Chuẩn nghèo giai đoạn 2022 2023

Kế hoạch hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo.

Mục tiêu cụ thể là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm bình quân hằng năm từ 2% - 2,5%, trong đó các huyện nghèo giảm từ 3,5% - 4%/năm trở lên; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm.

Kế hoạch cũng đề ra các kết quả, chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2025; các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và trách nhiệm của các ngành, đơn vị, địa phương trong triển khai thực hiện./.

Chuẩn nghèo giai đoạn 2022 2023
Hộ gia đình chị Nguyễn Thị Như, thôn Mật, xã Vĩnh An, huyện Sơn Động(Bắc Giang) được vay vốn của Agribank đầu tư trồng cây ăn quả, nuôi bò sinh sản để thoát nghèo. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 phê duyệt một số nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025.

Theo Quyết định, trên cơ sở quy định tại Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 1 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ, 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh trong phạm vi Quyết định này được hỗ trợ bổ sung trực tiếp nội dung sau:

Hỗ trợ đầu tư trọng tâm, trọng điểm và duy tu, bảo dưỡng một số công trình giao thông liên xã trên địa bàn huyện nghèo phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, lưu thông hàng hóa nhằm tạo sự đột phá, tạo động lực phát triển, tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Thời gian thực hiện hỗ trợ từ năm 2022 đến năm 2025.

[WB: Tỷ lệ giảm nghèo của Việt Nam trong 10 năm qua đầy ấn tượng]

22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh được hỗ trợ gồm huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang; huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang; huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn; huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang; huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng; huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai; huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên; huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên; huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu; huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La; huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình; huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa; huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa; huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế; huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam; huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam; huyện An Lão, tỉnh Bình Định; huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa; huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk; huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông; huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Mục tiêu nhằm góp phần hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh trong phạm vi Quyết định này phấn đấu thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn đến năm 2025 theo quy định tại Quyết định số 36/2021/QĐ-TTg ngày 13/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025.

Tại các huyện nghèo thuộc phạm vi Quyết định này, phấn đấu tỷ lệ nghèo đa chiều (gồm tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều) giảm 6%-7%/năm, quy mô hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều cuối kỳ giảm ít nhất 60% so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025.

Đến năm 2025, thu nhập của hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc phạm vi Quyết định này phấn đấu tăng 1,8 lần so với năm 2020./.

Chuẩn nghèo giai đoạn 2022 2023
Tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 349/KH-UBND rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025. Nguồn: ITN

Sáng 2.10, thông tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vừa qua đã ban hành Kế hoạch số 349/KH-UBND rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh nhằm rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh nhằm xác định, lập danh sách, phân loại chính xác, đầy đủ số liệu, thông tin cơ bản về hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều để có cơ sở xây dựng kế hoạch, giải pháp giảm nghèo và thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội trong năm 2023.

Theo đó, tiêu chí và chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện theo quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025.

Đối tượng rà soát là toàn bộ hộ gia đình có tên trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo theo kết quả tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 do UBND xã, phường, thị trấn đang quản lý. Một số hộ gia đình không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo nhưng có đơn đề nghị rà soát hoặc địa phương chủ động phát hiện thấy hộ gia đình gặp khó khăn, biến cố rủi ro trong năm có khả năng rơi vào diện hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Phạm vi rà soát được thực hiện tại 141 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh (trong đó: khu vực thành thị gồm các đơn vị hành chính là thị trấn, phường; khu vực nông thôn gồm các đơn vị hành chính là xã).

Phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo là phương pháp khảo sát thu thập thông tin của hộ gia đình để ước lượng thu nhập và xác định mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo bảo đảm phù hợp với chuẩn nghèo theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025. Phương pháp rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 02/2022/TT-BLĐTBXH. Sử dụng ứng dụng (App) rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 (đã được nâng cấp, bổ sung một số trường thông tin và chức năng) để triển khai rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022.

Quy trình rà soát được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025.