Cơ thể sống là gì

Có sự trao đổi chất với môi trường: (Lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài) thì mới tồn tại được.Lớn lên và sinh sản: Sinh trưởng là quá trình tăng về số lượng, kích thước, thể tích, sinh khối. Sự phát triển là sự biến đổi chất lượng về sinh lý và hình thái thể hiện trong suốt chu kỳ sống của sinh vật

VD: Sự lớn lên của cây bưởi…

Sinh sản: Sản sinh ra các thế hệ

VD: Sự ra hoa kết quả của cây phượng…

Cảm ứng: Sự phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường

VD: Hiện tượng cúp lá của cây xấu hổ…

2. Phân biệt vật sống và vật không sống

Vật sống: Lớn lên và sinh sản. Ví dụ: Các loài động vật, cây cối, vi khuẩn,…Vật không sống: Không thể lớn lên dù có thể có sự trao đổi chất với môi trường. Ví dụ: Cây nến, cái bút….

3. Đặc điểm chung của cơ thể sống

Có sự trao đổi chất với môi trường.Lớn lên và sinh sản.

II. Bài tập

Câu 1. Giữa vật sống và vật không sống có những điểm gì khác nhau?

Vật sống

Vật không sống

Trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết, loại bỏ chất thải).

Không có sự trao đổi chất

Có khả năng cử động, vận động.

Không có khả năng cử động, vận động.

Có khả năng lớn lên, sinh sản và phát triển.

Không lớn lên, sinh sản và phát triển.

Câu 2. Trong các dấu hiệu sau đây, theo em dấu hiệu nào là chung cho mọi cơ thể sống (đánh dấu / vào □ cho ý trả lời đúng):

Đồ vật, cây cối, con vật, … mà hàng ngày chúng ta tiếp xúc đó chính là thế giới vật chất quanh ta.

Thế giới vật chất gồm:

+ Vật sống (sinh vật).

+ Vật không sống.

1.  Nhận dạng vật sống và vật không sống

- Vật sống (sinh vật):

+ Ví dụ:

Cơ thể sống là gì

+ Đặc điểm: Lớn lên, lấy thức ăn, sinh sản.

- Vật không sống:

+ Ví dụ:

Cơ thể sống là gì

+ Đặc điểm: Không lấy thức ăn, không lớn lên.

2. Đặc điểm chung của cơ thể sống.

STT

Ví dụ

Lớn lên

Sinh sản

Di chuyển

Lấy các chất cần thiết

Loại bỏ các chất thải

Xếp loại

Vật sống

Vật không sống

1

Hòn đá

-

-

-

-

-

x

2

Con gà

+

+

+

+

+

x

3

Cây đậu

+

+

-

+

+

x

4

Cây lúa

+

+

-

+

+

x

5

Cái bàn

-

-

-

-

-

x

(+): Có, (-): Không

- Có sự trao đổi vật chất với môi trường: Lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể. ​

- Lớn lên:

+ Sinh trưởng: Sự tăng về kích thước, khối lượng, thể tích, sinh khối của cơ thể sống.

VD: Sự sinh trưởng của con gà: Gà con kích thước nhỏ, khối lượng 0.3kg \(\rightarrow\) gà trưởng thành kích thước lớn hơn, khối lượng 2 – 3kg.

+ Phát triển: Sự biến đổi về sinh lý, hình thái của cơ thể sống.

VD: Sự phát triển của cây đậu: Cây đậu non \(\rightarrow\) cây đậu trưởng thành xuất hiện thêm lá và hoa (sự biến đổi về hình thái).


2. Hướng dẫn chung

Trong các tài liệu trước đây, hoặc một số tài liệu khác, có thể tác giả chỉ nêu 3 đặc điểm của

cơ thể sống: lớn lên, sinh sản và trao đổi chất. Ở đây nêu 7 đặc điểm, chung cả động vật và thực

vật, thực chất là nêu rõ hơn của 3 đặc điểm trên, cả 7 dấu hiệu này đều có cả ở 2 nhóm sinh vật là

động vật và thực vật.

Giáo viên cần lưu ý và phân tích cho học sinh biểu hiện của 7 dấu hiệu đối với các cơ thể

thực vật và động vật. Một vật chỉ được coi là vật sống khi có đủ 7 dấu hiệu trên. Tuy nhiên,

không phải lúc nào một sinh vật cũng thể hiện đầy đủ cả 7 đặc điểm tại một thời điểm, mà những

đặc điểm đó sẽ được thể hiện trong suốt quá trình sống của cá thể trong môi trường sống.

Một số giáo viên nhầm lẫn dấu hiệu dinh dưỡng: thực vật ăn CO 2 và H2O còn động vật

thì ăn thực vật. Cần chú ý thực vật và động vật đều di chuyển (chuyển động) mà không phải thực

vật đứng yên không di chuyển (tua cuốn, rễ cây mọc dài ra, thân cây bò trên mặt đất... xem thêm

thông tin này ở phần nội dung bài).

Cơ thể là cấp tổ chức sống riêng lẻ độc lập (cá thể) có cấu tạo từ một đến hàng trăm nghìn tỉ

tế bào, tồn tại và thích nghi với những điều kiện nhất định của môi trường. Người ta phân biệt cơ

thể đơn bào và cơ thể đa bào.

+ Cơ thể đơn bào: Cơ thể đơn bào chỉ gồm một tế bào nhưng thể hiện đầy đủ chức năng của

một cơ thể sống. Ví dụ, con amip tuy chỉ là một tế bào nhưng hoạt động như một cơ thể sống

toàn vẹn.

+ Cơ thể đa bào: khác cơ thể đơn bào ở chỗ chúng gồm rất nhiều tế bào. Ví dụ, cơ thể con

người có khoảng 1014 tế bào. Trong cơ thể đa bào, các tế bào không giống nhau mà chúng phân

hoá tạo nên rất nhiều loại mô khác nhau có chức năng khác nhau.

Mô là tập hợp nhiều tế bào (và các sản phẩm của tế bào) cùng thực hiện một chức năng nhất

định. Trong cơ thể, nhiều mô khác nhau tập hợp lại thành cơ quan; nhiều cơ quan lại tập hợp

thành một hệ cơ quan, thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể.

Cơ thể là một thể thống nhất. Cơ thể tuy gồm nhiều cấp tổ chức như tế bào, mô, cơ quan, hệ

cơ quan nhưng hoạt động rất hoà hợp, thống nhất nhờ có sự điều hoà và điều chỉnh chung, do đó

cơ thể thích nghi được với điều kiện sống thay đổi.

Chủ đề Đặc trưng của cơ thể sống trình bày sau chủ đề tế bào như phần nối giữa chủ đề tế

bào với chủ đề cây xanh và chủ đề động vật.

3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động học



A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động kể tên những thực vật động vật xung quanh em giúp các em huy động vốn kiến

thức của mình về cách phân biệt thực vật và động vật. Từ đó, các em liệt kê được tên các loài

động, thực vật trong hình 10.1: Động vật (con mèo, con chuột); thực vật (cây khoai tây).



Câu hỏi cuối phần khởi động là một câu hỏi mở, giáo viên có thể cho các em phát biểu về

những đặc điểm giúp các em phân biệt vật sống và không sống. Từ đó chuyển ý sang phần kiến

thức mới.



B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Để giúp học sinh tìm hiểu về các đặc điểm của cơ thể sống, giáo viên có thể thiết kế hoạt

động dạy học theo phương pháp chia nhóm quay vòng: giáo viên chia lớp thành 7 nhóm tương

ứng với 7 phiếu bài tập có yêu cầu như sau:

1. Di chuyển: Tại sao thực vật và động vật cần di chuyển (chuyển động)? Em hãy đưa ra một

số ví dụ?

Chúng tôi giới thiệu địa chỉ một số trang web để giáo viên tìm thêm thông tin

http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/697-26-1/Di-chuyen/index.htm

http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2305-26-633507609403016250/Hoat-dongcua-sinh-vat/Hoat-dong-cua-sinh-vat.htm

BKTT Phổ thông Sự sống trên Trái Đất Di chuyển

Sơ lược: Di chuyển

Những chuyển động đơn giản

Di chuyển trên đất

Di chuyển trên không khí

Di chuyển trong nước

2. Hô hấp: Em hãy cùng các bạn thực hiện 1 thí nghiệm nhỏ: hãy bịt mũi lại và thở, sau đó

ngậm miệng và thở. Em hãy mô tả hiện tưởng xảy ra và ghi vào vở. Em có cần cả mũi và miệng

để thở hay không? Tại sao? Tại sao chúng ta cần phải hít thở?

3. Sinh sản: Thảo luận với các bạn trong nhóm để trả lời câu hỏi sau: Ở độ tuổi bao nhiên thì

các vật sống không cần bố mẹ chúng nữa? Hãy đưa ra một số ví dụ mà em biết?

4. Cảm ứng: Em hãy tìm một vài sự vật trong phòng mà khi chạm vào em cảm thấy có 1

trong các đặc điểm sau: mềm; nhẵn; gồ ghề? Ghi lại tên của vật mà em tìm thấy vào vở.

5. Dinh dưỡng: Em hãy nêu một số ví dụ về các loại thức ăn tốt cho sức khoẻ con người và

các loại thức ăn không tốt cho sức khoẻ con người?

6. Sinh trưởng: Thảo luận với các bạn trong nhóm để tìm ra 4 sinh vật có khả năng sinh

trưởng (cả thực vật và động vật) và ghi lại vào vở.

7. Bài tiết: Hãy thảo luận với các bạn để trả lời câu hỏi: Tại sao các loài động vật cần phải bài

tiết? Chúng có sử dụng hết hoàn toàn những thứ mà chúng ăn mỗi ngày không?



Học sinh thảo luận để hoàn thành yêu cầu trong mỗi phiếu học tập được đặt sẵn trên bàn.

Sau khoảng 3 phút, các nhóm dịch chuyển sang bàn kế tiếp để hoàn thành phiếu bài tập tiếp theo.

Cứ như thế các nhóm sẽ dịch chuyển đi từng bàn để hoàn thành các phiếu bài tập từ 1 đến 7 về

các đặc điểm của cơ thể sống.

Sau khi các nhóm đã hoàn thành phần thảo luận tìm hiểu về các đặc điểm của cơ thể sống,

giáo viên có thể yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả trước cả lớp để cùng thống nhất. Các em đọc

thông tin về những đặc điểm đặc trưng của 1 cơ thể sống, đối chiếu với những đặc điểm vừa nêu

ở phần A, ghi tóm tắt những đặc điểm đó vào vở:

Sinh trưởng

Sinh sản

Hô hấp

Di chuyển

Bài tiết

Cảm ứng

Dinh dưỡng

Sau khi biết được những đặc điểm cơ bản để nhận biết là 1 cơ thể sống (dù là thực vật hay

động vật), các em sẽ thực hiện hoạt động tìm 20 vật trong tự nhiên (thực hiện ngoài sân trường

hoặc trong vườn trường) và lập bảng phân loại:

TT



Tên mẫu vật



1



Lá rụng



2



Hòn đá



...



....



Vật sống



Đã từng sống



Vật không sống



x

x



Hoạt động đọc thông tin về các cấp độ tổ chức sống và trả lời câu hỏi: Nếu mô cơ tim, quả

tim, cũng như hệ tuần hoàn bị tách ra khỏi, cơ thể chúng có hoạt động co rút, bơm máu và tuần

hoàn máu được không? Tại sao?

Gợi ý: Chúng không hoạt động được vì khi đó chúng không thuộc 1 thể thống nhất, không

thể thực hiện chức năng.



C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Các em vận dụng kiến thức vừa học được để trả lời 1 số câu hỏi:

1. Tại 1 thời điểm, vật sống có thể không thể hiện đầy đủ cả 7 đặc điểm

a)Tại thời điểm này, em đang thể hiện đặc điểm nào? Giải thích?



Tuỳ vào mỗi cá nhân có thể đưa ra 1 hoặc 2 đặc điểm và giải thích vì sao lại là đặc điểm đó.

Ví dụ: cảm ứng nổi da gà khi cơ thể bị lạnh...

b)Bông hoa sen đang thể hiện đặc điểm sinh sản: vì có nhị và nhuỵ giúp hình thành hạt duy

trì nòi giống.

2. Một số chiếc ôtô có bộ phận cảm biết mà có thể phát hiện ra những vật xung quanh

chúng, để giúp lái xe dừng hoặc bật đèn tự dộng khi trời tối.

a)Chiếc ô tô giống với sinh vật sống: di chuyển, thải chất thải và cảm ứng

b)Ðiều gì khiến chiếc xe khác với co thể sống: không sinh trưởng, không sinh sản.



D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Giáo viên có thể hướng dẫn các em liên hệ với những loài thực vật và động vật xung quanh

mình, vai trò của những loài này trong tự nhiên và với con người, khuyến khích các con về nhà

tìm hiểu thêm từ nhiều nguồn khác nhau và những gì có thể quan sát được trong cuộc sống hằng

ngày. Có thể thiết kế lại phiếu học tập như sau:

TT



Tên loài



Vai trò trong tự nhiên



Vai trò với đời sống con người



1



Con giun đất



Làm đất tơi xốp



Thức ăn cho gia cầm



2



Cây bàng



Điều hoà khí hậu



Tạo bóng mát



3

...



Chú ý: đôi khi vai trò trong tự nhiên và đời sống con người khó phân biệt rõ ràng do con

người cũng là 1 thành phần của thế giới tự nhiên.

Các em đọc thông tin về vai trò của giới Thực vật và Động vật với tự nhiên và đời sống con

người, từ đó hình thành thái độ đúng đắn về việc bảo vệ các loài thực vật và động vật xung

quanh mình.



E HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh về nhà. Để trả lời được câu hỏi: Tại sao nói cơ thể là

một khối thống nhất toàn vẹn? Giáo viên hướng dẫn các em đọc thông tin, chỉ ra mối quan hệ

giữa các thành phần cấu tạo nên cơ thể để thể hiện được sự phụ thuộc lẫn nhau không thể tách

rời của các thành phần này. Nếu có bất kì sự thay đổi tại cơ quan nào trong cơ thể có thể ảnh

hưởng đến toàn bộ các cơ quan còn lại...



Một cơ thể sống cơ những đặc điểm gì?

Một sinh vật sống có đầy đủ 7 đặc trưng phân biệt với vật không sống:.
- Sinh trưởng (lớn lên)..
- Cảm ứng: Cảm nhận những thay đổi xung quanh..
- Hô hấp..
- Dinh dưỡng..
- Sinh sản..
- Di chuyển..
- Bài tiết..

Cơ thể sống là gì cho ví dụ?

Cơ thể sống phải được cấu tạo từ các tế bào Tế bào là cơ sở bản nhất để xây dựng sự sống cho bất kỳ loài vật nào. Từ sinh vật đơn bào như vi khuẩn đến sinh vật đa bào như con người, tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Tế bào đơn vị bản của cấu trúc và chức năng của tất cả các cơ thể sống.

Cơ thể vật sống là gì?

Vật sống: Lớn lên và sinh sản. Ví dụ: Các loài động vật, cây cối, vi khuẩn,… Vật không sống: Không thể lớn lên dù có thể có sự trao đổi chất với môi trường. Ví dụ: Cây nến, cái bút….

Một cơ thể sống cơ bao nhiêu tế bào?

Cơ thể con người được tạo thành từ hàng nghìn tỷ tế bào, mỗi tế bào có cấu trúc và chức năng riêng. Các nhà khoa học đã tiến một bước dài trong việc ước tính số lượng tế bào trong cơ thể người trung bình. Hầu hết các ước tính gần đây đưa ra số lượng tế bào vào khoảng 30 nghìn tỷ.