Có bao nhiêu quy tắc xác định số oxi hóa

13:56:1727/10/2021

Bài viết này sẽ giúp các em biết cách xác định hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị; hiểu khái niệm số oxi hóa là gì và quy tắc tính số oxi hóa ra sao?

I. Hóa trị trong hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị

1. Hóa trị trong hợp chất ion

• Trong các hợp chất ion, hóa trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó.

* Ví dụ: - Trong hợp chất NaCl, Na có điện hóa trị 1+ và Cl có điện hóa trị 1−.

- Trong hợp chất CaF2, Ca có điện hóa trị 2+ và  có điện hóa trị 1−.

• Người ta quy ước, khi viết điện hóa trị của nguyên tố, ghi giá trị điện tích trước, dấu của điện tích sau.

• Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA, IIA, IIIA có số electron ở lớp ngoài cùng là 1, 2, 3 có thể nhường nên có điện hóa trị là 1+, 2+, 3+,...

• Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA, VIIA có 6, 7 electron lớp ngoài cùng, có thể nhận thêm 2 hay 1 electron vào lớp ngoài cùng, nên có điện hóa trị 2−, 1−,...

2. Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị

• Trong các hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết cộng hóa trị của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó.

* Ví dụ:  Hóa trị các nguyên tố trong phân tử nước và metan:

Có bao nhiêu quy tắc xác định số oxi hóa
- Trong H2O: Nguyên tố H có cộng hóa trị 1, nguyên tố O có cộng hóa trị 2.

- Trong CH4: Nguyên tố C có cộng hóa trị 4, nguyên tố H có cộng hóa trị 1.

II. Số oxi hóa là gì? Quy tắc tính số oxi hóa.

1. Số oxi hóa là gì

- Khái niệm: Số oxi hóa của 1 nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử, nếu giả định rằng mọi liên kết trong phân tử đều là liên kết ion.

2. Quy tắc xác định số oxi hóa

- Để thuận tiện cho việc nghiên cứu phản ứng oxi hóa - khử, người ta dùng số oxi hóa.

- Số oxi hóa của một nguyên tố được tính theo quy tắc sau:

Quy tắc 1: Trong các đơn chất, số oxi hóa của nguyên tố bằng 0.

* Ví dụ: 

 Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số số oxi hóa của các nguyên tố bằng 0.

• Quy tắc 3: Số oxi hóa của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng số số oxi hóa của các nguyên tố bằng điện tích của ion.

* Ví dụ: Ion Ca2+có điện tích là dương 2, số oxi hóa là +2.

  Ion Cl- có điện tích là âm 1, số oxi hóa là -1.

• Quy tắc 4: Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hóa của hiđro bằng +1, trừ một số trường hợp như hiđrua kim loại (NaHCaH2,...). Số oxi hóa của oxi bằng 2, trừ trường hợp OF2, peoxit (chẳng hạn H2O2),...

> Lưu ý: Số oxi hóa được viết bằng chữ số thường, dấu đặt phía trước và được đặt ở trên kí hiệu nguyên tố.

* Ví dụ: 

Trên đây KhoiA.Vn đã giới thiệu với các em về Quy tắc tính số oxi hóa, hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúc các em thành công.

Số oxi hóa của oxi

Bài viết này chúng ta sẽ không nhắc lại chi tiết nội dung lý thuyết về cách xác định số oxi hóa mà chúng ta chỉ hệ thống lại các quy tắc nhằm xác định số oxi hóa của một nguyên tố trong hợp chất và ion.

I. Quy tắc xác định số số xi hóa của các nguyên tố

* Để xác định được số oxi hóa của 1 nguyên tố ta cần nhớ các quy tắc sau:

● Quy tắc 1: Số oxi hóa của các nguyên tố trong đơn chất bằng 0.

Quy tắc 2: Trong hầu hết các hợp chất :

– Số oxi hóa của H là +1 (trừ các hợp chất của H với kim loại như NaH, CaH2, thì H có số oxi hóa 1).

– Số oxi hóa của O là 2 (trừ một số trường hợp như H2O2, F2O, oxi có số oxi hóa lần lượt là : 1, +2).

Quy tắc 3: Trong một phân tử, tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tố bằng 0.

→ Theo quy tắc này, ta có thể tìm được số oxi hóa của một nguyên tố nào đó trong phân tử nếu biết số oxi hóa của các nguyên tố còn lại.

● Quy tắc 4: Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tử bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tử trong ion đó bằng điện tích của nó.

* Ví dụ: – Số oxi hóa của Na, Zn, S và Cl trong các ion Na+, Zn2+, S2-, Cl- lần lượt là: +1, +2, -2, -1.

– Tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tố trong các ion SO42-, MnO4-, NH4+ lần lượt là: -2, -1, +1.

> Lưu ý : Để biểu diễn số oxi hóa thì viết dấu trước, số sau, còn để biểu diễn điện tích của ion thì viết số trước, dấu sau.

– Nếu điện tích là 1+ (hoặc 1) có thể viết đơn giản là + (hoặc -) thì đối với số oxi hóa phải viết đầy đủ cả dấu và chữ (+1 hoặc 1).

– Trong hợp chất: Kim loại kiềm luôn có số ôxi hóa là +1; Kim loại kiềm thổ luôn có số oxi hóa là +2, nhôm luôn có số oxi hóa là +3.

II. Bài tập vận dụng cách xác định số oxi hóa của các nguyên tố

* Ví dụ 1: Xác định số oxi hóa của S trong phân tử H2SO4:

* Lời giải:

– Gọi số oxi hóa của S trong hợp chất H­2SO4 là x, ta có:

2.(+1) + 1.x + 4.(2) = 0 ⇒ x = +6.

→ Vậy số oxi hóa của S là +6.

* Ví dụ 2: Xác định số oxi hóa của Mn trong ion MnO4- :

* Lời giải:

– Gọi số oxi hóa của Mn là x, ta có:

1.x + 4.(2) = 1 ⇒ x = +7.

→ Vậy số oxi hóa của Mn là +7.

* Ví dụ 3: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất, đơn chất và ion sau:

a) H2S, S, H2SO3, H2SO4.

b) HCl, HClO, NaClO2, HClO3.

c) Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4.

* Lời giải:

a) Số oxi hóa của S trong các chất lần lượt là: S-2, S0, S+4, S+6

b) Số oxi hóa của Cl trong các hợp chất: Cl-1, Cl+1,Cl+3, Cl+5, Cl+7.

c) Số oxi hóa của Mn trong các chất: Mn0, Mn+2, Mn+4, Mn+7

* Ví dụ 4: Xác định số oxi hóa của các ion sau: Na+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Al3+.

* Lời giải:

Ion Na+ Cu2+ Fe2+ Fe3+ Al3+ Số oxi hóa +1 +2 +2 +3 +3

> Lưu ý: Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tử bằng điện tích của ion đó.

* Ví dụ 5: Xác định điện hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau: KCl, Na2S; Ca3N2.

* Lời giải:

– Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion gọi là điện hóa trị và bằng điện tích ion đó.

NaCl: Điện hóa trị của Na là: 1+ và của Cl là: 1-

K2S: Điện hóa trị của k là: 1+ và của S là: 2-

Mg3N2: Điện hóa trị của Mg là: 2+ và của N là: 3-

* Ví dụ 6: Xác định hóa trị và số oxi hóa của N trong phân tử HNO3:

* Lời giải:

– Ta có CTCT của HNO3 là:

Có bao nhiêu quy tắc xác định số oxi hóa

⇒ Trong phân tử HNO3 thì N có hóa trị 4

– Gọi x là số Oxi hóa của N có trong phân tử HNO3, ta có:

1 + x + 3.(-2) = 0 ⇒ x = +5

⇒ Số Oxi hóa của N có trong phân tử HNO3 là +5

* Ví dụ 7: Xác định số oxi hóa của N trong các hợp chất sau: NH3, NO2, N2O, NO, N2

* Lời giải:

– Số oxi hóa của N trong các hợp chất NH3, NO2, N2O, NO, N2 lần lượt là: -3, +4, +1, +2, 0;

* Ví dụ 8: Xác định số oxi hóa của crom trong các hợp chất sau: Cr2O3, K2CrO4, Cr2(SO4)3 , K2Cr2O7

* Lời giải:

– Số oxi hóa của crom trong các hợp chất: Cr2O3, K2CrO4, Cr2(SO4)3 , K2Cr2O7 lần lượt là: +3, +6, +3, +6;

* Ví dụ 9: Xác định số oxi hóa của lưu huỳnh trong các hợp chất sau: H2S, S, H2SO3, H2SO4, SO2, SO3.

* Lời giải:

– Số oxi hóa của S trong các hợp chất: H2S, S, H2SO3, H2SO4, SO2, SO3 lần lượt là: -2, 0, +4, +6, +4, +6;