Chuyên ngành cơ khí ô tô là gì năm 2024

Thị trường ô tô trong nước hiện đang ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Ngành cơ khí ô tô theo đó cũng được các bạn trẻ ưa chuộng tìm hiểu và theo học. Tại bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về các môn học ngành cơ khí ô tô.

Ngành Cơ khí ô tô là gì?

Ngành Cơ khí ô tô là ngành học trang bị các khối kiến thức nền, chuyên sâu về cơ khí ô tô, cơ cấu cơ khí, máy động lực, hệ thống truyền động – truyền lực, động cơ đốt trong, hệ thống điện – điện tử ô tô, nghiên cứu sản xuất, lắp ráp, sửa chữa và bảo trì ô tô,… để các sinh viên đảm bảo có đủ kỹ năng thực hành thuật ô tô, có khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn.

Chuyên ngành cơ khí ô tô là gì năm 2024
Tổng quan ngành Cơ khí ô tô

Ngành Công nghiệp ô tô hiện là một trong những ngành công nghiệp lớn của thế giới. Ở Việt Nam ngành Cơ khí ô tô cũng đã cũng coi là một ngành mũi nhọn, được ưu tiên quan tâm phát triển để góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Các môn học ngành Cơ khí ô tô như thế nào?

Cơ khí ô tô là ngành học tích hợp các kiến thức chuyên ngành của nhiều lĩnh vực như: Cơ khí, điện, điện tử, công nghệ chế tạo máy, tự động hóa, nguyên vật liệu,… Cụ thể sinh viên ngành Cơ khí ô tô sẽ được học các bộ môn cơ bản sau:

  • Các môn học giáo dục đại cương: Chính trị, pháp luật, kinh tế, giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất,…
  • Các môn học cơ sở ngành: Tin học, Tiếng Anh, Vẽ kỹ thuật, Hình họa, Công nghệ kim loại, Cơ lý thuyết, Sức bền vật liệu, Nguyên lý – chi tiết máy, Kỹ thuật nhiệt, Khí cụ điện, Kỹ thuật điện – điện tử, Chi tiết máy, Nguyên lý máy …
  • Các môn học chuyên ngành: Lý thuyết ô tô, Cấu tạo ô tô, Động cơ đốt trong, Kết cấu tính toán ô tô, Kết cấu tính toán động cơ đốt trong, Trạng bị điện, Thiết bị điều khiển trên ô tô, Vi điều khiển và ứng dụng, Truyền động thủy lực và khí nén trên ô tô, Công nghệ chế tạo phụ tùng, Chẩn đoán và kiểm định kỹ thuật trên ô tô, Xe chuyên dụng,…
    Chuyên ngành cơ khí ô tô là gì năm 2024
    Ngành Cơ khí ô tô học những môn gì?

Ngoài trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên ngành Cơ khí ô tô, sinh viên trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội còn chú trọng bồi dưỡng về kinh nghiệm nghề nghiệp và các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng sử dụng tiếng anh chuyên ngành, kỹ năng tìm kiếm, kỹ năng sử dụng các công cụ chuẩn đoán,… Để sinh viên có thể phát triển toàn diện nhất, và phát huy tối đa năng lực của bản thân.

Học ngành Cơ khí ô tô ở Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội có tốt không?

Ngành Cơ khí ô tô trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội nổi bật bởi chương trình đào tạo có tính ứng dụng tính thực hành cao. Sinh viên sẽ được bồi dưỡng đầy đủ hệ thống kiến thức từ cơ sở đến nâng cao, cùng các kỹ năng nghề nghiệp của một kỹ sư cơ khí ô tô, được trang bị khả năng ngoại ngữ chuyên ngành, tư duy logic, kiến thức kinh doanh, marketing. Phương pháp đào tạo kết hợp lý thuyết với thực hành tại hệ thống phòng học, phòng thực hành, xưởng thực hàn hiện đại chuyên nghiệp.

Chương trình đào tạo chuẩn đầu ra của ngành Cơ khí Trường Cao đẳng ngoại ngữ Hà Nội bao gồm:

  • Các học phần lý thuyết trong chương trình đào tạo bậc Cao đẳng giúp trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ sở ngành, hiểu biết chính trị, pháp luật, thế giới quan khoa học đúng đắn và khả năng tư duy logic.
  • Các giờ học thực hành phần cơ khí – chế tạo máy giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, tăng kinh nghiệm thực hành.
  • Các buổi thăm quan thực tế, kiến tập, thực tập giúp sinh viên có cái nhìn thực tế, hiểu biết thêm về ngành nghề của mình trong tương lai.

Ngoài ra, sinh viên ngành Cơ khí ô tô Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội sẽ được Nhà trường hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm đúng với chuyên ngành đào tạo sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, sinh viên có thể hoàn toàn yên tâm, chuyên tâm vào học tập không cần lo lắng đến tình trạng cử nhân thất nghiệp.

NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ

CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT Ô TÔ

(7520103_04)

1. Giới thiệu chuyên ngành đào tạo, thời gian đào tạo, cấp bằng

1.1. Giới thiệu chuyên ngành

Chuyên ngành Kỹ thuật ô tô được đào tạo trong Khoa Cơ khí. Đây là một trong những chuyên ngành đào tạo mới, bắt đầu tuyển sinh từ năm 2021 của Trường Đại học Xây dựng. Chương trình đào tạo của chuyên ngành Kỹ thuật ô tô được xây dựng theo phương pháp tiếp cận CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate, nghĩa là: Hình thành, thiết kế, thực hiện và vận hành ý tưởng) đồng thời được đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định ABET (Accreditation Board for Engineering and Technology) của Hoa Kỳ.

Chuyên ngành Kỹ thuật ô tô trang bị khối kiến thức cơ sở, liên ngành và chuyên ngành. Trong đó, trang bị kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Kỹ thuật ô tô. Do đó, sau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật ô tô có kiến thức chuyên môn nền tảng đáp ứng yêu cầu xã hội trong thiết kế các chi tiết, hệ thống ô tô, hệ thống bảo dưỡng sửa chữa, quy trình sản xuất, tiến hành thực nghiệm, cũng như phân tích và đánh giá số liệu; có kĩ năng phù hợp với lĩnh vực kỹ thuật ô tô, lĩnh vực liên quan; có năng lực tự chủ và trách nhiệm với xã hội.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể học nâng cao trình độ ở bậc Kỹ sư, Thạc sĩ, Tiến sĩ, văn bằng 2 các ngành, chuyên ngành khác ở trường Đại học Xây dựng và các trường đại học trong và ngoài nước.

Khoa Cơ khí Xây dựng cam kết, đồng hành cùng sinh viên trong suốt quá trình học tập, cam kết mời doanh nghiệp vào tuyển dụng sinh viên, giới thiệu vị trí việc làm phù hợp với năng lực, sở trường và đam mê của mỗi sinh viên.

1.2. Thời gian đào tạo và cấp bằng

- Cử nhân (3,5 ÷ 4 năm)

- Kỹ sư (bậc 7 tương đương trình độ thạc sĩ: 5 năm)

2. Kiến thức, kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp

2.1. Kiến thức

- Có khả năng xác định vấn đề và giải quyết các vấn đề về kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật ô tô, có xét đến các yếu tố ảnh hưởng của văn hóa, xã hội, kinh tế và môi trường dựa trên áp dụng các nguyên lý toán, khoa học và kỹ thuật tư duy hệ thống.

- Có thể ứng dụng nguyên lý thiết kế kỹ thuật để thiết kế ra các giải pháp/ sản phẩm/ hệ thống giải quyết các vấn đề kỹ thuật xét đến sự an toàn và sức khỏe cộng đồng, cũng như các yếu tố kinh tế, môi trường, văn hóa, trong bối cảnh doanh nghiệp, xã hội và quốc tế.

- Có khả năng giao tiếp tốt dưới nhiều hình thức (giao tiếp miệng, trình bày cá nhân, trình bày nhóm, giao tiếp văn bản, giao tiếp đồ họa) và với nhiều đối tượng. Sử dụng tiếng Anh tốt trong công việc, đạt điểm TOEIC 500 trở lên, hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương.

2.2. Kỹ năng

- Có khả năng nhận diện được trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật ô tô và đưa ra những quyết định xét đến sự ảnh hưởng của giải pháp kỹ thuật tới bối cảnh kinh tế, xã hội, môi trường trong điều kiện cụ thể của địa phương và toàn cầu.

- Khả năng làm việc nhóm hiệu quả trong đó các thành viên cùng nhau hợp tác, dẫn dắt tạo ra môi trường làm việc hợp tác để đặt ra mục tiêu, lên kế hoạch thực hiện và hoàn thành mục tiêu trong môi trường đa ngành, đa văn hóa.

- Có khả năng thiết kế và thực hiện thí nghiệm/thực nghiệm, phân tích và diễn giải số ý nghĩa số liệu, sử dụng những đánh giá/nhận xét kỹ thuật để đưa ra kết luận.

3. Cơ hội học bổng và hỗ trợ học tập

- Học bổng của Trường, Khoa, các đơn vị, cá nhân, học bổng Đỗ Quốc Sam;

- Cơ hội tham quan, thực tập tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong lĩnh vực ô tô, các công ty buôn bán phụ tùng, các garage sửa chữa, trạm đăng kiểm,…

- Cơ hội tham gia các hoạt động để rèn luyện kỹ năng mềm trong các hoạt động tập thể như sinh viên tình nguyện, câu lạc bộ Robocon, hoạt động văn hóa và thể thao,…

- Cơ hội tham gia các khóa học tiếng nước ngoài miễn phí (Nhật, Hàn Quốc…) tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội và doanh nghiệp liên kết để tham gia thị trường lao động chất lượng cao với vị trí cán bộ kỹ thuật tại Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN.

4. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân chuyên ngành Kỹ thuật ô tô có thể đảm nhiệm:

- Chuyên viên kỹ thuật hoặc tư vấn thiết kế, chế tạo, sản xuất ô tô, phụ tùng và thiết bị phụ trợ tại các nhà máy như: Vinfast, THACO, Toyota, Hyundai, Ford,…

- Kỹ thuật viên, chỉ đạo kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa ô tô tại các garage, đại lý bán xe, showroom, đại lý ủy quyền các hãng.

- Cố vấn dịch vụ, quản lý chăm sóc khách hàng.

- Chuyên viên kiểm tra, quản lý chất lượng xe tại các trạm đăng kiểm.

- Nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu; hoặc học tập nâng cao ở trình độ kĩ sư, thạc sĩ, tiến sĩ, học liên thông các chương trình đào tạo ngành và chuyên ngành khác để trở thành cán bộ giảng dạy tại các cơ sở đào tạo.

5. Cơ hội học tập bậc sau đại học

Với các chương trình đào tạo được xây dựng theo chuẩn quốc tế, sau khi tốt nghiệp đại học, người học có thể dễ dàng học tiếp sau đại học ở bất kỳ đâu, như:

Ngành công nghệ cơ khí ô tô là gì?

Cơ khí ô tô là ngành chuyên về khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô. Nó bao gồm các lĩnh vực thiết kế chế tạo động cơ ô tô, sản xuất phụ tùng chi tiết máy, lắp ráp, tích hợp tính năng mới cho động cơ, cải tiến công nghệ…

Ngành kỹ thuật ô tô cơ khí lương bảo nhiêu?

Với người làm trong ngành công nghệ kỹ thuật ô tô khi có kinh nghiệm khoảng 2 – 3 năm, mức lương có thể từ 8 – 13 triệu đồng. Tùy vào năng lực làm việc mức thu nhập dành cho các vị trí công việc của chuyên viên, quản lý trong ngành công nghệ kỹ thuật ô tô có thể đạt đến mức lương mơ ước từ 25 -30 triệu đồng.

Chuyên ngành kỹ sư ô tô là gì?

Kỹ sư ô tô là một chuyên gia có kiến thức chuyên môn cao về công nghệ ô tô, có khả năng phân tích, thiết kế, sửa chữa, bảo trì và nâng cấp các loại xe hơi. Công việc của kỹ sư ô tô đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh xảo và cẩn trọng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường.

Ngành cơ khí ô tô lấy bảo nhiêu điểm?

Công nghệ kỹ thuật ô tô.