Cưới xa như thế nào

kinh nghiệm tổ chức đám cưới ở xaKinh nghiệm chi tiết cho tổ chức đám cưới ở xa

Nên rút gọn thủ tục đám cưới 

Bạn có thích gộp chung lễ ăn hỏi với đám cưới trong cùng một ngày không? Đừng nghĩ là chúng sẽ thiếu đi sự sang trọng nhé. Đó đang là hot trend của những cặp uyên ương ở xa đấy. Vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa giúp tiết kiệm thời gian.

Cách gộp hai nghi thức thường theo những bước sau đây:

  • Lễ ăn hỏi diễn ra trước. Nhà trai trao sính lễ, mâm tráp cho nhà gái. Với miền Bắc, cần chuẩn bị 3- 5- 7- 9- 11 mâm còn với phong tục miền Nam sẽ cần 4- 6- 8- 10 mâm. Bao gồm trầu cau, rượu, thuốc lá, bánh ăn hỏi, chè- mứt sen và một số sính lễ khác ( bánh kem, heo quay,…..). Đại diện nhà trai sẽ thưa chuyện, xin phép để chú rể đón cô dâu ra mắt họ hàng hai bên. Sau đó, cặp đôi sẽ thắp hương để ra mắt gia tiên. Tiếp theo, nhà trai xin phép cáo từ, nghi lễ ăn hỏi đã hoàn thành rồi đấy nhé.
  • Tới giờ đẹp, nhà trai tới để tiến hành lễ xin dâu. Bên đại diện đằng trai sẽ mang trầu cau để tiến hành thủ tục. Sau đó, đoàn nhà trai tiến vào nhà gái. Hai bên gia đình trò chuyện, nói đôi lời phát biểu rồi nêu lên lý do buổi lễ. Kế tiếp, nhà trai đón dâu về ra mắt họ hàng hai bên. Lúc này, cặp đôi uyên ương sẽ thắp hương khấn bàn thờ gia tiên lần hai. Rồi nhà trai đón dâu mới về nhà. Lúc này, hai bạn đã là của nhau rồi nhé!

Lựa chọn phương tiện di chuyển

Cưới xa như thế nào

Chọn phương tiện đi lại

Ô tô thường là phương tiện phổ biến nhất đưa đón dâu đó nhé. Nếu bạn thích lãng mạn và chơi “trội” hơn, dàn “siêu xe” sẽ là ý tưởng tuyệt vời đấy. Mô tô phân khối lớn cũng giúp chàng thể hiện “đẳng cấp” không thua kém dàn siêu xe đâu. Nếu muốn tiết kiệm chi phí hơn, bạn có thể thuê xe 16 hay 30 chỗ ngồi. 

Phương tiện đi bộ thường thể hiện sự gần gũi, mộc mạc, chân phương nhưng chỉ trong trường hợp hai bên gia đình ở gần nhà nhau thôi nhé!

Hot trend chọn Thiệp cưới 2019 “đốn trọn” trái tim nàng

Lên danh sách khách mời 

Chắc chắn rồi, khách mời sẽ là những người chung vui với hai bên gia đình đấy. Bạn có thể phân nhóm để việc lập danh sách được dễ dàng hơn. Ví dụ nhóm A là những vị khách “phải” có mặt trong đám cưới. Nhóm B là những vị khách mà bạn cảm thấy sự hiện diện của họ thật sự không quá cần thiết và quan trọng. Đó là những người, bạn ít liên lạc nhất.  Khi muốn tăng, giảm hay điều chỉnh danh sách khách mời, hãy bắt đầu từ nhóm B, sau đó đến nhóm A nhé.

Chú ý là nên gửi thiệp mời từ sớm nhé. Với nhóm A, bạn có thể gửi thiệp mời trước một tháng và nhóm B thì có thể gửi trước một tuần ngày cưới. 

Chọn thợ chụp ảnh

Một dịch vụ chụp ảnh chuyên nghiệp sẽ giúp bạn lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ nhất đấy. Hãy tham khảo ý kiến người thân, gia đình, bạn bè để tìm cho mình một địa chỉ uy tín nhé. Bằng không, bạn có thể tra…..Mr Gúc Gồ. Nhớ là xem phản hồi, đánh giá review  của họ đấy nhé!

Dự trù ngân sách chi phí cưới

Ngân sách cưới của bạn có nhiều không? Vài chục triệu hay vài trăm triệu? Một số chi phí không thể không kể tới, đó là chụp ảnh, thuê trang phục cưới, sắm sính lễ ( đối với gia đình nhà trai), mua nhẫn cưới, đặt tiệc cưới nhà hàng,…..Hãy ước lượng số bàn tiệc để dự trù chi phí sát nhất có thể nhé.

Nên đặt nhà hàng từ sớm

Cưới xa như thế nào

Đặt nơi tổ chức đám cưới từ sớm

Nếu đã “tăm tia” được nhà hàng ưng ý, đúng tiêu chuẩn đề ra thì “triển” ngay thôi. Bạn có thể đặt tiệc từ sớm nhé. Bởi vào mùa cưới, các địa điểm tổ chức thường rất đông đấy. Đặt chỗ ít nhất một tháng trước khi cưới sẽ giúp bạn tránh được tình trạng hết chỗ đó nhé.

Việc giảm bớt các thủ tục đám cưới sẽ giúp uyên ương không mất nhiều thời gian, sức khỏe và vui vẻ trong ngày cưới. Ảnh: K.B.L.

Nhiều trường hợp hiện nay, cô dâu và chú rể ở hai miền khác nhau, khoảng cách giữa hai nhà tới gần 1.000 km nên tổ chức cưới vất vả, tốn kém. Để ngày cưới không mệt mỏi, gia đình hai bên nên giản lược các thủ tục và tổ chức tiệc đãi khách đơn giản.

1. Gộp lễ ăn hỏi và đón dâu vào cũng một ngày

Trong nghi thức cưới của Việt Nam, lễ ăn hỏi và đón dâu luôn được coi trọng, không thể thiếu. Nhưng không ai quy định hai nghi lễ này không thể tổ chức trong một ngày. Khi hai gia đình ở xa, đây sẽ là cách tiết kiệm nhất cho lễ cưới. 

- Thời gian diễn ra hai nghi lễ có thể trong cùng một ngày hoặc tổ chức lễ ăn hỏi hôm trước, đám cưới hôm sau. Hai nghi lễ này có thể gộp chung vào một buổi buổi, hoặc lễ ăn hỏi diễn ra vào buổi sáng, còn lễ đón dâu tổ chức vào đầu giờ chiều. Trong trường hợp tách thời gian thành hai ngày liên tiếp, nhà trai cần đặt khách sạn, nhà nghỉ ở gần nhà cô dâu để việc đi lại thuận lợi và tạo sự thoải mái cho các thành viên trong gia đình. 

- Nếu cần làm lễ cưới tại nhà thờ, nghi thức này nên diễn ra sau khi lễ cưới truyền thống đã hoàn thành.

- Một số gia đình lo lắng nếu gộp lễ ăn hỏi vào cùng ngày rước dâu, nghi thức sẽ không trang trọng. Nhưng phong cách trang trọng, cầu kỳ chủ yếu thể hiện qua mâm tráp, lễ vật. Nếu muốn giữ sự truyền thống, cầu kỳ, gia đình nhà trai nên chuẩn bị tráp kỹ lưỡng, có thể đặt từ 9 tráp trở lên để vật phẩm đầy đặn. Nếu nhà cô dâu ở những thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, chú rể có thể đặt wedding planner gần nhà gái để họ lo liệu mọi mâm tráp chu đáo.

- Trong mâm tráp ăn hỏi, nhà trai cần chuẩn bị cả một tráp trầu cau để làm lễ đón dâu luôn.

- Các nghi thức ăn hỏi, đón dâu vẫn diễn ra như bình thường.

2. Tổ chức tiệc cưới tùy phong cách từng nhà

Vì khoảng cách hai nhà ở xa nhau, nên việc cùng tổ chức tiệc đãi khách là điều hầu như không thể diễn ra. Lúc này, mỗi gia đình nên chuẩn bị kế hoạch tiệc cưới riêng tại nơi mình ở. Thường nhà gái nên đãi tiệc trước, sau đó đến nhà trai. Báo Ngoisao.net sẽ gợi ý một lịch trình cụ thể và đơn giản diễn ra trong 2 - 3 ngày như sau:

* Ngày 1: Lễ ăn hỏi và đón dâu diễn ra tại nhà gái

- Tối cùng ngày, nhà gái tổ chức tiệc đãi khách của gia đình. Khi đó đoàn nhà trai sẽ cùng tham dự tiệc để thể hiện sự chu đáo, quan tâm.

* Ngày 2: Hai gia đình nghỉ ngơi tại nhà gái (nếu cần) hoặc cô dâu và đoàn nhà gái đưa dâu cùng về nhà trai để làm lễ thành hôn.

- Sau đó, nhà trai thường tổ chức tiệc mời khách. Lúc này nhà gái cũng nên có đại diện tham dự để đảm bảo sự trang nghiêm, chu đáo cho tiệc.

Khi lên kế hoạch cưới, nhiều uyên ương thường lo lắng tới các thủ tục truyền thống, nhưng thực tế, không ai bắt buộc nghi thức cưới phải theo một khuôn mẫu nhất định mà nên linh hoạt, tùy hoàn cảnh. Điều cần thiết nhất là kế hoạch cưới nên tiện lợi, giúp cô dâu chú rể cảm thấy thoải mái, vui vẻ.