Đăng kí tín chỉ đại học ngoại ngữ huế

Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐH Huế là đơn vị đào tạo đại học trọng điểm uy tín tại Huế chuyên ngành ngôn ngữ và văn hóa. Trải qua gần 20 hình thành và phát triển trường đã đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực lớn, chất lượng cao tại miền Trung, Tây Nguyên và nước ngoài. Năm 2020, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐH Huế tuyển sinh theo hình thức xét tuyển cụ thể:

I. GIỚI THIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ – ĐH HUẾ

  • Tên trường: Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế
  • Tên tiếng Anh: University of Foreign Languages – Hue University
  • Mã trường: DHF
  • Loại trường: Công lập
  • Hệ đào tạo: Đại học – Sau đại học – Liên thông – Văn bằng 2
  • Địa chỉ: 57 Nguyễn Khoa Chiêm, phường An Cựu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Số điện thoại: 0234.3830.677
  • Email:
  • Website: https://hucfl.hueuni.edu.vn
  • Facebook: facebook.com/daihocngoainguhue

Đăng kí tín chỉ đại học ngoại ngữ huế

Khuôn viên Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐH Huế

II. TÊN NGÀNH, TỔ HỢP MÔN VÀ CHỈ TIÊU TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG

Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐH Huế tuyển sinh với các ngành đào tạo, tổ hợp môn và chỉ tiêu tuyển sinh như sau:

Đăng kí tín chỉ đại học ngoại ngữ huế
Điểm chuẩn năm 2018 và 2019 của Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐH Huế:

Ngành

Năm 2018

Năm 2019

Sư phạm Tiếng Anh

21

21,75

Sư phạm Tiếng Pháp

17.15

18

Sư phạm Tiếng Trung Quốc

18.5

20,50

Việt Nam học

15

15

Ngôn ngữ Anh (Học tại trường ĐH Ngoại ngữ – Đại học Huế)

17

19,75

Ngôn ngữ Anh (Học tại Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị)

17

Ngôn ngữ Nga

15

15

Ngôn ngữ Pháp

16.25

15,75

Ngôn ngữ Trung Quốc

18.75

21

Ngôn ngữ Nhật

18.75

20,25

Ngôn ngữ Hàn Quốc

20

21,25

Quốc tế học

17.25

15

III. THÔNG TIN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ – ĐH HUẾ NĂM HỌC 2020

1. Đối tượng tuyển sinh

– Học sinh tốt nghiệp Trung học Phổ thông.         

2.Thời gian xét tuyển

– Theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. 

3. Hồ sơ xét tuyển

– Theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo và của Trường

4. Phạm vi tuyển sinh

– Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐH Huế tuyển sinh trong phạm vi cả nước

5. Phương thức tuyển sinh

– Xét tuyển dựa vào điểm học bạ (dành cho thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 và cả những năm trước đó, điểm trung bình chung kết quả học tập 3 học kỳ (học kỳ I, học kỳ II năm lớp 11 và học kỳ I năm lớp 12) của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển của trường, làm tròn đến 1 chữ số thập phân. – Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020;

– Xét tuyển thẳng theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT;

– Xét tuyển dựa vào kết quả kết hợp giữa chứng chỉ quốc tế và điểm học bạ hoặc kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020

6. Quy định học phí và cơ hội học bổng

Mức học phí của trường Đại học Ngoại ngữ – ĐH Huế như sau:

– Học phí: 255.000 đồng/ tín chỉ.

– Sinh viên các ngành sư phạm được miễn học phí.

Chính sách học bổng của Trường:

– Học bổng khuyến khích học tập dành cho sinh viên có thành tích học tập tốt, rèn luyện tốt là 2.000.000.000 VNĐ/năm. – Học bổng dành cho sinh viên nghèo hiếu học: Mỗi năm có từ 70 – 100 suất tổng giá trị 352.000.000 VNĐ/năm. – Học bổng Hiệp định giữa các chính phủ: Trao đổi sinh viên học tập, thực tập tại nước ngoài. Môi trường sinh hoạt học tập thuận lợi – Ký túc xá gần Trường; thường xuyên tổ chức các khoá bồi dưỡng kỹ năng mềm, các CLB sinh viên đa dạng, phong phú; phòng máy tính, wifi miễn phí phủ sóng toàn trường; nhà sách (liên kết với các nhà xuất bản nước ngoài) bán sách bản quyền, giá ưu đãi.

– Lưu học sinh đến từ các nước Châu Á, Châu Mỹ, Châu Âu học tập tại Trường đã đem lại cơ hội giao lưu học hỏi, đồng thời cũng tạo ra một môi trường học tập đa sắc màu văn hóa ngay tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế.

Trên đây là thông tin tuyển sinh đầy đủ của Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐH Huế, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn thí sinh đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ và có nguyện vọng đăng kí xét tuyển vào trường. Chúc cho toàn bộ sĩ tử đạt kết quả cao như mong muốn!

Khi có yêu cầu thay đổi, cập nhật nội dung trong bài viết này, Nhà trường vui lòng gửi mail tới:

THÔNG BÁO

Thông báo về việc để xe đúng nơi quy định dành cho sinh viên
[21/10/2022 16:45]

Nhà trường nhận được phản ánh của Công an Phường Phú Nhuận về việc nhiều xe máy để tại vỉa hè đường Nguyễn Huệ (trước Cổng 77 Nguyễn Huệ) trong đó có xe máy của sinh viên. Vì vậy, Nhà trường yêu cầu tất cả sinh viên phải để xe đúng nơi quy định để không bị xử phạt và tránh mất trộm tài sản.

[NHẮC NHỞ] Thực hiện khảo sát việc nhập học của sinh viên Khóa 46 (năm thứ nhất)
[11/10/2022 15:53]

Nhằm hỗ trợ các bạn học sinh trung học phổ thông trong việc định hướng ngành học tương lai, đồng thời nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của các bạn tân sinh viên và đưa ra những chính sách đầu tư và phát triển phù hợp, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế lấy ý kiến khảo sát về việc nhập học của sinh viên Khóa 46 (năm thứ nhất). ➖Lưu ý:➖

   🔰 Các bạn sinh viên vui lòng sử dụng email do Nhà trường cung cấp dưới tên miền @husc.edu.vn để hoàn thành bản khảo sát theo địa chỉ https://bit.ly/KhaoSatKhoa46

   🔰 Thời gian khảo sát từ khi thông báo đến hết ngày 11h00 ngày 12/10/2022.

Đề nghị các bạn sinh viên tham gia khảo sát đầy đủ để công tác đào tạo của Nhà trường được tốt hơn.

Hướng dẫn chi tiết việc đăng ký học theo hệ thống tín chỉ (27-08-2008 14:04)

Trường ĐHNN hướng dẫn chi tiết việc đăng ký học theo hệ thống tín chỉ.

<body>


I. CÁC THÔNG TIN CẦN BIẾT VÀ NGUỒN CUNG CẤP THÔNG TIN

1. Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ:


- Nguồn cung cấp: website của Trường www.hucfl.edu.vn hoặc Sổ tay sinh viên - Thông tin cần nắm: Các khái niệm cơ bản như học phần bắt buộc, tự chọn, hình thức đăng ký sớm, bình thường, lớp học phần .v.v.; Các quy định bắt buộc như số tín chỉ tối thiểu, tối đa, xếp năm học tập, rút bớt lớp học phần .v.v.


2. Khung chương trình:


- Nguồn cung cấp: website của Trường www.hucfl.edu.vn hoặc Sổ tay sinh viên - Thông tin cần nắm trong khung chương trình: + Các học phần môn chung: là các học phần thuộc Kiến thức giáo dục đại cương. Sinh viên toàn Trường đều học các học phần này giống nhau. Trong học kỳ I năm học 2008-2009, sinh viên sẽ đăng ký học các học phần này ở khoa Việt Nam học, trừ các học phần ngoại ngữ 2. + Các học phần ngoại ngữ 2: Cũng nằm trong Kiến thức giáo dục đại cương, nhưng đăng ký học ở khoa Tiếng Anh chuyên ngành nếu học ngoại ngữ 2 là tiếng Anh, hoặc đăng ký ở các khoa Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, NN & VH Nhật Bản, NN & VH Hàn Quốc nếu học ngoại ngữ 2 là các tiếng do các khoa đó quản lý chuyên môn. Đối với sinh viên các khoá K2, K3, K4 thì đã học ngoại ngữ 2 nào sẽ tiếp tục học theo kế hoạch, những sinh viên nào muốn đổi ngoại ngữ 2 thì phải tích luỹ đủ 14 tín chỉ của ngoại ngữ 2 mới (7 tín chỉ ngoại ngữ 2 cơ bản và 7 tín chỉ ngoại ngữ 2 chuyên ngành), đây là điều khó nếu thời gian còn học ở Trường ít nên số này phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định. Đối với sinh viên K5 (khoá tuyển sinh 2008), sinh viên sẽ được chọn một trong các thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Nhật, Trung, Hàn để học ngoại ngữ 2. Nếu chọn tiếng Anh và tiếng Pháp, sinh viên sẽ đăng ký thi để xếp lớp (sau khi xếp lớp sẽ biết mình được miễn học phần nào và học phần nào còn phải học), nếu chọn các thứ tiếng còn lại, sinh viên sẽ không thi xếp lớp mà học tự học phần đầu tiên của ngoại ngữ 2 cơ bản (học phần Ngoại ngữ 2 cơ bản 1). + Các học phần môn riêng: là các học phần thuộc Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, chia làm 4 nhóm: Ngôn ngữ, Văn hoá-Văn học, Thực hành tiếng và Chuyên ngành. Sinh viên trong một khoa sẽ học các học phần thuộc 3 nhóm đầu giống nhau, sinh viên thuộc một ngành hoặc chuyên ngành nào sẽ học các phần nhóm 4 giống nhau. Sinh viên đăng ký các học phần môn riêng tại khoa của mình (khoa quản lý sinh viên đó). + Để được công nhận tốt nghiệp mình phải tích luỹ đủ những học phần nào, mình đã tích luỹ được những học phần nào rồi và còn cần phải học những học phần nào. Sinh viên khoá K5 phải tích luỹ toàn bộ theo khung chương trình của ngành hoặc chuyên ngành mình được tuyển. Sinh viên các khoá K2, K3, K3 sẽ được phòng Đào tạo cung cấp kết quả của những học phần đã học theo niên chế trước đây và được chyển đổi tương đương sang theo chương trình tín chỉ, căn cứ vào đó để đối chiếu và nắm được các học phần còn thiếu. Trước mắt, sinh viên các khoá này sẽ đăng ký học theo thời khoá biểu của học kỳ này.

3. Tóm tắt Đề cương chi tiết học phần:

- Nguồn cung cấp: website của Trường (hucfl.edu.vn) hoặc Sổ tay sinh viên - Thông tin cần nắm: Số tín chỉ của học phần, loại học phần (bắt buộc, tự chọn), các học phần học trước hoặc tiên quyết của học phần này, nội dung, yêu cầu của học phần v.v.

4. Kế hoạch học tập:

- Nguồn cung cấp: website của Trường (hucfl.edu.vn) hoặc Sổ tay sinh viên - Thông tin cần nắm: Những học phần nào mình phải học trong học kỳ này. Đối với sinh viên khoá K5 thì thời khoá biểu được lên theo đúng kế hoạch này. Đối với sinh viên viên các khoá K2, K3, K4, cơ bản đúng như kế hoạch tuy nhiên có điều chỉnh đôi chút do chuyển đổi từ kế hoạch của chương trình niên chế sang nên có những học phần trong kế hoạch của học kỳ này đã được học ở các học kỳ trước đó, hoặc có những học phần theo kế hoạch phải học ở các học kỳ trước đó nhưng chưa học nay học bổ sung.

5. Địa điểm học tập:

Năm nay Trường tổ chức học tập ở 2 cơ sở chính: một là tại trường, gồm nhà A (các phòng ký hiệu có chứ A ở đầu), nhà hiệu bộ và cư xá Lào; hai là tại trường Trung cấp Âu Lạc (các phòng có ký hiệu chứ N ở đầu), tại 146 An Dương Vương, Huế (đối diện bến xe phía nam).

6. Mã sinh viên:

- Nguồn cung cấp: Trên giấy xác nhận sinh viên nhập học, trên thẻ sinh viên, lớp trưởng liên hệ phòng Công tác CT & Sinh viên (thầy Chiến hoặc thầy Tuấn). - Thông tin cần nắm: Mỗi sinh viên có một mã sinh viên riêng, không trùng lặp để quản lý sinh viên trên phần mềm sau này, sinh viên phải nhớ mã sinh viên của mình. Sinh viên điền mã sinh viên của mình vào Phiếu đăng ký, mã có 10 ký tự và số nhưng trong phần mã sinh viên trên phiếu chỉ có 9 ô nên khi điền bỏ đi số 0 đầu tiên của mã. (ví dụ: 04S7011004 sẽ điền là: 4S7011004).

7. Phân bố các tiết học trong ngày:

- Nguồn cung cấp: website của Trường. - Thông tin cần nắm: sự phân bố các tiết học trong ngày.

8. Thời khoá biểu:

- Nguồn cung cấp: website của Trường, thông báo tại các văn phòng khoa - Thông tin cần nắm: Học phần mà mình học có bao nhiêu lớp học phần (trên thời khoá biểu ghi là nhóm), mã mỗi lớp học phần là gì, ai dạy những lớp học phần đó, thời khoá biểu từng lớp như thế nào, số lượng tối đa mỗi lớp là bao nhiêu (cột Sỹ số).

9. Lịch và địa điểm đăng ký:

- Nguồn cung cấp: bảng thông báo của các khoa tại trước văn phòng khoa. - Thông tin cần nắm: Lịch khoa sẽ tổ chức cho sinh viên đăng ký các học phần theo sự phân công của Trường (xem mục I.2). II. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ ĐĂNG KÝ VÀ THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ

1. Chuẩn bị:


- Sau khi đã nắm đầy đủ thông tin sinh viên lên trước cho mình thời khoá biểu sẽ học của tất cả các học phần theo mẫu gợi ý sau:Mẫu thời khoá biểu cá nhân - Sinh viên nên lập cho mình khoảng 3 thời khoá biểu khác nhau theo thứ tự ưu tiên để khi đăng ký nếu thời khoá biểu này không được thì chuyển sang đăng ký thời khoá biểu khác dễ dàng vì thời gian cho 1 sinh viên đăng ký không nhiều. - Theo dõi thông báo của các khoa có liên quan đến việc đăng ký của mình để biết lịch và địa điểm khoa sẽ tổ chức cho sinh viên đăng ký và đến đăng ký theo đúng lịch. - Để đăng ký thuận lợi ở các khoa có nhiều sinh viên đăng ký, sinh viên phải nắm vững quy trình đăng ký do khoa đó quy định để thực hiện.

2. Thực hiện đăng ký (dành cho các lớp thuộc K2, K3, K4):

- Sinh viên đến đăng ký theo đúng lịch quy định; - Đem theo các thời khoá biểu cá nhân đã sắp xếp sẵn, thời khoá biểu chung do Trường cung cấp và các tài liệu liên quan; - Căn cứ vào thời khoá biểu cá nhân của mình, đăng ký vào các lớp học phần theo mẫu danh sách các khoa đã chuẩn bị sẵn; - Nếu không đăng ký được theo thời khoá biểu ưu tiên 1, có thể đổi sang lớp học phần khác đã chuẩn bị sẵn của các thời khoá biểu cá nhân dự phòng; - Sau khi đăng ký xong tất cả các học phần, chờ thông báo duyệt danh sách của phòng Đào tạo và lên lớp theo đúng lớp và thời khoá biểu đăng ký. Theo kế hoạch sẽ thông báo trong khoảng từ 06 đến 08/9/2008 trên website và ở bảng thông báo ở dãy nhà A. Dự kiến, tất cả các lớp học ở Trường sẽ học từ ngày 08/9/2008, các lớp học ở trường Âu Lạc sẽ bắt đầu học từ 11/9/2008. - Nếu có các trường hợp trục trặc như đăng ký bị trùng thời khoá biểu, thiếu lớp hoặc lớp đã đăng ký không tổ chức được, sinh viên sẽ đăng ký bổ sung trực tiếp tại phòng Đào tạo trong thời gian từ 08 đến 20/9/2008. - Sau khi các lớp học phần đã ổn định, sinh viên tổng hợp các lớp mình đã đã đăng ký và đã được duyệt, điền vào Phiếu đăng ký môn học theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống như sau: môn riêng – môn chung - ngoại ngữ 2 – môn học lại. Hoàn thành tất cả các mục cần điền, làm thành 03 bản và nộp cho Cố vấn học tập. Hạn cuối là ngày 25/9/2008. - Các bước tiếp theo về nộp học phí hay rút bớt học phần thực hiện như Hướng dẫn về quy trình đăng ký chung đã ban hành và theo Quy chế.

Lưu ý:

- Những sinh viên nợ các học phần của các học kỳ trước phải học lại cần nắm thời khoá biểu của khoá sau để đăng ký học như đăng ký học lần một. Học phần học lại này cũng ghi chung vào Phiếu đăng ký môn học cùng các học phần khác. Thứ tự của nó là sau học phần ngoại ngữ 2 và ở cuối tên học phần học lại có ghi thêm: (H L). - Sau khi các khoa đã tổ chức đăng ký xong, photo danh sách các lớp học phần lưu lại khoa và nộp bảng gốc cho phòng Đào tạo chậm nhất là sáng ngày 05/9/2008. Khi danh sách đã nộp cho phòng Đào tạo, mọi điều chỉnh đề nghị liên hệ với phòng Đào tạo kèm theo đơn có xác nhận của ban chủ nhiệm khoa.

- Cố vấn học tập tập hợp Phiếu đăng ký môn học, ký xác nhận và nộp cả 03 bản cho phòng Đào tạo trước ngày 30/9/2008.

Theo Trường ĐHNN

</body>