Chức việc trong tôn giáo là gì

TĐKT - Ngày 9/8, tại TP Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gặp mặt, biểu dương các chức sắc, chức việc tôn giáo có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự kiện góp phần khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam đối với công tác tôn giáo, cùng những chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước ta.

Phát biểu khai mạc buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, chức sắc, chức việc các tôn giáo và đồng bào có đạo luôn đồng sức, đồng lòng, vượt qua mọi hy sinh, gian khổ, đóng góp cả về vật chất và tinh thần, thậm chí hy sinh cả xương máu của mình để bảo vệ đất nước, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

Trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam đã và đang chung tay cùng các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Chức việc trong tôn giáo là gì

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gặp mặt, biểu dương các chức sắc, chức việc tôn giáo có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, mỗi tôn giáo ở nước ta tuy có lịch sử hình thành và đặc điểm khác nhau, nhưng đều tồn tại trong lòng dân tộc, lợi ích của từng tôn giáo cũng gắn liền với lợi ích của quốc gia, dân tộc. Chính vì vậy, đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo là những chủ trương cơ bản của Đảng, Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo.

“Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề dân tộc, tôn giáo, trong đó Người đặc biệt quan tâm đến tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, thực hiện đoàn kết tôn giáo ở nước ta. Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và pháp luật về tôn giáo, tạo điều kiện thuận lợi để các cấp, các ngành thực hiện thống nhất quan điểm về công tác tôn giáo, phát huy nguồn lực của tôn giáo trong đời sống xã hội”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Ghi nhận và biểu dương những đóng góp to lớn của các tổ chức tôn giáo và đồng bào có đạo trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt trong đó có những tấm gương điển hình là chức sắc, chức việc và đồng bào có đạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, cuộc gặp mặt hôm nay là minh chứng sinh động cho sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam đối với các tôn giáo và chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước ta, nhằm phát huy các nguồn lực tôn giáo, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn tinh thần chia sẻ, thấu hiểu của cuộc gặp hôm nay sẽ càng tác động tích cực đến đường hướng hành đạo của các tổ chức tôn giáo, thúc đẩy các hoạt động tôn giáo phù hợp với chính sách pháp luật của Nhà nước, với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc và nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của nhân dân.

Chức việc trong tôn giáo là gì

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cho các chức sắc, chức việc tôn giáo tiêu biểu

Theo báo cáo tại Hội nghị, tính đến đến tháng 8/2019, Nhà nước ta đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo. Hiện nay, trên địa bàn cả nước có trên 500 cơ sở y tế, phòng khám, chữa bệnh từ thiện do các tổ chức tôn giáo thành lập.

Cả nước có khoảng 300 trường mầm non, 2.000 lớp học tình thương, 12 cơ sở dạy nghề thuộc các tổ chức tôn giáo; có gần 800 cơ sở bảo trợ xã hội của các tổ chức Phật giáo, Công giáo, Cao đài... đang nuôi dưỡng trên 12.000 trẻ em mồ côi, trẻ tàn tật, người già cô đơn, bệnh nhân tâm thần, HIV/AIDS, tiếp nhận nhiều nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

Dù mỗi tôn giáo đều có đường hướng và phương châm hành đạo riêng nhưng đều chung một định hướng là sống “Tốt đời, đẹp đạo”, luôn gắn bó, đồng hành cùng sự phát triển của dân tộc. Trong 6 tháng đầu năm 2019, các tổ chức tôn giáo đã đóng góp cho xã hội hơn 1.000 tỷ đồng.

Thông qua giáo lý khuyên răn con người sống hướng thiện, vị tha, bác ái, đặc biệt là những giá trị đạo đức sâu sắc, góp phần điều chỉnh hành vi ứng xử của con người, nhiều khu dân cư có đông đồng bào tôn giáo đã trở thành điểm sáng về phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội. Các tôn giáo cũng cùng với chính quyền, MTTQ các cấp xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, cùng chung tay chăm lo cho người có công, cứu trợ thiên tai, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, tham gia khám chữa bệnh, dạy nghề,…

Mai Thảo

PHÁT HUY VAI TRÒ CHỨC SẮC, CHỨC VIỆC TÔN GIÁO VÀ NGƯỜI TIÊU BIỂU TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

20-2-2020

Phát huy vai trò chức sắc, chức việc của các tổ chức tôn giáo và những người tiêu biểu trong các dân tộc thiểu số chính là sự triển khai thực hiện trên thực tế đường lối dân vận và chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta, có ý nghĩa hết sức quan trọng, thậm chí nó đóng vai trò quyết định sự thành công của quá trình vận động cách mạng.

Để tập hợp, phát huy vai trò của chức sắc, chức việc các tôn giáo và người tiêu biểu trong các dân tộc thiểu số trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, cũng như để thực hiện chính sách sử dụng người tiêu biểu trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay, đòi hỏi các cấp, các ngành cần nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của chức sắc, chức việc trong các tổ chức tôn giáo là gồm những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp, được đào tạo cơ bản, có hệ thống về giáo lý, giáo luật hoặc có kinh nghiệm thực tiễn và trình độ được các tổ chức giáo hội công nhận theo quy định của pháp luật Việt Nam và hệ thống giáo hội tôn giáo công nhận. Có thể nói, chức sắc, chức việc là đội ngũ nòng cốt của các tôn giáo, họ vừa có vị trí, vai trò lãnh đạo, vừa có trình độ giáo lý, giáo luật, có uy tín lớn trong quần chúng tín đồ, vừa là cầu nối giữa các tôn giáo với tín đồ nên có tác động to lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến quần chúng tín đồ tham gia quản lý trật tự, an ninh xã hội. Do vậy, vận động các vị chức sắc, chức việc trong tôn giáo có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện đường lối của Đảng và chính sách pháp luật Nhà nước. Đồng thời, chống lại âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, làm ảnh hưởng đến đường lối, mục tiêu của cách mạng và đường hướng hoạt động của các tổ chức tôn giáo.

Đối với người tiêu biểu trong cộng đồng các dân tộc thiểu số được hình thành một cách tự nhiên, phát triển theo từng thời kỳ giai đoạn lịch sử khác nhau cũng đều xuất hiện những con người mà uy tín, trí tuệ và sức ảnh hưởng của họ đã vượt ra ngoài khuôn khổ của một gia đình, một dòng họ và lan toả đến toàn thể cộng đồng, với những hình thức rất đa dạng, tuỳ thuộc vào đặc điểm văn hoá của từng nhóm dân tộc cụ thể, đáp ứng được những đòi hỏi của thực tế cuộc sống và yêu cầu tự quản nên từng cộng đồng dân tộc cũng hình thành những tập tục được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được mọi người trong thôn (bản, làng) tự giác chấp hành. Qua đó, đã suy cử ra những người am hiểu luật tục của ông bà, tổ tiên, bản sắc văn hóa của dân tộc để điều hành những hoạt động của cộng đồng. Những người này thường là những già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ... Riêng đối với đồng bào các dân tộc Kon Tum, người có uy tín cao, được cộng đồng kính phục là những người có khả năng vận dụng những phong tục tập quán để giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh trong đời sống cộng đồng. Những người tiêu biểu này cần được bồi dưỡng để họ trở thành những cốt cán trong bộ máy chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở. Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho đội ngũ chức sắc, chức việc của tổ chức tôn giáo và người tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng trong công tác dân tộc, công tác tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội; là “cánh tay nối dài” giúp cho chính quyền và mặt trận ở các cấp làm tốt công tác tuyên truyền và đưa đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống.

Chúng ta biết rằng, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống phần lớn là những vùng mà điều kiện tự nhiên không thuận lợi, các phong tục tập quán lại rất phong phú và đa dạng. Hơn nữa, địa bàn cư trú của các dân tộc lại rất phân tán, cư dân thưa thớt. Điều này là một trong những rào cản làm hạn chế khả năng tuyên truyền, vận động việc thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân. Vì vậy, việc phát huy vai trò của lực lượng tại chỗ, thông qua những người tiêu biểu trong cộng đồng dân cư các dân tộc thiểu số, đem lại ánh sáng văn hoá của Đảng đến với đồng bào, vận động bà con phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc, kết hợp hài hoà giữa luật tục và pháp luật, giữa truyền thống và hiện đại, thực hiện tốt các hoạt động tự quản tại cơ sở là một hướng đi rất có triển vọng và có ý nghĩa vô cùng quan trọng ở các vùng dân tộc thiểu số hiện nay.

Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư” do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã xuất hiện những tấm gương tiêu biểu đại diện cho các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở, có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống. Đặc biệt, trong đồng bào các tôn giáo và trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã xuất hiện nhiều điển hình, tiên tiến kinh doanh sản xuất giỏi, làm tốt công tác xã hội và những cá nhân không chỉ biết làm giàu cho chính bản thân mình và gia đình mình, mà còn giúp bà con trong bản làng thoát khỏi cái đói cái nghèo, tiến đến làm giàu chính đáng; có những tấm gương rất năng nổ trong công tác xã hội, giành nhiều thời gian và công sức lo cho công việc của cộng đồng dân cư.

Để phát huy ảnh hưởng của chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo và người tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số đòi hỏi cần có những chính sách cụ thể như: tăng cường xây dựng cốt cán, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ những người tiêu biểu trong các tôn giáo và dân tộc về chính trị, thời sự, chính sách, pháp luật để họ nắm bắt, tuyên truyền, giải thích cho quần chúng hiểu và thực hiện. Định kỳ chính quyền các cấp gặp gỡ những người tiêu biểu, có uy tín trong tôn giáo, dân tộc thiểu số để thống nhất những nội dung về vận động quần chúng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương về kinh tế, xã hội, tham gia giữ gìn an ninh, trật tự ở địa phương, chống âm mưu lôi kéo, chia rẽ đoàn kết các dân tộc của các thế lực thù địch và phần tử xấu. Mặt khác cần có chính sách cụ thể nhằm động viên về vật chất và tinh thần người tiêu biểu có thành tích trong các phong trào thi đua yêu nước.

Rõ ràng, việc phát huy và sử dụng vai trò của chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo và những người tiêu biểu trong cộng đồng các dân tộc thiểu số là một hướng đi đúng đắn nhằm thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài" hướng tới mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh./.

Gia Bảo

Số lượt xem:6990