Công thức tính lãi suất theo ngày

Công cụ ứng dụng lãi suất kép để tính toán tiền gửi, lợi nhuận đầu tư thu được trong tương lai dựa trên kế hoạch tiết kiệm, đầu tư hàng tháng và lãi suất kỳ vọng hoàn toàn miễn phí trên TopCV.

Năm (Tổng 0 năm) Tiền gốc (VNĐ) (Tiền đóng góp luỹ kế hàng năm) Giá trị tương lai (VNĐ) (Lãi suất kỳ vọng 0 % / Năm)

Lãi suất kép trong tiếng Anh là Compound Interest, được Einstein nhận định là “kỳ quan thứ 8 của thế giới. Những ai hiểu được nó từ đó sẽ kiếm được tiền, ai không hiểu sẽ phải trả chi phí cho điều đó”. “Thiên tài đầu tư” Warren Buffett cũng từng chia sẻ lý do mà ông giàu có: “Sự giàu có của tôi kết hợp từ cuộc sống tại Mỹ, gen tốt và Lãi suất kép”.

Bạn hoàn toàn có thể trở nên giàu có như Warren Buffett nếu bạn biết tận dụng sức mạnh của lãi kép, kết hợp với việc đầu tư thường xuyên, nhất quán trong một thời gian dài. Công cụ tính lãi suất kép của TopCV dưới đây sẽ giúp bạn tính toán và dự báo được sự tăng trưởng kép "khối tài sản" (khoản gửi tiết kiệm, đầu tư) của mình trong một thời gian nhất định.

Lãi suất kép là gì?

Lãi suất kép (lãi kép) hay còn được gọi là lãi cộng dồn, có nghĩa là khi đến kỳ nhận lãi của khoản đầu tư thì bạn lấy lãi đó nhập vào thành gốc và tiếp tục đầu tư chuỗi chu kỳ tiếp theo. Cứ lặp đi lặp lại như vậy xuyên suốt thời gian đầu tư hoặc gửi tiết kiệm thì được coi là lãi suất kép.

Công thức tính lãi suất kép trong toán học

Công thức tính lãi suất theo ngày

Trong đó:

  • Fn là giá trị của khoản đầu tư trong khoảng thời gian n năm mà bạn nhận được.
  • P là giá trị khoản đầu tư hiện tại của bạn.
  • i là lãi suất hàng năm của khoản đầu tư đó. Ví dụ lãi suất 10%/năm, thì i được hiểu là 0,1.
  • n là số năm bạn dự tính đầu tư.
  • m là số lần ghép lãi trong 1 năm, nếu lãi nhận hàng năm thì m là 1.

Sức mạnh của lãi suất kép

Bạn đang có trong tay 100 triệu. Bạn muốn đầu tư với lãi suất 8%/năm.

Nếu áp dụng lãi đơn, sau 5 năm bạn nhận được: 100 * (1 + 8%*5) = 140 triệu đồng. Số tiền này còn cao hơn khi bạn sử dụng công thức lãi kép như sau: 100 * (1 + 8%)^5 = 146,93 triệu đồng.

Sức mạnh của lãi kép trở nên rõ ràng hơn khi bạn nhìn vào biểu đồ tăng trưởng dài hạn dưới đây:

Công thức tính lãi suất theo ngày

Đây là biểu đồ ví dụ về khoản đầu tư $ 1000 ban đầu. Giả thiết thời gian đầu tư là 20 năm ở mức 10% mỗi năm. Khi so sánh lợi ích của lãi suất kép so với lãi suất đơn hay không có lãi suất nào, rõ ràng là chúng ta có thể thấy lãi suất kép có thể giúp tăng giá trị đầu tư của bạn như thế nào.

Vì vậy, so với lãi đơn thì lãi kép có sức mạnh kì diệu hơn hẳn và đem lại cho chúng ta mức lợi nhuận cao hơn cùng một khoản đầu tư.

Nếu công thức trên khá phức tạp với bạn, sử dụng ngay công cụ tính lãi kép từ TopCV. Bạn chỉ cần nhập số liệu, hệ thống sẽ đưa ra kết quả cuối cùng.

Sử dụng công cụ tính lãi kép từ TopCV để tiết kiệm cho tương lai

Bộ công cụ tính lãi kép từ TopCV giúp bạn tính được số tiền mà bạn sẽ nhận được khi gửi tiết kiệm hoặc đầu tư. Bộ công cụ bao gồm Lãi Kép và Gửi Lãi Định Kỳ dành cho 2 hình thức gửi tiết kiệm hoặc đầu tư. Cụ thể:

Gửi Lãi Định Kỳ

Công thức tính lãi suất theo ngày

Giải nghĩa các biến số trong công thức tính Gửi Lãi Định Kỳ

  • Số tiền gốc ban đầu: Là số tiền mà bạn bỏ ra ngay từ đầu để gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc đầu tư
  • Số tiền gửi mỗi kỳ: Số tiền bạn gửi vào tài khoản tiết kiệm ngân hàng hoặc đầu tư định kỳ
  • Thời gian gửi: Khoảng thời gian mà bạn gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc đầu tư
  • Lãi suất (%): Là lãi suất mà bạn nhận được từ việc gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc đầu tư. Lãi suất này được quy theo năm hoặc tháng
  • Định kỳ gửi: Là tần suất mà bạn gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư, tính theo năm hoặc tháng.

Không chỉ đưa ra con số cuối cùng mà bạn nhận được, hành trình tiết kiệm hay đầu tư của bạn còn được biểu diễn dưới dạng biểu đồ một cách trực quan nhất.

Hãy bắt đầu tích lũy và đầu tư sớm nhất có thể ngay từ bây giờ. Thời gian quả thực đóng vai trò rất quan trọng trong việc gia tăng sức mạnh của lãi kép.

Câu hỏi thường gặp

Mức lãi suất là bao nhiêu?

Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ người cho vay. Tùy vào chính sách của mỗi ngân hàng hay đơn vị/tổ chức tài chính sẽ có mức lãi suất khác nhau. Nếu bạn gửi tiết kiệm - tức là bạn đang cho ngân hàng vay tạm thì lãi suất càng cao càng có lợi cho bạn. Tham khảo càng nhiều ngân hàng hay gói tiết kiệm / đầu tư để lựa chọn được nơi gửi tiết kiệm / đầu tư hiệu quả nhất.

Lãi suất hàng năm, hàng tháng là gì?

Với dịch vụ gửi tiết kiệm có kỳ hạn, số tiền gửi sẽ được quy định một mức kỳ hạn đi kèm với mức lãi suất cam kết. Ngân hàng sẽ đưa ra nhiều mức kỳ hạn khác nhau cho khách hàng lựa chọn theo nhu cầu, ví dụ gửi tiết kiệm hàng tháng, quý, năm,… Công cụ tính lãi kép của TopCV bao gồm 2 tùy chọn đơn vị lãi kép phổ biến nhất đó là theo năm và theo tháng.

Làm thế nào để tận dụng được sức mạnh của lãi kép?

Hãy bắt đầu tiết kiệm / đầu tư  từ sớm

Dù bạn bao nhiêu tuổi, bạn cũng nên bắt đầu tiết kiệm ngay. Kể cả với số tiền nhỏ, lãi kép sẽ giúp nhân số tiền tiết kiệm của bạn lên nhiều lần cùng thời gian.

Hãy tiết kiệm / đầu tư thường xuyên

Hãy giữ nguyên tắc và tiết kiệm mỗi tháng. Như bạn thấy, chỉ cần tiết kiệm dù chỉ 1 triệu / tháng cũng có thể sinh ra số tiền lớn tới gần 500 triệu sau 20 năm. Và nếu bạn tiết kiệm lâu hơn, là 40 năm thay vì 20 năm, con số mà bạn nhận được sẽ lên tới 2.356.274.847 VNĐ sau 40 năm!

Lựa chọn kênh tiết kiệm / đầu tư hiệu quả nhất

Mỗi ngân hàng hay tổ chức tài chính trên thị trường phần lớn đều có mức lãi suất khác nhau dựa vào chính sách dành cho khách hàng và lợi thế cạnh tranh mà họ mong muốn. Thậm chí, trong cùng một ngân hàng cũng sẽ có nhiều gói tiết kiệm / đầu tư với mức lãi suất và chính sách khác nhau. Vì vậy, hãy tham khảo nhiều chương trình tiết kiệm / đầu tư đang có mặt trên thị trường để lựa chọn được kênh phù hợp nhất với mức tài chính và kế hoạch của bạn.

Trên đây là những chia sẻ của TopCV về lãi suất kép và công cụ tính lãi kép chính xác nhất 2022. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ tận dụng được sức mạnh của lãi kép để tiết kiệm và đầu tư, từ đó đạt được mục tiêu tài chính của riêng mình.

Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian. Trong thực tế, cụm từ “lãi suất” đã trở nên khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Vậy lãi suất là gì? Cách tính lãi suất ngân hàng, tính lãi suất triết khấu thế nào?

Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian (1 tháng hoặc 1 năm). Trong thực tế, cụm từ “lãi suất” đã trở nên khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Vậy lãi suất là gì? Cách tính lãi suất ngân hàng, tính lãi suất triết khấu thế nào?

1.Luật sư tư vấn lãi suất ngân hàng.

Lãi suất ngân hàng chính được hiểu là khoản giá của quyền sử dụng một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, mà người mà người sử dụng khoản tiền ấy phải trả cho người sở hữu khoản tiền. Lãi suất ngân hàng thường được thể hiện bằng tỉ lệ phần trăm (%), phần nghìn... trên số tiền gửi hoặc cho vay trong một thời hạn nhất định. Lãi suất tiền gửi và cho vay có thể cao thấp khác nhau tùy theo thời gian gửi hoặc vay dài hay ngắn, tùy loại ngân hàng, phương thức trả trước hay trả sau và tùy vào từng thời kì.

Hiện nay, các ngân hàng có nhiều loại lãi suất, như: lãi suất theo nguồn sử dụng, lãi suất theo giá trị thực, lãi suất theo thời gian, lãi suất theo phương thức thả...

Trường hợp có nhu cầu vay hoặc gửi tiết kiệm đòi hỏi bạn tham khảo lãi suất của từng ngân hàng thông qua mạng hoặc báo chí tại thời điểm bạn muốn tham gia dịch vụ tài chính.

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về vấn đề này, bạn có thể liên hệ với Luật Minh Gia, luật sư và các chuyên viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp các thắc mắc của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo bài viết mà chúng tôi phân tích dưới đây.

2.Cách tính lãi suất ngân hàng, lãi suất chiết khấu.

Thứ nhất: Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm

- Lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Gửi tiền ngân hàng không kỳ hạn là hình thức gửi tiết kiệm không có mức kỳ hạn kèm theo. Tức người gửi có thể rút tiền mặt bất cứ thời điểm nào và không cần thông báo trước với ngân hàng.

Theo đó, cách tính lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn được thực hiện theo công thức:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/360

Ví dụ:

Anh A gửi tiết kiệm 70 triệu đồng không kỳ hạn tại ngân hàng có mức lãi suất là 4.5%/năm. Thời điểm Khách hàng rút số tiền gửi đó là 06 tháng (180 ngày). Cách tính lãi suất ngân hàng cho tiền gửi tiết kiệm trong trường hợp này như sau:

Tiền lãi = 70.000.000 x 4.5% x 180/360 = 1.575.000 đồng

- Lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Cách tính lãi suất ngân hàng cho trường hợp này như sau:

Số tiền lãi theo ngày = Số tiền gửi x lãi suất (%năm) x số ngày gửi/360.

Hoặc:

Số tiền lãi theo tháng = Số tiền gửi x lãi suất (%năm)/12 x số tháng gửi.

Ví dụ:

Anh B gửi tiết kiệm 60 triệu đồng với kỳ hạn 1 năm tại Ngân hàng có mức lãi suất là 6.0 %/năm. Đến kỳ hạn 1 năm, B có thể rút số tiền đã gửi ra. Cách tính lãi suất ngân hàng cho số tiền tiết kiệm trong trường hợp này như sau:

Số tiền lãi = 60.000.000 x 6.0% = 3.600.000 đồng

Nếu đăng ký gói gửi kỳ hạn 6 tháng, số tiền lãi = 60.000.000 x 6.0% x 180/360 = 1.880.000 đồng

Với dịch vụ gửi tiết kiệm có kỳ hạn, số tiền gửi sẽ được quy định một mức kỳ hạn đi kèm với mức lãi suất cam kết. Ngân hàng sẽ đưa ra nhiều mức kỳ hạn khác nhau cho khách hàng lựa chọn theo nhu cầu, ví dụ gửi tiết kiệm hàng tháng, quý, năm,…

Thứ hai: Cách tính lãi suất vay

- Cách tính lãi suất vay theo số dư nợ gốc.

Với cách tính lãi suất vay theo số dư nợ gốc, tiền lãi của mỗi kỳ trả lãi sẽ bằng nhau trong toàn bộ quá trình vay và được tính dựa theo số tiền gốc ban đầu.

Tiền lãi hằng tháng = Dư nợ gốc x Lãi suất vay/Thời gian vay

Ví dụ :

A vay 60 triệu đồng trong 12 tháng với mức lãi suất là 10%/năm. 

Số tiền gốc phải trả ngân hàng hằng tháng là: 60.000.000/12  = 5.000.000 đồng

Số lãi phải trả ngân hàng hằng tháng là: (60.000.000 x 10%)/12 tháng = 500.000 đồng

Số tiền phải trả hằng tháng là 5,5 triệu đồng

- Cách tính lãi suất vay theo số dư nợ giảm dần

Cách tính lãi này dựa trên số tiền thực tế còn nợ sau khi đã trừ đi phần nợ gốc người vay đã trả trong những tháng trước đó. Số số dư nợ giảm dần thì tiền lãi mà người vay phải trả cũng sẽ giảm dần.

Công thức tính lãi suất theo dư nợ giảm dần:

+ Tiền gốc hằng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay

+ Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay x Lãi suất vay theo tháng

+ Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay

Ví dụ: B vay 30.000.000 đồng, thời hạn trong 12 tháng với mức lãi suất 12%/năm

Tiền gốc trả hằng tháng = 30.000.000/12 = 2.500.000 đồng

Tiền lãi tháng đầu = (30.000.000 x 12%)/12 = 300.000 đồng

Tiền lãi tháng thứ 2 = (30.000.000 – 2.500.000) x 12%/12 = 275.000 đồng

Các tháng tiếp theo tính tương tự như vậy cho đến khi trả hết nợ

Thứ ba: Cách tính lãi suất chiết khấu

Khoản 11 Điều 3 Thông tư 150/2011/TT-BTC năm 2011 quy định: Lãi suất chiết khấu là tỷ lệ phần trăm (%) lãi hàng năm, được dùng làm căn cứ để xác định giá trái phiếu bị hoán đổi, giá trái phiếu được hoán đổi và tỷ lệ hoán đổi giữa trái phiếu bị hoán đổi và trái phiếu được hoán đổi.

Như vậy, lãi suất chiết khấu được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá và được khấu trừ ngay khi ngân hàng đưa tiền vay cho khách hàng. Đối tượng cho vay là các ngân hàng thương mại. 

Cách tính lãi suất chiết khấu: Lãi suất chiết khấu được tính bằng 2 phương pháp sau:

Tính lãi suất chiết khấu bằng chi phí huy động vốn có nghĩa là tỷ lệ lợi tức người bỏ vốn mong muốn thu lại từ dự án. Tức là lãi suất chiết khấu chính là chi phí sử dụng vốn, hay chi phí cơ hội của vốn.

Ví dụ: Nếu bạn rút tiền tiết kiệm với lãi suất 6% để đầu tư thì có thể tính lãi suất chiết khấu là 6%.

  • Trung bình trọng số chi phí vốn (WACC)

WACC = chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp.

Theo đó, doanh nghiệp có 2 nguồn gọi vốn chính là: 

+ Vay thương mại: Tức là chi phí của khoản nợ (cost of debt) là lãi suất của khoản vay (1-tax)*lãi suất; 

+ Vốn góp cổ đông: Tức là chi phí vốn cổ phần (cost of equity) là thu nhập mong muốn của cổ đông.

WACC có thể tính bằng chi phí sử dụng trung bình của hai nguồn vốn trên theo công thức:

WACC = re * E/(E+D) + rD(1-TC)* D/(E+D)

Trong đó:

  • re: tỷ suất thu nhập mong muốn của cổ đông
  • rD: lãi suất mong muốn của chủ nợ
  • E: giá thị trường cổ phần của công ty
  • D: giá thị trường nợ của công ty
  • TC: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
  • re = [Div0(1+g)/P0] + g

Trong đó:

  • P0 là giá cổ phiếu của doanh nghiệp tại thời điểm gốc
  • Div0 là cổ tức của cổ phiếu doanh nghiệp tại thời điểm gốc
  • g: tỷ lệ tăng trưởng dự kiến của cổ tức.