Đánh giá chuẩn nghề nghiệp gv theo tt20 năm 2024

Đánh giá chuẩn nghề nghiệp gv theo tt20 năm 2024

QUY ĐỊNH CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ

THÔNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm:

chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (sau đây gọi là chuẩn nghề

nghiệp giáo viên), hướng dẫn sử dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

2. Quy định này áp dụng đối với giáo viên trường tiểu học, trường trung học

cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường

chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú (sau

đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Mục đích ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên

1. Làm căn cứ để giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất,

năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng

cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

  1. Làm căn cứ để cơ sở giáo dục phổ thông đánh giá phẩm chất, năng lực

chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng

phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà

trường, địa phương và của ngành Giáo dục.

  1. Làm căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực

hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; lựa

chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.

  1. Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên xây dựng, phát

triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực

chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phẩm chất là tư tưởng, đạo đức, lối sống của giáo viên trong thực hiện

công việc, nhiệm vụ.

2. Năng lực là khả năng thực hiện công việc, nhiệm vụ của giáo viên.