Dàn ý chung cho bài văn nghị luận xã hội

Trong những năm gần đây, dạng bài nghị luận xã hội đã xuất hiện trong cấu trúc đề thi Đại học và chiếm tới 30% tổng số điểm bài thi. Dạng bài này đòi hỏi người viết không chỉ nắm chắc các kĩ năng làm văn nghị luận mà còn cần có vốn kiến thức, vốn sống phong phú, sâu sắc. Do vậy, với nhiều học sinh, đây là một dạng bài khó. Không ít học sinh tìm đến các trung tâm gia sư tốt nhất Hà Nội chỉ với mục đích làm sao cho thành thạo kỹ năng viết dạng bài này. Dưới đây là dàn bài gợi ý cho bài văn nghị luận xã hội nói chung:

Dàn ý chung cho bài văn nghị luận xã hội

Làm thế nào để viết bài văn nghị luận xã hội?

1, Mở bài – Dẫn dắt vấn đề. – Nêu vấn đề. – Trích dẫn ý kiến, nhận định (nếu có). 2, Thân bài Sử dụng các thao tác đã học để nghị luận: * Giải thích vấn đề – Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. – Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. – Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập. * Phân tích và chứng minh các khía cạnh của vấn đề Bản chất của thao tác này là nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ; dùng các luận cứ, luận chứng để làm sáng tỏ bản chất của vấn đề. * Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…) vấn đề: – Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, ưu – nhược điểm của vấn đề. – Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm… – Đề xuất giải pháp

Dàn ý chung cho bài văn nghị luận xã hội

Phân tích vấn đề

3, Kết bài – Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài. – Thông điệp chung tới mọi người. Văn là môn học xã hội, mang tính nghệ thuật và liên tưởng cao. Tuy vậy, Văn cũng là môn học có tính logic, tính hệ thống, chỉ cần bạn kiên nhẫn tìm hiểu, bạn chắc chắn sẽ chinh phục được nó. Cũng như các môn học khác, bạn có thể tự học tại nhà, học nhóm hay đến các trung tâm gia sư Hà Nội tìm gia sư để củng cố và nâng cao kiến thức của mình. Viết văn nghị luận không khó, viết văn nghị luận xã hội cũng vậy. Cố gắng luyện tập, bạn sẽ thành công!

Nguồn gia sư lớp 10

Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (dẫn vào vấn đề, nêu vấn đề, trích dẫn đề). Ví dụ: Đề bài “Nghị luận về lòng biết ơn”. “Uống nước nhớ nguồn”, “Con ơi ghi nhớ lời này – Công cha nghĩa mẹ ơn thầy chớ quên” .... khi nghe đến những câu tục ngữ trên mỗi người chúng ta đều cảm thấy tự hào đối thế hệ đi trước, niềm tự hào thể hiện qua lòng biết ơn. Có thể khẳng định rằng, lòng biết ơn là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Lòng biết ơn thể hiện giá trị cơ bản nhất của con người. Vậy lòng biết ơn là gì? Thân bài ● Luận điểm 1: Giải thích vấn đề.

  • Tìm và giải thích các từ khóa liên quan đến vấn đề được đặt ra bằng cách đặt trên cơ sở các nghĩa của từ và câu (nghĩa đen và nghĩa bóng), giải thích ý nghĩa liên quan đến vấn đề được đặt ra ở đề bài. Ví dụ: Đề bài “Nghị luận về hiện tượng sống ảo hiện nay” thì từ ngữ chúng ta phân tích là từ “sống ảo”. “Sống ảo” theo cách hiểu thông thường là sống không thực tế, lối sống khác thường con người trên mạng xã hội. ● Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh các khía cạnh của vấn đề.
  • Đặt vấn đề nghị luận soi chiếu dưới nhiều góc độ khác nhau (từ lịch sử, từ xã hội, thực trạng ngày nay, ... ) để có góc nhìn vấn đề trên nhiều phương diện.
  • Sử dụng những luận cứ để phân tích và làm rõ thêm các vấn đề. Ví dụ: Đề bài “Nghị luận về sức mạnh ý chí của con người”. Về vấn đề này có thể soi chiếu vào góc độ lịch sử và hiện thực ngày này. Về góc độ lịch sử, từ xa xưa bằng ý chí kiên cường ông cha ta đã bảo vệ đất nước trước bao sự xâm lược của thế lực thù địch ... Về góc độ thực trạng hiện nay, ý chí kiên cường sức mạnh luôn cố gắng vươn lên mỗi ngày trở thành người có ích cho xã hội như tấm gương của Nick Vujicic, Nguyễn Ngọc Ký, Helen Keller... ● Luận điểm 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến...) vấn đề.
  • Bình luận, đánh giá về vấn đề (khẳng định câu nói này đúng hay là sai, hay vừa đúng vừa sai). Lưu ý lấy thêm dẫn chứng để thuyết phục.
  • Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm...
  • Đề xuất giải pháp, hướng khắc phục hoặc hướng bản thân em sẽ áp dụng nó như thế nào. Ví dụ: Đề bài “Sự cần thiết của gia đình trong đời sống con người”
  • Gia đình có vai trò quan trọng đối với mỗi con người. Gia đình giúp hình thành nhân cách và phát triển nhân cách của con người, là gốc của con người. Mặt khác, chúng ta có thể thấy có những trường hợp trẻ mồ côi vẫn được lớn lên, được giáo dục tốt dù không xuất phát từ gia đình, vẫn trở thành người thành đạt và thành công, hữu ích cho xã hội.
  • Mở rộng vấn đề: Gia đình là nơi con người được sống là chính mình. Mỗi thành viên cần ra sức xây dựng và có trách nhiệm với gia đình của chính mình, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau, bài trừ những hành vi gây mất hạnh phúc trong gia đình như thói ngoại tình, gia trưởng, con cái hỗn láo với cha mẹ, ... Kết bài ● Khẳng định lại vấn đề nghị luận, gửi thông điệp đến mọi người. Ví dụ: Đề bài “Nghị luận về vấn đề môi trường hiện nay”

Vấn đề môi trường hiên nay thực sự là vấn đề cấp thiết đáng báo động. Chung tay bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống chúng ta. Bạn và tôi cùng ra sức bảo vệ mội trường từ những việc nhỏ nhất để làm môi trường luôn được xanh-sạch –đẹp

Dàn ý viết đoạn văn về tình bạn

  1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề nghị luận: Tình bạn

  1. Thân bài
  1. Định nghĩa về tình bạn

Tình bạn là mối quan hệ gắn bó giữa con người với con người dựa trên sự tương đồng về tính

cách, sở thích, lí tưởng.

  1. Vai trò của tình bạn

● Tình bạn là một trong những điều đáng quý, đáng trân trọng nhất trong cuộc sống của con người. ● Tình bạn giúp chúng ta có thêm động lực để vượt qua những khó khăn, thách thức. ● Bạn bè là người cùng ta chia sẻ những buồn vui, là người bạn đồng hành trên mọi chặng đường. ● Tình bạn là chỗ dựa tinh thần vững chắc của mỗi người.

  1. Bài học nhận thức

● Cần xây dựng tình bạn dựa trên sự chân thành, tôn trọng lẫn nhau, không vụ lợi, ích kỉ ● Học cách thấu hiểu, lắng nghe để tình bạn được bền vững.

  1. Kết bài

Cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về tình bạn

Dàn ý nghị luận về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái hiện nay

  1. Mở bài:

● Đặt vấn đề nghị luận: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay.

đã già yếu; cha mẹ lo kinh tế gia đình lơ là việc chăm sóc, giáo dục, hướng dẫn con cái; ● Khoảng cách tâm lý giữa hai thế hệ càng ngày càng gia tăng do những chuyển biến ngoài xã hội. Điều này thường dẫn đến hậu quả là xảy ra những xung đột giữa hai thế hệ; ● Cha mẹ nhiều người vẫn còn nặng nề về thành tích công lao, muốn độc quyền nắm giữ vận mệnh con cái khiến con cái bị tổn thương và ức chế; có nhiều trường hợp còn xảy ra việc cha mẹ lạm dụng quyền hành hay dùng bạo lực khiến con cái uất hận muốn xa rời và đứt gánh với cha mẹ, gia đình... ● Có thể liên hệ bản thân: Mối quan hệ của em với cha mẹ như thế nào, em đã làm gì để giúp cho mối quan hệ ấy luôn luôn tốt đẹp?

III. Kết bài:

● Dù xuất phát từ bất cứ nguyên nhân nào, sự rạn nứt, đổ vỡ trong mối quan hệ cha mẹ - con cái trong gia đình cũng là một thực trạng đáng buồn và đáng suy nghĩ. ● Đã đến lúc chúng ta cần xem xét lại một cách nghiêm túc và cởi mở mối quan hệ thân thiết này, làm sao để một đàn con cái biết sống trọn vẹn đạo làm con của mình, đàng khác cha mẹ cũng biết cách hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ làm cha làm mẹ của mình.

Dàn ý viết đoạn văn về tình trạng học sinh ít phát biểu

I,MB: Giới thiệu vấ đề nghị luận (ý kiến của bạn C)

II, TB:

  1. Thực trạng
    • Học sinh phát biểu rất ít trong giờ học
  2. Mặc dù biết nhưng lại không phát biểu
  3. Nguyên nhân
  4. Nhút nhát, rụt rè trong việc giơ tay phát biểu
  5. Sợ sai, sợ bị các bạn chê cười

3, Hậu quả

  • Tác hại: khiến giờ học trở nên nhàm chán, ít tương tác giữa học sinh và giáo viên, không hiệu quả

4, Giaỉ pháp

  • Tích cực trong việc phát biểu bài
  • Tinh thần ham học hỏi,không sợ bị chê cười.

5, Phản đề, mở rộng

  • Không phải hoàn toàn lỗi đều do học sinh mà còn có thể đến từ nguyên nhân khác.

III,KB: Khẳng định lại vấn đề

*bài viết

Khi được hỏi về nguyên nhân gây ra hiện tượng học sinh ít phát biểu trong giờ học, đã có rất nhiều những ý kiến khác nhau được đưa ra. Theo em, nổi bật trong số đó là ý kiến của bạn C, "lỗi toàn ở học sinh chúng ta thôi".

Qủa thực, tình trạng học sinh ít phát biểu tại các tiết học, các giờ học là 1 hiện tượng thường thấy và có xu hướng phổ biến hơn. Hoc sinh lười đưa ra quan điểm cá nhân của mình. Khi được gióa viên đưa ra câu hỏi thì lại né tránh, cúi mặt xuống. Thậm chí, khi được gióa viên chỉ định thì lại nói là "Em chưa kịp nghĩ ra ạ". Một số học sinh thì dù biết nhưng cũng không giơ tay phát biểu, chỉ ngồi nghĩ rong đầu hoặ nói ra miệng với bạn bè.

Vậy liệu có phải lỗi hoàn toàn là do học sinh chúng ta? Trước hết phải khẳng định, 1 phần nguyên nhân là đến từ học sinh. Học sinh còn cảm thấy nhút nhát, e ngại, rụt rè khi nói lên quan điểm cá nhân của mình. Họ ngại bày tỏ suy nghĩ, ý kiến trước đá đông. Một phần cũng là do họ sợ sai. sợ các bạn cùng lớp chê cười. Học sinh còn thiếu tự tin vào bản thân, chưa quyết đoán. Chính vì vậy, tưởng như những hành động nhỏ mà gây nên những tác hại khôn lường. Nó khiến các giờ học trở nen thật nhàm chán, tẻ nhạt, thiếu hứng thú, động lực khi học tập. Giaó viên khó tương tác được với học sinh nên chẳng thể biết liệu học sinh đã hiểu bài hay chưa. Các giờ học vô tình trở nên thật nặng nề và kém hiệu quả.

Như đã nói, 100% lỗi không phải đều thuộc về học sinh mà còn đén từ các tác nhân khác. Có thể là câu hỏi đó quá khó, khiến học sinh không thể nghĩ ra đáp án trong 1 thời gian ngắn. Cũng có thể là do các thầy cô, họ chưa biết tạo động lực để thúc đẩy học sinh hăng hái tham gia xây dựng bài, tham gia phát biểu.

Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này. Trước hết, mỗi học sinh cần phải có thái độ tích cực, ham học hỏi, nhận ra giá trị của việc hăng hái trong giờ học. Đồng thời giáo viên cũng nên biết cách đặt các câu hỏi, nếu quá khó nên để cho học sinh v=có thời gian suy nghĩ thêm, đòng thời có các yếu tố để thúc đẩy việc giơ tay phát biểu bài,...

Như vậy, việc học sinh ít phát biểu trong giờ học không chỉ là vấn đề của mỗi học sinh mà còn là của giáo viên, nhà trường và cần các biện pháp để khắc phục.