Công thức tính toán điện năng tiêu thụ la

Điện năng tiêu thụ là năng lượng điện mà chúng ta sử dụng để các thiết bị có thể hoạt động được. Điện năng tiêu thụ được đo bằng đơn vị kWh.

Điện năng là một trong những đại lượng Vật lý cơ bản, được học trong chương trình Vật lý 7, 8, 9, 10, 11, 12. Việc nắm rõ công thức tính điện năng tiêu thụ không chỉ hỗ trợ việc tính toán, mà còn giúp việc lựa chọn, sử dụng các thiết bị điện phù hợp với mạch điện, đồng thời biết cách tính năng lượng điện mà chúng ta sử dụng để các thiết bị có thể hoạt động được. Vì thế trong bài viết hôm nay Download.vn trân trọng giới thiệu toàn bộ kiến thức về công thức tính điện năng kèm theo một số dạng bài tập tự luận, trắc nghiệm. Mời các bạn cùng đón đọc bài viết dưới đây nhé.

Công thức tính điện năng tiêu thụ

Điện năng là năng lượng của dòng điện, hay là năng lượng để các thiết bị có thể hoạt động được. Vậy điện năng tiêu thụ là năng lượng điện mà chúng ta sử dụng để các thiết bị có thể hoạt động được.

Điện năng tiêu thụ được đo bằng đơn vị kWh.

2. Công thức tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch:

Khái niệm điện năng tiêu thụ: Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch chính là năng lượng điện được chuyển hóa thành công để có thể dịch chuyển các điện tích ở trong mạch.

Công thức tính điện năng tiêu thụ đoạn mạch:

A=U|q|=U.I.t​

Trong đó ta có:

U: là điện áp (hay hiệu điện thế) giữa 2 đầu của đoạn mạch (V)

I: là cường độ dòng điện không đổi ở trong đoạn mạch (A)

q: là lượng điện tích (hay điện lượng) dịch chuyển trong đoạn mạch (C)

t: là thời gian mà điện lượng dịch chuyển trong đoạn mạch (s)

A: là Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch (J)

3. Công thức tính điện năng tiêu thụ của thiết bị

Công thức tính 1 cách gần đúng của điện năng mà các thiết bị điện tiêu thụ

A = P.t​

Trong đó ta có:

A: điện năng của thiết bị tiêu thụ (số điện)

P: công suất định mức được ghi trên thiết bị điện (W)

t: thời gian thiết bị dùng điện (s)

1 số điện = 1KWh = 1000(W). 3600(s) = 3600000(J)

Ví dụ: Tủ lạnh có công suất là 120W (0,12KW), trong một ngày (tủ lạnh hoạt động trong 24h) lượng điện tiêu thụ là khoảng 2,88 KWh (0,12KW x 24h).

Hoặc máy lạnh có công suất tối đa là 1.200W thì lượng điện tiêu hao khoảng 1,2 KWh sau 1 giờ sử dụng.

Trên thực tế, lượng điện tiêu thụ có thể sẽ ít hơn vì trên thực tế, không phải lúc nào các thiết bị điện cũng chạy với công suất tối đa. Đặc biệt là với các thiết bị điện được trang bị máy nén Inverter có khả năng tiết kiệm điện thì lượng điện tiêu thụ sẽ thấp hơn.

Bên cạnh đó, nếu như trên nhãn năng lượng của sản phẩm có đề cập tới điện năng tiêu thụ, ta cũng thể dựa vào đó để tính toán một cách tương đối lượng điện mà thiết bị tiêu tốn trong một ngày. Bạn chỉ cần lấy số điện năng tiêu thụ trong 1 năm chia cho 365 ngày là ra lượng điện thiết bị tiêu thụ trong 1 ngày.

Ví dụ: Trên tem năng lượng có thông số Điện năng tiêu thụ: 485kWh/năm, vậy trong một ngày thiết bị sẽ tiêu thụ lượng điện khoảng: ~485kWh/365 ngày = 1,32 kWh./.

4. Làm thế nào để biết được công suất của một thiết bị điện?

Hiện nay hầu hết công suất (W) đều được ghi ngay trên bao bì, nhãn mác của các thiết bị điện. Bạn có thể nhìn thấy công suất này ngay trên thiết bị hoặc trong hướng dẫn sử dụng đi kèm.

Nếu bạn không thể tìm thấy bạn có thể tìm sản phẩm trên website chính hoặc trên internet.

Các bạn có thể tham khảo thông số về công suất tiêu thụ của sản phẩm dân dụng dưới đây:

Máy giặt350-500 W
Quạt trần65-175W
Máy sấy tóc1000-1875W
Laptop50W
Lò vi sóng750-1100W

5. Bài tập trắc nghiệm tính điện năng tiêu thụ

Câu 1. Công suất định mức của các dụng cụ điện là

A. công suất lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đạt được.B. công suất tối thiểu mà dụng cụ đó có thể đạt được.C. công suất đạt được khi nó hoạt động bình thường.

D. công suất trung bình của dụng cụ đó.

Câu 2. Một đoạn mạch có điện trở xác định với hiệu điện thế hai đầu không đổi thì trong 1 phút tiêu thụ 40 J điện năng. Thời gian để đoạn mạch này tiêu thụ hết một 1 kJ điện năng là

A. 25phút.B. 140140 phút.C. 40phút.

D. 10 phút.

Câu 3. Một đoạn mạch tiêu thụ có công suất 100 W, trong 12 phút nó tiêu thụ một năng lượng

A. 2000J.B. 5J.C.120kJ.

D. 72kJ

Câu 4. Một đoạn mạch có hiệu điện thế hai đầu không đổi. Khi chỉnh điện trở của nguồn là 100 Ω thì công suất của mạch là 20 W. Khi chỉnh điện trở của mạch là 50Ω thì công suất của mạch là

A.10W.B.5W.C. 40 W.

D. 80 W.

Câu 5. Cho một mạch điện có điện trở không đổi. Khi dòng điện trong mạch là 2 A thì công suất tiêu thụ của mạch là 100 W. Khi dòng điện trong mạch là 4 A thì công suất tiêu thụ của mạch là

A. 25 W.B. 50 W.C. 200 W.

D. 400 W.

Câu 6. Công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch là

A. A = U.I.t.B. A=E It .C. A = I.tU .

D. A = U.It .

Câu 7. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của điện năng tiêu thụ?

A.kWh. B.V. C.A.

D. Ω

Câu 8. Đặt một hiệu điện thế U = 18 V vào hai đầu điện trở R = 9 Ω thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là bao nhiêu?

A. 12 W.B. 18 W.C. 2 W.

D. 36 W.

Câu 9. Điện năng tiêu thụ được đo bằng dụng cụ gì?

A. Ôm kế.B. Vôn kế.C. Công tơ điện.

D. Oát kế.

6. Bài tập tự luận tính điện năng tiêu thụ

Bài tập 1: 1 bóng đèn có công suất điện là 100W. Hãy tính điện năng mà bóng đèn này tiêu thụ trong 8h.

Giải:

Ta có công thức

A = P.t = 100. 8. 3600 = 2,88.106 (J)

Bài tập 2: Tính mức điện năng tiêu thụ, và nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R = 100Ω trong thời gian là 1h, cho biết hiệu điện thế ở giữa 2 đầu của đoạn mạch là 100V.

Giải:

Theo định luật ôm cho đoạn mạch thì ta có: I = U / R = 100 / 100 = 1A

Vậy điện năng tiêu thụ của toàn đoạn mạch là:

A = U.I.t = 100.1.3600 = 36.104 (J)

Nhiệt lượng được tỏa ra trên điện trở R là :

Q=I2.R.t = 12.100.3600 = 36.104 (J)

Bài tập 3: Cho q bóng đèn dây tóc trên bóng đèn ghi 220V – 100W và 1 bàn là trên có ghi 220V – 1000W cùng mắc vào ổ điện 220V ở gia đình , cả 2 cùng hoạt động bình thường.

a) Hãy vẽ sơ đồ mạch điện trong đó bàn là kí hiệu như 1 điện trở và được tính như điện trở tương đương của đoạn mạch.

b) Tính điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong 1 giờ theo đơn vị jun, đơn vị kilooat giờ.

Giải:

a) Để đèn cùng bàn là hoạt động bình thường khi mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 220V thì cả hai phải được mắc song song. Ta có sơ đồ mạch điện

Điện trở tương đương của đoạn mạch khi đèn với bàn là mắc song song nhau là:

Điện trở bóng đèn: Rđ = U2đ / Pđ = 2202 / 100 = 484 Ω

Điện trở bàn là: Rb = U2b / Pb = 2202 / 1000 = 48,4 Ω

Điện trở của toàn bộ đoạn mạch là:

Rt = Rđ.Rb / (Rđ + Rb) = 484.48,4 / (484 + 48,4) = 44 Ω

b) Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch trong 1 giờ tính theo đơn vị jun là

A = U.I.t = U2 .t / Rt. = 2202 . 1. 3600/ 44 = 3960000 J

Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch trong 1 giờ tính theo đơn vị kilooat giờ là:

A = U.I.t = U2 .t / Rt. = 2202 .1/ 44 = 1100 Wh = 1,1 kWh

Bài tập 4: Trên nhãn của 1 ấm điện có ghi là 220V – 1000 W. Sử dụng ấm điện này với hiệu điện thế 220V để ta đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ là 250C. Tính thời gian đun nước của ấm điện, biết hiệu suất của ấm là 90%, và nhiệt dung riêng của nước là 4190 J (Kg.k)

Giải:

Ta có nhiệt lượng cần để cung cấp cho ấm đun sôi 2 lít nước là Q = c.m.(t2 – t1)

Điện năng tiêu thụ của ấm điện là A= Q / 90% = Pt

Từ công thức trên ta suy ra thời gian đun nước là:

T = 10.Q / 9.P = 100.c.m.(t2 – t1)/ 9.P ≈ 698 s= 11 phút 38 giây.

Bài tập 5: Tính điện năng tiêu thụ, và công suất của dòng điện khi dòng điện có cường độ là 1A chạy qua dây dẫn trong 1 giờ. Cho biết hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn là 6V.

Giải:

Ta có điện năng tiêu thụ của đoạn mạch : A = U.I.t = 6.1.3600 = 21600 J

Công suất dòng điện của đoạn mạch :

P = U.I = 6.1 = 6 V

Trước khi lắp điện mặt trời thì ngoài việc mục đích bán điện cho EVN thì chúng ta còn có mục đích khác như giảm tiền điện cho gia đình hàng tháng. Vậy làm thế nào để biết cần lắp hệ thống điện mặt trời bao nhiêu kwp, để nắm rõ điều này bạn cần phải biết gia đình bạn sử dụng những thiét bị gì, công suất tiêu thụ điện của thiết bị ra sao.

Công thức tính toán điện năng tiêu thụ la
Công thức tính công suất điện tiêu thụ của thiết bị điện

Trong từng thiết bị điện của gia đình đều ghi thông số kỹ thuật có thể kể đến như công suất điện tiêu thụ, công suất… Trên thực tế, không phải người nào cũng hiểu rõ về các thông số này. Vậy công thức tính công suất điện tiêu thụ tính như thế nào? Cùng tìm hiểu về điều này qua bài chia sẻ dưới đây của chúng tôi. 

Công suất tiêu thụ có lẽ là thuật ngữ mà nhiều người tìm kiếm, quan tâm nhất. Hiểu đơn giản, đây chính là đại lượng đặc trưng của tốc độ tiêu thụ trên mạch điện nguồn điện nay. Loại này có ký hiệu là P. 

Theo cách tính, công thức tiêu thụ đoạn mạch bằng trị số điện đoạn mạch tiêu thụ trên đơn vị thời gian. Ngoài ra, bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với mức cường độ của dòng điện chạy trên đoạn mạch đó. 

Khi đã nắm rõ khái niệm về công suất tiêu thụ, người dùng cần tìm hiểu thêm về công thức tính cụ thể công suất tiêu thụ. Sau đây là một vài cách cơ bản bạn cần biết: 

Công thức tính toán điện năng tiêu thụ la
Công thức tính công suất điện tiêu thụ của thiết bị điện

Công thức là P = UIcosφ​ = U.Icos(φu– φi). Trong đó:​

  • U: Kí hiệu điện áp hiệu dụng hai đầu mạch của điện xoay chiều (V).
  • P: Công suất mạch điện xoay chiều (W).
  • cos φ: Kí hiệu hệ số công suất đoạn mạch xoay chiều.
  • I: cường độ của hiệu dụng trong mạch xoay chiều (A).

Qua đây, người dùng biết điện năng tiêu thụ mạch điện xoay chiều tương tự mạch điện của dòng không đổi. Công thức để thực hiện cách tính này đó là W = P.t. Theo đó: 

  • P (W): công suất mạch điện.
  • W (J): công của mạch điện (điện năng tiêu thụ).
  • t (s): thời gian dùng điện.

Để đo lượng điện năng tất cả thiết bị tiêu thụ thường dùng công tơ điện. Điện năng tiêu thụ lúc này được tính với đơn vị kWh. Cụ thể một số điện tương đương 1kWh = 3 600 000 (J) = (1000W x 3600 s). 

Công thức tính công suất cụ thể là: P = U.I = A/t. Theo đó: 

  • A (J): Điện năng tiêu thụ, công thực hiện (N.m hoặc J).
  • P (W): Công suất tiêu thụ, (Jun/giây (J/s) hoặc Watt (W)).
  • U (V): Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch. 
  • T (s): Thời gian thực hiện công (s). 

Theo các thông số về công suất tiêu thụ được ghi trên đồ dùng, bạn có thể tính công suất điện tiêu thụ của thiết bị đó. Qua đây, người dùng chọn được thiết bị hợp nhu cầu dùng điện của đơn vị sản xuất, gia đình để phân bổ kế hoạch phù hợp. 

Với dòng điện ba pha, công thức tính điện tiêu thụ khác. Đối với các dòng máy công nghiệp lớn như máy rửa bát, máy giặt công nghiệp, máy nén khí, máy hút bụi… thường sử dụng dòng điện ba pha. Nguyên nhân là vì lượng tiêu thụ điện của máy này vô cùng lớn. Có hai cách với hai công thức bạn cần biết chính là: 

Cách 1: P = U.I.cosφ. Trong đó: 

  • cosφ: Hệ số công suất trên từng tải.
  • I: Cường độ của dòng điện hiệu dụng trên mỗi tải.

Cách 2: Thực hiện theo công thức: P = H x (U1xI1 + U2xI2 + U3I3). Trong đó: 

  • U: Điện áp.
  • H: Thời gian tính theo giờ.
  • I: Dòng điện.

Công thứ bóng đèn tiêu thụ là P=U x H x I.

Sau đây là một vài cách tính công suất cho một số thiết bị tiêu thụ thông dụng nhất của doanh nghiệp, gia đình. Người dùng có thể tham khảo thông tin sau để nắm rõ về cách tính điện năng gia đình mình. 

Công suất thông thường của máy rửa cho xe ô tô sẽ ở mức 1200W – 1800W. Riêng dòng áp lực cao dao động 2200W – 7500W. Với một tiếng liên tục dùng máy, thiết bị tiêu thụ hết 1,2 – 7,5 số điện. 

Trên thị trường hiện có các công suất là 1000W – 3000W. Như vậy, trong khoảng một tiếng thiết bị liên tục làm việc tiêu thụ hết khoảng 1 – 3 số điện (tương đương 1kWh – 3kWh). 

Có hai loại khác nhau đó là: 

  • 12000 BTU công suất 1500W. 
  • 9000 BTU công suất khoảng 800W – 850W. 

Mỗi giờ điều hòa hoạt động tiêu thụ số điện khoảng 0,8 – 1,5. 

Ví Dụ: 1 Gia đình sử dụng 1 tháng hết 700.000 đ – 1.200.000 đ giả sử gia đình này sử dụng 50% vào ban ngày và 50% vào buổi tối hoặc. + với số tiền như thế giá điện sẽ rơi vào khoảng 2800 đ – 3000 đ 1Kw điện (ký điện). lấy tổng số tiền chia cho 2800 đ sẽ ra được sản lượng điện tiêu thụ 1 tháng là: 250kw – 430KW…. Chúng ta sẽ lấy con số 430KW điện sẽ được sử dụng 1 tháng vì nhu cầu sử dụng càng ngày càng nhiều, con số luôn tăng dù chúng ta cố gắng tiết kiệm. Và 1 điều quan trọng hơn nữa là GIÁ ĐIỆN ngày càng tăng, và tăng càng cao khi sử dụng điện càng nhiều. Với 430 kw 1 tháng thì 1 ngày sử dụng khoảng 15kw điện, trung bình 1 ngày dùng 15 – 16 Số điện.

Với 430 Kw/ tháng tương đương 15kw/ngày thì đầu tư công suất bao nhiêu? thời gian thu hồi vốn là bao nhiêu năm?

  • Ở Miền Nam quy định hệ số giờ nắng để tạo ra điện là 3-5h nắng  thực thế trung bình là từ 4.5 h nắng trở lên, có những ngày được tới 6h nắng. Vậy Chúng ta sẽ lấy 15 chia cho 4.5 giờ nắng là ra công suất đầu tư, ở đây ra công suất đầu tư là: 3.3 KWP. hoặc có thể đầu tư hơn đến 5KW vì dư điện có thể bán lấy tiền (430:30 ngày = 15Kw, 15:4.5 giờ nắng = 3.3kw)
  • Với công suất 3.3 kw những này nắng tốt ở TPHCM thì 1 ngày sẽ tạo ra 15 – 19 KW điện (kg điện). Hiện tại giá điện nhà nước đang mua vào là 2086 đ 1KW như vậy 1 tháng thu nhập của khách hàng là từ : 938.700 đ – 1.189.000 đ. Nhưng nếu nhân với giá phải trả thực tế nếu không có điện mặt trời VD là 2800 đ 1 số thì tổng thu nhập là 15×2.800 = 1.305.000 đ. Với thu nhập như thế này khoảng 5 năm tổng số tiền thu về là: 78.300.000 đ
  • Vậy 1 hệ thống công suất 3.3kw khi chúng ta đầu tư sẽ mất 05 năm để hoàn lại số tiền ban đầu bỏ ra, còn lại sau đó là lợi nhuận của chúng ta ( từ 10 -20 năm thu lợi nhuận). Để đảm bảo được sự hoạt động ổn định của hệ thống chúng ta cần Chú ý chọn thiết bị cho hệ thống điện năng lượng mặt trời và Công Ty lắp đặt điện mặt trời. Công nghệ tấm pin đang sử dụng liên quan tới giá thành, nếu bạn chọn tấm pin công nghệ cũ thì giá rẻ và hiệu suất thấp.

Nguồn chi tiết mời bạn đọc bài viết của GPsolar: CÁCH TÍNH CÔNG SUẤT MỘT HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI THEO LƯỢNG ĐIỆN TIÊU THỤ HÀNG THÁNG

Trên đây là thông tin cần biết về công thức tính công suất điện tiêu thụ. Bạn có thể tự tính mức này theo công thức này để điều chỉnh mức tiêu thụ điện trong gia đình nhà mình.