu và Đẳng Sâm

Với những người mắc chứng rối loạn tiêu hóa, Đẳng Sâm có tác dụng làm ấm và bồi bổ Tỳ Vị làm cơ quan tiêu hóa khỏe hơn. Nhục Đậu Khấu làm se ruột và cầm đi ngoài, chữa chứng tỳ thận dương hư gây tiêu chảy sáng sớm hằng ngày. Vì vậy, hai vị này phối hợp với nhau để trị bệnh tiêu chảy mạn tính rất hiệu quả.

Sa Nhân

Sa Nhân là một vị thuốc kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng. Theo các tài liệu cổ, Sa Nhân tán nhỏ, uống với nước ấm để chữa ngộ độc thức ăn, hoặc phối hợp Sa Nhân với Trần Bì chữa lạnh bụng, đầy hơi khiến người bệnh không còn thấy đầy tức, ấm ách, khó tiêu, đau bụng.

Hoài sơn

Hoài sơn là rễ của cây củ mài. Củ mài không đơn giản chỉ là món ăn dân dã quen thuộc với đồng bào miền núi, còn là vị thuốc quý của y học dân gian được sử dụng rất lâu đời được dùng để trị chứng tỳ hư, chán ăn, tiêu hóa kém, đi tiêu lỏng lâu ngày.