Đại hàn dân quốc nghĩa là gì

Đại hàn dân quốc nghĩa là gì

<자료=강혜나>

Những dự định về quê quây quần cùng gia đình đón Tết cổ truyền của các bạn đang xa xứ là một điều quá là khó khăn trong thời điểm hiện tại. Do đó chúng ta lại có thêm một năm nữa đón Tết tại Hàn Quốc-một đất nước cho chúng ta không chỉ những ước mơ trong tương lai mà còn cả những khó khăn trong đời sống sinh hoạt cá nhân. 

Như vậy, để đảm bảo cuộc sống lâu dài tại đất nước Hàn quốc này chúng ta không những phải biết giao tiếp bằng tiếng Hàn quốc mà còn phải tìm hiểu thêm cả những đặc thù trong văn hóa của đất nước này.

Trước thềm năm mới 2021, mời các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về những tính đa dạng cơ bản nhất của đất nước Hàn Quốc này nhé!

Như các bạn đã biết, tên hay còn gọi là Quốc hiệu của đất nước này chính là Đại Hàn Dân Quốc, trong tiếng anh được viết với kí hiệu là KOREA(The Republic of Korea). Vậy chắc hẳn các bạn cũng đã biết đến Quốc kì của Đại Hàn Dân Quốc rồi chứ ạ? Đó chính là Thái Cực Kỳ.

Những đặc điểm chính của Thái Cực Kỳ đó chính là Nền trắng của quốc kỳ tượng trưng cho sự tinh khiết, tính đồng nhất và tinh thân yêu chuộng hòa bình của dân tộc Hàn quốc. 

Trong lịch sử, dân tộc Hàn quốc có truyền thống mặc áo trắng và được gọi tên là dân tộc Bạch y. Bởi vậy màu trắng cũng được xem là màu biểu tượng cho dân tộc Hàn Quốc. 

Điểm bắt mắt nhất khi nhìn vào quốc kỳ của Hàn quốc đó chính là Thái cực lưỡng nghi trên lá cờ. Vòng tròn ở giữa lá cờ được chia làm 2 nửa hình bán nguyệt đối xứng với nhau gồm màu xanh và màu đỏ có dạng như lốc xoáy. 

Màu xanh là biểu tượng của Âm, tượng trưng cho sự hy vọng. Màu Đỏ tượng trưng cho Dương, chỉ sự tôn quý. 

Vòng tròn Âm Dương này tượng trưng cho sự hài hòa giữa thụ động và bị động, giữa giống đực và giống cái cùng tạo lên một tổng thể. 

Thái cực là căn nguyên của vạn vật trong vũ trụ, là khởi nguồn của sinh mệnh con người. Nó là sự tuần hoàn vĩnh cửu không bao giờ dứt. 

Bốn quẻ trên quốc kỳ biểu hiện cho sự biến đổi và phát triển không ngừng của vạn vật. 

Ý nghĩa của 4 que này được định nghĩa như sau:

-Quẻ Cản(건): Tượng trưng cho Trời, mùa Xuân, phương Đông và lòng nhân từ.

-Quẻ Khôn(곤): Tượng trưng cho Đất, mùa Hè, phương Tây và sự ngay thẳng hào hiệp

-Quẻ Khảm(감): Tượng trưng cho Mặt trăng, mùa Đông, phương Bắc và sự thông thái

-Quẻ Ly(리): Tượng trưng cho Mặt trời, mùa Thu, phương Nam và lễ nghĩa.

Quốc kỳ Hàn quốc-Thái Cực Kỳ tượng trưng cho sự uy quyền và sự tôn nghiêm, thể hiện truyền thống và ý tưởng của Quốc gia qua màu sắc và hình dáng đặc trưng riêng. Như vậy Thái Cực Kỳ là tượng trưng cho sự trường tồn mãi mãi, cho hy vọng và hòa bình.

Các bạn đã từng nghe qua Quốc ca của Hàn quốc chưa ạ? Tên bài quốc ca của Hàn quốc là Ái Quốc ca. Lời bài hát có lẽ đã được sáng tác tại lễ khởi công của công trình Cổng Độc Lập tại Seoul và năm 1896 bởi Yun Chi Ho hay bởi An Chang Ho, một nhà chính trị và nhà giáo dục theo tư tưởng độc lập khỏi đế quốc Nhật bản. 

Ban đầu, Ái quốc ca được phổ nhạc dựa trên nền nhạc của dân ca Tô Cách Lan là bài Auld Lang Syne, vốn được các nhà truyền giáo Hoa kỳ phổ biến. 

Sau đó, Chính phủ lâm thời đại hàn dân quốc tại Thượng hải đã chọn bài hát làm quốc ca của nước Triều tiên độc lập. Vào ngày lễ quốc khánh đầu tiên của Hàn quốc, ngày 15 tháng 8 năm 1948, bài hát chính thức được công nhận làm quốc ca Hàn quốc, với giai điệu mới do An Eak-Tae sáng tác.

Lời tiếng việt được dịch như sau:

"Dù Đông Hải khô cạn, núi Bạch Đầu mòn, Trời sẽ bảo vệ chúng ta, Tổ quốc muôn năm!

Cây thông trên đỉnh Nam Sơn đứng vững vàng trong sương gió như thể được mang giáp, tinh thần quật khỏi của chúng ta cũng như vậy.

Trời thu trong xanh, cao ngàn dặm, không một bóng mây, trăng sáng ở trong tim ta vẫn vẹn nguyên một hình hài.

Với tinh thần và trí óc, hãy trao lòng trung thành của chúng ta. Yêu đất nước dù trong gian lao hay hạnh phúc.

Sông núi hoa lệ dài ba ngàn lý mọc đầy hoa dâm bụt, người Đại Hàn mãi đi trên con đường Đại Hàn, hoàn toàn là giang sơn của chúng ta."

Đầu năm mới, chúng ta kết thúc bài tìm hiểu cơ bản nhất về đất nước Hàn quốc, trong những bài tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những chủ đề khác liên quan về đất nước Hàn quốc nhé.

강혜나 경기외국인SNS기자단

Đại Hàn là thời tiết cuối cùng trong năm, thời tiết lạnh nhất trong 24 thời tiết. Vậy thời kỳ Triều Tiên diễn ra vào thời gian nào, đặc điểm và ý nghĩa của nó như thế nào?

Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về tiết Hàn và những việc nên làm theo quan niệm của tử vi phong thủy.

1. Hán tự là gì? Nó diễn ra vào ngày nào?

Đại Hán là tiết khí cuối cùng trong 24 tiết khí

Đại hán ("to" có nghĩa là lớn, lớn, "han" có nghĩa là lạnh) - dùng để chỉ thời kỳ lạnh nhất trong năm. Đây cũng là khí cuối cùng trong chu kỳ 24 khí.

Tiết Hán bắt đầu từ ngày 20 tháng Giêng hoặc 21 tháng Giêng và kết thúc vào ngày 3 tháng Hai hoặc 4 tháng Hai theo Dương lịch, diễn ra ngay sau tiết Tiểu Hán và trước lễ hội mùa xuân - bắt đầu một chu kỳ mới. Theo giờ Hàn Quốc, mặt trời đang ở góc 300 độ, xa Bắc Cực nhất và gần Nam Cực nhất.

Mời bạn đọc tra cứu chức năng:

  • Thay đổi lịch dương thành âm
  • Thay đổi âm lịch thành dương lịch

2. Đặc điểm của thời Đại Hán là gì?

Đặc điểm của Xuất Đại Hãn là gì?

Trong thời tiết của Hàn Quốc, bán cầu bắc nằm xa mặt trời nhất nên nhận được ít nhiệt và ánh sáng nhất. Kết hợp với sức nóng tích tụ nhiều tháng trước đã được giải tỏa. Vì vậy, thời kỳ Triều Tiên có 3 đặc điểm chính như sau:

- Nhiệt độ xuống rất thấp, thời điểm cực lạnh. Hầu như không có mưa, chỉ có gió lạnh và sương giá, băng và tuyết.

- Bầu trời u ám, không có mặt trời, ngày ngắn đêm dài. Thời tiết khô, lạnh và khắc nghiệt.

- Sự sống sắp hồi sinh, cây cối chuẩn bị đâm chồi nảy lộc. Những đàn chim bay về phương Nam tránh rét cũng dần xuất hiện trở lại.

>> Mời quý độc giả tra cứu lịch năm 2021.

3. Ý nghĩa của chữ kỳ theo phong thủy.

Xue Dai Han có thể kết hôn, xây nhà ...

Sau lớp học tiếng Hàn là tiết Lập xuân - báo hiệu một năm mới sắp đến. Vì vậy, đây là thời điểm người dân các nước Đông Á chuẩn bị đón Tết Nguyên đán cổ truyền, thích hợp cho các hoạt động kinh doanh, buôn bán, mua sắm.

Vả lại, thời Đại Hán thuộc quẻ Lâm trong Kinh Dịch. Quẻ này là điềm lành, sinh khí dồi dào, mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng và triển vọng trong tương lai.

Tiết Hàn thực thường rơi vào tháng 12 âm lịch (tháng Sửu). Vì vậy, theo tử vi, những người sinh vào khoảng thời gian đó có rất nhiều đức tính tốt. Họ là những người có nguyên tắc, trật tự, quy tắc, tốt bụng, điềm tĩnh và đáng tin cậy. Nhờ vậy mà đường công danh rộng mở, sự nghiệp hanh thông, thuận lợi.

Ngoài ra, những người hợp mệnh Thổ trong thời tiết này sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Sức khỏe tốt, kiên trì, quyết tâm nắm bắt cơ hội để gặt hái nhiều may mắn. Tuy nhiên, người mệnh Thổ nên cẩn thận để tránh công việc bế tắc, hao tài tốn của.

Nguồn dương khí từ thời Đại Hán có thể giải quyết những rắc rối, bất lợi kéo dài trong năm. Vì vậy, những người tuổi Dần muốn xây dựng, kết hôn, làm những việc trọng đại… nhưng chưa đủ tuổi có thể chọn thời điểm này để tiến hành.

4. Cách nuôi dưỡng cuộc sống trong lớp học tiếng Hàn

·Chăm sóc sức khỏe tiêu hóa Hàn Quốc

Tiết Đại Hán đánh dấu vạn vật sắp được hồi sinh, nhưng về cơ bản vẫn vô cùng lạnh lùng, khắc nghiệt. Vì vậy, cần ăn mặc ấm áp và hạn chế ra ngoài khi nhiệt độ xuống thấp. Tập thể dục dưỡng sinh, yoga, đi bộ, tập tay không… Ngủ đủ giấc, uống đủ nước (nước ấm) để ngăn ngừa các bệnh như cảm cúm, viêm phổi, ho và hen suyễn.

Để cơ thể khỏe mạnh, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm có tác dụng bổ thận tráng dương. Trong Đông y, khi chân tay lạnh, sợ lạnh thì dùng lộc nhung, thung dung (để bổ thận tráng dương). Người hay ra mồ hôi, tinh thần mệt mỏi nên dùng hồng sâm, táo đỏ.

Nếu thấy sắc mặt xanh xao, mất ngủ, chóng mặt thường xuyên thì dùng đương quy, a Giao để bồi bổ. Buổi trưa ấm áp, hai má ửng đỏ buổi trưa có thể bổ thận âm bằng đông trùng hạ thảo, ngân nhĩ.

·Phong tục và truyền thống

Ăn xôi ở Hàn Quốc là phong tục có từ lâu đời.

Ngoài dưỡng sinh, dân gian còn lưu truyền rất nhiều phong tục tập quán trong thời kỳ Triều Tiên. Trong đó, phổ biến và đơn giản nhất là tục ăn xôi (gồm xôi, bánh giầy, bánh chưng). Đây là loại thực phẩm có tính ôn, vị ngọt, vào phổi, bổ hư, bổ huyết, bổ tỳ vị, tính ấm. Không chỉ đảm bảo dinh dưỡng mà còn là cách chống rét tốt nhất.

Gà hầm thuốc bắc cũng là những món ăn được người xưa sử dụng trong thời gian này. Bởi chúng vừa ngon, vừa bổ, vừa giúp giữ ấm cho cơ thể.

  • Đối với chăn nuôi, sản xuất

Nông dân cần đề phòng thiệt hại do thời tiết. Quan sát kỹ môi trường, nhiệt độ và làm tốt công tác vệ sinh, phòng chống dịch bệnh cho gia cầm, vật nuôi. Đồng thời chăm sóc tốt, che phủ kỹ càng giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển.

Nói ngắn gọn, Thời tiết Hàn Quốc là thời điểm kết thúc chu kỳ 24 giờ trong năm. Bạn nên tìm hiểu kỹ phần này để có những kế hoạch về công việc, sức khỏe và cuộc sống phù hợp.

Xin cảm ơn quý khách hàng đã theo dõi bài viết!

Đại hàn dân quốc nghĩa là gì

I. Khái quát

- Tên nước:Đại Hàn Dân Quốc, gọi tắt là Hàn Quốc. Tên chính thức tiếng Anh là Republic of Korea (ROK).

- Thủ đô:Xơ-un (Seoul), dân số 10,385 triệu người (04/2014).

- Thành phố lớn: Busan, Daegu, Daejon, Kwangju, Incheon, Ulsan.

- Vị trí địa lý: Ở phía Nam Bán đảo Triều Tiên; Đông, Tây, Nam giáp biển; Bắc giáp Triều Tiên qua giới tuyến quân sự chạy dọc vĩ tuyến 38o Bắc.

- Diện tích: 99.720 km2 (toàn bán đảo: 222.154 km2)

- Khí hậu: Khí hậu ôn đới, có 4 mùa rõ rệt.

- Dân số: 49,04 triệu người (03/2014).

- Dân tộc: Chỉ có 1 dân tộc là dân tộc Hàn (Triều Tiên).

- Tôn giáo: Phật giáo 10,7 triệu; Tin lành 8,6 triệu; Thiên chúa 5,1 triệu; Nho giáo 104 nghìn...

- Ngôn ngữ: Tiếng Hàn Quốc (một tiếng nói, một chữ viết).

- Tiền tệ:  Đồng Won (tỉ giá thời điểm 30/05/2014: 1USD =1.040 won)

- Quốc khánh: 

+ Ngày 03/10/2333 trước Công nguyên: Ngày Lập quốc, còn gọi là Lễ Khai thiên. Cơ quan đại diện ở ngoài nước tổ chức chiêu đãi.

+ Ngày 15/8/1945: Ngày Giải phóng (Bán đảo Triều Tiên thoát khỏi sự chiếm đóng của Nhật Bản). Tổ chức mít tinh kỷ niệm long trọng, Tổng thống đọc diễn văn. Lãnh đạo các nước gửi điện mừng.

+ Ngày 15/8/1948: Thành lập Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc.

-   Lãnh đạo chủ chốt hiện nay:

+ Tổng thống: Pắc Cưn Hê (Park Geun Hye), từ 25/2/2013.

+ Thủ tướng: Chơng Hông Uân (Jeong Hong Won), từ 26/2/2013.

+ Chủ tịch Quốc hội: Chung Ưi Hoa (Chung Ui Hwa), từ 29/5/2012

+ Bộ trưởng Ngoại giao: Yun Biêng Sê (Yun Byeong Se), từ 11/3/2013. 

II.  Khái quát lịch sử, đất nước, con người

Dân tộc Triều Tiên có khoảng 5.000 năm lịch sử. Năm 2333 trước Công nguyên, nước Ko-Choson (Cổ Triều Tiên) ra đời, bao gồm cả vùng Mãn Châu, Hoa Đông (nay thuộc Trung Quốc) và Bán đảo Triều Tiên. Nhà nước này tồn tại khoảng 1.000 năm, liên tiếp bị nhà Chu, nhà Hán (Trung Quốc) xâm lược.

Năm 57 trước Công nguyên, ba nhà nước phong kiến mới lần lượt hình thành là Ko-Guryo (Cao Cú Lệ) bao gồm phía Bắc Bán đảo và vùng Mãn Châu, Trung Quốc, Paekche (Bách Tế) và Shilla (Tân La) ở phía Nam Bán đảo, còn được gọi là thời kỳ Tam quốc. Năm 668, Shilla thôn tính Ko-Guryo và Paekche, lập nên triều đại Shilla thống nhất, kéo dài gần 3 thế kỷ (668-918). Từ 918-1392, vua Wang Kon lập ra nước Koryo (Cao Ly, nhà Vương), lấy Thủ đô là Kaeseong (Khai Thành). Từ 1392-1910, vua Ly Song Gye lập ra nước Choson (Triều Tiên, nhà Lý), rời đô về Xơ-un (1394), vua Sejong (triều vua thứ tư) đã sáng tạo ra bảng chữ cái Hangul mà ngày nay vẫn đang được sử dụng.

Năm 1910, Nhật Bản thôn tính Bán đảo Triều Tiên. Năm 1945, Bán đảo Triều Tiên được giải phóng và bị chia cắt, hình thành hai nhà nước theo hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau lấy vĩ tuyến 38o Bắc làm ranh giới: phía Nam là Đại Hàn Dân Quốc (thường gọi là Hàn Quốc, tên tiếng Anh là Republic of Korea) và phía Bắc là CHDCND Triều Tiên (tên thường gọi là Triều Tiên, tên tiếng Anh là Democratic People's Republic of Korea).

Ngày 25/6/1950 nổ ra cuộc chiến tranh Triều Tiên, lúc đầu là giữa hai miền Triều Tiên và sau đó là sự tham chiến của quân đội Mỹ và một số lực lượng đồng minh, rồi đến sự tham chiến của quân đội Trung Quốc. Mỹ và CHDCND Triều Tiên ký Hiệp định đình chiến năm 1953, chiến tranh kết thúc. Tuy nhiên, về mặt thực tế, Bán đảo Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, Hiệp định Hòa bình chưa được ký.

2. Đất nước, con người

2.1      Văn hóa - xã hội

-   Hàn Quốc vốn là một đất nước chỉ có một dân tộc, một tiếng nói, tuy nhiên, ngày nay yếu tố này đang có nhiều thay đổi. Hàn Quốc đang chuyển sang xã hội "đa dân tộc, đa văn hóa". Tính đến tháng 6/2013, có khoảng 1,5 triệu người nước ngoài sinh sống tại Hàn Quốc, chiếm 3% dân số Hàn Quốc1 .

-   Do chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, người Hàn Quốc rất coi trọng lễ nghĩa, trật tự trên dưới, nhất là trong các mối quan hệ đồng huyết thống (gia đình, họ hàng), đồng môn (cùng trường), đồng hương (cùng quê). Giới trẻ Hàn Quốc ngày nay có xu hướng ưa chuộng văn hóa Mỹ, Nhật. Mặc dù đội tuyển bóng đá Hàn Quốc đã từng đứng thứ 4 tại Worldcup 2002 nhưng bóng đá không được ưa chuộng bằng bóng chày, bóng rổ.

-   Hàn Quốc có nền điện ảnh, âm nhạc và thời trang tương đối phát triển tại châu Á (Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Việt Nam). Văn hóa Hàn Quốc đang được du nhập mạnh vào nhiều nước châu Á với tên gọi "Han-lyu (làn sóng văn hóa Hàn)". Đặc trưng của các món ăn Hàn Quốc là cay và mặn. Món ăn nổi tiếng là Kim-chi (các loại rau muối thường với ớt), thịt nướng (thịt ba chỉ, thịt bò), miến lạnh...Hàn Quốc đã tổ chức thành công Thế vận hội Mùa hè năm 1988 và Giải vô địch bóng đá thế giới World Cup năm 2002; giành được quyền đăng cai tổ chức Đại hội Thể thao Châu Á lần thứ 17 (9-10/2014) và Thế vận hội Mùa đông vào năm 2018.

2.2      Danh lam - thắng cảnh

Hàn Quốc có nhiều di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới như: Cung Chang-đớc (Cung Xướng Đức): hoàn thành năm 1405 và tháng 12/1997 được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới; thành Su-uân Hoa-sơng (Thuỷ Nguyên Hoa Thành): hoàn thành năm 1796 và tháng 12/1997 được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới; am Sớc-kyun (Thạch Quật Am) - Chùa Bul-kuc (Phật Quốc Tự): hoàn thành năm 774 và được UNESCO công nhận tháng 12/1995; Kho kinh tự chùa He-in (Hải Ấn Tự Tàng Kinh Bản Điện): hoàn thành vào thế kỷ 13 và được UNESCO công nhận tháng 12/1995; núi lửa ngừng hoạt động Han-la (Hán La) và Đỉnh Sơng-san-in-chun-bông (Thành Sơn Nhật Xuất Phong), Động nhũ đá tại đảo Chê-chu (Tế Châu) được UNESCO công nhận tháng 6/2007; khu Lăng mộ Hoàng gia Triều đại Chosun: được UNESCO công nhận năm 2009. 

Xơ-un có một số địa danh đáng chú ý khác như Suối Châng-kiê (Thanh Khê Tuyền), tòa nhà 63 tầng, tháp truyền hình Nam-san, sông Hàn, Công viên giải trí Lotte World, chợ Nam-dae-mun (Cửa Nam - Nam Đại môn) và chợ Dong-dae-mun (Cửa Đông - Đông Đại môn). Ngoài ra còn có Công viên giải trí Everland và Làng văn hóa dân tộc tại Yông-in (cách Xơ-un khoảng 50 km), đảo du lịch Chê-chu (đây là tỉnh tự trị đặc biệt, du khách nước ngoài nhập cảnh không cần thị thực)…

III. Chính trị

1. Thể chế nhà nước

Hiến pháp Hàn Quốc ban hành lần đầu tiên ngày 17/7/1948 quy định Hàn Quốc theo chế độ Cộng hoà, tam quyền phân lập. Quốc hội và Tổng thống do dân bầu trực tiếp, Thủ tướng và Chánh án Toà án nhân dân do Tổng thống đề cử và Quốc hội thông qua (trong vòng 20 ngày).

Sau khi lập nước, các tướng lĩnh quân đội lần lượt nắm quyền lãnh đạo đất nước. Ngày 25/02/1993, lần đầu tiên nhân vật dân sự Kim Yêng Sam (Kim Young Sam) lên làm Tổng thống, bắt đầu thời kỳ chính phủ dân sự tại Hàn Quốc.

-   Hành pháp: Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp và chỉ được giữ một nhiệm kỳ 5 năm. Gần đây nhất, ngày 19/12/2012, ứng cử viên Đảng Sae-nu-ri (GNP cũ) Pắc Cưn Hê (Park Geun Hye), đã đắc cử Tổng thống lần thứ 18 với tỉ lệ 51,6%, chính thức nhậm chức ngày 25/2/2013 và trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc.  

-   Lập pháp: Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội. Quốc hội Hàn Quốc theo chế độ một viện, gồm 300 ghế. Nghị sỹ Quốc hội Hàn Quốc được bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu phổ thông, có nhiệm kỳ 04 năm. Tháng 4/2013, Hàn Quốc đã tiến hành bầu cử Quốc hội khóa 19. Đảng Saenuri (tiền thân là đảng Đại dân tộc GNP) đang là đảng cầm quyền. Đảng Liên minh Dân chủ Chính trị mới là đảng đối lập lớn nhất.

-   Tư pháp: Hàn Quốc thực hiện chế độ tư pháp ba cấp gồm Toà án Tối cao, toà Thượng thẩm và các Toà án cấp Quận (cơ sở) ở các thành phố lớn. Toà án Tối cao xem xét và thông qua những quyết định cuối cùng, ra các kháng cáo đối với quyết định của các Toà Thượng thẩm.  Quyết định của Toà án Tối cao là cuối cùng.

2. Các đảng phái chính trị

Tên Đảng

Số ghế tại Quốc hội (5/2014)

Đảng cầm quyền Sae-nu-ri

(Đại dân tộc cũ)

149 (51,74%)

Liên minh Dân chủ Chính trị mới (Dân chủvà Liên minh Chính trị mới)

127 (44,1%)

Đảng Thống nhất tiến bộ

6

Đảng Công lý

5

Không đảng phái

1

Tổng số: 288

IV. Kinh tế

Hàn Quốc vẫn là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 Châu Á và thứ 15 trên thế giới với GDP đạt 1.221,8 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người 2013: 24.329 USD (đứng thứ 33 thế giới)2. Kim ngạch thương mại của Hàn Quốc đứng thứ 8 thế giới, năm 2013 đạt trên 1.075,252 tỷ USD (xuất khẩu 559,723 tỷ USD và nhập khẩu 515,529 tỷ USD). Kim ngạch xuất khẩu ba tháng đầu năm 2014 tăng 2,2% (đạt 138,25 tỷ USD) và kim ngạch nhập khẩu tăng 2,1% (đạt 132,40 tỷ USD) so với cùng kỳ năm ngoái, duy trì đà thặng dư thương mại 26 tháng liên tiếp. Tính đến tháng 4/2014, dự trữ ngoại tệ của Hàn Quốc đạt 355,85 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay và đứng vị trí thứ 7 thế giới.

Quá trình phát triển kinh tế của Hàn Quốc được mệnh danh là "Kỳ tích sông Hàn". Đây là quá trình phát triển kinh tế với tốc độ cao do Tổng thống Pác Chơng Hi khởi xướng, kéo dài từ thời hậu Chiến tranh Triều Tiên cho đến thời kì khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997. Để có được nền kinh tế phát triển được cả thế giới biết đến với cái tên "Kỳ tích sông Hàn", Hàn Quốc đã áp dụng chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại, sử dụng xuất khẩu làm động lực tăng trưởng và tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi của bối cảnh chính trị - an ninh thời kỳ Chiến tranh lạnh. Sau nỗ lực cải cách cơ cấu và thanh lọc các doanh nghiệp yếu kém, ngày nay phạm vi hoạt động của hầu hết các tập đoàn Hàn Quốc không chỉ bó hẹp ở Bán đảo Triều Tiên mà đã mở rộng ra toàn cầu với các tên tuổi như Samsung, Hyundai, LG.. được nhiều người biết đến. Cơ cấu nền kinh tế và lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng hơn, từ công nghiệp chế tạo, các lĩnh vực tập trung nhiều sức lao động... sang lĩnh vực dịch vụ, công nghệ cao; nhiều sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với các nước phát triển như Nhật, Đức... 

                                                                             (nguồn Bộ Ngoại giao)