Công thức tính số ngày tồn kho bình quân

Số ngày tồn kho bình quân (tiếng Anh: Average Age of Inventory) là số ngày trung bình để một công ty bán hết hàng tồn kho. Đây là một số liệu mà các nhà phân tích sử dụng để xác định hiệu quả bán hàng.

Bạn đang xem: Hàng tồn kho bình quân tính như thế nào


Công thức tính số ngày tồn kho bình quân


Số ngày tồn kho bình quân

Khái niệm

Số ngày tồn kho bình quân trong tiếng Anh là Average Age of Inventory, viết tắt làAAI.

Số ngày tồn kho bình quân còn được gọi là doanh số hàng tồn kho trong ngày (DSI).

Số ngày tồn kho bình quân cho nhà phân tích biết hàng tồn kho được chuyển nhanh như thế nào ở một công ty so với công ty khác. Công ty nào bán hàng tồn kho càng sớm để kiếm lợi nhuận thì càng có lãi.

Tuy nhiên, một số công ty sử dụng chiến lược duy trì mức tồn kho cao hơn để giảm giá hoặc thực hiện các kế hoạch dài hạn. Mặc dù AAI có thể được sử dụng làm thước đo mức hiệu quả bán hàng, nhưng nó cũng cần được kết hợp với các công cụ khác, chẳng hạn như tỉ suất lợi nhuận gộp, để đưa ra kết luận chính xác hơn.

Xem thêm: Mẹo Biến Điện Thoại Thành Camera An Ninh BằNg PhầN MềM

Số ngày tồn kho bình quân là một công cụ quan trọng trong các ngành công nghiệp có chu kì bán hàng và chu kì sản phẩm nhanh, chẳng hạn như ngành công nghệ. Số ngày tồn kho bình quân cao có thể cho biết một công ty không quản lí đúng cách hàng tồn kho của mình hoặc đang có hàng tồn kho khó bán.

Công thức tính số ngày tồn kho bình quân

Số ngày tồn kho bình quân (AAI)giúp các đại lí mua hàng đưa ra quyết định mua và người quản lí đưa ra các định giá, ví dụ như các công ty chiết khấu hàng tồn kho hiện có để có thể xoay vòng sản phẩm và tăng dòng tiền. Khi số ngày tồn kho bình quân của một công ty tăng lên, mức rủi ro sản phẩm lỗi thời cũng tăng theo.

Rủi ro sản phẩm lỗi thời là rủi ro hàng tồn kho bị mất giá trị theo thời gian hoặc hàng tồn kho là hàng hóa trong một thị trường ít/hiếm có nhu cầu. Nếu một công ty không thể bán hàng tồn kho, công ty có thể loại bỏ hàng tồn kho với số tiền ít hơn giá trị được nêu trên bảng cân đối kế toán của công ty.

AAI = C/G × 365

Trong đó:

C là chi phí bình quân của hàng tồn kho thời điểm hiện tại

G là giá vốn hàng bán

Ví dụ vềsố ngày tồn kho bình quân

Một nhà đầu tư quyết định so sánh hai công ty bán lẻ. Công ty ABC sở hữu hàng tồn kho trị giá 100.000 đô la và giá vốn hàng bán là 600.000 đô la. Số ngày tồn kho bình quân của công ty A được tính bằng cách chia chi phí tồn kho trung bình cho giá vốn hàng bán và sau đó nhân kết quả đó với 365 ngày. Hay 100.000 đô la chia cho 600.000 đô la, nhân với 365 ngày. Số ngày tồn kho bình quân của công ty A là 60,8 ngày. Điều đó có nghĩa là công ty phải mất khoảng hai tháng để bán hàng tồn kho.

Ngược lại, Công ty XYZ cũng sở hữu hàng tồn kho trị giá 100.000 đô la, nhưng giá vốn hàng bán là 1 triệu đô la, làm giảm số ngày tồn kho bình quân xuống còn 36,5 ngày. Có thể thấy, công ty XYZ hiệu quả hơn công ty ABC.

Số ngày tồn kho là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Số ngày tồn kho chính là số ngày của một vòng quay hàng tồn kho của một doanh nghiệp. Nó được xác định bằng cách lấy số ngày trong năm chia cho số vòng quay hàng tồn kho. công thức IP = 365/ VÒNG QUAY- HÀNG TỒN KHO (VQ- HÀNG TỒN KHO = GIÁ VỐN/ BÌNH QUÂN- HÀNG TỒN KHO.)

Số ngày tồn kho lớn là một dấu hiệu của việc doanh nghiệp đầu tư quá nhiều cho hàng tồn kho

  • Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương (1995), Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 256-257.
  • Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 80.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Số_ngày_tồn_kho&oldid=22123486”

Tồn kho bình quân là một công thức được xác định trong hoạt động kiểm kê của doanh nghiệp. Với các khoảng thời gian xác định, lượng hàng tồn kho trung bình được tính toán. Việc tính bình quân được thực hiện trên số liệu hàng tồn kho ở các giai đoạn cụ thể. Nó mang đến ý nghĩa trong hoạt động đánh giá và điều chỉnh sản xuất của doanh nghiệp. Cũng như xem xét các chênh lệch về số lượng hay giá trị hàng hóa sản xuất ở các giai đoạn khác nhau.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Tồn kho bình quân là gì?

Tồn kho bình quân trong tiếng Anh là Average Inventory.

Khái niệm.

Tồn kho bình quân là một giá trị được tính toán dựa trên xác định lượng hành hóa trung bình của một giai đoạn. Có thể được phản ánh qua giá trị hoặc số lượng trung bình của một hàng hóa hoặc bộ hàng hóa cụ thể trong các khoảng thời gian xác định. Với các xác định đơn giản, có thể tính tồn kho bình quân ở hai giai đoạn. Bình quân thể hiện giá trị trung bình cho các giai đoạn đối với lượng hàng tồn kho.

Tồn kho bình quân là giá trị trung bình của hàng tồn kho trong một khoảng thời gian nhất định. Có thể thay đổi so với giá trị trung bình của cùng một tập dự liệu. Tồn kho bình quân được tính bằng cách lấy trung bình các giá trị tồn kho trong một khoảng thời gian xác định. Các khoảng thời gian được xác định từ thời gian bắt đầu đến khoảng thời gian kết thúc. Và tương ứng là các giá trị hoặc số lượng hàng hóa đối với các giai đoạn đó.

Trong hoạt động sản xuất và bán hàng, doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều hay ít hàng tồn. Để xác định lượng hàng tồn trung bình của năm, của tháng,… người ta sẽ sử dụng công thức tính tồn kho bình quân.

Để hiểu về hoạt động này, cùng tham khảo ví dụ:

Một doanh nghiệp luôn có lượng hàng tồn kho nhất định. Để tính tồn kho bình quân trong 3 tháng, doanh nghiệp đã xác định các giá trị hàng tồn kho riêng của từng tháng. Với lần lượt là 9.000$, 10.000$ và 11.000$. Đây là các tháng trong quý 4 của doanh nghiệp. Để xác định được giá trị hàng tồn kho trung bình trong quý. Doanh nghiệp có thể lấy trung bình cộng của ba giá trị trên như sau:

Tồn kho bình quân = (9.000 + 10.000 + 11.000) / 3 = 10.000 $

Như vậy kết quả tồn kho bình quân trong khoảng thời gian cần kiểm tra là 10.000 $.

2. Đặc điểm:

Tồn kho bình quân có thể được tính đối với giá trị hoặc số lượng hàng hóa tồn kho.

Hoạt động được thực hiện dựa trên nhu cầu thực tế của từng doanh nghiệp. Cũng như phụ thuộc vào các đối tượng hàng hóa hay dịch vụ khác nhau.

Xem thêm: Xuất hóa đơn thanh lý hàng tồn kho khi công ty đã giải thể

Tính bình quân giá trị hàng hóa tồn kho. Khi hàng hóa tồn kho là các sản phẩm có giá thành thấp. Có thể là sản phẩm có kích cỡ nhỏ. Việc kiểm đếm có khó khăn nhất định và không được hiệu quả. Cũng như tính trên giá trị từng sản phẩm có thể dẫn đến sai số khi tính tổng giá trị hàng tồn kho.

Tính bình quân số lượng hàng hóa tồn kho. Khi hàng tồn kho có kích thước lớn. Là các sản phẩm dễ dàng kiểm đếm số lượng. Các hàng hóa này có giá thành cao và hoàn toàn có thể xác định tổng giá trị khi biết số lượng chính xác. Việc mua bán thường được diễn ra với số lượng không quá nhiều. Do đó, công tác tính toán hay kiểm đếm đều có thể tiến hành dễ dàng.

Được tính toán dựa trên công thức tính trung bình các giá trị phản ánh.

Với các khoảng thời gian xác định, hoạt động tính tồn kho bình quân sẽ cho ra giá trị trung bình phản ánh cho các giai đoạn đó. Thông thường, công thức tính trung bình phải có ý nghĩa xác định bình quân cho một giai đoạn cụ thể. Giai đoạn này là giai đoạn rộng hơn, bao chùm các khoảng thời gian được xác định. Ví dụ như để xác định bình quân tồn kho của tháng, người ta sẽ xác định thông qua các giá trị tồn kho ở bốn tuần của tháng. Để tính bình quân tồn kho của quý, người ta sẽ xác định thông qua các giá trị tồn kho ở ba tháng thuộc quý….

Các giá trị thể hiện hàng tồn kho cho các khoảng thời gian khác nhau chính là nguồn dữ liệu phản ánh chính xác nhất. Không những thế, còn là mấu chốt quan trọng nhất đưa ra kết quả của giá trị trung bình hàng tồn kho. Nếu không xác định được hàng tồn kho ở các khoảng thời gian cụ thể, se không thể tính trung bình của giai đoạn. Tương tự khi hàng tồn ở các giai đoạn nhỏ không được ghi nhận và phản ánh chính xác. Như vậy cũng không thể mang đến chính xác cho kết quả trung bình.

3. Vai trò:

Hoạt động này thường được sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp.

Trong các kỳ kế toán nhất định, các yếu tố hàng tồn cũng được quan tâm. Nó mang đến đánh giá và phản ánh nhất định đối với hoạt động kinh doanh hay sản xuất của công ty. Với các hoạt động của các giai đoạn khác nhau, việc đánh giá trên nhiều phương diện sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là nắm bắt các chênh lệch hàng tồn kho trung bình và các giai đoạn.

Số liệu tồn kho bình quân được xem là đại lượng trung bình cho các khoảng thời gian. Nó có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn các giá trị ở các giai đoạn. Doanh nghiệp sử dụng giá trị này làm mốc so sánh khi xem xét tổng doanh số. Điều này mang đến thuận lợi trong đánh giá, phân tích hiệu quả hoạt động. Cho phép doanh nghiệp theo dõi tổn thất hàng tồn có thể xảy ra do trộm cắp hoặc hư hao. Hoặc do hàng hóa bị hư hỏng vì xử lí sai. Nó cũng giải thích cho bất kì hàng tồn kho dễ hỏng đã hết hạn nào.

Trên thực tế, điều này giúp so sánh tồn kho bình quân trong nhiều khoảng thời gian khác nhau.

Hoạt động tính giá trị trung bình phù hợp làm đại lượng tiêu chuẩn trong so sánh. Bằng cách chuyển đổi toàn bộ giá cả thành giá tiêu chuẩn tại thị trường hiện tại. Việc này tương tự như điều chỉnh dữ liệu lịch sử dựa trên tỉ lệ lạm phát cho những mặt hàng thị trường có sự ổn định hơn. Linh hoạt khi đối chiếu giữa nhiều khoảng thời gian khác nhau. Nó giúp việc so sánh đơn giản hơn trên các mặt hàng có mức độ biến động cao. Cũng như yếu tố quản lý và kế toán trở nên phù hợp hơn với nhu cầu.

Một công ty có thể sử dụng tồn kho bình quân động làm căn cứ so sánh hiệu quả. Khi mà các giai đoạn được rút ngắn thành các thời kỳ liên tục. Khi đó, giá trị bình quân có thể thực hiện hàng ngày, hàng tháng,…. Giúp duy trì được hệ thống theo dõi hàng tồn kho thường xuyên. Hoạt động này thường đươc sử dụng khi doanh nghiệp luôn thực hiện các đơn hàng với giá trị lớn. Lợi nhuận hay doanh thu luôn biến đổi thường xuyên. Do đó tính chất cập nhật kịp thời giai đoạn và giá trị hàng tồn là điều doanh nghiệp rất quan tâm. Điều này cũng cho phép doanh nghiệp điều chỉnh giá trị của các mặt hàng tồn kho dựa trên thông tin từ lần mua cuối cùng.

4. Cách tính tồn kho bình quân:

Theo diễn giải có thể xác định. Tồn kho bình quân của các giai đoạn xác định được tính bằng: Tổng lượng hàng hóa tồn kho của các giai đoạn chia trung bình cho các giai đoạn đó. Như vậy, khi xác định hai thời điểm cụ thể, ta có công thức:

Xem thêm: Số vòng quay hàng tồn kho là gì? Cách tính, ý nghĩa và ví dụ?

Tồn kho bình quân = (Tồn kho tại thời điểm bắt đầu + Tồn kho tại thời điểm kết thúc) / 2

Khi đó, các giá trị hay số lượng hàng hóa tồn kho ở hai thời điểm được lấy trung bình. Kết quả thu được là tồn kho bình quân của hai thời điểm đó.

Tuy nhiên trên thực tế, các giai đoạn thường được xác định ý nghĩa nhất đến doanh nghiệp. 2 mốc luôn không thể hiện được chính xác các thay đổi trong hàng tồn kho qua các thời điểm khác nhau. Nên tồn kho bình quân được tính bằng cách sử dụng số mốc thời gian cần thiết để phản ánh chính xác hơn các hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Có thể là tồn kho bình quân của tháng, của quý, của năm,… Giúp doanh nghiệp phản ánh đầy đủ các nội dung trong hoạt động của kỳ kế toán. Do đó, có thể mở rộng công thức này dưới dạng sau:

Tồn kho bình quân = (Tồn kho giai đoạn 1 + Tồn kho giai đoạn 2 +… + Tồn kho giai đoạn n) / n. 

Với n được xác định là tổng số giai đoạn được quan tâm, cần tính đại lượng tồn kho trung bình.

Như vậy có thể áp dụng công thức cho nhiều giai đoạn nhỏ. Chẳng hạn một doanh nghiệp tính toán tồn kho bình quân trong suốt năm tài chính. Có thể thực hiện tính bình quân số lượng hàng tồn kho từ cuối mỗi tháng, bao gồm cả tháng cơ sở. Việc đánh giá này đưa ra kết quả bình quân của cả một năm hoạt động. Các giá trị hàng tồn của các tháng cộng lại chia cho tổng số mốc, trong trường hợp này là 13. Như vậy, kết quả nhận được dùng để xác định tồn kho bình quân.

Kết luận.

Như vậy, tồn kho bình quân là số liệu phản ánh lượng hàng hóa tồn kho trung bình đối với các khoảng thời gian xác định. Có thể thực hiện để tính số lượng hàng tồn kho trung bình. Hoặc tính giá trị hàng hóa trung bình. Các hoạt động được thực hiện trên nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Hoạt động tính tồn kho bình quân cũng được sử dụng chủ yếu trong nội bộ doanh nghiệp. Giá trị được xác định giúp doanh nghiệp nắm bắt các chỉ số trung bình cho giai đoạn hay thời kì rộng hơn. Giúp doanh nghiệp trong hoạt động quản lý và điều chỉnh sản xuất, kinh doanh hiệu quả.