Đánh giá câu chuyện 10 năm cõng bạn đi học

Là con đầu lòng của gia đình, Minh chào đời với rất nhiều tin yêu, mong mỏi và hi vọng của bố mẹ, người thân. Nhưng số phận đã không may mắn với em. Ngay từ khi lọt lòng Minh đã chịu thiệt thòi, khiếm khuyết, em bị liệt hai chân và cả bàn tay phải. Tuổi thơ em gắn liền với những ánh mắt “lạ kỳ” của những người xung quanh về mình. Em khao khát được như những người bình thường khác, có thể đá cầu, bắn bi cùng các bạn…

Đánh giá câu chuyện 10 năm cõng bạn đi học

Đã 10 năm Hiếu làm “đôi chân” đưa bạn đến lớp (Ảnh: Hoàng Đông)

Càng lớn, Minh càng ý thức rõ về mình, về những khiếm khuyết, thua thiệt so với bạn bè cùng trang lứa nên không ít lần tự ti, buồn phiền. Tuy nhiên, bằng ý chí vượt qua chính mình, Minh tự nhủ phải nỗ lực vượt qua, em bày tỏ mong muốn được đi học như những đứa trẻ khác. Bố mẹ em lúc đầu cũng rất lo lắng, băn khoăn nhưng trước quyết tâm của con trai, bố mẹ em cũng cố gắng cho em theo học, động viên con học tùy theo sức của mình.

Vì tay phải bị teo nên Minh tập viết bằng tay trái. Ngày đầu, những nét chữ nguệch ngoạc, xiên xẹo, em phải tập cả ngày, đôi tay mỏi nhừ, đau nhức. Khó khăn là vậy, nhưng Minh vẫn bền bỉ tập luyện. Trong lòng em luôn khắc ghi câu chuyện về tấm gương thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, một thầy giáo tật nguyền, viết bằng hai chân được mọi người yêu mến, kính trọng. Mỗi lần mỏi mệt, em lại tự động viên mình phải sống biết vươn lên, nghịch cảnh chỉ là thử thách, “có công mài sắt, có ngày nên kim”.

Minh chia sẻ: “Mặc dù em là người khuyết tật, không có đôi tay lành lặn, không có đôi chân vững chắc nhưng em vẫn có khối óc này, ý chí này. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để em tự tin đến trường và nuôi ước mơ sẽ trở thành một lập trình viên, kỹ sư tin học trong tương lai. Em tin mình sẽ làm được”.

Với mục tiêu đó, Minh ngày đêm đèn sách và đã đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020 vừa qua. Em đậu khối A với điểm số 28,10 (Toán: 9,60; Lý: 9,25; Hóa: 9,25). Minh luôn hy vọng mình có thể theo học Khoa công nghệ thông tin của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Minh cho biết, để có được kết quả như vậy, ngoài nỗ lực của bản thân em, không thể thiếu sự đồng hành, động viên của thầy cô và bạn bè, trong đó có người bạn đặc biệt Ngô Minh Hiếu. Hiếu chính là người bạn thân nhất của Minh, người đã thay “đôi chân” đưa em đến trường mỗi ngày liên tục trong suốt chục năm qua.

10 năm cõng bạn đến trường

Cũng như Minh, Hiếu lớn lên trong một gia đình thuần nông. Bố mẹ Hiếu hàng ngày vất vả, bươn chải mưu sinh và luôn cố gắng để nuôi dạy cho hai con ăn học, biết làm được nhiều điều tốt ở đời. Hiểu lẽ đó, Hiếu luôn cố gắng học chăm, sống tốt và làm những việc có ích.

Ngày ấy, khi thấy cậu bạn nhỏ cùng lớp không được lành lặn, lúc nào cũng chỉ có thể ngồi một chỗ nhìn các bạn vui đùa, việc đi học hằng ngày gặp rất nhiều khó khăn, Hiếu rất thương và luôn tìm cách giúp đỡ bạn. Càng gần gũi, Hiếu càng cảm nhận được ý chí, nỗ lực vươn lên của cậu bạn nhỏ nên càng muốn gắn bó, hết lòng giúp đỡ bạn, cũng từ đó lấy tấm gương của bạn làm động lực cho chính mình.

Khi bạn bè của em vui đùa, chạy nhảy, em còn mang trên vai sứ mệnh của một “thiên sứ” lặng lẽ cõng bạn đến lớp rồi lại cõng bạn về nhà. Đôi chân của Hiếu trở thành đôi chân thứ 2 của Minh, tấm lòng của Hiếu cũng trở thành nghị lực của Minh. Đằng đẵng suốt 10 năm trời, đôi bạn cùng tiến tiếp bước cho nhau đến trường, cùng nhau học tập và chia sẻ nhiều buồn, vui trong cuộc sống. Ngày nắng cũng như ngày mưa, hôm nào Hiếu cũng đến sớm đón bạn để cả hai cùng kịp giờ vào lớp.

Hiếu còn nhớ, hồi đường làng chưa được rải nhựa, đến mùa mưa trơn trượt rất dễ ngã. Quãng đường từ nhà đến trường cách gần 2 cây số, mỗi lần ngã xuống đất, bộ đôi lại đành giấu bố mẹ cứ thế đi tiếp đến trường. Đến khi đã có thể đi xe đạp, Hiếu tập đèo bạn. Do Minh khuyết tật nên việc lên xuống xe rất khó khăn, việc di chuyển cũng khó trong việc giữ thăng bằng, nhưng sau thời gian dài thì Minh cũng học được cách ngồi vững sau yên chỉ bằng 1 tay. Qua chỗ ổ gà hay vũng nước, Hiếu lại nhắc bạn ôm chặt lại, xích gần để khỏi bị ngã.

Cứ như vậy, Hiếu và Minh gắn bó với nhau từ cấp 1 đến cấp 3. Trong suốt từng ấy năm, cả hai chưa một lần xích mích hay giận dỗi. Hiếu bảo, em sợ cả hai có xích mích gì thì sẽ không đưa bạn đi học được. Không chỉ đưa bạn đi học, những giờ học trên lớp, nếu Minh phải lên bảng giải bài thì Hiếu sẽ cõng bạn và đứng đó chờ đến khi bạn làm xong bài tập.

Dù tập đi bằng xe lăn, Minh vẫn luôn có Hiếu đồng hành (Ảnh: Hoàng Đông)

Tuy học hai khối khác nhau, Minh khối A còn Hiếu khối B nhưng năm lớp 11, Minh bất ngờ rẽ hướng sang thi học sinh giỏi tỉnh môn Sinh để cùng Hiếu mỗi tuần đi học phụ đạo thêm trên trường. Từ một cậu học trò học khá môn Sinh, Minh khiến ai nấy đều hết sức kinh ngạc khi đạt giải Khuyến Khích học sinh giỏi tỉnh, còn Hiếu cũng kịp mang về giải Nhì khi chỉ cách vị trí dẫn đầu 0,25 điểm.

Trong kỳ thi THPT Quốc gia, Hiếu thi khối B và cũng đã đạt số điểm 28.15 (Toán: 9,40; Hóa: 9,75; Sinh: 9,0). Hiếu cho biết, em có ước mơ vào trường y, em mong muốn mình có thể chữa bệnh cho nhiều người, đặc biệt là người nghèo, người có hoàn cảnh thiếu may mắn trong cuộc sống và đặc biệt, nếu làm bác sĩ Hiếu sẽ có cơ hội chữa lành chân cho Minh.

Chia sẻ về động lực để có thể đồng hành, giúp đỡ bạn trong suốt 10 năm qua, Hiếu cho biết: “Dù Minh sinh ra khiếm khuyết nhưng chưa bao giờ bạn buồn hay oán trách số phận với ai. Nhìn mình và các bạn tay chân lành lặn còn bạn thì phải ở nhà, em thấy thương bạn lắm nên quyết tâm phải làm điều gì đó để đưa bạn đến trường cùng. Chúng em cùng học, có những hôm đến tận 1-2 giờ sáng”.

Hồi đầu năm, Hiếu quyết định đồng hành với Minh theo học cùng trường đại học sẽ tiện đường đưa đón bạn. Thế nhưng, quyết định này bị Minh quả quyết từ chối. Nam sinh tâm sự: “Hiếu đã cõng em đi suốt hơn 10 năm nay và đó là điều khiến em rất trân trọng bạn. Em chỉ mong Hiếu có thể hạnh phúc và theo đuổi nghề nghiệp đã chọn. Vì em mà bạn phải hy sinh thêm nữa thì em sẽ rất buồn lòng”.

Hai bạn cho biết, tới đây khi cả hai đều có con đường riêng để bước đi, cuộc sống của “đôi bạn cùng tiến” chắc chắn sẽ có nhiều khác biệt, nhất là với Minh, em sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi phải tự lực cố gắng. Tuy nhiên, với những nỗ lực thời gian qua của cả hai, Minh sẽ cố gắng để không phụ công bạn, còn Hiếu chia sẻ sẽ vẫn luôn dõi theo, giúp đỡ bạn để bạn luôn vui vẻ, thành công…/.

Cao Tiến

Giải câu 1, 2, 3 Chính tả: Mười năm cõng bạn đi học trang 16 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 3. Giải các câu đố sau :

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Tiếng Việt Lớp 4 tập 1 - Tuần 2

Chính tả bài Mười năm cõng bạn đi học trang 16 hướng dẫn các em học sinh nắm vững kiến thức về nghe, viết đúng bài chính tả, trình bày đúng. Đồng thời, giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án chính tả tuần 2 Tiếng Việt 4 tập 1 cho học sinh của mình.

Bên cạnh đó, còn có thể tham khảo bài Tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (Tiếp theo), Truyện cổ nước mình của tuần 2 Tiếng Việt 4 tập một. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Chính tả bài Mười năm cõng bạn đi học trang 16 - Tuần 2

  • Hướng dẫn giải Chính tả SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 16, 17

Nghe - viết:

Mười năm cõng bạn đi học

Ở xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, ai cũng biết câu chuyện cảm động về em Đoàn Trường Sinh 10 năm cõng bạn đến trường. Quãng đường từ nhà Sinh tới trường dài hơn 4 ki-lô-mét, qua đèo, vượt suối, khúc khuỷu, gập ghềnh. Thế mà Sinh không quản khó khăn, ngày ngày cõng bạn Hanh bị liệt cả hai chân đi về. Nhờ bạn giúp đỡ, lại có chí học hành, nhiều năm liền, Hanh là học sinh tiên tiến, có năm còn tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện.

Theo báo Đại Đoàn Kết

Câu 2

Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn:

Tìm chỗ ngồi

Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. Lát sau, bà trở lại và hỏi ông ngồi đầu hàng ghế rằng: