Dân số triều tiên 2023

Dân số triều tiên 2023

Người dân sống ở vùng nông thôn Triều Tiên (Ảnh: AFP)

Phát biểu trong phiên họp đặc biệt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về nhân quyền tại Triều Tiên ngày 11/12, Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền Zeid Ra’ad Al Hussein cho biết, ước tính có khoảng 18 triệu người Triều Tiên, chiếm khoảng 70% dân số, đang phải đối mặt với vấn đề thiếu lương thực trầm trọng và các tổ chức cứu trợ nhân đạo đã mang đến “phao cứu sinh” cho 13 triệu người trong số họ.

Tuy nhiên, theo ông Zeid, các lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế nhằm vào Triều Tiên đã tác động tiêu cực tới sự giúp đỡ cần thiết dành cho người dân nước này. Ông Zeid cho biết các lệnh trừng phạt, trong đó kiểm soát chặt chẽ các giao dịch liên quan tới Triều Tiên giữa các ngân hàng quốc tế, đã dẫn tới sự suy giảm trong các hoạt động của Liên Hợp Quốc, ảnh hưởng tới việc phân bổ lương thực, trang thiết bị y tế cũng như viện trợ nhân đạo.

Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền kêu gọi Hội đồng Bảo an tiến hành đánh giá về tác động của các lệnh trừng phạt đối với vấn đề nhân quyền tại Triều Tiên, từ đó có biện pháp để giảm tới mức tối thiểu các hệ quả của vấn đề này.

Trong các phiên họp trước đó tại Liên Hợp Quốc, Mỹ cùng một số nước cũng nêu ra các vấn đề nghiêm trọng liên quan tới nhân quyền tại Triều Tiên. Tuy nhiên, phái đoàn Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc đã ra tuyên bố chỉ trích Mỹ và các đồng minh, cho rằng đó là những thông tin không chính xác và khẳng định không tồn tại những vấn đề nhân quyền đó tại Triều Tiên.

Trong những năm gần đây, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã triển khai hàng loạt nghị quyết trừng phạt nhằm buộc Triều Tiên phải từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này, đặc biệt sau vụ thử hạt nhân lần thứ 6 vừa qua. Các biện pháp trừng phạt siết chặt việc xuất và nhập khẩu các mặt hàng quan trọng đối với Triều Tiên, áp dụng cả với những nước có quan hệ thương mại lâu năm với Bình Nhưỡng.

Thành Đạt/ Dân trí

TheoGuardian

Dân số triều tiên 2023
Dân số Trung Quốc dự kiến sẽ đạt đỉnh trong năm 2023. Ảnh: Xinhua

Theo ông Tony Nash - nhà sáng lập công ty dữ liệu Complete Intelligence đồng thời là đồng tác giả của báo cáo về dân số Trung Quốc này, Bắc Kinh sẽ lo ngại về kết luận trên.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết năm 2015 Bắc Kinh đã nới lỏng chính sách một con và cho phép các cặp vợ chồng có hai con. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh tại Trung Quốc trong năm 2018 đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 1961.

Theo tác giả của báo cáo, điều này đồng nghĩa với việc dân số Trung Quốc sẽ đạt đỉnh vào năm 2023 với 1,41 tỷ dân thay vì năm 2028 như dự đoán trước đây.

Lý do chính khiến tỷ lệ sinh giảm là do số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15-49 tuổi) sẽ giảm 56 triệu người trong khoảng thời gian từ năm 2018-2033.

Ngoài ra, đến năm 2028, số trẻ em dưới 9 tuổi sẽ giảm 27 triệu bé so với thời điểm hiện tại, gây ảnh hưởng tới thị trường tiêu dùng, giáo dục…

Giáo sư Chen Youhua tại Đại học Nam Kinh nhận định: “Các viện nghiên cứu trên thế giới ước tính rằng dân số Trung Quốc sẽ ngừng tăng trưởng từ năm 2025 và giảm dần từ đó… Theo khía cạnh nhân khẩu học, thách thức thực sự của Trung Quốc sẽ đến từ sau năm 2025”.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng điều này sẽ gây khó khăn cho Trung Quốc trong tương lai, đặc biệt là khi nền kinh tế quốc gia này có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại và còn đối mặt với mất cân bằng giới tính.

Cụ thể, số người Hàn Quốc trên 65 tuổi sẽ chiếm 36,7% dân số nước này vào năm 2044.

Theo đó, Hàn Quốc sẽ vượt qua Nhật Bản (36,5%), trở thành nước có dân số già nhất thế giới.

Tỷ lệ người cao tuổi trong dân số Hàn Quốc được dự báo tăng từ 17,5% vào năm 2022 lên 34,4% năm 2040 và 46,4% vào năm 2070.

Tỷ lệ này của Nhật Bản dự kiến tăng từ 29,9% vào năm 2022 lên 35,2% năm 2040 và 38,7% năm 2070.

Trong khi đó, tỷ lệ dân số Hàn Quốc trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 64 tuổi) khả năng sẽ giảm từ 71% vào năm 2022 xuống 56,8% vào năm 2040 và 46,1% vào năm 2070. Tỷ lệ này từng đạt mốc đỉnh là 73,4% vào năm 2012.

Tỷ lệ tương tự của Mỹ ước tính giảm từ 64,9% vào năm 2022 xuống 61,5% năm 2040 và 57,9% năm 2070.

Số liệu dự báo trên được đưa ra dựa vào báo cáo triển vọng dân số của Liên hợp quốc năm 2022 và triển vọng dân số của Tổng cục Thống kê Hàn Quốc.

Thông tin trên được trích từ Dự báo dân số thế giới năm 2022 do Ban Kinh tế và xã hội của Liên hợp quốc thực hiện.

Tính đến 10h ngày 14/11, theo trang Worldometers, đồng hồ dân số vẫn đang hiển thị thay đổi theo từng giây và hiện vượt mức 7,999 tỷ dân.

Dân số toàn cầu đang tăng với tốc độ chậm nhất kể từ năm 1950, giảm xuống dưới 1% vào năm 2020. Các dự báo mới nhất của Liên hợp quốc cho thấy dân số thế giới có thể tăng lên khoảng 8,5 tỷ người vào năm 2030 và 9,7 tỷ người vào năm 2050, dự báo đạt đỉnh khoảng 10,4 tỷ người trong những năm 2080 và duy trì ở mức đó vào năm 2100.

Dân số triều tiên 2023

Ấn Độ dự kiến ​​vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm sau. (Ảnh: UN)

Dự báo dân số thế giới năm 2022 cũng cho biết mức sinh đã giảm rõ rệt trong những thập kỷ gần đây đối với nhiều quốc gia. Ngày nay, 2/3 dân số toàn cầu sống ở một quốc gia hoặc khu vực có mức sinh cả đời dưới 2,1 lần sinh trên một phụ nữ. Dân số của 61 quốc gia hoặc khu vực được dự báo giảm từ 1% trở lên trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến năm 2050, do mức sinh thấp được duy trì và tỷ lệ di cư tăng cao.

Hơn một nửa mức tăng dân số toàn cầu dự kiến ​​đến năm 2050 sẽ tập trung ở 8 quốc gia: Cộng hòa Dân chủ Congo, Ai Cập, Ethiopia, Ấn Độ, Nigeria, Pakistan, Philippines và Cộng hòa Tanzania. Các nước châu Phi cận Sahara dự kiến đóng góp hơn một nửa mức tăng vào năm 2050.

Ông Liu Zhenmin, Phó Tổng thư ký phụ trách các vấn đề kinh tế và xã hội của LHQ, cho biết: “Mối quan hệ giữa gia tăng dân số và phát triển bền vững rất phức tạp và đa chiều. Dân số tăng nhanh khiến cho việc xóa đói giảm nghèo, ngăn chặn nạn đói và suy dinh dưỡng cũng như mở rộng hệ thống y tế và giáo dục trở nên khó khăn hơn. Ngược lại, đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững, đặc biệt là các Mục tiêu liên quan đến y tế, giáo dục và bình đẳng giới, sẽ góp phần giảm mức sinh và làm chậm tốc độ tăng dân số toàn cầu”.

Ở hầu hết các quốc gia thuộc khu vực châu Phi cận Sahara, cũng như ở các khu vực châu Á, Mỹ Latinh và Caribe, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động từ 25 đến 64 tuổi đang tăng lên nhờ mức sinh giảm gần đây. Sự thay đổi trong phân bổ độ tuổi này mang lại cho các nước cơ hội có thời hạn để tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế trên đầu người.

Tỷ lệ dân số toàn cầu ở độ tuổi 65 trở lên dự kiến ​​tăng từ 10% vào năm 2022 lên 16% vào năm 2050. Tại thời điểm đó, ​​số người từ 65 tuổi trở lên trên toàn thế giới sẽ gấp hơn hai lần số trẻ em dưới 5 tuổi và bằng số trẻ em dưới 12 tuổi.

Năm 2019, tuổi thọ trung bình toàn cầu đạt 72,8 tuổi, tăng gần 9 năm kể từ năm 1990. Tỷ lệ tử vong giảm được dự báo sẽ dẫn đến tuổi thọ trung bình toàn cầu khoảng 77,2 tuổi vào năm 2050. Tuy nhiên, vào năm 2021, tuổi thọ người dân tại những nước kém phát triển nhất tụt lại so với mức trung bình toàn cầu 7 năm.

Đại dịch COVID-19 trong 3 năm trở lại đây cũng đã ảnh hưởng đến một số yếu tố trong dân số. Tuổi thọ trung bình trên toàn cầu giảm xuống còn 71,0 tuổi vào năm 2021. Ở một số quốc gia, các đợt bùng phát dịch liên tiếp khiến số ca mang thai và tỷ lệ sinh giảm trong thời gian ngắn.