Chụp cắt lớp vi tính là gì năm 2024

Chụp CT là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh với độ chính xác cao, cho hình ảnh rõ nét, có thể chụp được nhiều bộ phận của cơ thể, giúp bác sĩ phát hiện chính xác tình trạng, mức độ bệnh để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp, kịp thời.

Chụp CT là gì?

Chụp CT, còn được gọi là chụp cắt lớp vi tính. CT là tên gọi viết tắt của Computerized tomography. Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có sử dụng tia X và máy tính để tạo ra các hình ảnh cắt ngang ở những vị trí cần chụp trong cơ thể.

Hình ảnh được tạo ra trên máy tính khi chụp CT có thể dưới dạng 2D hoặc 3D và chi tiết hơn rất nhiều so với chụp X-quang thông thường.

Chụp CT có thể chụp được gần hết các bộ phận trên cơ thể con người như sọ não, đầu, cột sống, phổi, ổ bụng, xương khớp, chụp CT tim…

Ưu điểm, nhược điểm của chụp CT

Chụp cắt lớp vi tính là gì năm 2024

Chụp CT là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại

Chụp CT là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến và là bước đột phá giúp phát hiện nhiều bệnh lý từ giai đoạn sớm. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tồn tại nhược điểm.

Ưu điểm của chụp CT

  • Không đau, không xâm lấn.
  • Chụp được gần như toàn bộ các cơ quan của cơ thể.
  • Thời gian chụp nhanh, có thể đáp ứng được với các trường hợp y tế khẩn cấp.
  • Hình ảnh chi tiết, sắc nét, nhất là những phần cứng như xương, sọ não mà các phương pháp chụp X-quang, siêu âm không làm được.
  • Có thể áp dụng cho bệnh nhân có cấy ghép kim loại trong cơ thể.

Nhược điểm của chụp CT

  • Có một số tổn thương kích thước nhỏ hoặc tổn thương vị trí khuất có thể không thấy rõ trên hình ảnh CT bằng chụp MRI.
  • Sử dụng bức xạ nên có thể gây tổn thương nếu tiếp xúc nhiều làn.

Khi nào cần chụp CT?

Chụp CT được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Mắc bệnh ung thư, bệnh tim, khối u gan, khí phế thũng…
  • Có vết thương bên trong và chảy máu (thường là do tai nạn).
  • Gặp các vấn đề về xương khớp như khối u xương, gãy xương phức tạp.
  • Khi cần xác định khối u, cục máu đông, nhiễm trùng, chất lỏng dư thừa.
  • Khi cần hướng dẫn kế hoạch và thủ tục điều trị như sinh thiết, xạ trị, phẫu thuật.

Chụp cắt lớp vi tính có cần tiêm thuốc cản quang?

Việc tiêm thuốc cản quang khi chụp CT có mục đích để giúp quan sát rõ hơn tổn thương. Thuốc cản quang chứa i-ốt nên những cấu trúc, tổn thương bắt thuốc sẽ có màu trắng sáng trên hình chụp, từ đó, giúp bác sĩ phân biệt được vị trí, mức độ tổn thương.

Việc tiêm thuốc cản quang giúp đưa ra chẩn đoán chính xác nhưng nó tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, lạnh run, sốt, nổi mề đay… Vì vậy, chỉ trong những trường hợp cần thiết bác sĩ mới chỉ định tiêm thuốc cản quang khi chụp cắt lớp.

Đối tượng chỉ định cần tiêm thuốc cản quang

  • Các trường hợp chụp CT bụng.
  • Các trường hợp viêm, áp xe, trừ viêm phổi đã được chẩn đoán chắc chắn.
  • Các trường hợp nghi ngờ khối u.
  • Các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh lý mạch máu như dị dạng mạch máu, phình mạch, giả phình, bóc tách động mạch.
  • Các trường hợp cần đánh giá vùng tái tưới máu của tổn thương, tìm nguồn mạch nuôi của phổi biệt lập….

Đối tượng chống chỉ định tiêm thuốc cản quang khi chụp cắt lớp vi tính

  • Người bị suy thận từ độ 3 trở lên. Nếu bắt buộc phải tiêm thì cần chuẩn bị sẵn cho việc chạy thận nhân tạo ngay sau khi chụp xong.
  • Người bị suy gan, suy tim mất bù.
  • Người bị đa u tủy, thiểu niệu. Nếu bắt buộc phải tiêm thì cần truyền dịch cho người bệnh.
  • Người có cơ địa dị ứng.
  • Người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, hen suyễn, cường giáp…
  • Phụ nữ có thai.

Một số trường hợp chống chỉ định tuyệt đối là: người bị dị ứng i-ốt và người bị mất nước nặng.

Chụp cắt lớp vi tính là gì năm 2024

Chụp CT giúp bác sĩ có cơ sở để chẩn đoán bệnh chính xác hơn

Quy trình chụp cắt lớp vi tính

Chụp cắt lớp vi tính sẽ được thực hiện theo quy trình gồm 4 giai đoạn sau:

Trước khi chụp

Tùy vào bộ phận cần chụp, tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định hoặc không chỉ định người bệnh tiêm thuốc cản quang. Nếu phải tiêm thuốc, bạn cần nhịn ăn từ 4 – 6 giờ trước khi chụp.

Trong khi chụp

Trước khi chụp CT, người bệnh cần thay quần áo bệnh viện cung cấp, tháo hết đồ trang sức và phụ kiện có kim loại để giúp kết quả chụp được chính xác nhất.

Kỹ thuật viên hướng dẫn người bệnh nằm ngửa trên bàn máy rồi họ sẽ rời khỏi phòng chụp, đi ra phòng điều khiển để tiến hành chụp.

Hệ thống máy chụp CT sẽ tự động di chuyển, đưa người bệnh đi sâu vào bên trong máy, cùng với đó hệ thống X-quang sẽ chụp xung quanh để tạo thành những lát cắt của cơ thể. Khi chụp, bạn có thể nghe thấy tiếng vo ve, lách cách do máy đang quét chụp.

Sau khi chụp

Sau khi chụp thành công, bác sĩ sẽ đọc kết quả qua hình ảnh chụp. Người bệnh sẽ được bác sĩ thông báo kết quả chụp. Nếu có bất thường bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng bệnh nhân.

Thông thường, thời gian chụp CT kéo dài từ 20 phút – 1 tiếng. Sau khi chụp nếu người bệnh không phải tiêm thuốc cản quang thì có thể hoạt động, ăn uống bình thường. Nếu có tiêm thuốc cản quang thì cần theo dõi thêm 30 phút sau chụp. Trong vòng 24h sau khi tiêm, người bệnh cần uống nhiều nước để thuốc được đào thải ra khỏi cơ thể.

Nếu có các biểu hiện như khó thở, buồn nôn, ngứa, sốt… sau khi chụp cắt lớp vi tính, cần báo ngay với nhân viên y tế để được xử trí kịp thời.

Chụp CT có thể chụp ở những bộ phận nào?

Chụp CT có thể chụp được ở hầu hết các bộ phận trên cơ thể. Một số bộ phận thường được chỉ định chụp CT gồm:

Chụp CT đầu

Thông qua việc chụp cắt lớp vi tính đầu, bác sĩ sẽ nắm bắt được tình trạng của não, xoang, hộp sọ, hốc mắt để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Chụp CT được chỉ định trong các trường hợp:

  • Nhức đầu thường xuyên.
  • Chóng mặt.
  • Ngất xỉu.
  • Có hành vi bất thường.
  • Giảm thị lực hoặc thính lực.

Qua việc chụp CT bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh lý gây ra các triệu chứng này. Những loại bệnh thường gặp là:

  • U não.
  • Đột quỵ.
  • Bệnh Alzheimer.
  • Phình động mạch.
  • Nhiễm trùng não.
  • Chảy máu trong.

Chụp CT tim

Chụp CT giúp bác sĩ phát hiện chính xác bệnh lý tim mạch cũng như xác định nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhờ căn cứ vào mức độ và vị trí các mảng bám trong động mạch vành. Phương pháp này cũng giúp phát hiện bất thường trong giải phẫu hệ mạch vành để chẩn đoán bệnh lý cơ tim, nhất là bệnh cơ tim phì đại.

Chụp cắt lớp vi tính là gì năm 2024

Khám tim mạch tại BV Hồng Ngọc

Chụp CT cũng giúp phát hiện khối u tim, vị trí khối u cũng như mức độ phát triển của khối u để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Khi khám tim mạch, tùy trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT tim hay không. Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp:

  • Người mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp.
  • Người hút thuốc lá thường xuyên.
  • Thường xuyên bị đau ngực, khó thở, tức ngực.
  • Bị suy tim không rõ nguyên nhân.
  • Người từng đặt stent mạch vành.
  • Người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, bệnh mạch vành như: gia đình có tiền sử mắc bệnh, sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh…

Đăng ký khám tim mạch với chuyên gia BV Hồng Ngọc tại đây:

Chụp CT phổi

Chụp CT phổi được chỉ định trong các trường hợp:

  • Có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi.
  • Chấn thương nặng ở vùng ngực có nghi ngờ tác động đến phổi.
  • Trên 50 tuổi, thường xuyên hút thuốc lá.
  • Thường xuyên bị khó thở, khó nuốt, ho ra máu không rõ nguyên nhân.
  • Làm việc và tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm, nhiều khó bụi.
  • Đang mắc các bệnh như viêm phế quản nặng, viêm phổi kẽ…

Chụp CT bụng

Chụp cắt lớp vi tính vùng bụng được chỉ định trong các trường hợp:

  • Dịch ổ bụng.
  • Đau bụng.
  • Sỏi thận.
  • Viêm ruột.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Tắc ruột.
  • Chấn thương ổ bụng.

Chụp CT ở đâu tốt Hà Nội?

Hiện nay, hầu hết các bệnh viện đều trang bị máy chụp CT để giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý mắc phải và tình trạng bệnh cho khách hàng. Người bệnh nên lựa chọn địa chỉ có máy móc hiện đại, mới cùng với đội ngũ chuyên gia giỏi để giúp đọc kết quả chính xác.

Chụp cắt lớp vi tính là gì năm 2024

Hệ thống máy chụp CT 128 dãy tại BV Hồng Ngọc

Tại Hà Nội, BVĐK Hồng Ngọc tự hào là địa chỉ sở hữu hệ thống máy chụp CT cũng như các máy móc thiết bị y tế tiến tiến hàng đầu hiện nay. Bệnh viện sở hữu hệ thống máy chụp CT 128 dãy là một phiên bản nâng cấp so với các phiên bản cũ như 32 dãy, 64 dãy.

Máy chụp CT 128 dãy đem lại hình ảnh rõ nét, độ phân giải cao, phân giải được cả mô mềm. Cùng với đó, thời gian chụp cũng được rút ngắn hơn so với các thế hệ máy chụp trước đây, tiết kiệm thời gian, công sức cho người bệnh.

Bên cạnh đó, bệnh viện còn sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, với đầy đủ các chuyên khoa như tim mạch, tiêu hóa, hô hấp, thần kinh… sẽ giúp đọc kết quả chính xác để chẩn đoán đúng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh.

Đến thăm khám tại Hồng Ngọc, khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ y tế chất lượng cao, hạn chế chờ đợi đông đúc, được miễn phí buffet sau khám và nhiều tiện ích khác như nhà hàng, quán cafe ngay trong bệnh viện. Chắc chắn sẽ làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.