Công nghệ điện tử viễn thông là gì

Ngành điện tử viễn thông là một ngành khoa học kỹ thuật chuyên biệt có đóng góp rất lớn vào nhiều mặt của đời sống xã hội. Đây là ngành nghề được nhận định là một cơ hội tỏa sáng cho các tài năng trẻ trong tương lai, vì vậy nên nhiều doanh nghiệp, các cường quốc trên thế giới không tiếc chi ra khoản tiền khổng lồ mỗi năm để thu hút nhân tài trong ngành này. Để tìm hiểu lý do, hãy cùng Glints đào sâu vào cơ hội việc làm ngành điện tử viễn thông tại Việt Nam, thông qua những nội dung dưới đây nhé!

Tổng quan về ngành điện tử viễn thông

Ngành điện tử viễn thông là gì?

Ngành điện tử viễn thông (hay còn được gọi với cái tên điện tử truyền thông), là một ngành khoa học kỹ thuật sử dụng công nghệ điện tử để tạo nên các thiết bị xử lý thông tin (thông tin đi và thông tin đến) mà cá nhân hoặc tổ chức đều muốn có.

Các thiết bị này có thể là các công nghệ hoặc kỹ thuật tiên tiến chẳng hạn như các thiết bị vệ tinh, điện tử y sinh hay cũng có thể là các thiết bị điện tử mà con người vẫn đang sử dụng hàng ngày như điện thoại, tivi, máy tính cá nhân, v.v.

Ngành điện tử viễn thông là một đóng góp quan trọng trong việc xây dựng hệ thống mạng lưới thông tin liên lạc toàn cầu, giúp cho việc trao đổi thông tin giữa người với người đơn giản hơn và có thể dễ dàng thực hiện ở bất cứ đâu cũng như ở bất cứ thời điểm nào.

Công nghệ điện tử viễn thông là gì
Điện tử viễn thông là một ngành khoa học kỹ thuật

Đọc thêm: Điểm Danh 10 Ngành Nghề HOT Nhất Hiện Nay

Việc làm ngành điện tử viễn thông

Nghiên cứu, sáng tạo công nghệ mới, các thiết bị Điện tử Viễn thông mới

Đây là lĩnh vực mà mỗi người học đều được đòi hỏi phải có sự sáng tạo. Các kỹ sư làm việc trong lĩnh vực này dựa trên ngành Điện tử Viễn thông nói riêng và những ứng dụng của xã hội nói chung, phát triển những công nghệ mới hay ứng dụng mới hữu ích và đơn giản, tiện dụng hơn cho mọi người.

Đây chính là lĩnh vực giúp thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ ngành Điện tử Viễn thông, qua đó đem lại sự sáng tạo mới và phương thức liên lạc mới cho toàn xã hội.

Lĩnh vực mạng, viễn thông

Ngoài việc làm chủ các thiết bị truyền tin trên toàn cầu như hệ thống truyền dẫn như là cáp quang, vệ tinh, vi ba (hệ thống truyền tin không dây) v.v. người học còn phải nắm rõ hoạt động của một số thiết bị định tuyến, chuyển mạch tổng đài, v.v.

Lĩnh vực định vị dẫn đường

Đối với ngành Hàng không và Hàng hải đây là một lĩnh vực hết sức quan trọng. Để mỗi chuyến bay được cất cánh, hạ cánh an toàn và bay ở đúng tầm cao là công sức không chỉ của tổ bay mà còn là của các thành viên trạm kiểm soát không lưu đặt tại khắp nơi trên mặt đất.

Đảm bảo cho hàng ngàn chuyến bay và tàu thuỷ hoạt động an toàn là công việc quan trọng nhất của những kỹ sư Điện tử Viễn thông đang làm việc ở lĩnh vực định vị dẫn đường.

Lĩnh vực điện tử y sinh

Các thiết bị điện tử, máy móc hiện đại trong lĩnh vực sinh học và y tế đều cần đến sự hiện diện của những kỹ sư Điện tử Viễn thông làm công tác vận hành, tu sửa máy móc.

Lĩnh vực âm thành, hình ảnh

Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực âm thanh và hình ảnh cũng có phần đóng góp quan trọng cho ngành Điện tử Viễn thông như việc thiết kế ra các trang thiết bị điều chỉnh âm độ các thiết bị thu âm, thiết bị nghe nhìn, v.v.

Mức lương ngành điện tử viễn thông

Quy mô công ty, tính chất phức tạp của công việc, trình độ chuyên môn và năng lực của người lao động,v.v. chính là những yếu tố quyết định đến mức lương của kỹ sư ngành điện tử viễn thông.

Mức lương kỹ sư điện tử viễn thông được đánh giá là khá hấp dẫn hiện nay trong thị trường lao động, dao động từ 7 – 15 triệu đồng/tháng với những ai chưa có kinh nghiệm hoặc có ít kinh nghiệm và mức lương cụ thể theo từng cấp độ của ngành này là:

  • Mức lương thấp nhất hiện nay là khoảng 5 triệu đồng/tháng.
  • Lương trung bình của kỹ sư điện tử viễn thông là khoảng 11 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương cao phổ biến nhất trong ngành là khoảng 20 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương cao nhất có thể lên đến 45 – 50 triệu đồng/tháng.

Đọc thêm: Ngành Cơ Điện Tử Có Dễ Xin Việc? Tiềm Năng Của Ngành Nghề Hot Trong Tương Lai

Cơ hội việc làm ngành điện tử viễn thông tại Việt Nam

Trong xã hội hiện đại, ngành điện tử viễn thông được nhận định là một cơ hội tỏa sáng cho các tài năng trẻ trong tương lai. Điện tử viễn thông đóng một vai trò cốt lõi đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế nói riêng và toàn xã hội nói chung.

Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông rất phong phú và đa dạng. Bạn có thể tham khảo một trong những công việc sau đây:

  • Kỹ sư thiết kế tối ưu mạng, quản trị mạng, vận hành hệ thống mạng viễn thông phức tạp.
  • Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm trên máy tính, thiết kế và viết phần mềm cho những thiết bị thông minh như rô bốt, điện thoại di động, xe ô tô.
  • Kỹ sư thiết kế, chế tạo, vận hành các thiết bị y tế, hệ thống thông tin y tế, hệ thống đa phương tiện, hệ thống điện tử hàng không vũ trụ.
  • Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại công ty sản xuất phần mềm thế giới di động, công ty điện tử viễn thông.
  • Kỹ sư thiết kế vi mạch kiểm thử vi mạch hoặc kỹ sư làm việc trong lĩnh vực bán dẫn, các công nghệ vật liệu điện tử tiên tiến khác.
  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành và điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty thiết kế sản xuất vi mạch, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông.

Công nghệ điện tử viễn thông là gì
Việc làm ngành điện tử viễn thông khá đa dạng

Thách thức đối với ngành điện tử viễn thông là gì?

Tương lai ngành điện tử viễn thông tại Việt Nam tương đối rộng mở tuy nhiên vẫn còn không ít khó khăn. Điện tử viễn thông là một trong những ngành nghề đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu rộng. Kể cả những người đã tốt nghiệp Đại học ra trường ngành này cũng chưa chắc có đủ năng lực để làm việc.

Mặc dù chế độ đãi ngộ cực kỳ tốt nhưng thời gian làm việc dài cộng với áp lực công việc lớn cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều kỹ sư bỏ nghề. Điện tử viễn thông là một ngành khoa học; chính vì vậy, nó cũng đặt ra cho những người trong nghề rất nhiều những yêu cầu từ thấp tới cao.

Áp lực trước cuộc chạy đua của các doanh nghiệp, cạnh tranh giữa các nền kinh tế và chính bản thân những người làm trong nghề để đạt được vị trí cao và hưởng chế độ đãi ngộ tốt có thể sẽ khiến nhiều người phải từ bỏ niềm đam mê của mình.

Thêm vào đó, kỹ sư công nghệ điện tử viễn thông là sự tổng hợp của bao gồm rất nhiều yếu tố kỹ năng như sự thông minh sáng tạo, chịu khó tìm tòi, ham học hỏi, tư duy logic, đam mê với công việc, kỹ năng ngoại ngữ, v.v. Những yêu cầu này đặt ra đã khiến cho không ít bạn trẻ phân vân trong quyết định có nên theo ngành điện tử viễn thông hay không.

Công nghệ điện tử viễn thông là gì
Ngành điện tử viễn thông yêu cầu rất cao về kiến thức kỹ năng

Một số câu hỏi về ngành điện tử viễn thông

1. Mức điểm trúng tuyển ngành Điện tử viễn thông là bao nhiêu?

Mức điểm trúng tuyển những năm gần đây của ngành Điện tử viễn thông nằm trong khoảng 15 – 17 điểm.

2. Học ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử Viễn thông có dễ xin việc không? Thu nhập sau khi tốt nghiệp có cao không?

Mục tiêu đào tạo của ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông là tạo cơ hội việc làm cho nhiều sinh viên trong và ngoài nước. Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử Viễn thông có tốc độ tăng trưởng rất cao, cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến không giới hạn.

Lương khởi điểm dành cho sinh viên mới ra trường trung bình từ 8 – 10 triệu/tháng. Mức độ sẽ tăng dần tuỳ theo năng lực, tính chất công việc và khả năng thăng tiến của mỗi cá nhân.

3. Học ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử viễn thông ra trường có thể làm ở công ty lớn như Samsung không?

Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông sinh viên có thể làm việc tại tất cả các tập đoàn sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử trong đó có tập đoàn Samsung. Ngoài ra, bạn còn có thể làm việc tại trung tâm phát thanh truyền hình, các tập đoàn viễn thông, trung tâm truyền dẫn xử lý tín hiệu thông tin liên lạc trong và ngoài nước.

4. Nhu cầu về nhân lực trong ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử viễn thông ở Việt Nam hiện nay có cao không?

Hiện nay tổng nhân lực của nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử Viễn thông và công nghệ thông tin là trong khoảng 556 ngàn người và dự kiến đến năm 2020 sẽ cần thêm nhân lực khoảng 758 ngàn người.

Theo trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường TP.HCM, nhu cầu nhân sự nhóm ngành nghề này năm 2020 – 2025 vẫn rất lớn, có thể lên đến 16,200 người/năm. Trong nhiều năm tới nhu cầu tuyển dụng ngành này còn cao hơn rất nhiều khi các tập đoàn sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu thế giới hướng tới Việt Nam. (Theo: tuyensinh.uneti.edu.vn)

5. Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử viễn thông xét tuyển những tổ hợp môn nào?

Đối với trường hợp xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia ngành này có 4 tổ hợp môn là A00, A01, D01, C01 và các thí sinh phải đạt ngưỡng điểm tối thiểu do Bộ giáo dục và đào tạo quy định.

Đối với trường hợp xét tuyển dựa vào kết quả học bạ THPT ngành này có 4 tổ hợp môn là A00, A01, D01, C01 và điểm trung bình của 5 học kỳ (lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12) của các môn theo tổ hợp, thí sinh thường phải đạt ngưỡng điểm xét tuyển ≥ 18.0 điểm.

Đọc thêm: Các Ngành Nghề Khối A Có Triển Vọng Trong Tương Lai

Lời kết

Cảm ơn đã đón đọc nội dung trên, hy vọng rằng thông qua bài viết này các bạn có thể hiểu hơn về ngành điện tử viễn thông là gì, những cơ hội việc làm ngành điện tử viễn thông tại thị trường lao động Việt Nam. Đừng quên thường xuyên theo dõi những bài viết mới nhất có tại Glint để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!