Đánh giá chương trình ổn định 1989 năm 2024

Tại chương trình, thay mặt cho các cựu học sinh niên khóa 1989 – 1998, chị Huỳnh Thị Hằng cựu học sinh niên khóa 1993 của trường, nay là Bí thư Thị ủy Bình Long bày tỏ lòng tri ân đến những công lao dìu dắt của thầy cô; về lại với trường hôm nay như trở về với cội nguồn, về với những ký ức một thời đẹp nhất, trong sáng nhất của cuộc đời mình – Thời học sinh. Tất cả chúng em được hòa vào niềm vui, xúc động bên những cái bắt tay thật chặt, những nụ cười rạng rỡ ân tình, giữa thầy cô, bạn bè. Những cô cậu học trò hồn nhiên, nhút nhát của thầy cô ngày nào, giờ đã trưởng thành và nhiều người trong số ấy đã gặt hái được nhiều thành công trong công việc và trong cuộc sống… nhiều người là kỹ sư, bác sỹ, doanh nhân thành đạt, là những lãnh đạo của các cơ quan, xí nghiệp, cũng có những bạn tiếp nối bước các thầy cô ngày ngày đứng trên bục giảng của ngôi trường thân yêu này, tận tụy dìu dắt các thế hệ sau. Những thành tích đó, niềm tự hào là món quà để kính dâng tặng và tri ân những công lao của các thầy cô trường THPT Bình Long. Trong không khí vui tươi, đầm ấm của ngày họp mặt, thầy Hồ Trọng Lộc – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường THPT Bình Long vui mừng thông báo với các thầy cô qua các thời kỳ và cựu học sinh của trường những thành quả mà thầy và trò nhà trường đã gặt hái được trong thời gian qua. Trường THPT Bình Long từ một ngôi trường đơn sơ nay Nhà trường đã có một ngôi trường khang trang, với khuôn viên sạch đẹp, các phòng học, phòng chức năng được trang bị theo hướng hiện đại hóa. Trong những năm qua chất lượng giáo dục luôn được nâng lên, tỷ lệ học sinh giỏi năm sau đều cao hơn năm trước, số học sịnh đậu vào các trường đại học luôn ở tốp đầu của tỉnh; Nhà trường luân đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc và vinh dự được nhận Huân chương lao động hạng ba năm 2003; Huân chương lao động hạng nhì năm 2010, đạt chuẩn quốc gia năm 2013 và đạt chuẩn chất lượng kiểm định giáo dục năm 2014. Thầy Lộc khẳng định đạt được những kết quả đó không chỉ là nỗ lực của thầy và trò nhà trường mà còn có sự chỉ đạo của Sở Giáo dục & ĐT, Thị ủy, UBND thị xã Bình Long, sự góp sức chung lòng của Hội cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân và đặc biệt là các cựu học sinh đã hỗ trợ nhà trường về cả vật chất và tinh thần.

Dịp này các cựu học sinh đã dâng tặng những bó hoa tươi thắm cùng những món quà ý nghĩa để tri ân các thầy cô đã nghỉ hưu qua các thời kỳ. Buổi họp mặt diễn ra trong không khí tháng 11 đầy ý nghĩa này càng khẳng định tình cảm, lòng biết ơn thầy cô và mái trường của các cựu học sinh trường THPT Bình Long niên khóa 1989 - 1998.

Đánh giá chương trình ổn định 1989 năm 2024

Tác giả Victor Sebastyen

Trần Quang Nghĩa dịch

Để tưởng nhớ mẹ tôi Éva Và Patricia Diggory
  • Cách mạng 1989: Sự sụp đổ của đế chế Xô viết- Phần 2
  • Cách mạng 1989: Sự sụp đổ của đế chế Xô viết- Phần 3

CHÚ THÍCH CỦA NGƯỜI DỊCH:

Đây là một tác phẩm lịch sử được viết như một thiên phóng sự, trong đó đặc biệt có những lời đối thoại, lời tuyên bố, hay lời bình luận thậm chí lời thóa mạ được ghi giữa hai dấu móc, cho biết đó là nguyên văn những phát biểu của đương sự đã được tác giả trích ra qua tham khảo các tài liệu liên quan hoặc các bút ký hay tác phẩm của chính các người trong cuộc. Những phát biểu đó được tác giả đánh thứ tự bằng các chỉ số tham khảo vào cuối các đoạn văn chứa các phá biểu đó. Và độc giả có thể tham khảo xuất xứ của nguồn tài liệu vào phần REFERENCES ở cuối sách. Người dịch nhận thấy những nguồn tài liệu này khó lòng đến được với độc giả Việt Nam nên mạn phép lược bỏ.

Tác phẩm này chỉ nói về cách mạng 1989, trong đó sự sụp đổ chủ nghĩa cộng sản xảy ra dồn vập đối với các nước trong khối Warsaw trừ Liên bang Xô viết trong những ngày tháng của năm 1989. Nhưng, như ta đã biết, trung tâm của đế chế xô viết lúc đó cũng hấp hối và chẳng bao lâu cũng cùng chung số phận với các nước chư hầu đã mất.

Các độc giả muốn biết đoạn cuối của Liên bang Xô viết, có thể vào Google để tìm, chẳng hạn trang web ‘Liên Xô Tan Rã’

Dịch xong ngày 5/10/2018 từ bản tiếng Anh: Revolution 1989: The Fall of The Soviet Empire

Đánh giá chương trình ổn định 1989 năm 2024

Bản Đồ Âu Châu vào năm 1989

Không thể nào dự đoán được thời điểm và phát triển của cách mạng. Cách mạng bị chi phối bởi những qui luật ít nhiều bí ẩn của riêng nó. Nhưng khi nó xảy ra, nó biến chuyển không sao cưỡng lại được. Vladimir Ilych Lenin

LỜI TỰA

Đây là câu chuyện có hậu. Ai đã từng chứng kiến nổi hân hoan trên đường phố Berlin, Prague hay Budapest vào cuối năm 1989 sẽ không bao giờ quên được những cảnh tượng hân hoan vô cùng nồng nhiệt. Ý chí của nhân dân đã đánh thắng quyền lực độc tài trong một vài tháng choáng ngợp mà những cuộc cách mạng hòa bình đã làm thay đổi thế giới. Đó là nơi mà quyển tường thuật này kết thúc, tại thời khắc của những niềm hi vọng bừng sáng, tính lạc quan minh triết, lòng tri ân chân thành __ và những tiệc rượu tưng bừng. Một trong những đế chế tàn độc nhất của lịch sử đã khuỵu gối. Các thi nhân và triết gia đã từng mõi mòn trong các nhà lao giờ trở thành những tổng thống và bộ trưởng trong chính quyền. Khi Bức Tường Berlin sụp đổ vào một đêm tháng 11 lạnh lẽo hình như là các vết thương hở miệng của thế kỷ 20 nhẫn tâm cuối cùng được chữa lành. Đây không phải là những giấc mơ hoàn toàn điên rồ. Một số học giả uyên thâm __ nổi bật nhất nhưng không phải là độc nhất, Francis Fukayama __ bổng trở nên bị lôi cuốn theo và dự đoán kết cục của lịch sử và của những xung đột ý thức hệ tương lai.

Các học giả uyên thâm nói rất đúng về tầm vóc và mức quan trọng của những biến động trong năm 1989 __ nếu không muốn nói về đoạn kết cục của lịch sử. Một phương thức toàn bộ về cuộc sống và về cách nhìn nhận thực tại __ chủ nghĩa cộng sản từng được Marx, Lenin, Stalin hô hào __ đã phơi bày một thực nghiệm thất bại một cách thảm hại. Tự do và độc lập trên một phần rộng lớn của Âu châu đã bị giam cầm trong bốn thế hệ bổng chốc được giải thoát trong một vài tuần lễ. Vào đầu năm 1989 sự kiện này hình như là không thể trong nhiều nữa. Chiến Tranh Lạnh được tuyên bố kết thúc. Giờ chỉ tồn tại hai quyền lực sở hữu vũ khí hạt nhân đủ để phá hủy nền văn minh nhiều lần, nhưng không bên nào giờ đây có vẻ muốn sử dụng chúng. Năm Cách Mạng trở thành ngọn đèn hiệu của hi vọng cho các dân tộc bị áp bức ở khắp nơi dám đứng lên tự giải phóng cho mình.

Sự sụp đổ bất ngờ của đế chế Xô viết hoàn toàn như mơ. Sau sự kiện này, nhiều bậc thông thái trong các học viện, quân đội, truyền thông, chính trị và ngoại giao khoác lác rằng mình đã biết trước điều đó đang đến. Nhưng khó mà tìm được chứng cứ nào, trên hết là trong các cục tình báo. Giới điệp viên đóng một vai trò cốt lõi trong Chến Tranh Lạnh – trong thực tế cũng như trong tưởng tượng của quần chúng cả Đông và Tây, vốn đã được xem no nê những bộ phim hành động và gián điệp. Dù các điệp vụ thuộc cả hai phe đều ngốn những khối ngân sách khổng lồ, các tình báo viên ở Washington hay Moscow hay London chưa hề báo cáo lên các xếp lớn của mình hệ thống Xô viết suy yếu ra sao. Trước khi điều đó xảy ra không nhân vật có nhiều ảnh hưởng nào từng góp ý là cái cấu trúc chắc như bàn thạch đã từng gieo khiếp sợ cho biết bao người sẽ tan rã __ và tan rã chỉ trong một vài tháng nữa. Tôi không kể đến phóng viên quá cố người Anh là Bernard Levin, người mà vào cuối năm 1988 đã viết một bài báo có tính tiên tri bất thường báo trước những sự kiện với mức chính xác kỳ lạ, nhưng ngay sau đó ông tâm sự là mình chỉ tưởng tượng chứ không phải tiên đoán. Ông cho rằng Liên bang Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (ký hiệu USSR, viết tắt là Liên bang Xô viết hay Liên xô, ký hiệu LBXV) đang đối mặt một cuộc suy thoái kéo dài, chậm chạm và đau đớn và sẽ mất nhiều năm, có khi nhiều thế hệ, trước khi các nhà nước chư hầu Đông và Trung Âu sẽ thoát khỏi quỹ đạo của Xô viết. Như James Baker, Ngoại trưởng Mỹ, đã phát biểu trong thời kỳ này, “Ai nói với bạn là họ biết chuyện gì sẽ xảy ra – vâng, họ chắc chắn đang tung hoả mù với bạn đó.’

Trong gần nửa thế kỷ, người Xô viết đã nắm chắc các chiến lợi phẩm của mình. Các Nga hoàng đỏ trong điện Kremlin xem việc sở hữu các nhà nước tay sai của mình như là biểu hiện cho quyền lực và một minh chứng cho niềm tin Cộng sản của mình, mặc dù vào thập niên 1980 chủ nghĩa dân tộc đã là một xu thế vững mạnh hơn là ý thức hệ. Họ đã đàn áp bất kỳ cuộc vùng dậy có tiềm năng nào bằng cách đáp trả dã man không thương xót – ở Budapest năm 1956 và Prague năm 1968. Những tưởng Bức Màn Sắt, 300 km gồm tường bê tông và hàng rào kẽm gai, ngăn chia một lục địa, sẽ tồn tại mãi mãi. Nhiều nhà xét lại khi đó đều lập luận rằng việc đế chế Xô viết sẽ sụp đổ theo cách của riêng nó là không thể tránh khỏi. Họ cho rằng đó là một tình huống điển hình của việc ‘phình to’ đế quốc; LBXV không thể nào tiếp tục kham nổi những tiền đồn nặng gánh. Đối với nhân dân Tiệp khắc, Đông Đức và Bulgaria can trường, hàng chục vạn người đã xuống đường biểu tình đòi tự do, sự thất thủ của các chế độ của họ hình như vào thời điểm đó là không thể tránh khỏi. Nếu cảnh sát giải trình với các nhà độc tài của mình tại sao họ không bắn vào đám người biểu tình, thì cảnh sát Xô viết có thể bắn. Lính Nga đã làm việc này trước đây, và làm nhiều lần với máu đổ không ít. Không ngoài khả năng là với một lực lượng chiếm đóng hơn nửa triệu lính Hồng quân sẽ quay lại với những biện pháp truyền thống. Toàn bộ các phương thức sống được quét sạch cùng với nửa chục chế độ chuyên chế bất tài, hủ bại và đôi khi hiểm ác. Việc đó xảy ra với bạo lực không nhiều, trừ một vài ngày ở Romania. Nhưng người ta không nghĩ rằng những cuộc cách mạng này sẽ ôn hòa đến thế. Có nhiều tình huống chỉ cần một tia lửa cũng đủ để làm cháy tiêu một nửa lục địa.

Không một đế chế nào khác trong lịch sử đã bỏ rơi các chư hầu của mình nhanh chóng và ôn hòa như thế. Tạo sao Liên bang Xô viết đầu hàng mà không chiến đấu gì cả? Và tại sao lại vào cuối thập niên 1980? Các tài liệu lưu trữ trong Liên bang Xô viết và Đông Âu cho thấy người Xô viết đã kiệt quệ, phá sản và nhận ra một cách đau đớn là chủ nghĩa cộng sản đã thất bại. LBXV đã mất hết nhuệ khí để điều hành đế chế. Các tên đế quốc ở Điện Kremlin đáng lẽ có thể hấp hối từ từ, qua nhiều thời đại, như đế chế Ottoman. LBXV đáng lẽ có thể đã tiếp tục khập khiễng như một ‘Nước chậm tiến nhưng có Vũ Khí Hạt Nhân’. Nhưng người Xô viết không chọn theo cách đó.

Tôi đã viết rất kỹ càng về Afghanistan. Một số độc giả thắc mắc tại sao tôi viết một quyển sách chủ yếu liên quan đến Trung Âu mà lại dông dài về những vùng đồi núi quanh Kabul? Thua trận ở Afghanistan trong thập niên 1980 khiến các nhà lãnh đạo Xô viết bỏ rơi ‘đế chế bên ngoài’ của họ, mặc dù lúc đó họ không nhận ra các hậu quả một cách hợp lý và hiển nhiên như thế. Chiến dịch quân sự đầy thảm họa của người Xô viết tại Afghanistan khiến họ ngán ngại khi phải gởi quân đội chinh chiến tại bất kỳ vùng nào khác. Không sử dụng lực lượng răn đe, họ không ở tư thế có thể giữ vững đế chế của mình ở Âu châu. Nợ nước ngoài chồng chất mà các nhà nước chư hầu phải gánh chịu, một số trong đó vào những năm cuối thập niên 1980 chỉ mới vừa đủ sức trả tiền lãi, là một trong những nhân tố chính. Người Xô viết không còn sẵn sàng bảo lãnh cho họ, nhất là khi giá dầu sụt giảm nghiêm trong vào giữa thập niên 1980 đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tại LBSV mà nhà nước không bao giờ khắc phục được. Chủ nghĩa cộng sản ở Âu châu chỉ sống được chừng nào các chủ ngân hàng tư bản ở phương Tây còn chịu rót tiền vào.

Nhân tố con người là đáp án chính yếu, như thường vẫn thế. Lãnh tụ Xô viết cuối cùng, Mikhail Gorbachev, là một nhân vật đầy mâu thuẫn. Là một thủ lĩnh Kremlin kiểu mới, ông có thể đi đứng, nói năng, và suy nghĩ theo kiểu của mình, khác xa những lão già tiền nhiệm của ông, mà thể chất bạc nhược của họ hình như phản ảnh tình trạng của xứ sở họ. Ông và một số ít các cố vấn của mình nghĩ rằng các nước chư hầu của LBXV không đáng ôm giữ nếu chỉ có thể ôm giữ bằng xe tăng. Ông đã hành xử những việc đúng đắn nhưng vì những lý do sai lầm. Mục tiêu tối thượng của ông chính là cứu vớt chủ nghĩa cộng sản ở LBXV. Ông ta tin tưởng rằng nhân dân Đông Âu sẽ chọn con đường tiếp tục làm đồng minh với LBXV trong khối thịnh vượng chung xã hội chủ nghĩa. Tính toán sai lầm của ông khiến ta sửng sốt. Nắm được cơ hội, dân chúng Đông Âu vứt bỏ chủ nghĩa cộng sản một cách khoái trá. Gorbachev cũng không sao cứu được nó tại LBXV. Đối với bản thân ông ta rõ ràng là một người thất bại, nhưng hàng triệu người có lý do để mang ơn ông. Ông ta cũng được an ủi cho những lỗi lầm của mình khi nhận được thưởng Giải Nobel Hòa Bình vào năm 1990.

Một vài nhân vật lớn khác xuất hiện từ trang viết này đã nắm bắt những sự kiện xảy ra rõ ràng hơn và thực tiễn hơn nhà lãnh tụ Xô viết. Giáo hoàng John Paul II người Ba Lan, Lech Walesa, lãnh tụ của công nhân, người đã đánh bại nhà nước của giai cấp công nhân, Vaclav Havel, kịch tác gia/triết gia đã tự biến mình thành những con người hành động, và nhà độc tài Đông Đức Erich Honecker, hết thảy họ đều biết rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ tiêu tùng nếu bị xô đẩy đúng cách. Vì đây là cuộc cách mạng đầu tiên được truyền hình đầy đủ nhất trong lịch sử nên những gương mặt của họ đều trở nên quen thuộc. Truyền hình có một hiệu quả mạnh mẽ trong tấn kịch này. Khi dân chúng ở Prague xem được hình ảnh Bức Tường Berlin sụp đổ, họ bắt đầu tin tưởng rằng mình cũng có thể lật đổ những kẻ cai trị mình. Mười ngày sau đó họ đã làm được. Nicolae Ceausescu đánh mất quyền lực của mình ngay lúc gương mặt của ông xuất hiện trên truyền hình Romania với vẻ bối rối, rồi sững sờ và cuối cùng bủn rủn khi đám đông la ó phản đối mình trong cuộc biểu tình rầm rộ ở Bucharest.

Bốn ngày sau ông chết.

Nhân dân Đông Âu đã tự giải phóng mình, nhưng phương Tây cũng đóng một vai trò cốt lõi. Hoa Kỳ ‘thắng’ trong cuộc Chiến Tranh Lạnh và phe thắng cuộc thường ưa viết sử. Người ta thường cho là chính sự cứng cỏi của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã đánh đổ đế chế xấu xa của LBXV. Nhưng Reagan đã bị hiểu lầm. Chính bốn mươi năm ‘ngăn chận’ của phương Tây đã làm yếu đi LBXV, và Reagan không đạt được tiến bộ nào trong bốn năm đầu của nhiệm kỳ thứ nhất của ông. Chỉ sau khi Gorbachev xuất hiện và Reagan thử một lối tiếp cận mới, hòa giải hơn mà một tiến trình kết liễu Chiến Tranh Lạnh đã bắt đầu. Reagan trong nhiều phương diện thật đáng khâm phục mà tôi hi vọng sẽ chứng tỏ qua quyển sách này. Nhưng những người cổ vũ ông đã khen tặng ông ở những điểm không đúng. Nhưng điều đó còn ít mỉa mai hơn số phận của người kế vị ông, George H.W. Bush, một con người thận trọng, điềm đạm và xét đoán. Ông trân trọng ‘sự ổn định toàn cầu’ như là một trong những mục tiêu chủ yếu của mình. Trong thời kỳ 1989, khi các cuộc cách mạng thi nhau xảy ra quá nhanh, ông sợ rằng thế giới có thể trở nên bất ổn một cách nghiêm trọng. Ông từng là Chiến Binh Lạnh trong thời đại mình và từng cầm đầu CIA. Ông là lãnh tụ của Thế giới Tự do. Như những tài liệu giờ đây cho thấy cũng như qua các cuộc phỏng vấn những phụ tá của ông, có những lúc vào giữa năm 1989, ông đã nỗ lực một cách tuyệt vọng để giữ cho các chính quyền Cộng sản nắm vững được quyền lực vì ông sợ khối Đông Âu có thể lao nhanh mà không kiểm soát được.

Xin có ít lời về địa lý và thuật ngữ. Câu chuyện này nói về sự sụp đổ của phần mà LBXV gọi là ‘đế chế bên ngoài’ của họ __ gồm sáu quốc gia trong Hiệp ước Warsaw (tức Warsaw), nằm dưới sự giám hộ của LBXV. Đó là những xứ sở rất khác biệt nhau về lịch sử, văn hóa, tôn giáo và trải nghiệm tương phản nhau sâu sắc. Trong quá khứ họ từng là đối thủ cũng như đồng minh. Tôi không thử nhào nắn họ thành một khối duy nhất. Nhưng có một điều họ cùng nhau chia sẻ về mặt lịch sử là việc trong bốn mươi lăm năm họ liên kết với nhau, một cách thực sự dưới ách một nhà cai trị. Thật hợp lý khi ghép các xứ sở trong Hiệp ước Warsaw với nhau vì trong câu chuyện 1989 chúng đã hợp thành một tổng thể riêng rẽ. Tôi cũng không bàn đến Nam tư, dù cũng đang oằn oại dẫy chết vào năm 1989 nhưng không phải là một bộ phận của LBXV.

Thảm kịch này cần một quyển sách riêng về nó.

Trong suốt câu chuyện này tôi đã dùng các thuật ngữ Trung Âu (Trung Tâm Âu châu) và Đông Âu qua lại lẫn nhau, dù biết rằng mình đã hơi phóng khoáng. Hai thuật ngữ có cùng một nghĩa, tôi chỉ đơn giản không muốn lặp lại một thuật ngữ quá nhiều lần. Cũng vậy với các thuật ngữ USRR, Liên bang Xô viết và nước Nga. Hiển nhiên tôi biết rằng ‘Nga’ không cùng nghĩa với ‘Xô viết’. Tôi chỉ dùng chúng phóng khoáng để tránh nhàm chán trong văn phong.

Là một phóng viên trong thập niên 1980 tôi đã tường thuật trực tiếp nhiều sự kiện mô tả trong thiên truyện này. Đối với tôi chúng không chỉ là một câu chuyện. Gia đình tôi đã bôn tẩu khỏi Hungary và ngay từ nhỏ tôi đã là người tỵ nạn trốn khỏi vùng đất ở bên kia Bức Màn Sắt. Tôi còn nhớ ngay từ bé tôi đã từng nghe người lớn quanh tôi đều bàn bạc như thể đế chế Xô viết hùng mạnh, một đế chế đã thay đổi số phận chúng tôi, sẽ tồn tại mãi mãi. Hóa ra nó suy yếu hơn mọi người lầm tưởng nhiều lắm. Tôi may mắn có mặt vào một số thời khắc chứng kiến được sự sụp đổ của nó, giữa sự phấn khích và kịch tính mà tôi mô tả dưới đây.

London, Tháng 12 2008

* * *

LỜI NÓI ĐẦU

Targoviste, Romania, thứ hai ngày 25 tháng 12 năm 1989.

Đúng 11.45 A.M, hai trực thăng quân sự đổ bên ngoài doanh trại quân đội tại Targoviste, một thị trấn thép ảm đạm cách Bucharest 120 km về phía bắc được xây dựng theo phong cách sừng sững áp đảo mà các nhà độc tài Cộng sản từ Stalin trở về sau ưa chuộng. Từ cửa chiếc phi cơ lớn hơn sáu tướng lĩnh với quân phục tươm tất nặng chịch những dải huy hiệu và huy chương bằng vàng, bước ra. Theo sau họ là ba sĩ quan cấp bậc thấp hơn, tùy viên của Bộ Tổng Tham Mưu Romania, cùng với một nhóm bốn nhân viên dân sự.

Một người đàn ông, rõ ràng là chỉ huy, quát tháo ra lệnh ngay khi phái đoàn vừa bước xuống sau chuyến bay ba mươi phút từ thủ đô. Ông là Tướng Victor Stanculescu tóc bạch kim, 53 tuổi, một đại biểu trong Mặt Trận Cứu Quốc vừa mới thành lập, vẫn chưa hoàn toàn kiểm soát được Romania. Buổi sáng hôm đó ông được giao một nhiệm vụ khẩn cấp đòi hỏi chút tinh tế và nhiều quyết đoán: ông được yêu cầu tổ chức vụ xét xử Nicolae Ceausescu, nhà độc tài Romania đã cai trị gần một phần tư thế kỷ và bà vợ của y. Ba ngày trước, giữa không khí tưng bừng của nhiệt tình cách mạng, họ bắt buộc phải trốn chạy khỏi thủ đô. Nhưng vài giờ sau họ bị bắt lại và đưa về giam giữ trong doanh trại Targoviste trong khi chờ phán quyết từ Bucharest cho số phận của mình. Các lực lượng trung thành với Ceausescu __ bọn Mật vụ An ninh __ vẫn còn chiến đấu để đưa họ trở lại cương vị Chủ tịch. Chính quyền cách mạng còn non trẻ cuối cùng quyết định phải hành động mau lẹ nhằm mang Ceausescu trước công lý để cho nhân dân Romania thấy ai là người đang điều hành đất nước.

Stanculescu được chọn là người thực thi. Một người lịch lãm, cao ráo, ông được biết đến như một nhà hùng biện tinh tế và hoạt bát. Trong chế độ cũ, cho đến ngày 22/12, ông từng giữ chức Tùy viên Bộ trưởng Quốc phòng, một người bạn cố cựu của gia đình đang cai trị, thường xuyên ăn tối tại Dinh Chủ Tịch và là một trong những tay nịnh hót chủ chốt trong ban bệ của Ceausescu. Nhưng ông nhanh chóng nhận ra gió đã đổi chiều và lập tức có mặt trong số những sĩ quan cao cấp đầu tiên của Romania thề trung thành với cách mạng. Cùng với sự nhạy bén về chính trị, ông cũng là một nhà tổ chức tỉ mỉ chu đáo. Từ Bucharest ông đã mang theo mình các thẩm phán, công tố viên và các luật sư biện hộ cần thiết cho một vụ xét xử. Stanculescu cũng chăm chút những tiểu tiết khác. Trong chiếc trực thăng thứ hai, ông đã bố trí một đội lính dù được tuyển chọn đặc biệt từ một trung đoàn cừ khôi ngay từ sáng sớm làm đội hành quyết. Trước khi những thủ tục pháp lý bắt đầu vị Tướng đã chọn ra địa điểm hành quyết – một bức tường trong sân của doanh trại.

‘Phòng xử án’ đã được nhanh chóng chuẩn bị trong phòng thuyết trình luộm thuộm với tường vôi lốm đốm vết bẩn. Năm chiếc bàn có trải nhựa dùng làm khu vực cho quan tòa. Khu dành cho bị cáo là hai bàn ghế dựng trong một góc phòng. Khung cảnh chung quanh bẩn thỉu có thể không tương xứng với tầm vóc trọng đại của vụ án, nhưng theo quan điểm của Stanculescu nó phục vụ đúng mục đích đề ra. Khi phái đoàn từ Bucarest bước vào phòng sau lúc giữa trưa các bị can đã an vị trên ghế, hai bên có lính đứng kèm. Ba ngày trước Nicolae và Elena Ceausescu từng là cặp đôi đáng sợ nhất và bị căm ghét nhất trên xứ sở Romania. Họ có quyền sinh sát đối với 23 triệu người Romania. Họ điều hành một nhà nước cảnh sát tàn bạo nhất ở Âu châu. Truyền hình gia đình và báo chí tung hê họ mỗi ngày như là những á thần thực sự. Giờ đây họ chỉ là một cặp vợ chồng già bấn loạn, cáu gắt, suy kiệt, bồn chồn, rầm rì cãi cọ nhau. Họ vẫn còn mặc bộ đồ khi họ trốn thoát khỏi thủ đô __ y thì áo choàng len màu đen khoác lên một bộ vét tông xám nhăn nhúm, khiến trông già hơn số tuổi 71 của y. Elena, già hơn y một tuổi, thì mặc một áo choàng cổ lông thú màu nâu vàng, với khăn trùm đầu bằng lụa màu lam che phủ mái tóc xám bạc.

Buổi sáng hôm đó ở Bucharest, viên luật sư nổi tiếng Nicu Teodorescu đang ăn bữa điểm tâm Giáng sinh cùng với gia đình thì nhận được điện thoại từ một phụ tá của Chủ tịch mới, Ion Iliescu, và được Mặt Trận Cứu Quốc yêu cầu làm luật sư biện hộ cho Ceausescu. Ông trả lời ‘đó là một thử thách thú vị đây’. Sau khi suy nghĩ một ít phút ông bằng lòng. Lần đầu tiên ông gặp cặp bị cáo là tại ‘phòng xử’ Targoviste khi ông được cho mười phút trao đổi với thân chủ của mình. Cuộc trao đổi không đi đến đâu. Vì có quá ít thời gian để chuẩn bị cho việc biện hộ ông cố giải thích với họ là cơ may tốt nhất để tránh bị tử hình là tuyên bố mình bị tâm thần. Nhưng đề nghị của ông bị bác bỏ thẳng tay. ‘Khi tôi đề nghị như thế,’ Teodorescu nói, ‘Elena nói ngay đó là một vụ dàn dựng nhục nhã. Họ cảm thấy bị xúc phạm sâu sắc. . . Họ khước từ sự hổ trợ của tôi sau đó.’

‘Phiên xử’ bắt đầu vào khoảng 1 p.m. Có năm thẩm phán quân sự, tất cả đều là những tướng lĩnh mặc quân phục, và hai viên công tố quân sự. Vụ xử là công khai theo nghĩa là có một sĩ quan trẻ tham gia quay phim sự kiện, nhưng anh ta được lệnh là chỉ quay bị cáo mà thôi. Các thẩm phán, công tố viên hay luật sư biện hộ không được quay hình tại bất cứ thời điểm nào. Vụ xử kéo dài 55 phút. Tên độc tài bị hất cẳng gầm gừ trong suốt phiên xử. Thỉnh thoảng y giận dữ giật phắt chiếc nón lông cừu đen nằm trên bàn trước mặt rồi ném phạch lên mặt bàn như để nhấn mạnh một điểm nào đó. Còn ả thì ít biểu lộ hơn, suốt thời gian cứ nhìn chăm chăm về phía trước. Thỉnh thoảng, họ cầm tay và thì thầm với nhau, một hai đều xưng ‘cưng’ với nhau.

Không có chứng cứ viết tay nào được đưa ra chống lại họ và cũng không có nhân chứng nào được gọi lên. Ngay từ đầu tên cựu Chủ tịch luôn bác bỏ tính hợp pháp của phiên tòa xử y. ‘Tôi chỉ công nhận Đại Hội Đồng Quốc Gia và các đại biểu của giai cấp công nhân,’ y lặp đi lặp lại. ’Tôi sẽ không ký kiếc gì hết, không nói gì hết, tôi từ chối trả lời với bọn đã xúi giục vụ đảo chánh này. Tôi không phải là bị can, tôi là Chủ tịch Cộng hòa Romania. Tôi là tổng tư lệnh của các anh. Mặt Trận Phản Quốc ở Bucharest đã lật đổ chính quyền.’

Công tố viên đọc lớn bản cáo trạng trước bộ tịch làm ra vẻ hiên ngang của Ceausescu.

CÔNG TỐ: Đây là những tội ác chúng tôi buộc tội chống lại bị cáo và kêu gọi hội đồng xét xử tuyên án tử hình đối với bị cáo.

  1. Tội diệt chủng.
  2. Tội tổ chức vũ trang chống lại nhân dân và Nhà nước.
  3. Tội phá hủy tài sản và dinh cơ công cộng.
  4. Tội lũng đoạn kinh tế quốc gia.
  5. Tội tìm cách bỏ trốn khỏi xứ sở với tài sản hơn 1 tỷ đô la Mỹ, được gởi tại các ngân hàng nước ngoài.

Bị cáo đã nghe rõ không? Xin đứng dậy.

CEAUSESCU: (vẫn ngồi tại chỗ) Tất cả điều vừa nói là dối trá. Tôi không công nhận hội đồng xét xử này.

CÔNG TỐ: Bị can có biết là mình đã bị cách chức Chủ tịch của đất nước này không? Bị can có biết mình đang đứng trước tòa với tư cách của hai công dân bình thường không?

CEAUSESCU: Tôi không cần trả lời với bọn đồng lõa ngoại bang để phá hoại đất nước này. Nhân dân sẽ chiến đấu chống lại bọn phản bội này.

CÔNG TỐ: Tại sao bị can sử dụng các biện pháp này nhằm đưa nhân dân Romania đến tình trạng ô nhục như ngày nay . . . Tại sao bị cáo, là một đại biểu của quốc gia, lại đưa đất nước đến tình trạng đói kém thế này?

CEAUSESCU: Tôi từ chối trả lời các câu hỏi này. Tôi không công nhận tòa án này. Mọi điều quí vị viện dẫn đều là sự dối trá . . . Tôi dám nói với quí vị là chưa bao giờ trong lịch sử Romania đã đạt được những tiến bộ như thế. Chúng tôi đã xây dựng trường ốc, đào tạo các bác sĩ, bảo đảm có đủ mọi thứ cho một cuộc sống tốt đẹp.

CÔNG TỐ: Hãy kê khai các số tiền bị can đang gởi trong các ngân hàng Thụy sĩ.

CEAUSESCU: Tôi không cần trả lời câu hỏi của bọn khuynh đảo quốc gia.

Elena tỏ ra kềm chế, luôn im lặng trừ khi viên công tố cật vấn: ‘Chúng tôi ở Romania không thể tìm được thịt trong khi con gái của quí vị sử dụng các cây cân bằng vàng để cân thịt ngoại nhập, bà trả lời ra sao?’ Bà ta la lên, ‘Làm sao các ông nói như thế được?’ Có một lúc Ceausescu nói, ‘Hãy kết thúc việc này cho rồi’ và nhìn đồng hồ của mình.

Tòa rút lui chỉ 5 phút để nghị án và ra phán quyết. Ceausescu không chịu đứng lên khi tòa trở lại. Khi án tử hình được tuyên ra __ cùng với việc tịch biên toàn bộ tài sản – cả chánh thẩm lẫn công tố viên không ai nhìn thẳng vào cặp vợ chồng bị cáo. Hỏi bị cáo có muốn kháng cáo không, họ chỉ im lặng. Theo hình luật Romania án tử có thể được thi hành không sớm hơn mười ngày sau khi án được tuyên, dù có kháng án hay không. Nhưng Teodorescu không nêu ra thủ tục này trước tòa. Có thể nhà Ceausescu, mặc dù đã từng đưa biết bao người vào chỗ chết, không biết về thủ tục này. Nhưng hôm này không phải là ngày dành cho sự chính xác pháp lý.*

Công lý được thi hành qua loa, cẩu thả và vụng về. Bên trong phòng xử, vợ chồng Ceausescu bị trói ngoặt tay sau lưng bằng dây thừng.

Nicolae có vẻ phí khách, không nao núng tới phút cuối cùng. ‘Ai dựng cú đảo chánh này thì muốn bắn ai mà chả được,’ Y nói. ‘Kẻ phản bội phải trả lời cho hành động bội phản của mình. Romania sẽ sống để lột mặt nạ bọn bây. Thà chiến đấu đến chết còn hơn sống hèn.’ Elena khóc, và nheo nhéo đến cuối. Ả hét lên như người phát điên, ‘Không được trói chúng tao. Thật xấu hổ, nhục nhã. Tụi tao nuôi dưỡng chúng mày như cha mẹ, vậy mà chúng mày lại đối xử như vầy à?’ Họ được giải đi 40 mét qua một hành lang dẫn đến sân sau của doanh trại. Một trong những người lính đang áp giải họ buột miệng, ’Bọn mày sắp gặp chuyện to rồi.’ Ả nạt lại gã: ‘Tổ mẹ mày.’ Nicolae bắt đầu cất tiếng hát những câu đầu của bài Quôc tế ca. Họ hình như không ngờ rằng mình sắp bị hành hình ngay – cho đến khi bước ra ngoài sân. Lúc này họ bổng khiếp đảm. ‘Dừng chuyện này lại đi, Nicu,’ ả hét lên. ‘Tụi nó tính giết mình như giết một con chó. Em không thể tin được.’ Lời nói cuối cùng của ả là ‘Nếu tụi bây muốn giết, hãy giết chúng tao một lượt.’

  • Chánh án của phiên tòa trên, Đại tá Gica Popa, được biết là một người thân cận với Ceausescu. Một người bệ vệ 57 tuổi, ông là bạn thân của em trai nhà độc tài, Ilie, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Vào 1/3/1990, chưa tới ba tháng sau phiên tòa trên, Popa tự bắn vào đầu trong một vụ tự sát bí ẩn. Nguyên nhân mãi mãi không được biết rõ. Popa không phải là loại người dễ ân hận về cách thức xử án hoặc ăn năn vì mình đã từng có mối quan hệ thân thiết với gia đình bị cáo. Vào thời điểm ông tự tử ông đang đối mặt với một vụ điều tra hình sự từ biển thủ đến giết người. .

Đội hành quyết đã sẵn sàng từ khi vụ xử còn tiếp diễn. Tám lính dù được chính Stanculescu tuyển chọn và được đưa từ Bucharest đến trong chuyến bay. Họ không biết trước nhiệm vụ của mình là gì cho đến khi đến Targoviste. Giờ đây ba người trong số họ được chọn ra để thi hành bản án: Dorin Carlan, Octavian Gheorghiu và Ionel Boeru. Trang bị khẩu tự động AK-47, họ đứng cạnh một luống hoa đợi hai bị can khi họ bước xuống sân. Họ được lệnh không được bắn Nicolae từ ngực trở lên để dân chúng có thể nhận diện được qua ảnh chụp sau khi chết. Còn đối với Elena thì không có lệnh như thế. Đội hành quyết đẩy vợ chồng Ceausescu đến đứng sát tường, y đứng bên phải còn ả bên trái, một cặp vợ chồng già trông thảm hại. ‘Bà ta nói họ muốn chết chung với nhau nên chúng tôi sắp xếp họ đứng gần nhau, rồi bước lui sáu bước và khai hỏa. Không ai ra lệnh bóp cò, chúng tôi cứ việc kết thúc công việc,’ Gheorghiu kể lại sau đó. ‘Tôi bắn bảy viên vào y và xả hết băng đạn vào đầu bà ta.’ Y khuỵu gối và ngả bật ra sau. Còn ả thì đổ xuống một bên.

Sau đó thì hổn loạn xảy ra. Hầu như toàn bộ quân số của căn cứ đã theo dõi cuộc hành quyết. Ngay sau khi đội hành quyết đã hoàn tất nhiệm vụ, mỗi người trong sân trại có mang vũ khí liền bắt đầu bắn xối xả vào hai thi thể cho đến khi chỉ huy doanh trại, Trung tá Mares, ra lệnh cho họ dừng lại. Nhiều năm sau đó, trên mặt tường của sân trại và khung cửa sổ cách măt đất khoảng ba mét gần đó vẫn còn in lỗ chỗ hơn một trăm vết đạn.

Thi thể sau đó được bọc trong vải lều, rồi chở đến thủ đô bằng trực thăng có đội lính dù hành quyết hộ tống. Đến nơi chúng được ném xuống sân tập của đội bóng Steaua Bucharest trong vùng ngoại ô phía tây-nam thành phố. Tối đó thi thể bổng nhiên bị dời đi một cách bí ẩn. Quân đội cuống cuồng lục tìm khu vực quanh đó suốt đêm, cuối cùng sáng hôm sau họ tìm được xác cạnh một nhà kho trong sân vận động. Điều gì xảy ra cho hai thi thể trong suốt mấy giờ đó vẫn còn là một bí ẩn. Ngày hôm sau chúng được chôn tại nghĩa trang Ghencea gần đó. Sau khi chết họ được đặt cách nhau 50 m, chia cách bởi một lối đi, và đặt cho tên mới. Hai thánh giá bằng gỗ thường tìm được quanh đó được sơn lên vội vã hai cái tên của người nằm dưới mộ – Popa Dan cho nhà độc tài đáng sợ và Enescu Vasile cho vợ y.

PHẦN MỘT

CHIẾN TRANH LẠNH

MỘT

NHÀ NƯỚC CỦA CÔNG NHÂN

Họ chạy đến chúng tôi la hét

‘Dưới Chủ nghĩa Xã hội

Một ngón tay chảy máu không hề đau’

Nhưng họ cảm nhận được nổi đau.

Họ đánh mất niềm tin.

Adam Wazyk, ‘Bài Thơ cho Người Trưởng Thành’

BA NĂM SAU KHI BỨC TƯỜNG BERLIN được xây dựng vào năm 1961, chế độ cai trị ở Cộng hòa Dân chủ Đức (CHDCĐ) nghĩ ra một kế hoạch làm ăn không chính thống nhưng hốt bạc có thể kiếm được tiền loại có thể hoán đổi được từ phương Tây. Đó là việc kinh doanh con người. Các viên chức từ Đông Đức đồng ý trao đổi các tù chính trị về Tây Đức với một chi phí. Lúc đầu việc đổi chác thực hiện trên qui mô nhỏ, mỗi lần chỉ dăm ba người. Những người đầu tiên là những nhà bất đồng chính kiến, ‘người gây rối’ nổi tiếng mà bọn Đông Đức không ngại cho đi đày. Sau một vài năm công việc trở nên trơn tru với một cơ sở hạ tầng của riêng nó. Vài ngày trước mỗi chuyến buôn người các tù nhân được đưa đến một nhà tù đặc biệt, cực kỳ bí mật ở Karl Marx Stadt (giờ là Chemnitz) do mật vụ của CHDCĐ là Stasi điều khiển. Một đội xe buýt do các hảng xe Tây Đức đóng cho mục đích chuyên chở loại hàng hóa quí giá này. Xe được lắp loại biển số xoay tròn _ từ biển số Đông Đức khi đi từ nhà giam đến biên giới đến biển số Tây Đức khi chạy vào địa phận Cộng hòa Liên bang Đức (CHLBĐ). Khoảng hai lần một tuần một nhóm cỡ mười người gì đó được chở từ lúc mờ sang đến cột biên giới gần thành phố Jena, tại đó, khác lệ thường, các lính canh vẫy tay cho xe đi qua mà không cần xem xét giấy tờ. Họ sẽ vào CHLBĐ vào giờ ăn trưa, trên đường đến Hanover.

Sau nhiều năm khoảng 34,000 người đã được ‘bán’ theo cách này và việc mua bán cũng lên xuống theo qui luật kinh tế của thị trường tự do. Vào giữa thập niên 1960 giá mỗi đầu người là khoảng 40,000 DM; vào giữa thập niên 1980, do lạm phát và kỳ kèo bên phía Đông Đức nên giá vọt lên đến hơn 100,000 DM. CHDCĐ chẳng bao lâu nhắm vào đó như một phương cách tối đa hóa lợi tức. Nhà nước không giải quyết cho những người xin được cấp visa để thăm thân nhân của mình ở Tây Đức. Và cảnh sát bắt bớ hàng ngàn người này, dựng lên chứng cứ lừa đảo để kết tội họ, gán cho họ là ‘tù nhân chính trị’ và nhanh chóng bán họ cho Tây Đức. Egon Bahr, nhiều năm điều hành việc làm ăn nhạy cảm này về phía Tây Đức, nói rằng hiển nhiên ‘hoạt động này chính là một phần trong tổng ngân sách của CHDCĐ’. Thường thì phía Đông Đức nhận tiền mặt, nhưng trong vài trường hợp họ muốn nhận một số hàng hóa có giá trị tương đương. Có năm, theo thỏa thuận, họ nhận những chuyến tàu chở chuối, một món hàng xa xỉ ở Đông Âu vào thời điểm đó, cực kỳ khó tìm được trong các cửa hàng ở Berlin, Leibnitz hay Dresden. Theo một trong những nhà kinh tế Đông Đức lão thành nhất, việc ‘đầu cơ kinh doanh’ này bơm cho quốc gia đầy nợ nần của mình một số tiền lên đến 8 tỉ DM. Đó là loại ngân sách mà thiếu nó đất nước có thể không sống nổi.’

Việc buôn bán phụ thuộc vào điều kiện được giấu giếm bí mật; nó phụ thuộc vào dân chúng biết giữ yên lặng ở Đông Đức khao khát muốn rời xứ sở, và nó phụ thuộc vào một chế độ đủ cay độc để tin rằng mình có thể bán và mua công dân tùy thích. Việc buôn bán này không hề được CHDCĐ chính thức công nhận. Nhà cầm quyền Đông Đức nhận ra là đây không phải là cách quảng bá tốt nhất về cuộc sống tại những đất nước mà Erich Honecker, lúc bấy giờ và hơn hai thế hệ sắp tới nữa là lãnh tụ tối cao của Đông Đức, thích mô tả bằng cụm từ ‘chủ nghĩa xã hội thực sự tồn tại’ đang được vận hành.

Đó là loại chủ nghĩa xã hội theo cách LBXV nhìn nhận, được áp đặt bằng họng súng lên nửa tá nhà nước không muốn có. Đế chế mà Joseph Stalin xây dựng sau Thế Chiến II mở rộng theo bước chân của quân đội Nga trong cuộc xua quân cuối cùng chống lại Phát xít Đức vào mùa xuân 1945. Không có lô-gic nào khác hơn. Bằng những thỏa hiệp với Đồng minh tại Yalta, người Xô viết thực sự được cho phép làm những gì mình thích trong tầm ảnh hưởng của mình. Stalin coi toàn thể vùng đất này như là một thuộc địa rộng lớn, không đếm xỉa gì đến những nền văn hóa cực kỳ khác biệt của những quốc gia này. Vị Sa hoàng Đỏ ở Kremlin cắt đặt những tay sai của mình làm những ông trùm tại Prague, Warsaw và Sofia, trung thành tuyệt đối với LBXV và ý thực hệ Cộng sản. Họ được lựa chọn dựa vào tinh thần phục tùng dành cho y. Hầu hết những người này đều trải qua 15 hoặc 20 năm tha hương ở nước Nga và đã nhập quốc tịch Xô viết. Họ đã mất liên lạc với nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Liên Xô đã cho họ chỗ trú ngụ và một chính nghĩa để tin theo. Phần lớn họ đều từ những xứ sở có chiến tranh tại đó Đảng Cộng sản được coi là bất hợp pháp và họ có thời gian dài phải ngồi tù. Sau Thế chiến khi họ trở về theo chỉ thị của Stalin, họ không đi về nhà. Họ đi về Hungary hay Tiệp Khắc hay Ba Lan để làm những đại biểu cho quyền lực ngoại bang, nhằm phục vụ lợi ích của LBXV. Họ biết rõ những gì được kì vọng ở mình: họ phải xây dựng một đế quốc xã hội chủ nghĩa ở Trung Âu và Đông Âu, gần như y khuôn với kiểu mẫu Stalin. Những đất nước này vào năm 1945 có chung những nét chính yếu: họ bị Hồng quân sai khiến và chiếm đóng và Stalin chuẩn bị nhào nặn chúng hoàn toàn theo ý mình. Mặt khác giữa họ có những khác biệt đáng kể, đôi khi là đối nghịch.

Nỗ lực của LBXV nhằm biến vùng đất này thành một tổng thể vững chắc, tin cậy và đồng nhất là một công việc nặng nề. Đầu tiên là một số vấn đề về chủ nghĩa lý tưởng. Đa số dân chúng từng chịu đựng ách chiếm đóng của Phát xít chỉ đơn giản là thở phào nhẹ nhõm khi chiến tranh kết thúc. Những trải nghiệm của những thập niên 1920 và 1930 đã biến nhiều người Trung Âu thành những người theo chủ nghĩa xã hội, mặc dù thứ chủ nghĩa này không hề có gì giống như nhiều người Cộng sản tưởng tượng. Chỉ có một nước duy nhất, Hungary, là được Stalin cho phép một cuộc bầu cử thực sự công bằng. Vào tháng 11 năm 1945 Đảng chỉ đạt 18 phần trăm số phiếu bầu, trong khi đảng chính nhận được đến 51 phần trăm. Người Xô viết bắt buộc lập một chính quyền liên minh, trong đó quyền lực của cảnh sát và ‘an ninh nhà nước’ được đặt trong tay của đảng viên cộng sản. Tại Tiệp khắc đã từng tồn tại giai cấp công nhân lớn mạnh trong ngành kỹ nghệ vào thập niên 1920, 1930, ngay lập tức sau chiến tranh Đảng Cộng sản được ủng hộ với 35 phần trăm phiếu bầu. Nhưng nếu dân chủ không đem đến quyền lực cho họ, người Xô viết sẽ làm mọi cách để chiếm đoạt nó. Sử dụng phối hợp mua chuộc, hăm dọa, lừa đảo, và cuối cùng, khủng bố, trong vòng ba năm người Xô viết đã nắm hoàn toàn quyền kiểm soát các thuộc địa mới. Đến cuối năm 1948 mọi chính đảng khác đều bị tiêu diệt hoặc sáp nhập vào Đảng Cộng sản và không còn hoạt động độc lập.

Cuộc chiếm đóng của Hồng quân kéo theo những hành vi tàn bạo mà chính họ từng chứng kiến trong những trận đánh tàn khốc trong chiến tranh. Tuy không bao giờ biết được có bao nhiêu phụ nữ bị hiếp dâm ở Đức, Hungary, hay Ba Lan sau khi được lính Xô viết ‘giải phóng’, nhưng con số chắc chắc phải hơn hàng trăm ngàn. Tuyệt vọng, bị áp bức, kiệt quệ, gần như mọi người đều sẵn sàng chịu đựng cái thực tại mới miễn là thỉnh thoảng được mớm cho một ít cải thiện. Một số xứ sở này là đất nước của những nông dân bị đối xử bất công nơi chế độ nông nô chỉ mới được bãi bỏ không hơn một thế kỷ. Trong phần lớn Romania, nông nghiệp không thay đổi nhiều so với thời trung cổ. Nói chung, họ kém xa Tây Âu. Những người Cộng sản hứa hẹn biến đổi tất cả những điều này, xóa tận gốc những bất công, bắt đầu từ số không và xây dựng một xã hội thịnh vượng mới năng động, bình đảng bằng những tiến bộ nhanh chóng.

Thời gian đầu thực sự có hiệu quả. Công cuộc tái thiết thời hậu chiến cũng được đẩy nhanh như ở phương Tây. Nhưng nó bắt đầu từ những xứ ít bị tàn phá và hư hại do chiến tranh. Trong khi ở Anh chế độ khẩu phần lương thực còn được áp dụng cho đến đầu thập niên 1950, Tiếp khắc và Romania bắt đầu xuất khẩu lương thực tương đối sớm sau khi chiến tranh kết thúc. Chế độ mới nhận được nhiều lời ca tụng khi cầu đường và trung tâm thành phố được tái thiết, mạng lưới giao thông hoạt động trở lại. Ít ra từ đầu, các nông dân được cấp những mảnh ruộng nhỏ tịch thu từ những đại điền chủ ở Đông Âu. Nhưng rồi nhanh chóng đất bị trưng dụng để thành lập các nông trang tập thể do nhà nước điều hành. Nhiệt tình đã từng có dần dần tắt lụi sau những cuộc thanh trừng trong những năm điên dại cuối cùng của Stalin.

Những người Cộng sản đã triệt tiêu hay khuất phục những kẻ thù thực sự của họ không lâu sau chiến tranh. Các chính trị gia bất đồng đều bị ám sát hàng loạt. Các lãnh đạo Thiên chúa giáo bị đàn áp phải câm lặng hoặc phục tùng. Các tư sản bị tịch biên gia sản, các nghệ sĩ được các ủy viên văn hóa dạy dỗ loại âm nhạc, hội họa hoặc văn chương nào được phép sáng tác. Tất cả doanh nhân thuê nhiều hơn một nhúm người sẽ bị quốc hữu hóa và trong một số nước __ Bulgaria chẳng hạn __ không ai ngoài nhà nước được quyền làm chủ bất cứ ngành hoạt động nào.

Mối liên hệ giữa Đông và Tây đã đến mức đóng băng sau chiến tranh – và được đẩy nhanh hơn sau bài diễn văn về Bức Màn Sắt của Winston Churchill tại Fulton, Missouri, vào năm 1946. Sau đó, vào mùa đông 1948-1949, một cuộc Chiến Tranh Lạnh bùng nổ bên trong khối xã hội chủ nghĩa. Một nhà lãnh đạo của một trong những ‘vùng được giải phóng’ dám thách thức Moscow. Trong thời chiến Josip Broz Tito đã từng là lãnh đạo của lực lượng kháng chiến Nam tư chống Phát xít Đức, nhận được sự kính trọng, và ủng hộ vật chất của những người chống Cộng. Ông thiết lập nền chuyên chính kiểu Mác xít ở Belgrade nhưng chống lại việc phục tùng Liên xô như các nước láng giềng Đông âu của mình. Ông cho rằng có nhiều con đường đi đến chủ nghĩa xã hội, tuyên bố mình là một ‘người Cộng sản dân tộc’ và nhìn tương lai của đất nước mình ở đường hướng ‘phi liên kết’. Trong mắt của Stalin hành động này là phản giáo. Y từng huênh hoang, ‘Chỉ cần búng ngón tay là tôi có thể nghiền nát Tito’. Nhưng thực tế cho thấy không dễ dàng như vậy. Stalin cho rằng khối đoàn kết Cộng sản không thể bị rạn nứt vì phương Tây có thể lợi dụng việc đó. Thách thức của Tito không thể không bị trừng phạt. Bất kỳ ai trong đế chế tỏ ra có cảm tình với Nam tư đều bị trừng trị thẳng tay. Stalin tổ chức một chiến dịch chống lại ‘bọn gián điệp Trotsky và Tito tận hang ổ của chúng’ trên khắp các nước chư hầu trong ít năm sau đó khiến toàn bộ Đông Âu rên siết khi bọn Cộng sản ăn tươi nuốt sống các con mình trong một cơn say sưa đẫm máu.

Những tên tuổi từng được tung hê trong đền thờ Bôn-sê-vích như các anh hùng bổng thấy mình bị bắt giam vì những tội bịa đặt, bị tra tấn dã man, bị đem ra xét xử trước quần chúng và, sau một màn ‘thú tội’ theo nghi thức, bị hành hình. Đó là số phận của những tên Cộng sản trung kiên như Rudolf Slansky, người ở vị trí thứ hai trong Đảng CS Tiệp, Laszlo Rajk, người thừa kế rành rành của giới lãnh đạp Hungary, và tên Tchaiko Kostov theo Stalin không chê vào đâu được ở Bulgaria. Có hàng ngàn những đồng chí ít tên tuổi hơn bị xử bắn vào ót, theo cung cách Bôn-sê-vích điển hình, hoặc bị thối rửa trong các trại giam. Thường những người Cộng sản đã từng sống sót qua các trại tập trung của Hitler và trở thành những người toàn tâm toàn ý với chủ nghĩa xã hội, đều chết dưới tay của các đồng chí của họ – chẳng hạn người đồng bị cáo với Slansky là Josef Frank, người mà sau ba năm trong trại Buchenwald trở lại Tiệp Khắc như một nhân vật được kính trọng trong bộ máy cai trị nhưng sau đó bị ám sát bốn năm sau trong trại giam do Cộng sản điều hành. Bù lại, chính tên hành quyết này một tháng hay một năm sau đó có thể bị người khác đem ra xử tử. Đây là phương thức theo đó ‘trật tự xã hội chủ nghĩa’ được áp đặt. Ai phản bội ai không phản bội không thành vấn đề – việc xét đoán chỉ mang tính ngữ nghĩa. Stalin tin rằng sự thanh trừng thường xuyên là cách hiệu quả nhất để củng cố quyền lực và, khi sự việc không thuận lợi, y yêu cầu bổ sung thêm những người hiến tế. Bộ máy do y tạo ra không thể mắc lỗi: phải có ai đó chịu trách nhiệm khi nó hỏng hóc.

Tên quái vật sừng sõ chết vào năm 1953 và những tội ác của y được Nikita Krushchev bóc trần ba năm sau. Theo thời gian những cùng cực bạo lực bị dỡ bỏ, nhưng về căn bản bộ máy mà Stalin tạo ra vẫn sống sót không mấy cải thiện trong ba rưỡi thế hệ tiếp theo dưới các đời kế vị sau đó. Nó trở nên ít tàn độc hơn, nhưng do tính trì trệ quan liêu nó vẫn cứng nhắc, chai lì và thèm khát kiểm soát thần dân của mình. ’Xã hội là con ngựa và Đảng là người cầm cương,’ Stalin đã nói như thế. Các con ngựa của Đông Âu đã bị đối xử phũ phàng, đang mong muốn nghĩ ngơi trong một cái chuồng tử tế khác.

Đời sống trong các nước chư hầu đều theo khuôn của LBXV. Bất cứ ai sinh sống từ Varna trên Biển Đen đến Gdnask trên Baltic sẽ nhận ra cách thức bộ máy hoạt động. Nó không giống chút nào với những khái niệm của chủ nghĩa xã hội được các nhà sáng lập học thuyết lý tưởng ấy xiển dương. Theo truyền thống, những nguyên tắc chủ yếu của chủ nghĩa xã hội bao gồm sứ mạng tạo dựng quyền bình đẳng, công lý xã hội, tự do, những cơ hội mới cho dân nghèo, mở rộng quyền chọn lựa, tôn trọng con người, và mở rộng quyền dân chủ. Khuôn mẫu Xô viết cũng hô hào về những lý tưởng này nhưng chỉ trên chót lưỡi đầu môi. Bọn cai trị sử dụng thứ ngôn từ của chủ nghĩa xã hội hoàn toàn rỗng tếch nội dung như một phương tiện để chiếm lấy về mình tính hợp pháp lừa mị. Chủ nghĩa cộng sản kiểu Xô viết không phải là một xã hội không có giai cấp. Về lý thuyết theo chủ nghĩa Mác và Lenin, giai cấp công nhân được cho là thống soái. Giai cấp vô sản là lực lượng hùng hậu bẻ lái lịch sử, các sách giáo khoa của Đảng dạy thế. Giai cấp công nhân hoạt động thông qua ‘đội tiền phong’ – Đảng Cộng sản. Nhưng trong đời thực thì không phải như thế. Trong thực tế, các lãnh tụ của Đảng Cộng sản ngồi tận trên đỉnh và không hề tin cậy thành phần công nhân bên dưới. Các người theo học thuyết Lenin tin rằng giai cấp lao động không biết điều gì là tốt nhất cho mình – nếu cho lựa chọn, họ có thể cho phép bọn tư sản cai trị mình. Vì thế Đảng phải quyết định điều gì là tốt cho họ.

Nền tảng của chủ nghĩa cộng sản Xô viết là cơ cấu tổ chức ban bệ, tức cách thức Đảng duy trì quyền lực của mình. Đó là một mạng lưới tinh tế của hoạt động bổ nhiệm chính trị trên một qui mô mà các xã hội đa nguyên không biết tới. Kết quả là mọi công việc quan trọng trong nước đều bị một đảng viên Cộng sản nắm giữ. Ở Trung ương cũng như tại địa phương, một loạt danh sách các chức vị đều ở trong tay các đảng viên – hay các nhân sự thích hợp nắm giữ chúng. Cơ cấu này không chỉ áp dụng cho chính quyền ở chóp bu mà trong mọi lãnh vực: thẩm phán, hiệu trưởng các trường lớn, quản lý câu lạc bộ bóng đá, chỉ huy đội cứu hỏa, sĩ quan cảnh sát hay quân đội, chủ biên các tờ báo, giám đốc các bệnh viện, giảng viên trường đại học, giám đốc các nhà hát và trung tâm hòa nhạc . . . Bảng danh sách là vô cùng – ở Tiệp khắc, một đất nước có 9 triệu dân, có gần như đến 450,000 công việc trong mọi ngóc ngách của đời sống có đảng nhúng tay. Chính trị đúng là trên hết.

Đảng áp đặt hệ thống ban bệ cứng nhắc cho đảng viên giống như quân đội. Các chức vị cao tạo thành một nhóm đặc quyền khép kín, một nhóm đầu sỏ chính trị tự vận hành vĩnh viễn. Họ có độc quyền và chỉ có họ mới vào được những vị trí chóp bu trong danh sách cố định. Họ ban thưởng cho mình hậu hĩnh __ dinh cơ xa hoa, bộ phận tôi tớ, ô tô, và sự chăm sóc y tế tốt nhất. Họ có thể thoải mái đi du hí phương Tây. Họ có thể sắm một loạt các hàng hóa mà người khác không được phép, từ thực phẩm đến đồ đạc, tại những cửa hàng dành riêng nơi đó họ trả bằng tiền tệ có giá trị cao mà chỉ có họ mới được phép sử dụng. Con cái họ được hưởng những đặc quyền dành cho vị thế con ông cháu cha và hưởng mức sống tương đối cao. Chúng vào học những trường tốt nhất; khi ra trường chúng có cơ hội nhận được những việc làm tốt hơn con cái của những người lao động bình thường. Đặc quyền của quan lại đỏ tùy thuộc vào mức độ trung thành của họ với Đảng. Một bước sai lầm về mặt chính trị, họ có thể mất hết: chức vụ, công việc, xe cộ, vú em, người giúp việc và chị bếp, việc học của con cái đều có thể biến mất qua đêm. Mỗi nấc thang trong thang địa vị của Đảng đều được chính thức yêu cầu phải thực thi mệnh lệnh từ nấc thang bên trên đưa xuống, dựa theo nguyên tắc vàng mà người Cộng sản mệnh danh là nguyên tắc tập trung dân chủ, nhưng không hàm ý mỉa mai gì đâu nhé.

Các nguyên tắc cũng vận dụng trong giới chóp bu. Người Xô viết luôn muốn nắm quyền kiểm soát tối cao, hay ít nhất tán thành những nhân vật chính trị tầm cỡ trên khắp đế chế của mình. Sau khi Stalin chết, Moscow trực tiếp can thiệp, thay thế những người mà họ nghi ngờ lòng trung thành, hoặc sắp xếp những người được rèn luyện ở Liên xô mà họ ưu ái. Mỗi bộ trưởng trong chính quyền của các xứ tay sai trên khắp đế chế, mỗi sĩ quan cao cấp trong quân đội, mỗi cảnh sát trưởng, mỗi chánh án, đều có một ‘cố vấn’ Xô viết đi kèm để báo cáo trực tiếp đến điện Kremlin.

Qua lại trên mê lộ quan liêu này đòi hỏi một số tính cách nào đó. Một khi mà chủ nghĩa lý tưởng hoặc nhiệt tình cách mạng đã biến mất – chắc chắn sau cuộc xâm lăng của Xô viết vào Tiệp khắc năm 1968 – bộ máy trở nên trì trệ. Năng lực của các đảng cộng sản khắp nơi sụt giảm. Sự thăng tiến không dựa vào công trạng, mà vào sự phục tùng và trung thành với Đảng. Sự thận trọng được tưởng thưởng, sáng kiến, sáng tạo và chất xám bị coi thường. Cũng có những người trung kiên có năng lực và đầy sáng tạo tiến lên nắm chức vụ cao, nhưng số đó là biệt lệ. Sự giả dối đã ăn sâu vào xương tủy của những người Cộng sản. Lòng tin trở thành xa lạ trong cán bộ của Đảng. ‘Từng chút một nó trở thành giáo điều nhiều hay ít . . . giống như sự trở lại của đấng Christ,’ Oleg Troyanovsky, một quan chức ngoại giao trong một số nhà nước tay sai sau 1945 nói. ‘Bạn tuyên giáo; bạn tỏ ra tin tưởng, nhưng không ai thực sự quan tâm. Ý thức hệ chỉ đứng ở vị trí thứ hai sau lợi ích quốc gia, và đôi khi nó chỉ là vỏ ngoài che đậy lợi ích quốc gia.’

Đảng phải tự bảo vệ mình khỏi nhân dân. Vào năm 1917 việc đầu tiên mà Lenin làm là thành lập lực lượng mật vụ, Cheka. Sau Thế chiến II sau khi được LX ‘giải phóng’, các chế độ cộng sản mới đã thành lập trong vài tuần những tổ chức tương tự, theo nguyên mẫu của LX. Vào cuối 1945 ở Budapest đã có hàng trăm nhân viên toàn thời gian của AVO (Cục An ninh Quốc gia) trước khi công việc tái thiết những cây cầu bắc qua sông Danube bị đánh sập trong chiến tranh bắt đầu. Stasi của Đông Đức được gọi là ‘thanh gươm và lá chắn của Đảng’ Sau này Erich Honecker thích nói với các sĩ quan cao cấp của Stasi: ‘Chúng ta không nắm lấy quyền lực để buông bỏ nó.’ Theo thời gian những phương thức của các bộ phận này ít dữ dội hơn. Các phòng tra tấn biến thành phòng tư liệu. Nhưng nhiệm vụ về bản chất vẫn không thay đổi: đó là để bảo đảm cho quyền lực tối cao của Đảng. Dù thế vẫn có một khác biệt tinh tế: Đa phần lực lượng mật vụ và các ông trùm chính trị của nó không còn tin là mình có thể khiến nhân dân tin vào chủ nghĩa cộng sản được nữa. Tất cả những gì mà dân chúng phải làm là giả vờ tin tưởng và tỏ vẻ tuân phục. Đó là một màn kịch vô hồn.

Trong đầu thập niên 1970 chính quyền Ba Lan giấu nhẹm kết quả của dự án nghiên cứu do một số kinh tế gia nhà nước tiến hành. Dễ thấy tại sao thông tin này bị giữ kín. Cuộc điều tra cho thấy một nữ công nhân Ba Lan trung bình thức dậy lúc 5 giờ sáng, mất hai giờ đi làm và về nhà, 53 phút xếp hàng mua thực phẩm, làm việc 9 giờ một ngày, 1.5 giờ nấu ăn và làm việc nhà và ít hơn 6.5 giờ để ngủ. Sau hơn một phần tư thế kỷ dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, rõ ràng hệ thống này đã thất bại. Không như hầu hết các tôn giáo, luôn hứa hẹn với con chiên những phần thưởng trên thiên đường, chủ nghĩa xã hội hứa hẹn cuộc sống tốt đẹp, không còn chịu đói khổ ngay tại đây và bây giờ. Nhưng nó đã thất tín.

Vào thập niên 1950, sau khi hồi phục từ chiến tranh, và thập niên 1960 đã có sự tăng trưởng ngoạn mục trên khắp Âu châu, Tây cũng như Đông. Các nước xã hội chủ nghĩa sánh bước với phương Tây. Một sô trong đó, như Tiệp Khắc và Đông Đức, đã tiến bộ vượt bực. Nhưng rồi bắt đầu một đà trượt dài. Mức tăng trưởng lên cao nhất là 4.9 % giữa 1970 và 1975, giảm xuống còn 2% trong 1975-1980 và rồi tiếp tục suy thoái. Ở phương Tây, lạm phát tăng cao và tình trạng thất nghiệp tràn lan, nhưng các nền kinh tế năng động này đã xoay sở khắc phục thành công. Sự phồn vinh trở lại – trên một qui mô và theo một phương thức mà chế độ xã hội chủ nghĩa không thể tưởng tượng được. Mô hình kinh tế Xô viết thì cứng nhắc. Nó định hướng cho những cứu cánh chính trị hơn là kinh tế, tùy theo những Kế Hoạch đề ra từ trung ương không liên quan gì đến thị trường. Giá cả và lương bổng nhanh chóng trở thành phi thực tế, nhưng không hề gì. Chúng không thể thay đổi được vì nằm ngoài Kế Hoạch, đã được quan chức của Đảng phê chuẩn. Nó dẫn đến những bất cập lớn và nhỏ. Chẳng hạn, ở Ba Lan không tìm thấy kẹp tóc trong suốt thập niên 1970. Kế Hoạch dĩ nhiên do các ông soạn thảo và trong đó không nhắc gì đến kẹp cài tóc, vì thế không ai sản xuất ra chúng. Một số bà trong Bộ Kinh tế chỉ ra điều đó nhưng điều chỉnh Kế Hoạch là một việc phiền toái không đáng có đối với một đồ vật tương đối nhỏ nhoi như thế. Kết quả là không có kẹp tóc do Ba Lan sản xuất. Trong các nền dân chủ theo chủ nghĩa tư bản, các doanh nghiệp đáp ứng giới tiêu thụ nếu họ muốn tồn tại và các chính trị gia đáp ứng các yêu sách của cử tri đòi mức sống cao hơn nếu họ muốn duy trì quyền hành. Trong các nhà nước độc đảng chỉ vận hành những nền kinh tế theo mệnh lệnh những áp lực này không tác dụng.

Trong một hai thế hệ chủ nghĩa cộng sản tìm cách cung ứng những nhu cầu cơ bản đến mọi thành phần của Đông Âu, mặc dù trong một số nơi chỉ mới làm được thế. Nhưng ngay cả tại những xứ sở đi đầu việc cung ứng hàng hóa cho người tiêu thụ, điều mà theo thời gian là những gì nhân dân cần đến, cũng chưa mấy hiệu quả. Từ giữa thập niên 1960 khoảng cách với phương Tây bắt đầu lớn dần, rồi sau đó ngày càng lớn nhanh hơn. Ngay từ đầu, các nhà cai trị Cộng sản mới đã sai lầm một cách thảm họa. Điều tệ hại nhất là họ biến các nền kinh tế nông nghiệp và công nghiệp nhẹ thành các ‘các quốc gia của sắt và thép.’ Họ làm thế vì bắt chước những gì Stalin đã làm ở LBXV và kinh nghiệm của Xô viết đều là học thuyết phải noi theo.

Một ví dụ quan trọng là việc xây dựng từ đầu những năm 1950 Dunaujvaros (nguyên là Sztalinvaros), nhà máy thép và thị trấn mới trên sông Danube cách Bucharest 50 km về phía đông-nam. Nó cần một khối lượng lớn than cốc và quặng sắt, mà hai nguyên liệu này không có ở Hungary và phải nhập khẩu từ vùng Trung Á của Liên xô cách đó hàng ngàn cây số với phí tổn rất lớn. Tất nhiên là nhà máy thép lỗ nặng và tài nguyên khan hiếm bị cạn kiệt. Nhưng những nhận định thực tiễn như thế không làm chế độ quan tâm. Dunaujvaros phải được xây dựng vì Kế Hoạch đã dạy như vậy. Bất kỳ ai chỉ ra sự điên rồ của dự tính trên trời này sẽ bị chụp mũ là ‘kẻ phá hoại’. Lý thuyết vẫn một mực cho rằng bộ máy nhà nước là hoàn hảo, những đồng chí lên kế hoạch ở trung ương là thông suốt mọi điều và nếu có gì sai lệch thì chính là do lỗi của ai đó hoặc nhóm nào đó – kẻ thù của nhân dân, bọn phá hoại, những tên gián điệp ngoại bang. Nền công nghiệp nặng luôn là nổi ám ảnh kéo dài trong suốt những năm dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Đối với phần đông họ, số lượng tài nguyên thiên nhiên được khai thác và xuất khẩu có giá trị hơn hẳn những sản lượng hàng hóa tiêu dùng được chế tạo tại các hảng xưởng Đông Âu. Nhiều sản phẩm được chế tạo ra với mức thua lỗ khủng khiếp.

Các nhà Mác xít lập luận rằng sự vắng mặt của tư hữu sẽ diệt được nạn tham nhũng. Nhưng điều ngược lại lại xảy ra. Trong nền kinh tế mà sự thiếu hụt chi phối, cách duy nhất để kiếm được một loạt những hàng hóa thiết yếu là qua móc nối. Một hệ thống trao đổi và ưu đãi tinh vi được vận hành. Nếu gia đình một bác sĩ cần sửa một tủ lạnh một người thợ điện sẽ trốn việc ở cơ quan và đến sửa chữa ngoài giờ một cách bất hợp pháp để đổi lấy, chẳng hạn, một buổi hẹn khám bệnh được ưu đãi ở nhà thương nơi bác sĩ ấy đang công tác. Một phụ tùng mới cần được thay thế cho tủ lạnh, chỉ có một nơi đáp ứng được. Ăn cắp tại nơi làm việc là việc thông thường. Một quan sát viên sắc sảo am hiểu nhiều về các lãnh tụ Đảng Đông Âu cho rằng một trong những tệ nạn xấu xa nhất của chủ nghĩa cộng sản là tình trạng vô đạo đức mới. Nhiều người tin rằng ăn cắp của công từ việc gian lận một số tiền kếch sù đến việc ăn cắp vặt đều là ô kê. Họ lập luận đó chẳng qua chỉ là việc chống đối lại áp bức, đáp trả lại sự kềm kẹp.

Đông Âu là một vùng thảm họa môi trường. Nhà văn vĩ đại của Tiệp Ivan Klima mở đầu một trong những truyện xuất sắc nhất của mình, ‘Một Âm Mưu Giáng Sinh’, bằng việc mô tả một chuyến đi vào các đường phố Prague yêu quí của mình. ‘Làn sương mù lạnh lẽo, tăm tối bốc mùi hăng hắc của khói và lưu huỳnh.’ Nhà nước là tác nhân gây ô nhiễm nhiều nhất. Các nền Dân chủ của Nhân dân không quan tâm gì đến môi trường của nhân dân. Ở Slovakia (thuộc Tiệp Khắc), theo con số thống kê của chính quyền trong năm 1980, 45 phần trăm trong số 3,500 km sông ngòi bị ‘ô nhiễm trầm trọng’ và 80 phần trăm nguồn nước giếng không an toàn cho người sử dụng. Trong các nông trại tập thể phân hóa học ‘bị lạm dụng và làm nhiễm độc đất trồng’. Không khí ở Bohemia bị ô nhiễm nhất ở Âu châu – than giá rẻ tại địa phương có trữ lượng lưu huỳnh cao đến mức nguy hiểm. Hơn một phần ba cánh rừng ở Tiệp (cũng là một bộ phận của Tiệp Khắc) đã chết hoặc đang chết dần. Ở Đông Đức chính quyền ngăn cấm loan báo những số liệu về mức độ ô nhiễm sau khi một số phóng viên dũng cảm đăng thông tin là trong vùng Leipzig và Lausitz số ca ung thư da, bệnh về đường hô hấp và da liễu cao ngất so với số trung bình của quốc gia và cao gấp nhiều lần các mức độ xấu nhất đo được tại vùng biên giới tiếp giáp với Tây Đức.

Dân chúng trong các xứ Dân chủ Nhân dân căm ghét chủ nghĩa cộng sản và các lãnh tụ của họ. Nhưng họ căm ghét nhiều nhất bọn chiếm đóng Liên xô. Thế lực Nga có mặt ở khắp nơi, làm hừng hực nổi bất bình sâu sắc trong nhân dân tại những xứ sở tự hào, biết khao khát sự độc lập của mình. Người Xô viết phô trương quyền lực của mình theo vô số cách, nhỏ cũng như lớn. Tất nhiên những quyết định quan trọng về chiến tranh và hòa bình và về việc triển khai các khí tài quân sự nhạy cảm là đặc quyền của Xô viết. Điều này là hẳn nhiên như trong bất kỳ đế chế nào. Nhưng ngay cả các quan chức bản địa trung thành do Liên xô cắt đặt cũng thường bị xúc phạm bởi thái độ kẻ cả mà các quan thầy của họ đối xử. Ngoại trưởng Tiệp Khắc trong những thập niên 1980, Bohuslav Chnoupek, ngạc nhiên khi ông không được thông báo về một dàn phóng tên lửa hạt nhân mới được triển khai trên đất nước mình. ‘Chúng tôi chỉ nhận được tin từ Đại sứ Xô viết gởi đến vỏn vẹn có 50 từ, cho biết rằng tên lửa hạt nhân tầm trung được triển khai trên lãnh thổ Tiệp Khắc và Cộng hòa Dân chủ Đức. Tôi gọi cho Thủ tướng Lubomir Strougal để hỏi xem ông ta có biết tin về việc ấy hay không. Ông trả lời, ”Không, tin này lần đầu tiên tôi nghe được đấy.” Tôi gọi cho Berlin và một viên chức xác nhận rằng ở đó cũng vừa nhận được thông báo như vậy. Việc triển khai không được thảo luận trước với chúng tôi.”

Người Nga hình như không ngại dẫm lên những cảm xúc tế nhị và biểu tượng quốc gia của người khác. Quốc kỳ bị thay đổi, lúc nào cũng là hình búa và liềm thay thế những biểu tượng truyền thống, lâu đời đã tồn tại từ trước. Những ngày nghỉ lễ trùng khớp với ngày lễ của LBXV. Học sinh được dạy tiếng Nga ở trường, được coi là ngoại ngữ duy nhất được học. Ở Hungary, hiến pháp mới được ban hành, một cách trâng tráo, đúng vào ngày 20 tháng tám 1949 – ngày Lễ Hội Thánh Stephen truyền thống kỷ niệm vị vua đầu tiên và thánh bổn mạng của đất nước. Hàng chữ đầu tiên trong hiến pháp chứa đựng những lời tri ân nồng nhiệt đến ‘Liên bang Xô viết anh hùng vì vai trò lịch sử trong công cuộc giải phóng xứ sở chúng ta’.

Người Nga biết rõ điều này không chỉ từ những hành động nổi dậy đông đảo nổ ra vài năm một lần khi nhân dân đồng loạt hô hào họ đã chịu đựng quá đủ – Budapest 1956, hay Prague 1968. Nhưng cũng có những bất mãn chỉ ngầm cháy âm ỉ. Cơ quan mật vụ KGB của Liên xô biết rõ sự căm ghét này. Thông thường thì những điệp viên cắm tại những nước ở khối Đông, luôn luôn viết những báo cáo mà xếp của chúng muốn nghe, chứa những ghi chép phĩnh phờ về phản ứng của dân bản địa. Đôi khi, để có được một bức tranh chân thật hơn, các xếp Xô viết phái những điệp viên từ Nga đến xứ sở tại để điều tra trực tiếp trong những nhiệm vụ ngắn hạn. Một sĩ quan KGB hoạt động ở Bulgaria, một nước được coi là ‘thân thiện’, tại đó dân chúng được coi là ưa thích người Nga, cho rằng ‘Chủ nghĩa chống Xô viết tràn lan trên truyền hình Bulgaria . . . mặc dù nó không lộ liễu.’ Nếu không lộ liễu, làm sao anh biết được? Hầu hết hằng đêm trên truyền hình Bulgaria có phát chương trình phim ngắn về cuộc sống tốt đẹp ở LBXV, nhưng trung tâm điện lực địa phương bảo với y rằng nguồn điện bổng thình lình tăng áp, đúng ngay giờ phát hình chương trình đó, khiến dân chúng phải tắt hết máy TV sợ cháy.’

Sau khi các đoàn xe tăng của Xô viết nghiến nát Mùa Xuân Prague vào năm 1968, nhà lãnh đạo Tiệp thất trận, Alexander Dubcek, người ôm ấp giấc mơ khoác cho chủ nghĩa xã hội một bộ mặt nhân đạo hơn, được triệu hồi về Moskow bằng gọng súng và được dạy cho một bài học về chính trị bá quyền. Vị Sa hoàng Đỏ trong Điện Kremlin, Leonid Brezhnev, giải thích rằng chủ nghĩa lý tưởng là không thích hợp.

Đất nước của ông nằm trên lãnh thổ mà chiến sĩ Xô viết đã bước lên trong Chiến Tranh Vệ Quốc Vĩ Đại. Chúng tôi đã mua lãnh thổ đó với giá của những hi sinh tột cùng và chúng tôi sẽ không bao giờ bỏ mất nó. Biên giớ của đất nước ông cũng là biên giới của đất nước tôi. Vì ông không nghe lời chúng tôi nên chúng tôi cảm thấy bị đe dọa. Nhân danh những người đã chết, những người đã dâng hiến cuộc sống cho tự do của các ông, chúng tôi thấy có đầy đủ quyền và lý lẽ để đem chiến sĩ của chúng tôi vào đất nước các ông, để chúng ta có thể an tâm về biên giới chung của mình. Có ai thực sự đe dọa chúng ta hay không, điều đó không quan trọng. Đây là vấn đề nguyên tắc, là chân lý cho mãi mãi về sau.

Từ bài giảng này mà Học thuyết Brezhnev được phát triển. Mặc dù không ai cho nó là một ‘học thuyết’, mọi người ở Đông Âu đều hiểu rõ sức mạnh và ý nghĩa của nó. Người Nga sẽ không bao giờ lơi lõng trong việc nắm chặt các vùng đất của mình. Một sự đe dọa nào đối với hệ thống chính trị của bất kỳ nước xã hội chủ nghĩa nào sẽ được coi là mối đe dọa trực tiếp đối với nền an ninh của toàn đế chế.

Người Xô viết kiểm soát mọi hoạt động quan trọng trong lãnh địa của họ. Nhưng mặt khác đó là một đế chế cực kỳ lạ lẫm, có lẽ là độc nhất trong lịch sử. Tài sức của trung ương lại nghèo nàn nhiêu hơn các xứ chư hầu. Các binh lính Xô viết đóng quân gần Berlin, Prague hay Budapest không thể nào không nhận ra những ngôi nhà của mình ở LBXV tệ hơn nhiều so với nhà cửa của ‘chủ nhà’ mình ở Đông Đức, Tiệp, hoặc Hungary. Trong các đế chế Âu châu truyền thống, chính quyền thuộc địa mua, hay lấy, những nguyên liệu thô từ các thuộc đia của mình và đổi lại hàng hóa do họ sản xuất. Dưới bộ máy Xô viết – hoạt động theo thỏa thuận mậu dịch áp đặt cho các xứ vệ tinh được biết dưới tên COMECON (Hội đồng Tương trợ Kinh tế) – điều ngược lại đã xảy ra. LBXV cung ứng những số lượng lớn dầu khí, khí đốt và nguyên liệu thô để nhận lại những sản phẩm cơ khí, hàng hóa tiêu thụ và thực phẩm. Vậy mà điều này làm họ bất mãn, vì người Xô viết tin rằng các thuộc địa hưởng lợi nhiều nhất từ thỏa thuận này. Khi lãnh tụ tương lai của Đảng Cộng sản Hungary, Karoly Grosz, gặp gỡ Boris Yelsin, một thành viên của ban lãnh đạo Xô viết, tại Moscow, ông kể lại: ‘Tôi nhớ đã đến thăm Yeltsin . . . Chúng tôi đã tranh cãi – về ý nghĩa chính xác của từ ngữ – vì với một thái độ thẳng thừng, cục cằn ông ta bảo tôi là người Hungary không nên coi người Liên xô là con bò sữa nữa, thôi rút rỉa họ nữa.’ Dĩ nhiên, có nhiều lời nói đùa liên quan đến chủ nghĩa thực dân của Xô viết – một nhà nông học Nga huênh hoang là ở LBXV ‘chúng tôi có 5 mùa vụ một năm’. ‘Làm sao như thế được?, người ta vặn lại. ‘Dễ như không. Này nhé chúng tôi có một vụ mùa ở Nga, một vụ từ Ba Lan, một vụ từ Hungary, một vụ từ Tiệp Khắc . . .’ Nhưng đây không phải chuyện đùa đâu nhé.

Người Nga có thể giữ vững chủ nghĩa cộng sản tại nửa tá đất nước hỗn tạp này chỉ khi nào họ cho thấy mình sẵn sàng sử dụng đến vũ lực. Nhưng mỗi ‘hành động sen đầm’ riêng lẽ lại đòi hỏi nỗ lực nhiều hơn trong khi gặt hái được kết quả ít thỏa mãn hơn. Không nơi đâu kết quả nghèo nàn như ở Ba Lan, một nhà nước vệ tinh lớn nhất, với dân số gần bốn chục triệu lại phải đắng cay chấp nhận sự cùng khổ quanh mình và thân phận nô dịch do kẻ cựu thù truyền thống của mình áp đặt lên.

HAI

MỘT THÔNG ĐIỆP CỦA HI VỌNG

Điện Kremlin, thứ hai ngày 16 tháng 10 năm 1978

ĐÃ CHIỀU TỐI GIỜ MOSCOW khi giám đốc KGB, Yuri Andropov, được thông báo tên của Giáo hoàng mới. Làn khói trắng bốc lên trên Nhà nguyện Sistine báo hiệu Karol Wojtyla đã được công nhận tước hiệu giáo hoàng John Paul II. Ngay lập tức ông trùm của mật vụ Xô viết nhận ra được tính trầm trọng của tin tức nhận được. Với tâm trạng u ám ông bắt đầu gọi cho những đồng chí cốt cán của mình ở Điện Kremlin và lặp lại với mỗi người một lời cảnh báo tiên tri: ‘Wojtyla giờ là mối đe dọa đối với an ninh Xô viết’. Tối đó, ông giận dữ điện cho Boris Aristov, Đại sứ Xô viết tại Warsaw, và yêu cầu giải thích ‘bằng cách nào việc này lại có thể xảy ra được. Bằng cách nào ông có thể cho một công dân một nước xã hội chủ nghĩa được bầu làm Giáo hoàng?’ Ông ta nói tiếp Giáo hoàng mới là ‘mối nguy cho chúng ta’. Aristov đổ lỗi cho ‘chính sách của Vatican’ muốn đưa Wojtyla lên, nhưng Andropov vẫn không nguôi giận. Ông ra lệnh soan một báo cáo khẩn cấp và đầy đủ về việc ‘mối thảm họa cho lợi ích của Xô viết này’ đã xảy ra như thế nào.

Andropov cũng yêu cầu gởi một thông tin nhiều như có thể về vị Giáo hoàng mới này. KGB cất giữ cả đống hồ sơ về Karol Wojtyla, kể từ những năm đầu thập niên 1950 khi ông còn là một giảng viên trẻ về đạo đức tại Đại học Jagiellonian và tác giả của nhiều bài viết súc tích thường xuyên cho các tờ báo Thiên chúa. Ông bị theo dõi chặt chẽ sau khi được bổ nhiệm làm Giám mục địa phận Kharkow vào năm 1963. Các báo cáo giám sát thường kỳ của mật vụ Ba Lan, cơ quan SB, cho thấy chế độ tại Warsaw coi các bài giảng đạo của ông có tính cách ‘lật đổ’. Ông từng bị Công tố Nhà nước điều tra và dự định kết án, nhưng rồi thôi. Andropov không mấy lo lắng về việc này. Qua nhiều năm ông đã từng đọc vô số báo cáo về cái bài thuyết giáo này và ông biết rằng hầu hết chúng đều không thể coi là mối đe dọa thực sự nào. Ông tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến những gì được biết về tính cách của Wojtyla. Ngay cả những hồ sơ khô khan và đơn điệu do các nhân viên tình báo soạn ra đều nhắc đến cá tính mạnh mẽ, đức tin phi thường, và nhiệt huyết cứu rỗi, cùng sức mạnh trí tuệ của Wojtyla. Andropov không vui khi đọc điện tín gởi đến các tổng hành dinh của KGB từ người cầm đầu ngành ở Warsaw, Vitali Pavlov. Chỉ trong vòng vài giờ sau cuộc bầu cử Giáo hoàng mới y báo cáo về Trung tâm Moscow: ‘Wojtyla theo quan điểm chống Cộng. Mặc dù không công khai chống đối hệ thống Xô viết, ông đã chỉ trích đường lối hoạt động của các cơ quan nhà nước trong Cộng hòa Nhân dân.’

Chỉ vài ngày sau khi Giáo hoàng John Paul II được tấn phong, Andropov và tùy viên của ông, Viktor Chebrikov, trình bày trước ban lãnh đạo Xô viết một tối mật trình nhằm cản trở mối đe dọa từ Vatican họ vừa nhận thức được. Họ xúc tiến một chiến dịch tuyên truyền trong khối Đông Âu nhắm làm nhân dân sợ hãi sẽ chịu đựng một phản ứng dữ dội của Xô viết chống lại tôn giáo dưới mọi hình thức. Ở phương Tây sẽ có những ‘biện pháp tích cực’ . . . để minh chứng rằng sự lãnh đạo của Giáo hoàng mới sẽ gây nguy hiểm cho Giáo hội Thiên chúa’. Ngoài ra, KGB nhanh chóng tìm cách đặt máy theo dõi Giáo hoàng. Những thiết bị nghe lén tinh vi đã hai lần được chỉ huy an ninh Vatican, Camillo Cibin, phát hiện, trong những gian phòng Giáo hoàng hay lui tới: phòng riêng của ông, phòng làm việc, được xem là thư viện, nơi ông thường tổ chức các buổi họp, và phòng ngủ. Tất nhiên Cibin biết ai có thể là nghi can chủ mưu, nhưng chỉ mãi sau này Vatican mới biết chắc chắn đó là tác phẩm của cục tình báo Liên xô.

Stalin có lần đặt một câu hỏi nổi tiếng: ‘Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn?’ Nhưng những người kế vị ông lại lo lắng trước một câu hỏi khác: phải làm gì nếu vị Giáo hoàng này hô hào một cuộc chiến ý thức hệ toàn diện chống lại chủ nghĩa xã hội? Đây là điều mà không có các lãnh đạo tôn giáo nào trên khắp đế chế Xô viết từng thử làm một cách nghiêm túc. Hầu hết nhà thờ đều bị bóp nghẹt mà không chống trả trong cuối những năm 1940 và 1950. Cũng đã từng có một ít ‘kẻ tử đạo’ có tiếng tăm như Hồng y Hungary Mindszenty, người đã bị tra tấn và tống giam để pour encourager les autres (ND: để cổ vũ cho kẻ khác, tiếng Pháp trong nguyên bản). Nhưng bằng cách sử dụng phối hợp các phương thức tàn bạo, ép buộc, và làm xói mòn lòng tin trên khắp Đông Âu các nhà thờ bị ngầm lèo lái và không còn được xem là trung tâm kháng cự. Ngay từ thời chiến tranh, nói chung, Vatican đã hòa giải với Cộng sản. Người tiền nhiệm của John Paul II, Giáo hoàng Paul VI, Paul VI, đã từng tuyên bố, một cách gần như là tự hào, rằng mình là người thực tiễn và ‘khó lòng theo đuổi một chính sách vẻ vang’ trong quan hệ đối với Xô viết. Bổn phận của ông là cứu vớt những gì có thể cứu vớt được, ông nói. Chủ nghĩa Cộng sản sẽ có mặt lâu dài nữa và những người Thiên chúa nào xui xẻo phải sống trong đế chế Xô viết sẽ phải chấp nhận điều ấy.

Nhưng trong một đất nước mà tuyệt đại đa số là những con chiên Thiên chúa thuần thành như Ba Lan, giữa Nhà thờ và Nhà nước có sự hòa hoãn không dễ dàng. Mặc dù rập khuôn cứng nhắc theo hệ thống thuộc đia kiểu Stalin như những nơi khác trong đế chế Xô viết, vẫn có một số khác biệt quan trọng giữa Ba Lan và các nước khác trong khối xã hội chủ nghĩa. Từng có những vụ đổ máu sau khi Xô viết ‘giải phóng’ Ba Lan vào năm 1945. Những người Cộng sản nắm lấy quyền lực bằng họng súng, như ở mọi nơi khác. Hầu hết những người trở về Ba Lan sau khi tham dự kháng chiến trong hàng ngủ những người không cộng sản do Tướng Wladyslaw Anders lãnh đạo đều bị giết chết. Nhưng về sau những vụ thanh trừng ít tàn độc hơn. Ba Lan không trải qua nổi kinh hoàng như Hungary, chẳng hạn, nơi mà có đến hơn 10 phần trăm dân số đã bị thảm sát hoặc, sau khi tra tấn bởi cơ quan mật vụ khét tiếng AVO, phải chịu thối rữa trong các trại giam.

Các đồng chí Ba Lan được các quan thầy của họ ở LBXV đối xử dễ dãi hơn đôi chút. Chỉ một phần mười đất đai bị tập thể hóa, là tỷ lệ thấp nhất trong khối xã hội chủ nghĩa. Giáo hội được ban phát một mức độ độc lập nào đó. Đảng thực thi một thỏa hiệp lịch sử với Giáo hội. Giáo hội được phép điều hành một ít trường học. Vào đầu năm 1975 Giáo hội Ba Lan có hai hồng y, 45 trường đạo, 73 giám mục, 13,392 nhà thờ, 18,267 linh mục, 35,341 tu sĩ và nữ tu cùng hai mươi triệu con chiên đi lễ mỗi tuần. Đây là tỷ lệ cao hơn đáng kể so với các quốc gia Thiên chúa có cùng dân số. Đại học Thiên chúa Lublin nổi tiếng trên thế giới với hơn 2,000 sinh viên. Giáo hội Ba Lan phái nhiều cha sứ đến Á châu và và Phi châu. Khoảng phân nửa đảng viên Đảng Cộng sản Ba Lan cho biết mình đi lễ nhà thờ đều đặn, dựa theo một cuộc thăm dò ý kiến. Con số thực tế chắc chắn lớn hơn nhiều, vì có nhiều người không dám nhận.

Những nghịch lí như thế có nhiều ở Ba Lan. Triết gia xưa kia thân cộng, Jean Paul Sartre, đã mô tả nó là miền đất của ‘chủ nghĩa siêu thực xã hội chủ nghĩa’ và nói rằng khi ông đến thăm Ba Lan vào những năm đầu thập niên 1970 ông khám phá một thế giới của ‘sự nghịch lý hoàn hảo’. Ba Lan, như ông nói, là

một đất nước bị giằng xé khỏi quá khứ bằng những biện pháp đầy bạo lực do những người Cộng sản áp đặt nhưng vẫn ôm chặt lấy quá khứ đó đến nổi thủ đô bị tàn phá bởi chiến tranh được tái thiết dựa theo những tranh vẽ của Canaletto . . . nó có một thủ đô nơi mà các công dân lại đến cư trú trong ‘thành phố cũ’ nhưng hoàn toàn mới . . . một đất nước tại đó tiền công trung bình chính thức hàng tháng không hơn giá của hai đôi vớ, nhưng không thấy cảnh nghèo đói . . . một nhà nước xã hội chủ nghĩa tại đó các lễ hội nhà thờ là lễ hội công cộng . . . một đất nước hoàn toàn vô tổ chức tại đó dù sao xe lửa chạy rất đúng giờ. . . một đất nước nơi sự kiểm duyệt và sự trào phúng cùng song hành . . . một đất nước duy nhất trong khối xã hội chủ nghĩa mà công dân của nó được quyền tự do mua bán đồng đô la Mỹ nhưng không được sở hữu . . . một đất nước tại đó người ta có thể nói với bồi bàn bằng tiếng Anh hay tiếng Đức và anh đầu bếp bằng tiếng Pháp, nhưng ông bộ trưởng chỉ được nói thông qua một thông dịch viên.

Đối với một người Mác xít chính thống Ba Lan hình như vô chính phủ cũng như đối với một nhà tư bản được nuôi dưỡng trên thị trường tự do. Nó khập khiễng từ khủng hoảng kinh tế này đến khủng hoảng khác, hoàn toàn phụ thuộc vào tiền vay từ phương Tây được bảo lãnh bởi – và đây là một phần siêu thực khác của chủ nghĩa xã hội Ba Lan – các ông chủ Đảng Cộng sản ở Điện Kremlin. Bây giờ thì xuất hiện một Giáo hoàng tường tận chủ nghĩa cộng sản từ những trải nghiệm sát sườn, và điều này khiến những người như Yuri Andropov lo âu.

Một trong những quyết định đầu tiên của Giáo hoàng là về thăm quê hương mình. Nếu cuộc bầu cử đã là một cú sốc cho nhân viên cơ quan KGB ở Lubyanka nó cũng gây sửng sốt không kém cho các con chiên ngoan đạo. Thế giới Thiên chúa giáo qua hàng thế kỷ đã quá quen thuộc với các giáo hoàng già nua người Ý. Còn giờ là một người đàn ông năng động 58 tuổi, trông hãy còn cường tráng. Ông ta tin rằng Chúa đã chọn một Giáo hoàng Ba Lan là có mục đích, và nổi đau mà Ba Lan phải chịu đựng trong thế kỷ 20 là có mục đích. Thời niên thiếu và thanh niên bi đát của ông là biểu tượng của lịch sử khổ đau của đất nước. Mẹ của Karol Wojtyla mất khi ông lên tám; ông mất anh em duy nhất của mình, anh trai Edmund, ba năm sau đó và người thân còn lại duy nhất, cha ông, mất trong chiến tranh khi Giáo hoàng tương lai chỉ là một thiếu niên mới trưởng thành. Ông được đào tạo trong vòng bí mật để làm một tu sĩ trong thời Quốc xã chiếm đóng.

Giáo hoàng John Paul có một năng khiếu tự nhiên về việc tính toán thời gian. Ông muốn tạo ra một sự khác biệt thực sự một cách nhanh chóng bằng một sứ mạng truyền bá Phúc âm có tính biểu tượng và trang trọng, tạo dấu ấn đầu tiên trong vai trò giáo hoàng của mình. Ở Ba Lan sự kiện ông thắng cử được chào đón trong niềm hân hoan tột độ. Các cấp chính quyền biết là không nên dẹp đi những lễ hội ăn mừng công cộng tưng bừng. Ngay cả một số người trong ban lãnh đạo Đảng cũng tỏ ra hãnh diện thầm kín khi một người Ba Lan được ngự trên ngai vàng của Thánh Peter. Một ngày sau khi Giáo hoàng được tiến cử ông trùm Đảng Cộng sản Ba Lan, Edward Gierek, điện về Moscow, chắc hẳn trong hi vọng hơn là với một xác tín: ‘Giờ Wojtyla về La mã là tốt rồi.’ Ông bảo Vadim Zagladin, một quan chức cao cấp có nhiều ảnh hưởng trong Văn phòng Quốc tế của Đảng Cộng sản Liên xô, ‘Nếu ở đây, ở Ba Lan, ông ta sẽ là một thảm họa. Ông ta có thể gây nhiều khó khăn cho chúng ta. Còn ở La mã, ông ta dù sao cũng ít nguy hiểm hơn . . . trong chừng mực ta có thể lợi dụng ông ta ở đó. Nói cho cùng, ông ta đã ‘xuất khẩu’ nhiều ý tưởng và nhận định lấy cảm hứng từ chủ nghĩa xã hội.’

Vào đầu tháng 11 năm 1978 Giáo hoàng ra lệnh cho các viên chức của mình bắt đầu thương thảo với chính quyền Warsaw cho chuyến viếng thăm chính thức sớm như có thể. Cuộc trao đổi rất tế nhị. Trong thâm tâm những người Cộng sản Ba Lan muốn từ chối nhưng biết là mình không thể. Từ chối người Ba Lan thăm viếng hình như không ổn về mặt chính trị. Họ tin mình sẽ gặp ít nguy cơ hơn nếu cho ông ta đến trong một chuyến viếng thăm được giám sát cẩn mật và nghĩ rằng có khi lại thu được một tiếng tăm nào đó khi cho phép dân Ba Lan được diện kiến người hùng của họ. Một số nhân vật nhìn xa trông rộng cảnh báo hậu quả có thể xảy ra nhưng bị phản bác. Người Xô viết phải được thuyết phục về chuyến đi này. Và họ đồng ý mà không vui vẻ gì. Lãnh tụ Xô viết Leonid Brezhnev bảo Gierek: ‘Hãy nghe lời tôi, đừng tổ chức cuộc tiếp đón nào cho Giáo hoàng. Chỉ tổ thêm rắc rối.’ Gierek trình bày về những áp lực trong nước mà ông phải chịu và nói mình không dám phủ quyết chuyến thăm này. Brezhnev miễn cưởng tán thành: ‘Thôi, ông cứ làm theo ý ông. Nhưng hãy thẩn trọng để không hối tiếc sau này.’

Các nhà lãnh đạo Ba Lan không sáng suốt lắm hối tiếc ngay lập tức khi chiếc Boeing của Giáo hoàng John Paul đáp xuống phi trường Warsaw vào khoảng 11 sáng thứ bảy ngày 2/6/1979. Giáo hoàng quì xuống, hôn mảnh đất dưới chân ông, rồi mở rộng vòng tay ban phép và được chào đón trong tiếng vổ tay vang dội của đám đông ngưỡng mộ. Một cơn nắng nóng hoành hành Ba Lan mùa hè đó. Nhiệt độ lên đến hơn 40o C. Giáo hoàng xuôi ngược khắp đất nước trong một tuần lễ. Một phần ba dân số bước ra đường để nhìn tận mặt ngài khi ngài đi qua. Dân chúng đứng đợi hàng giờ trong điều kiện nắng nóng đổ lửa dọc theo lộ trình ngài đi qua chỉ để được nhìn dáng ngài thoáng qua. Chuyến viếng thăm của ngài chứng tỏ sau ba thế hệ, Giáo hội Thiên chúa La mã dành được lòng trung thành của nhân dân Ba Lan mà người Cộng sản không hề có được. Hơn hai triệu người dự khán một số lễ ban thánh thể ngoài trời của ngài. Buổi nói chuyện cuối cùng của ngài vào 10/6, ở Krakow, theo ghi nhận của chính quyền, là cuộc tụ họp quần chúng lớn nhất tại Ba Lan. Các bài nói chuyện của ngài được soạn thảo cẩn thận. Các viện chức Vatican thỏa thuận với người Xô viết và chính quyền Ba Lan là Giáo hoàng John Paul sẽ không nói điều gì kích động mang ý đồ chống cộng. Nhưng đó là những bài diễn văn vô cùng mạnh mẽ vang dội trong tâm khảm những người lắng nghe. ‘Ta đến đây để nói về phẩm chất của con người,’ ngài nói trong một bài diễn văn của mình. ‘Về sự đe dọa đối với con người, về quyền con người. Những quyền không thể chuyển nhượng nhưng lại có thể dễ dàng bị chà đạp – bởi chính con người.’ Mọi người đều biết rõ ngài ám chỉ điều gì, mặc dù về kỹ thuật ngài không hề vi phạm thỏa thuận của mình.

Giáo hoàng như đùa cợt với chính quyền, vì không dám trả lời trước lời kêu gọi mạnh mẽ đầy cảm xúc và thông điệp hi vọng của mình. Ngài nắm bắt bản chất của mối quan hệ công cộng một cách bản năng. Truyền hình nhà nước, trong một phương thức vụng về điển hình, chỉ cho thấy đám đông chủ yếu là những nữ tu ngất xĩu hay những nông dân già cả. Thế là người dân Ba Lan bỏ TV, đi ra ngoài đường đến góc phố để hóng chuyện khác. Và việc làm của họ lại lôi kéo nhiều dân chúng ra đường hơn để gặp Giáo hoàng. ‘Vì sao con đi?’ một người tụ họp cố nói với Giáo hoàng. ‘Để ca ngợi Mẹ Bề Trên __ và để chọc tức bọn khốn nạn đó.’

Ngài gây cảm hứng cho dân chúng và kích động họ như chưa từng có ai làm được và ngài đã giáng một đòn trí mạng cho chủ nghĩa cộng sản – một sự kiện mà Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan, Tướng Wojciech Jaruzelski ghi nhận. Giáo hoàng không hề công khai nói như thế nhưng chuyến về thăm quê nhà thắng lợi của ngài đã là một lời hiệu triệu rõ ràng cho việc đứng lên chống lại áp bức hơn là kêu gọi hòa giải. Lời hiệu triệu đã được lắng nghe một vài tháng sau đó.

Một Thông Điệp của Hi Vọng

Đánh giá chương trình ổn định 1989 năm 2024

Vừa đặt chân xuống máy bay là Giáo hoàng John Paul II quì xuống hôn mảnh đất Ba Lan quê hương trong lần viếng thăm đầu tiên sau khi ông được bầu làm Giáo hoàng

Đánh giá chương trình ổn định 1989 năm 2024

Giáo hoàng được nhân dân Ba Lan đón tiếp vô cùng nồng nhiệt trong chuyến về thăm quê hương lần thứ nhất

BA

CÔNG ĐOÀN ĐOÀN KẾT

Gdansk, Ba Lan, thứ bảy, ngày 9 tháng 8 năm 1980

ANNA WALENTYNOWYCZ là một người phụ nữ nhỏ thó. Trong tuổi năm mươi mốt bà đã bắt đầu đẩy đà hơn một chút, nhưng trên khắp xưởng đóng tàu Lenin ngổn ngang, rộng lớn bà luôn được gọi thân mật là Anna ‘Bé Tí’. Mọi người trong xưởng đóng tàu đều biết rõ Anna, một trong những công nhân được ngưỡng mộ nhiều nhất. Một nhân vật lăng xăng đầy năng lượng và nhiệt tình, bà đã làm việc nơi đây trong suốt ba mươi ba năm. Giờ còn đúng năm tháng nữa là ba được nghỉ hưu.

Mồ côi trong chiến tranh thời Ba Lan bị chiếm đóng, bà trở thành một đảng viên cộng sản trung kiên. Từ những năm trưởng thành mơ ước của bà là xây dựng chủ nghĩa xã hội và nơi bà bắt đầu là tại xưởng đóng tàu Lenin. Bà là một công nhân gương mẫu, một thợ hàn chuyên chui vào những góc xó hẹp và sâu trong thân tàu nhờ dóc váng bé nhỏ trong khi các thợ khác không vào được. Ở tuổi hai mươi mốt, bà được phong ‘Anh hùng Lao động’. Trong năm 1950, thành tích của bà là đạt năng suất lao động bằng 270% chỉ tiêu – ‘một trong những giờ phút tự hào nhất của đời tôi.’

Sau muời sáu năm cầm đèn hàn, Anna được đưa lên vị trí trọng yếu hơn là điều khiền cần cẩu. Chỉ có một nhúm phụ nữ làm việc tại xưởng tàu – chuyên đóng những tàu chở hàng xuất khẩu sang LBXV – được giao nhiệm vụ vận hành bộ máy đắt tiền và nguy hiểm đó. Bà đã kết hôn, chỉ trong thời gian ngắn ngủi, vào năm 1964, sau đó chia tay với chồng. Năm sau bà phát hiện mình bị ung thư và chỉ còn sống được năm năm. Sau đó, trong khi dùng phóng xạ trị liệu, các bác sĩ bảo rằng họ đã chẩn đoán sai và cấp cho bà một chứng nhận sức khỏe tốt. Trong suốt những khủng hoảng cá nhân này bà vẫn luôn là một công nhân chăm chỉ, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Bà được mọi người quý trọng, nhất là các công nhân trẻ luôn nhờ bà giải quyết những khó khăn của họ. Bà luôn tận tình giúp đỡ hoặc có khi chỉ lắng nghe thông cảm những phàn nàn và rên rỉ của họ. Dần dần, bà bắt đầu mở mắt và nhìn ra những khiếm khuyết của thiên đường xã hội chủ nghĩa lý tưởng mà đất nước Ba Lan của mình đã rơi vào. Nhưng Anna không phải là một người nổi loạn bẩm sinh.

Năm 1970, một cơn thịnh nộ bùng lên ở Ba Lan, khi chỉ còn hai tuần là đến Giáng sinh, với một sự tính toán thời điểm cực kì đần độn, chính quyền cho tăng giá nhu yếu phẩm như thịt, bánh mì, sữa và trứng lên 36 phần trăm. Nổi loạn xảy ra trong một vài thành phố Ba Lan. Tệ nhất là ở Gdansk nơi cảnh sát bắn vào đám biểu tình không vũ trang bên ngoải xưởng tàu Lenin. Năm mươi bốn công nhân bị bắn chết.

Lúc này Anna vẫn chưa gặp rắc rối gì, cũng như trong làn sóng bất ổn sau đó ở Ba Lan vào năm 1976, trong đó hàng ngàn người bị bắt. Nhưng, như nhiều đồng bào của mình, càng chứng kiến cuộc sống hằng ngày trong nhà nước nhân dân Ba Lan bà càng trở nên quá khích. Bà luôn coi những công nhân đã hi sinh trong năm 1970 như là những ‘kẻ tử đạo’ và là một trong số người càng ngày càng tăng muốn có nến và hoa đặt trên mộ của họ trong lễ kỹ niệm ngày họ mất. Bà phát hiện một mưu mô gian lận qui mô lớn do các nhân vật chủ chốt trong ban điều hành công đoàn nhà nước thực hiện nhằm đút túi riêng.

Vào ngày Lễ Tháng Năm 1978 bà bước một bước đầu tiên, trở thành một nhân vật có vấn đề dưới con mắt của các cán bộ cộng sản lão thành ở Ba Lan. Bà gia nhập một nhóm được sáng lập vào ngày đó dưới cái tên dài ngoằng ‘Ủy ban Thành lập Công đoàn Tự do Duyên hải’. Chẳng bao lâu nó sẽ được đổi thành một cái tên lừng lẫy, hấp dẫn, Solidarnosc, tức Đoàn kết. Ủy ban khởi xướng một tạp chí, Công nhân Duyên hải, ngay trên trang bìa trước của ấn bản đầu tiên tuyên bố mục tiêu cốt lõi của mình: ‘Chỉ có nghiệp đoàn độc lập, trong đó có sự ủng hộ của công nhân mà nó đại diện, mới có cơ hội thách thức chính quyền. Chỉ khi nào họ có thể đại diện cho một quyền lực thì các cấp chính quyền khi đó mới chịu thương thảo một cách bình đẳng.’ Anna Walentynowycz là một trong số 65 nhà hoạt động kí tên vào hiến chương của tạp chí trong ngày thành lập.

Một đợt các bất ổn kỷ nghệ mới xảy ra vào mùa xuân và đầu mùa hè 1980 lại nhấn chìm Ba Lan. Các cuộc đình công bùng phát trong hàng chục xưởng máy trên khắp đất nước. Công nhân đường sắt Lublin, ở miền đông Ba Lan, phong tỏa lối cổng chính dẫn hành khách và hàng hóa đến LBXV. Cuộc đình công được dàn xếp khi Phó Thủ tướng, Mieczyslaw Jagielski, đích thân làm hòa khi tuyên bố chính quyền sẽ xuống thang. Nhưng chiến thuật quen thuộc mà chính quyền Ba Lan hay sử dụng trong suốt thập niên 1970 là mỗi lần chính quyền nhượng bộ một nhóm công nhân nào thì ở nơi khác họ lại giải quyết khốc liệt với nhóm khác. Lần này con mắt của chế độ nhắm đến Walentynowycz.

Khoảng giữa trưa bà được gọi lên phòng nhân sự của xưởng tàu và bị đuổi việc. Lý do là trong vài đêm vừa qua người ta bắt gặp bà lui tới những ngôi mộ khác nhau quanh Gdansk, góp nhặt những mẩu nến cùn. Bà dự định nối lại chúng để đốt trong dịp lễ kỷ niệm 44 ‘kẻ tử đạo’ vụ trừng trị năm 1970. Báo cáo cảnh sát kết bà tội ăn cắp. Nếu bị đuổi việc vì vi phạm kỹ luật bà sẽ mất hết tiền hưu trí, cho dù bà gần sát tuổi về hưu. Một cán bộ cấp thấp an ủi bà với giọng điệu né tránh quen thuộc của những cán bộ lão thành hèn nhát nhan nhản khắp nơi: ‘Tôi rất tiếc, nhưng biết làm sao được. Nếu không thi hành lệnh thì chính tôi cũng sẽ bị đuổi việc và rồi người khác cũng sẽ đuổi việc chị thôi.’ Bà đáp trả lại y với tinh thần của Đoàn Kết: ‘Thế nếu người khác cũng từ chối làm thế, rồi người khác nữa, và người khác tiếp theo cũng vậy. Thử hỏi tụi nó có thể đuổi việc hết mọi người không?’

Phản ứng sau đó thật nhanh chóng và quyết liệt. Năm ngày sau một lời kêu gọi đình công tại xưởng tàu được phát đi để ‘bảo vệ thợ cần cẩu Anna Walentynowycz . . . Nếu bạn không đình công, bạn sẽ thấy số phận mình rồi cũng sẽ như bà. ‘ Lời kêu gọi được ký bởi bảy nhân vật mà các công nhân nhận ra là những người cầm đầu chiến dịch yêu cầu điều kiện làm việc tốt hơn và, nhất là, yêu cầu được thành lập nghiệp đoàn độc lập nằm ngoài sự kiểm soát của Đảng Cộng sản. Cuộc khủng hoàng cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản Ba Lan đã bắt đầu, điển hình trong một nhà nước của công nhân, mà một công nhân lương thiện bị đối xử quá bất công tàn tệ.

BỐN

NGƯỜI THỢ ĐIỆN

Gdansk, thứ năm, ngày 14 tháng 8 năm 1980

MẶC DÙ ANNA WALENTYNOWYCZ là một nhân vật được nhiều người biết tiếng nhưng bị đối xử rõ ràng là bất công như thế, nhưng các nhà hoạt động ở Gdansk, những người đã rải truyền đơn kêu gọi đình công cũng không dám chắc các công nhân sẽ phản ứng ra sao. Các thị trấn lớn trên bờ biển Baltic suốt mùa hè đó tương đối yên tĩnh. Các chóp bu của Đảng bộ địa phương bắt đầu cho rằng có lẽ những rối rắm tệ hại nhất đã qua. Trong những ngày sau khi Walentynowycz bị đuổi việc, hàng trăm bản sao lời kêu gọi đình công đã được phát đi trên những chuyến xe điện và xe lửa chở công nhân đến làm việc ở xưởng tàu từ khu nhà tập thể bên ngoài. Cuộc đình công dự trù bắt đầu lúc bình minh.

Đúng 6 giờ sáng, giờ bắt đầu vào ca đầu tiên, khoảng 100 công nhân bắt đầu diễu hành qua xưởng tàu. Một số cầm biểu ngữ yêu cầu tái biên chế Walentynowycz và một nhóm người khác hò hét kêu gọi bạn bè tham gia. Dù không nhiều người xuống đường, nhưng ban quản lí cũng bắt đầu cảm thấy lo lắng. Nửa giờ sau số công nhân tham gia cuộc biểu tình đã tăng đến 500. Họ đến Cổng Hai của xưởng, một trong những lối ra chính, và chuẩn bị diễu hành vào thành phố. Đến đó họ do dự, nhớ lại vào tháng 12 năm 1970 thời điểm mà họ diễu hành vào trung tâm thành phố Gdansk để rồi sau đó 44 công nhân bị bắn chết. Trong lúc họ dừng lại giám đốc của xưởng tàu, Klemens Gniech, trèo lên một cần cẩu để nói chuyện với nhóm đình công. Gniech là một người năng động, dạn dày nhưng khá biết điều, được kính trọng, thậm chí được nhiều công nhân yêu quí. Trong lời phát biểu ôn hòa ông hứa sẽ cứu xét những yêu cầu của họ nếu các họ chịu trở lại làm việc. Trong một lúc hình như tất cả mọi người bắt đầu xiêu lòng. Có tiếng xầm xì bàn tán có lẽ nên trở lại làm việc. Đúng lúc ấy, một thanh niên béo lùn có râu mép leo lên cần cẩu kế bên chiếc cần cẩu Gniech đang đứng. Anh vổ vai viên quản lý và bắt đầu ứng khẩu: ‘Nhớ tôi không?’ anh hỏi. ‘Tôi đã làm việc ở đây mười năm và giờ vẫn cảm giác như mình là công nhân xưởng tàu Lenin. Tôi được sự tín nhiệm của công nhân ở đây, dù tôi đã mất việc bốn năm rồi.’ Anh tiếp tục nói về Walentynowycz và về việc cần thiết phải có một công đoàn độc lập. Đáp lại tiếng vổ tay và hoan hô vang dội, Lech Walesa kêu gọi một ‘cuộc đình công tại chỗ’. Ngay lập tức, ủy ban đình công được thành lập – với Walesa đứng đầu – và Gniech bèn rút lui. Ông ta bằng lòng thương lượng và để tỏ thiện ý ông phái chiếc limousine Volga đen bóng của mình đến đón Anna Walentynowycz từ nhà bà để tham dự cuộc thương lượng.

Đình công tại chỗ là một trong những vũ khí thành công nhất được nhóm Đoàn kết sử dụng nhiều năm sau đó. Đó là một chiến thuật được tính toán kỹ lưỡng, chủ yếu nhằm bảo vệ những công nhân đình công khỏi bị cảnh sát tấn công. Chiếm xưởng máy có hàng trăm công nhân sẽ đòi hỏi một chiến dịch quân sự – một hoạt động mắc mỏ và có nguy cơ gây đổ máu mà chỉ những chính quyền tàn bạo nhất mới không ngại làm. Nó cũng có những ưu điểm khác: nó giữ những máy móc đắt giá làm con tin và nó ngăn cản nhà quản lí sử dụng lực lượng lao động thay thế đám công nhân đình công. Về mặt tâm lý, hóa ra nó cực kỳ quan trọng vì nâng đỡ được tinh thần anh em công nhân khi cùng nhau ở trong một tình huống bị bao vây và nhắc nhở cho họ biết là mình còn có thể kiểm soát được nơi làm việc.

Cuộc đình công nhanh chóng lan rộng. Trong vòng vài giờ, các công nhân tại các xưởng ở Gdynia, cách đó vài cây số, cũng tham gia. Chẳng bao lâu họ được tất cả công nhân khác trong miền Gdansk khoảng 50,000 người ủng hộ. Chính quyền lập tức cắt bỏ mọi đường điện thoại nối các thị trấn ven biển Baltic với thế giới bên ngoài, trong một nỗ lực vô vọng nhằm hạn chế phong trào. Tất nhiên, không có đài truyền hình hay truyền thanh nào cho tin về cuộc đình công, nhưng mọi người ở Ba Lan đều biết tin đó.

Trong khi Walesa và những người lãnh đạo nhóm đình công đang tụ họp trong phòng thuyết trình ở trung tâm an toàn và sức khỏe của xưởng tàu để thương lượng với Gniech, thì điều kiện trong phần còn lại của xưởng càng lúc càng bức bách. Trong đêm đầu tiên hơn 2,500 công nhân đình công phải ngủ trên những tấm đệm bọt biển, nằm vắt vẻo trên các ghế dài trong các sảnh hoặc trong phòng y tế. Tâm trạng họ bất ổn, khắc khoải và sợ sệt. Đây không phải là cách mạng. ‘Chúng ta chỉ tranh đấu để được một môi trường làm việc tốt hơn, nhiều tiền hơn và đòi quyền đình công,’ Walesa tuyên bố. Không ai đề cập đến việc thách thức chủ nghĩa cộng sản. Tinh thần ủng hộ cuộc đình công dao động, tùy theo tin tức từ phòng thương lượng đưa ra. Gniech được sự chỉ vẽ của những ông trùm ở Warsaw và địa phương hãy cố câu giờ, nhưng cuối cùng cũng chịu nhượng bộ vừa đủ để kết thúc một thỏa thuận. Mục tiêu của họ, được sử dụng quá quen thuộc trong thế hệ vừa qua, là chia để trị. Họ muốn đi đến những thỏa thuận riêng lẻ với những nhóm công nhân khác nhau để không lúc nào những người tranh đấu có cảm tưởng mình đang là một khối thống nhất. Vào tháng 8 năm 1980 mánh đó gần như có hiệu quả.

Thời điểm then chốt đến vào ngày thứ ba, ngày 16. Sáng hôm đó ủy ban đình công của Walesa nhận được một gói thỏa thuận do Gniech mang tới. Theo đó họ đồng ý tái biên chế Anna Walentywycz và Walesa vào xưởng tàu, nâng lương lên 2,000 zloty một tháng (khoảng 7 phần trăm), tăng trợ cấp gia đình công nhân gần như ngang với cảnh sát và không bắt bớ bất kỳ công nhân đình công nào. Điểm nổi bật ấn tượng là yêu cầu phải dựng một bia kỷ niệm để vinh danh những công nhân đã chết vào Tháng 12 1970. Vào ngày thứ 7 đó, không khí căng thẳng lan rộng khắp Ba Lan, các ông trùm của Đảng chỉ muốn ổn định lại tình thế cho nhanh nên ngay cả sự nhượng bộ mang tính biểu tượng lớn lao này cũng được chấp nhận.

Nhưng gần như vừa bắt tay trên bản thỏa thuận thì nó liền tan vỡ giữa sự bối rối và hỗn loạn. Gniech thông báo trên loa phát thanh của xưởng là cuộc đình công đã kết thúc. Walesa vung nắm đấm lên không và tuyên bố: ‘Chúng ta đã chiến thắng.’ Nhưng rồi anh nhanh chóng cảm thấy có gì đó không ổn. Từng đoàn công nhân bắt đầu tiến ra cửa để về nhà. Nhưng có một số người trong đám đông hét lên ‘phản bội’ và ‘đi đêm’. Đám đông bổng dao động. Họ lúng túng trước một đại biểu của những công nhân địa phương khác cũng tham gia đình công. Những người này trông cậy vào xưởng tàu Lenin – một xưởng lớn nhất của vùng Gdansk – như ngọn cờ đầu của nền công nghiệp nơi đây để đạt được một thỏa thuận có lợi cho tất cả bọn họ. Một phụ nữ đẩy đà, vạm vỡ, tóc cắt ngắn, Henryka Krzywonos, từng là đội trưởng tài xế xe điện ở Gdansk. Chị ta không hùng biện cho lắm nhưng chị có thể phát biểu ý kiến mình một cách đanh thép. Chị khẩn khoản các công nhân xưởng tàu đừng ‘bán mình quá rẻ và bỏ mặc đồng chí của mình bơ vơ’. Chị nói họ không được để mặc các công nhân trong các khu công nghiệp khác cho chính quyền bụp từng người một. ‘Nếu các người bỏ rơi chúng tôi chúng tôi sẽ tiêu đời. Xe buýt không thể đối đầu với xe tăng.’

‘Vậy thì,’ Walesa nói, ‘nếu đa số quyết định như thế thì chúng ta sẽ tiếp tục đình công. Ai muốn tiếp tục?’

Toàn bộ gian phòng vang vọng tiếng hô ‘Tôi tiếp tục.’

‘Ai không muốn tiếp tục đình công?’ Chỉ có im lặng đáp lại.

‘Vậy chúng ta tiếp tục đình công . . . Đây là cuộc đình công đoàn kết. Tôi sẽ là người cuối cùng rời bỏ xưởng máy này.’

Lech Walesa lãnh đạo cuộc cách mạng đầu tiên của những công nhân thực sự. Người Bôn-sê-vich vào tháng mười 1917 cũng đã đứng lên nắm chính quyền theo cách như vậy nhân danh giai cấp vô sản. Là một công nhân bình thường, Walesa phải có một năng khiếu phi thường mới có thể nhìn ra bằng cách nào sức mạnh của công nhân đúng nghĩa có thể được sử dụng để chống lại những kẻ kế thừa Bôn-sê-vích.

Anh sinh ra vào ngày 29/9/1943 trong một ngôi làng nhỏ Popowow cách Warsaw khoảng 150 km về hướng tây-bắc. Anh không hề biết mặt cha. Ngay sau khi con sinh ra, Boelek Walesa, một người thợ mộc, bị lôi tới trại lao động cưỡng bách của Đức Quốc xã, và mất ở đó mười tám tháng sau đó. Mẹ của Lech, Feliksa, tái giá với em trai chồng, Stanislaw, một tập quán hoàn toàn thông thường ở Ba Lan tại thời đó. Lech ghê tởm dượng mình, mà anh thường cho là ‘tên bòn rút tiền’. Anh và ba anh em ruột của mình không hòa thuận với ba người em cùng mẹ khác cha. Rạn nứt trong gia đình là ‘một gánh nặng luôn phủ một bóng tối lên toàn bộ thời niên thiếu của anh’.

Feliksa cực kỳ sùng đạo. Walesa hay lặp lại câu, ‘Tôi được cho bú mớm đức tin từ bầu vú của mẹ tôi.’ Anh ghét sống ở miền quê ngay từ thời thơ ấu. Ông bà ngoại anh thời trước có tậu 150 mẫu đất, nhưng đất đai đã mất hết trong thời Đức chiếm đóng. Anh lớn lên trong cảnh bần hàn ở nông thôn. Nhà chỉ là một căn lều mái gỗ rạn nứt mà không hề được sửa chữa. Trong nhà chỉ có hai phòng dành cho tất cả mọi người _ hai người lớn và 7 đứa bé.

Walesa là một đứa trẻ điển hình của Cộng hòa Nhân dân, với tất cả hi vọng cao vút và nổi bất mãn đắng cay. Mối quan hệ bắt đầu với sự thỏa thuận hình như ngọt ngào. Anh, cũng như với nhiều người trẻ Ba Lan, đều muốn bỏ vùng quê đói khổ ra đi. Đảng/Nhà nước cũng mơ ước lập một trật tự mới cho mọi thứ và nhắm đến việc giảm số dân ở vùng quê để tạo ra một giai cấp lao động thành thị, không như nông dân, sẽ dể dàng trung thành với chủ nghĩa cộng sản hơn. Vế đầu thì có kết quả – Ba Lan được công nghiệp hóa với tốc độ chóng mặt. Nhưng vế sau thì không mấy thành công.

Walesa học kém ở trường. Anh thông minh nhanh nhạy nhưng kém tập trung, dễ lơ đãng. Sau tốt nghiệp – chỉ là bằng tiểu học thôi – anh tìm cách rời Popowo, và không bao giờ quay lại. Anh đến thị trấn lớn gần nhất, Lipno, tại đó anh theo học trường nghề. Lúc đầu anh theo học ngành cơ khí nhưng rồi sau đó chuyển qua nghề điện. Ở Lipno, anh tìm được việc làm ở POM, một trạm sửa chữa máy nông nghiệp. Năm 1964 anh đi nghĩa vụ quân sự hai năm và được lên chức hạ sĩ. Có lúc anh tính ở lại quân ngũ luôn nhưng rồi thôi. Thay vào đó anh chuyển về Gdansk – nguyên là đất cảng của Danzig – theo bước chân của hàng triệu người Ba Lan tìm đến thành phố trong đợt di dân thời hậu chiến. Đợt đầu tiên, ngay sau 1945 khi Ba Lan đòi lại lãnh thổ này sau cuộc chiếm đóng của Phát xít, nhằm tái định cư dân Ba Lan vào những vùng đất tại đó dân cư Đức bị đuổi đi một cách nhẫn tâm. Đợt thứ hai, vào thập niên 1960, mang dân chúng như Walesa vào thành phố như một phần trong chương trình biến Ba Lan thành một nhà nước xã hội chủ nghĩa công nghiệp tân tiến của người Cộng sản. Vào năm 1967 Walesa tìm được việc làm trong xưởng đóng tàu Lenin đang mở rộng. Bạn bè nhớ đến anh như môt thanh niên dí dỏm, nói nhiều, năng động với ít chính kiến. Anh có một số quan điểm cơ bản không thay đổi nhiều so với những năm thiếu niên. Anh là tín đồ Thiên chúa sùng đạo, chống Liên xô theo bản năng như hầu hết dân Ba Lan, và hoài nghi những lời tuyên truyền của nhà nước. Trong thời gian đó, anh là một người theo chủ nghĩa xã hội, nhưng không theo bất cứ hình thức ý thức hệ nào. Anh sẽ không, và chắc chắn là không thể, huyên thuyên về học thuyết Mác-xít, Lê-nin-nít. Nhưng anh coi trọng một bộ phận của chủ nghĩa xã hội và ý thức hệ của nhà nước công nhân. Anh tin vào tính ưu việt của giai cấp công nhân và tiếp tục tin như thế trong suốt hai thập kỷ.

Khi anh bắt đầu làm việc tại xưởng tàu Lenin, Walesa thuộc nhóm quí tộc của giai cấp vô sản. Các công nhân ở đó nhận mức lương cao nhất trong xứ, nhưng điều kiện làm việc thì tồi tàn. Hầu hết các nhà máy và hầm mỏ ở Ba Lan giống trong tác phẩm của Dickens hơn là thiên đường mà người Mác xít vẽ ra. Xưởng tàu Lenin, Walesa cho biết, ‘trông như một nhà máy chỉ toàn những công nhân rách rưới, hôi hám, không thể tắm hay đi tiểu trong nhà vệ sinh. Muốn đi tiểu thì phải leo xuống tận tầng đất nơi duy nhất có nhà vệ sinh phải mất ít nhất nửa giờ, nên chúng tôi bạ đâu đái đấy. Bạn không thể tưởng tượng được điều kiện làm việc bức xúc đến thế nào đâu.’

Những tiêu chuẩn an toàn thì thật kinh khủng. Tai nạn xảy ra thường xuyên. Không có ai quan tâm đến phúc lợi của công nhân. Ngay sau khi anh bắt đầu làm việc ở xưởng tàu xảy ra một sự cố nghiêm trọng trên Konopnicka, một tàu đánh cá đang được đóng suốt năm 1967. Tiến độ thi công đã làm trễ kế hoạch và 2,000 công nhân đang hì hục để con tàu được hoàn thành. Các qui định an toàn – gần như chỉ là trên lý thuyết – hoàn toàn bị phớt lờ do trong giai đoạn nước rút. Dầu rò rỉ xuống vỏ tàu và, sau một tia lửa của người thợ hàn, một tiếng nổ long trời vang lên. Hai mươi hai thợ điện đồng nghiệp của Walesa bị thiêu sống. Anh không hề hấn gì nhưng tai nạn đã làm thay đổi anh sâu xa. Anh trở nên nghiêm túc hơn và quan tâm nhiều hơn đến chính trị, nhất là quyền lợi của công nhân. Lần đầu tiên, anh trở nên tích cực trong hoạt động công đoàn nhà nước và tham gia ủy ban an toàn và sức khỏe trong xưởng. Các công nhân trẻ hơn, còn độc thân sống trong những khu nhà tập thể, ba hoặc bốn người một phòng. Nhà bếp và phòng tắm được chia sẻ với những người ở phòng khác được bố trí ở cuối một hành lang dài. Đó là những nơi gớm ghiếc, tồi tàn, bẩn thỉu. Hỏa hoạn xảy ra đều đặn trong khu tập thể nam – đặc biệt vào những ngày trả lương, theo kiểu cách Ba Lan các công nhân lại nhấn chìm nổi sầu vào men rượu vodka. Vây quanh các khu tập thể là các khu cư trú thê lương với những đường phố không đèn, không vỉa hè, những khoảnh đất bỏ hoang ngập ngụa rác rưới và mảnh kiếng bể. Các dịch vụ công cơ bản nghèo nàn làm sao.

Vào năm 1969 Walesa gặp gỡ và nhanh chóng kết hôn với một thiếu nữ tóc đen, nhỏ con, thon thả, trông yếu ớt và mảnh dẻ nhưng có một cá tính cương quyết và mạnh mẽ. Miroslawa Golos, một cô gái mắt nâu với nước da sáng, chỉ mới đến tuổi hai mươi nhưng trông còn trẻ hơn số tuổi. Cô làm việc trong một cửa hàng bán hoa gần xưởng tàu. Cô xuất thân từ gia đình nông dân nghèo giống như Walesa trong một ngôi làng nhỏ, Krypy, cách Gdansk một vài cây số. Cô thường ở lại lớp vì mắc bận việc đồng áng đỡ đần gia đình nên chỉ mới hoàn tất tiểu học. Nhưng cô thông minh, thực tế và cũng là một con chiên cực kỳ sùng đạo. Vào thời gian đó cô cũng căm ghét chủ nghĩa cộng sản có khi còn hơn Walesa, chủ yếu bởi vì đó là một chủ nghĩa vô thần. Ít lâu sau khi gặp nhau lần đầu tiên, Walesa đề nghị gọi cô bằng cái tên thứ hai, Danuta (gọi tắt là Danka). Walesa lên chức cha khi cuộc nổi loạn thực phẩm bùng nổ vào tháng 12. Anh là người quản lí phân xưởng của công đoàn nhà nước, nhưng đóng một vai trò nhỏ trong cuộc đình công. Anh không có tiếng nói cực đoan, mặc dù luôn canh cánh những ký ức về các ‘kẻ tử đạo’ của xưởng tàu ở Gdansk. Những cuộc chống đối này đã xô ngã lãnh tụ Đảng Cộng sản nắm quyền từ 1956, Wladislaw Gomulka, và làm lung lay chế độ. Gomulka là một trong các nhà Mác xít Đông Âu thú vị nhất – một nhân vật thông minh cực kỳ, đã bắt đầu việc cai trị của mình bằng nỗ lực dũng cảm là lèo lái đất nước theo con đường độc lập với Kremlin. Ông thất bại trong việc giải quyết các thảm họa có hệ thống trong nền kinh tế Ba Lan và tình trạng gần như là phá sản.

Khi Gomulka bị hất cẳng, Walesa đặt hi vọng vào người lãnh đạo mới của Ba Lan, Edward Gierek. Anh ngưỡng mộ phong cách hợp lý, thẳng thừng của Gierek, vốn từng là một người lao động chân tay. Hầu hết những người Cộng sản lãnh đạo Ba Lan xuất thân là trí thức – một giai cấp mà nói chung Walesa coi rẻ và thường dán nhãn hiệu ‘bọn ngốc ngông nghênh và hợm hĩnh đó’. Nhưng Walesa nhanh chóng vỡ mộng với Gierek, dù chứng tích vô sản của nhà lãnh đạo. Ông ta không thể làm gì nhiều hơn người tiền nhiệm để chấm dứt sự trượt dài của đất nước đến chỗ tiêu vong. Gierek cố gắng giành được sự ủng hộ của dân chúng bằng cách nâng cao đều đặn mức sống và ổn định giá cả. Có một thời gian ông ta thành công. Ông thường nói với người hầu cận mình ở nơi riêng tư một cách cay độc: ‘Được, ta sẽ cho chúng thịt và lời hứa hẹn để chúng câm miệng lại . . . hãy lấy xúc xích tọng vào mồm chúng.’ Nhưng ông ta chỉ có thể làm điều ấy không được bao lâu và biện pháp duy nhất là nhờ vào khoản vay lớn từ phương Tây, nhờ đó trợ cấp lương thực và tăng lương cho công nhân.

Nhưng điều đó không kéo dài lâu. Vào tháng 6 năm 1976 Gierek đối mặt với một cuộc khủng hoảng tiền mặt. Dù ông biết những nguy cơ về mặt chính trị liên can nhưng ông không thể nghĩ ra một phương cách nào khác trừ ra là tăng giá – 60 phần trăm lên bánh mì và sữa, 60 phần trăm lên thịt, 100 phần trăm lên đường. Ngay cả theo tính toán chính thức giá sinh hoạt lên gần đến một phần năm. Kết quả là các cuộc đình công bắt đầu nổ ra, dọc theo bờ biển Baltic, ở Warsaw và nơi khác. Lần này thì Walesa ở trung tâm của các sự kiện. Anh bắt đầu diễn thuyết đều đặn trước đám đông, và nhận ra rằng đối với một người ít học mình cũng có biệt tài hùng biện. Anh mưu trí, dí dỏm, và đôi khi thô lỗ, nhiệt tình với người khác và luôn luôn có phong thái của một người bình thường, một người của nhân dân. Anh xuất sắc khi phát biểu ứng khẩu tùy hứng. Nhưng khi cố gắng đọc một bài viết sẵn giọng anh cứng nhắc và rỗng tuếch. Anh lớn tiếng chỉ trích công đoàn nhà nước, mà theo anh không phải là đại diện cho công nhân mà cho những ông chủ. Một bài diễn văn nảy lửa vào mùa đó đã khiến anh gặp rắc rối. Anh bị gọi đến văn phòng giám đốc, tại đó anh gặp Klemens Gniech, khi đó mới nhậm chức, đang ngồi và hai sĩ quan SB, Cơ quan Mật vụ Ba Lan, đứng kèm hai bên. Họ bảo anh giữ mồm miệng nơi công cộng. Anh từ chối. Đội an ninh xưởng tàu đến và lôi anh ra ngoài cổng chính. Một tháng sau anh nhận được thông báo cho nghỉ việc.

Ở nơi khác trên Ba Lan, nền công nghiệp đang trong tình trạng bị bao vây. Các công nhân từ xí nghiệp máy kéo Ursus rộng lớn ở vùng ngoại ô Warsaw, một trong những công xưởng lớn nhất xứ, diễu hành đến các tuyến đường sắt xuyên lục địa và làm ngừng chuyến tàu Tốc hành Paris-Moscow. Ở Radom, một thành phố tây nam Ba Lan, các công nhân từ xưởng sản xuất vũ khí đình công. Vào ngày 25 tháng 6, khi họ biểu tình trên đường phố yêu sách thương lượng với ban quản lí của mình, cảnh sát khai hỏa bằng vũ khí bán tự động. Trong cuộc nổi loạn sau đó một đám đông nổi cơn thịnh nộ, đốt phá trụ sở Đảng Cộng sản. Mười bảy người bị giết chết và hơn 2,000 người bị bắt. Tối đó Thủ tướng, Piotr Jarozsewicz, gương mặt lo âu, xuất hiện trên truyền hình và thông báo ông sẽ thu hồi lệnh tăng giá ‘để cứu xét và tư vấn với giới công nhân’. Trật tự được lặp lại và công nhân dật dờ trở về nơi làm việc. Nhưng bọn cảnh sát và an ninh trả thù các công nhân Ursus và Radom. Trong những tuần sau đó tại các nhà giam và trung tâm cải tạo được thiết lập vội vàng, gần một ngàn người bị bắt trước đó bị đánh đập và tra khảo. Hàng trăm người bị bắt ‘chạy khám sức khỏe’, một lối nói diểu cợt ác độc chỉ một kiểu tra tấn trong đó các tù nhân phải chạy giữa hai hàng mật vụ du côn cầm dùi cui đập tới tấp. Walesa thoát khỏi trò trừng phạt này và anh thổ lộ vài năm sau đó, ‘Đáng lẽ tôi đã bị tóm đến cả trăm lần.’ Thường trong những lần bị thẩm vấn ngắn hạn, đôi khi với hàng tá những nhà hoạt động công đoàn khác, anh bị nhốt theo lệnh tạm giam 48 giờ. Anh đi tìm những công việc lặt vặt về điện để kiếm sống, khó khăn lắm mới nuôi đủ các miệng ăn. Sau đó, anh tìm được công việc thường xuyên là công nhân cơ khí tại ZREMB, chuyên sản xuất nông cụ. Để kiếm thêm tiền, anh đi làm chui, sửa ô tô cũ.

Anh bắt đầu tự học – về lý thuyết chính trị, kinh tế học, lịch sử và luật. Mặc dù coi thường các nhà trí thức, anh tin tưởng mạnh mẽ vào học vấn. Anh lanh lợi hơn và hiểu biết rộng hơn so với vẻ bề ngoài. Walesa bắt đầu dự các buổi họp mặt do nhóm những nhà tư tưởng bất đồng chính kiến KOW (Ủy ban Bảo vệ Công nhân) tổ chức. Những nhân vật lãnh đạo của KOW là triết gia kiệt xuất Jacek Kuron và nhà báo kiêm sử gia Adam Michnik. Cả hai từng là người Cộng sản nhưng bị tống giam vì tội xúi giục nổi loạn, chủ yếu vì chỉ trích Đảng từ cánh tả duy tâm. Kuron, chẳng hạn, lập luận rằng đế chế Xô viết đang nằm trong tay một giai cấp mới quan liêu mà nỗ lực không vì lợi ích của ai trừ của chính mình. Ông muốn một cuộc cách mạng sẽ lọai trừ khỏi xã hội bọn ‘cách mạng lão thành ăn bám’ và sáng tạo một nhà nước mới của công nhân. Bọn ăn bám vùng lên trả thù và ông bị tống giam ba năm.

Mục tiêu chính yếu của KOR là giúp các công nhân của Ursus và Radom đã bị giam trong các cuộc nổi dậy 1976. Đó là tổ chức đầu tiên thuộc loại này trong thế giới xã hội chủ nghĩa. Các nhà hoạt động KOR – nhanh chóng lên đến 150 người – giúp đỡ về tài chính và hỗ trợ pháp lý cho gia đình người bị nạn. Mục tiêu dài hạn của tổ chức là vun đắp sự thống nhất giữa giới trí thức và công nhân – con đường duy nhất mà Kuron và các bạn chiến đấu của mình tin rằng Chủ nghĩa Cộng sản cuối cùng sẽ bị thách thức. Đó là ý tưởng mà nhà lãnh đạo còn non trẻ của công nhân, Lech Walesa, luôn tâm đắc. Một trong những mạo hiễm thành công nhất của KOR là thành lập ‘các đại học bay’. Việc dạy tại các đại học công là chính thống, cứng nhắc và các bài giảng được theo dõi cẩn thận. KOW thành lập một ban giảng huấn gồm các nhà văn, học giả và nhà tư tưởng tự nguyện, đi khắp xứ tổ chức các nhóm thảo luận với công nhân. ‘Các bài giảng’ được tiến hành không chính thức tại tư gia.

Karol Wojtyla và một số ít các tu sĩ Thiên chúa giáo khác bắt đầu móc nối với các nhà lãnh đạo KOR – Tổng Giám mục thường xuyên đi từ Krakow ngụy trang như dân thường để đến gặp họ tại căn hộ ở Warsaw của nhà văn Bohdan Cywinski. Đây là một sự kiện có ý nghĩa vì giới tu sĩ của nhà thờ, vốn có truyền thống bảo thủ, và những nhà trí thức cánh tả, thường là người Do thái, thường giữ kẻ với nhau. Tin đồn về sự ủng hộ của Tổng Giám mục dần dần được nhiều người biết đến. Vào tháng 5 năm 1978 khi Stanislaw Pyjas, một nhà hoạt động KOW là sinh viên ở Krakow, chết trong nhà tù của cảnh sát mật vụ, Tổng Giám mục tổ chức một buổi lễ ban thánh thể cho anh trước một cử tọa được cho là đến 20,000 người.

KOR là cha đỡ đầu của tổ chức Công đoàn Tự do mà Walesa gia nhập, cùng với Walentynowycz, ngay khi nó mới thành lập. Nhưng dù anh được biết đến nhiều trong số các công nhân ở Gdansk, lúc đầu Walesa không được nổi bật ngay như một nhà lãnh đạo mặc nhiên. Mà hình như người đó là Andrrzej Gwiazda, một người đàn ông cứng cỏi, dè dặt, đã lên kế hoạch vụ đình công xưởng tàu và vạch ra những nét chính của tiến trình. Trong suốt hai năm, ông là người phát ngôn cho phong trào công đoàn tự do ở Gdansk. Hai người đàn ông này ghét nhau ra mặt. Gwiazda có đôi mắt sắc bén, dữ dội, một khí chất nồng nhiệt và là một người cực đoan thực sự. Còn tính khí thoải mái, dễ gần của Walesa cho thấy một con người thực tiễn, quyết đoán và nắm vững nghệ thuật hòa giải. ‘Lech là một nhà chính trị một trăm phần trăm,’ Michnik thường nói như vậy. Gwiazda và cô vợ Joanna cũng cứng cỏi không kém tổ chức các cuộc họp của Công đoàn, trả lời điện thoại, vận hành máy photocopy. Ông thì viết lời kêu gọi hô hào công nhân ủng hộ Anna Walentynowycz và làm sao cho dân chúng hiểu rõ điều đó. Ông nghĩ mình sẽ là người lãnh đạo cuộc đình công. Nhưng tất cả đã thay đổi vào thời điểm Walesa trèo qua hàng rào bao quanh xưởng tàu Lenin vào buổi sáng sớm 14/8/1980 để trở về với đội ngũ của mình. Từ đây cho đến một thập niên sau anh là nhà lãnh đạo không tranh cãi của người lao động Ba Lan.

Qua mặt Gwiazda là việc dễ dàng. Việc khó hơn nhiều còn ở phía trước. Mục tiêu của Walesa là gây tổn thất cho chế độ vừa đủ để được công nhận quyền thành lập công đoàn tự do, nhưng không gây đổ vỡ cho hệ thống. Mối lo chính của ông là sự can thiệp bằng xe tăng của người Xô viết như họ đã từng làm trước đây mỗi khi cảm thấy đế chế mình bị đe dọa nghiêm trọng. Walesa và các cố vấn thận trọng tránh đặt yêu sách quá nhiều. Họ nhấn mạnh là mình không nhắm đến việc nổi dậy, mà thực chất chỉ là tranh cãi về nghề nghiệp và họ không muốn có công nhân Ba Lan nào làm kẻ tử đạo thêm nữa.

Trong suốt ba tuần sau Ba Lan hầu như tê liệt trong một cuộc tổng đình công. Không có xe lửa hoạt động hoặc xe tải chạy trên đường. Thủ đô Warsaw và các thành phố khác không nhận được thực phẩm. Lần này cuộc đình công được củng cố – chính quyền không thể chia rẽ công nhân, như trước đây, hoặc đạt được những dàn xếp cục bộ tại các khu vực. Gierek, lo sợ vị trí của mình bị lung lay, lập tức phái những quan chức chóp bu của mình đến Gdansk để thương thuyết. Điều này càng củng cố vị thế lãnh đạo của Walesa trong lực lượng đình công. Anh chứng tỏ là một nhà thương thuyết sắc sảo, mưu trí. Mặc dù thâm tâm không coi trọng giới trí thức, anh vẫn vời hai nhà trí thức từ Warsaw đến để làm cố vấn cho mình và kiểm tra tỉ mỉ nội dung văn bản thỏa thuận. ‘Chúng tôi chỉ là công nhân,’ anh thường nói với giọng nhũn nhặn giả tạo và chỉ cốt để lấy lòng công chúng. ‘Những người thương thảo của chính quyền đều tinh ranh. Chúng tôi cần được người hỗ trợ mình.’ Bronislaw Geremek, một học giả hút ống điếu chuyên về lịch sử trung cổ, và Tadeusz Mazowwiecki, biên tập viên của tập san Thiên chúa Wiez có mối quan hệ tốt với Giáo hoàng, đến Gdansk và bắt đầu đảm nhiệm vai trò cố vấn thân cận của Walesa. Một thỏa hiệp lịch sử cuối cùng được ký kết vào ngày 31 tháng 8. Lần đầu tiên trong khối Xô viết Thỏa hiệp Gdansk cho phép công nhân được quyền chọn đại diện cho mình, quyền lập ra các hiệp hội tự do, và quyền đình công. Đối với Walesa đây quả là những nhượng bộ sinh tử của những người Cộng sản. ‘Chúng ta đã không liều mình chỉ để xin xỏ vài ngàn zloty. Đây thực sự là một thắng lợi đáng giá,’ anh nói. Một tháng sau chính quyền Ba Lan hợp pháp hóa công đoàn tự do mới, giờ đây mang tên Công đoàn Đoàn kết (CĐĐK). Walesa đã giành được một thắng lợi độc nhất và tên của anh nằm trên cửa miệng của mọi người trên khắp thế

giới.

Các ông trùm trong Điện Kremlin thất kinh. Người Ba Lan đang thách thức huyền thoại thiêng liêng nhất làm trụ cột cho đế chế của họ – đó là LBXV hành động vì giai cấp công nhân. Họ khiếp sợ khẩu hiệu mà CĐĐK công nhận, nghe như âm vang có tính toán của Marx và Engels: ‘Công nhân tất cả các xí nghiệp – Đoàn kết lại’. Họ nổi sung vì các thái thú mà họ đã cắt đặt ở Warsaw, đáng lẽ phải cai trị vì lợi ích của Moscow. Các đồng chí Ba Lan đã tỏ ra yếu đuối và bất tài. Theo quan điểm của Kremlin, điều đó không có gì là bất thường. Nhiều năm liền Ba Lan đã là thuộc địa gây rối nhất, thuộc địa gây khó khăn nhất cho họ trong việc giữ gìn trật tự xã hôi chủ nghĩa. Nhưng đó cũng là một đất nước lớn nhất, với dân số bốn chục triệu người, và giáp ranh với các nước cộng hòa trong LBXV mà lòng trung thành của họ đối với Liên bang luôn bị nghi ngờ. Các thủ lĩnh của Đảng lo lắng ‘căn bệnh CĐĐK’ sẽ lây lan và bắt rễ ngay chính trong LBXV. Ở cộng hòa Lithuana và Latvia đã có một số bất đồng chính kiến dám thốt ra những lời báng bổ như là yêu sách được thành lập những công đoàn tự do trong các nước cộng hòa vùng Baltic. Theo giới quân đội, Ba Lan được coi là trọng yếu về mặt chiến lược, là con đường cung cấp chủ yếu cho 200,000 lính Xô viết ở Đông Đức.

Nhưng họ là những lão già mõi mệt thiếu sức sống, thiếu ý chí và óc tưởng tượng để giải quyết cuộc khủng hoảng họ biết đang nằm trên vai mình. Những người ra quyết định ở Điện Kremlin tất cả đều quá 60 hoặc quá 70 và hầu hết đều kém sức khỏe. Siêu Trùm – là trùm của các ông trùm hơn cả Sa hoàng – hiện giờ vẫn là Leonid Brezhnev giờ đã 76 tuổi. Những người khác tuân phục ông ta, ngay cả khi ông đang lẩm cẩm và không thể làm việc quá một tiếng một ngày. Không có quyết định quan trọng nào mà không có sự chấp thuận của ông trong vai trò của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Xô viết. Vào cuối đời ông trở thành một nhân vật lố bịch đang nắm quyền một trong hai siêu cường của thế giới. Nhưng trước đây không phải lúc nào cũng thế. Trong hơn một thập niên sau khi ông giành lấy quyền lực vào năm 1964 từ tay Nikita Khrushchev ông là một người ấn tượng và đầy nghị lực, có tài năng về nhiều mặt. Có thể ông không mấy trí thức nhưng bản năng biết rõ bản chất của quyền lực và không ai tường tận hơn ông về cách thức bộ máy Xô viết hoạt động.

Brezhnev từng là người vai hùm lưng gấu, sức mạnh vô song và thân thể cường tráng. Nhưng từ 1974 ông bắt đầu mắc chứng xơ cứng động mạch não và đã bị một loạt các tai biến. Ông sẩy chân khi đang đi và nói năng lắp bắp. Khi bị căng thẳng quá độ ông bị choáng. Căn bệnh đã thay đổi sâu sắc cá tính ông. Trước đây khi còn khỏe mạnh, ông có nét duyên dáng dễ gần, một tố chất vui vẻ và có óc khôi hài. Ông trở thành một ông già quạu quọ khi hệ thần kinh ông sụp đổ. Ông giờ đây luôn trong tâm trạng đen tối, nặng nề và hay bật khóc một cách vô cớ. Ông bắt đầu mắc chứng mất ngủ kinh niên. Bệnh trạng của Brezhnev càng thêm trầm trọng khi ông liên tục dùng thuốc ngủ và thuốc an thần có chứa chất gây nghiện. Đôi lần ông bị hôn mê vì uống quá liều, và sau đó là những ngày lờ đờ phờ phạc. Các bác sĩ của ông tạm ngưng thuốc, nhưng đám hầu cận nịnh hót lén lút đưa thuốc cho ông mà không cho bác sĩ biết. Ông lúc nào cũng uống thuốc với rượu vodka Zubrovka. Các bác sĩ và các cận vệ an ninh trung thành biết thế nên thường pha nước lã với vodka. Brezhnev thỉnh thoảng nhìn vào ly rượu và nói, ‘Có gì không ổn về thứ vodka này.’ Bác sĩ chính của Kremlin, Yevgeni Chazov, kết luận rằng ‘căn bệnh của Brezhnev đã đóng góp vào sự sụp đổ của giới lãnh đạo quốc gia.’

Ông ta suốt ngày dựa người vào ghế trường kỷ vây kín chung quanh là các cận thần, đứng đầu là người bạn nối khố, Konstantin Chernenko, mà Brezhnev đã chỉ định là sẽ cầm đầu Đảng Cộng Sản. Brezhnev thường khoái lái những ô tô tốc độ cao. Ông có một bộ sưu tập lớn những ô tô hiệu BMW mà ông thường lái rất nhanh trên những con đường hẹp cheo leo quanh biệt thự của mình ở Crimea. Giờ đây trò giải trí ưa thích của ông là chơi đô mi nô với tên cận vệ Alexander Ryabenko. Ông càng lúc càng thích khoa trương. Vào thời điểm ông chết ông gom lại số huy chương và bằng danh dự của mình, còn nhiều hơn của Lenin, Stalin và Krushchev cộng lại. Toàn bộ những quyển sách lịch sử viết về thành tích chiến đấu của ông – đúng hay sai không ai biết – trong đó các nhà viết tiểu sử đã khẳng định một cách vô lý là chúng đã góp phần quyết định trong việc đánh bại Hitler.

Dù rõ là Brezhnev đang trên đà suy sụp trầm trọng nhưng sự thật về tình hình sức khỏe của ông là tin tức tuyệt mật chỉ những một số ít người trong Kremlin được biết, những người thân trong gia đình và một số cận vệ trung thành phải tuyên thệ câm miệng. Chính quyền dùng mọi cách để che đậy nhân dân Nga khỏi các thông tin lan truyền về tình trạng suy nhược của ông và chuẩn bị cho việc ông xuất hiện trước công chúng. Vào những ngày lễ thiêng liêng của chủ nghĩa xã hội, Lễ Tháng Năm và 7 tháng 11, ngày lễ kỹ niệm chính thức Cách Mạng Bôn-sê-vich, những thang nâng được thiết kế đặc biệt giúp ông đi lên Lăng Lenin ở Quảng trường Đỏ. Ông cương quyết ra mặt để cho thế giới biết là LBXV vẫn còn an toàn. Thậm chí ông còn xoay sở để đọc diễn văn khá đều đặn mặc dù các bác sĩ của ông sau này công nhận rằng họ không hề dám chắc là ông làm được. Các tay soạn diễn văn được chỉ thị không được sử dụng những từ mà ông khó phát âm. Các bác sĩ luôn mang theo máy hồi sinh túc trực bên ông ở bất cứ nơi nào ông đến. Charov, bác sĩ riêng của Brezhnev, tháp tùng màn kịch này một cách miễn cưỡng. Những cố gắng nhằm che đậy tình trạng sức khỏe của Tổng Bí thư không chỉ là một trò giả đạo đức mà còn tàn ác’, ông cho biết sau này.

Bộ ba đầu sỏ của Đảng quyết định những vấn đề hằng ngày của LBXV. Yuri Andropov được cho là người sẽ thừa kế. Không có người đứng đầu KGB nào trước đây đã leo lên chức vụ tối cao như thế trong LBXV, nhưng thủ lĩnh điệp viên 69 tuổi đầy thủ đoạn này đã mưu tính cẩn thận nhiều năm liền để cố chiếm lấy vị thế độc tôn này. Y phải nhanh chân lên vì đã được chẩn đoán mắc bệnh thận nghiêm trọng, biết rằng mình không còn nhiều thời gian. Y là người đầu tiên được báo cáo chi tiết về mức độ bệnh tật của Brezhnev, nhưng vẫn cố giấu kín thông tin cho riêng mình một thời gian dài, viện lý do bảo Chazov phải ém nhẹm. ‘Vì bình ổn của đất nước và của nội bộ Đảng, vì lợi ích của nhân dân, chúng ta phải giữ im lặng,’ y bảo với viên bác sĩ. ‘Nếu nổ ra một cuộc tranh giành quyền lực trong điều kiện vô chính phủ, tại một thời điểm quyền lãnh đạo không được củng cố, có thể dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế và toàn bộ hệ thống.’ Andropov có một bộ óc sắc sảo và vô cùng nhạy cảm trước những nguy cơ ‘đánh mất’ bất kỳ nhà nước chư hầu nào của khối Đông Âu. Y đã từng là Đại sứ Xô viết tại Hungary vào năm 1956 và đóng một vai trò quan trọng trong việc đàn áp tàn bạo những người vùng dậy, khi đó 2,500 người Hung đã bị tàn sát. Năm 1968 y có tiếng nói mạnh mẽ trong việc ủng hộ hành động quét sạch phong trào Mùa Xuân Prague. Andrei Gromyko, 71 tuổi, đã từng là Ngoại Trưởng trong hơn một phần tư thế kỷ, một gương mặt nghiêm nghị, cứng cỏi của nền ngoại giao Xô viết, mà các chính quyền phương Tây thời gian đó cho y biệt danh là ‘Đồng chí Nyet’. (Nyet là từ Nga, nghĩa là ‘Không’). Thống chế Dmitri Ustinov, 72 tuổi, Bộ trưởng Quốc phòng, là một quân nhân kỷ cương, có quan điểm cực kỳ chính thống. Ông từng đạt danh hiệu anh hùng trong Thế chiến II, trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, nhưng không phải vì chiến đấu. Ông là người tổ chức thành công việc di tản công nghiệp quốc phòng Xô viết về miền đông đến Siberia, đóng góp to lớn cho thắng lợi sau này của người Nga. Ông còn có tiếng nói quyết định trong phức hợp công nghiệp quân sự – từ năm 1980 người Xô viết đã sản xuất được 350 chiến đấu cơ, 2,600 xe tăng và trọng pháo và 350 đầu đạn hạt nhân mỗi năm.

Một quyết định then chốt mà người Xô viết đang đối mặt là phải làm gì với Ba Lan. Việc này phải do giới chóp bu của Đảng quyết định. Mặc dù khả năng tập trung và quyền lực của Brezhnev đã sút giảm, nhưng quyền quyết định những việc tối yếu vẫn nằm trong tay của ông. Người Xô viết biết tường tận về từng giai đoạn trong tiến trình thỏa thuận mà Gierek tiến hành với CĐĐK. Họ luôn nhận được thông tin từ các người Cộng Sản Ba Lan và người của họ tại đó, Đại sứ Boris Aristov. Họ không thích chút nào nhưng đành phải bực bội chấp nhận. Như Aristov báo cáo, đó là cách duy nhất để đưa người Ba Lan trở lại làm việc.

Thỏa hiệp Gdansk vừa mới ráo mực người Xô viết đã bắt đầu tìm cách lật ngược. Họ coi Thỏa hiệp chỉ là một cách tháo lui chiến thuật. Andropov ra lệnh cho các phụ tá của mình ở Lubyanka thảo ra kế hoạch đáp trả các đồng chí của mình ở Warsaw. Đúng ba ngày sau khi thỏa hiệp Gdansk được ký một thông điệp tối mật được gởi đến Gierek và ban lãnh đạo Ba Lan. Văn bản này đã được Brezhnev, Andropov và Gromyko phê chuẩn và chỉ một số ít quan hầu cận ở Kremlin được biết. Đó là một lời cảnh báo nghiêm khắc rằng các người Cộng Sản Ba Lan phải đán áp thẳng tay CĐĐK, không cần biết đã ký thỏa hiệp nào với họ. Thỏa hiệp Gdansk, lời cảnh báo nói:

Là một giá quá cao về kinh tế và chính trị cho sự ‘ổn định’ mà các ông đạt được. Tất nhiên chúng tôi hiểu rõ trong điều kiện gì khiến các ông phải chấp nhận quyết định khó khăn này. Thỏa hiệp thực tế có nghĩa là hợp pháp hóa sự chống đối chủ nghĩa xã hội. . . . Bây giờ nhiệm vụ của các ông là phải chuẩn bị một cuộc phản công, và giành lại vị thế đã mất trong giai cấp công nhân và trong quần chúng . . . Phải ra sức hạn chế hoạt động và ảnh hưởng của cái gọi là nghiệp đoàn ‘tự trị’ . . . Phải tích cực xâm nhập vào cái gọi là nghiệp đoàn ‘tự trị’ bằng những đảng viên trung kiên của Đảng . . . Trong những điều kiện này, các ông cần phải vạch ra rõ ràng những giới hạn của những điều được phép làm. Các ông phải tuyên bố công khai rằng luật pháp ngăn cấm những phát ngôn chống chủ nghĩa xã hội.’

Nhưng Gierek và bọn tùy tùng không thích chút nào khi buộc phải lao vào một xung đột mới với công nhân Ba Lan mà họ cho là sẽ thua trận. Thay vào đó họ thở phào nhẹ nhõm khi các cuộc đình công đã qua – nên bắt đầu buông xuôi. Ở Moscow những ông trủm mất kiên nhẫn. Họ họp bên trong Điện Kremlin vào 29/10 với một nhất trí chung là ở Ba Lan hiện xảy ra một vụ ‘phản cách mạng’, phải bị quét sạch. Brezhnev thấy rằng sự kiện này đủ quan trọng để ông thân chinh đến Ba Lan. Ông phàn nàn là ‘Walesa đang đi từ đầu này đến đầu kia của đất nước giữa sự tung hô của toàn nhân dân Ba Lan. Chính quyền không làm gì để ngăn chận sự hổn xược này . . . Các người lãnh đạo Ba Lan vẫn nín lặng và báo chí cũng vậy. Ngay cả truyền hình cũng không đứng lên chống đối các phần tử chống-chủ nghĩa xã hội này.’ Thành viên mới nhất và trẻ nhất của nhóm lãnh đạo Xô viết, Mikhail Gorbachev, tán thành. Ông nói, ‘Chúng ta nên nói công khai và kiên quyết với các người bạn Ba Lan của mình. Cho đến lúc này họ cũng chưa tiến hành những bước cần thiết. Họ vẫn trong vị thế phòng vệ và họ không thể giữ vững nó lâu – cuối cùng họ có thể bị lật đổ.’

Gromyko còn giận dữ về sự tiếp đón nồng hậu của dân chúng dành cho Giáo hoàng vào năm ngoái. Y kết án các thầy tu Ba Lan kích động dân chúng hành động như những ‘tên côn đồ chính trị’ và xúi giục những ‘cuộc gây rối phản cách mạng’. Y nói, ‘Đảng Cộng Sản Ba Lan không đấu tranh kiên quyết . . . sự việc đã đến đỉnh điểm khi có hàng ngàn hàng vạn người sẵn sàng quì gối trước Giáo hoàng La mã.’

Ngay lúc đầu, người Nga nghĩ ngay đến câu trả lời bằng hành động quân sự, loại giải pháp nhẫn tâm họ đã từng sử dụng nhiều lần khi họ nhận thức được mối đe dọa cho khối xã hội chủ nghĩa. Phản ứng đầu tiên của họ là ra lệnh cho Tổng Tham mưu Xô viết thảo ra kế hoạch xâm lược qui mô lên toàn Ba Lan. Nhưng rồi họ nhanh chóng bác bỏ sự can thiệp quân sự. Các mối khó khăn thì chồng chất. Họ không muốn quan hệ với phương Tây sẽ xấu đi và họ biết là dân Ba Lan sẽ đứng lên chiến đấu. Thay vào đó người Xô viết ra sức hù dọa dân Ba Lan là họ sẽ xua xe tăng, hi vọng như thế sẽ làm cho giới lãnh đạo Ba Lan tự hành động. Đây là một âm mưu tinh tế. Những tướng lãnh cao cấp trong tất cả các xứ thuộc khối Hiệp ước Warsaw được triệu tập đến Moscow vào ngày 4/12 để đặt những nét chấm phá cuối cùng cho cuộc diễn tập lớn, mật danh Soyuz, được dự trù bắt đầu vào nửa đêm bốn ngày sau. Trong phiên họp kín phái đoàn Xô viết bảo các tướng lãnh Ba Lan thật ra Soyuz không phải là cuộc diễn tập, nhưng là một cuộc tấn công thực sự vào Ba Lan. Họ cho người Ba Lan nhìn vào bản đồ chỉ rõ các vị trí mà quân đội của Hiệp ước sẽ triển khai theo đúng y hệt kịch bản cuộc xâm lăng vào Tiệp Khắc chục năm trước đó. Người Xô viết cho biết là Đông Đức kiên quyết chọn giải pháp quân sự và đã góp ba sư đoàn. Viễn cảnh các đoàn quân Đức tiến vào các thị trấn Ba Lan, theo người Xô viết nói, thực sự làm các tướng lãnh từ Warsaw lo lắng. Trong vòng bí mật, các sĩ quan Xô viết báo cáo lại cho Điện Kremlin mục tiêu thực sự của kế hoạch, và như giờ đây ta biết là không hề có ý định thực sự xâm lược Ba Lan nào. ‘Chúng ta phải tạo cho giới lãnh đạo Ba Lan một áp lực thường xuyên,’ Thống chế Ustinov bảo Brezhnev, Andropov và các đồng chí khác. ‘Chúng ta đang lên kế hoạch diễn tập tại Ba Lan . . . chúng ta nên mở rộng qui mô cuộc diễn tập để tạo cảm tưởng là lực lượng chúng ta sẽ sẵn sàng can thiệp.’

Hành động hù dọa có tác dụng ở một mực độ. Những người Cộng Sản Ba Lan thảo ra những kế hoạch riêng để ban hành thiết quân luật và chuẩn bị một danh sách 4,000 nhà hoạt động trong CĐĐK phải bị bắt giam ngay, với tên Lech Walesa đứng đầu. Nhưng rồi, trước sự điên tiết của Moscow, không có hành động nào được triển khai. Vào tháng chín các ông chủ Kremlin hất cẳng Gierek và thay thế bằng một ông trùm Đảng Cộng Sản mới, Stanislaw Kania, và một người đứng đầu mới của chính quyền được chỉ đỉnh, Tướng Wojciech Jaruzelski, một quân nhân có kinh nghiệm mà người Xô viết hi vọng sẽ có phẩm chất kiên định hơn. Nhưng rồi Cộng Sản Ba Lan vẫn cứ thoái thác.

Một năm và ba tháng sau khi CĐĐK được hợp pháp hóa, cho dù bằng những chuẩn mực bất thường của chủ nghĩa cộng sản Ba Lan, quả là khoảng thời gian đầy bất ngờ. Ở ngoài mặt vẫn là nền Dân chủ của Nhân dân. Nhưng chỉ cần gải da là xứ sở biến đổi hoàn toàn. Trong tư tưởng đã xảy ra cuộc cách mạng theo đó người Ba Lan bắt đầu hiểu được sự thật về lịch sử cận đại của mình. Có điều gì đó như là tự do hội họp và tự do ngôn luận, lần đầu tiên sau gần nửa thế kỷ. Một xã hội song hành phát triển với tốc độ chóng mặt. CĐĐK đã đạt được một điều gì đó không chỉ độc nhất trong khối Đông Âu mà còn hình như là không thể.’ Tôi nghĩ việc đó là không thể, không thể. Giờ tôi vẫn còn nghĩ việc đó là không thể,’ Kuron nói sau đó. Chủ nghĩa cộng sản không biến mất – còn lâu mới biến mất. Nhưng trong nhiều bộ phận của xã hội những lãnh vực bị ức chế nhiều nhất đã bị xói mòn và trở thành vô dụng. Trong vòng một vài tuần số thành viên của CĐĐK đã lên tám triệu, gấp hai lần số đảng viên cộng sản. Đối với một tổ chức quần chúng – bất kỳ tổ chức nào – tồn tại bên cạnh Đảng nhưng nằm ngoài sự kiểm soát của nó là điều chưa có tiền lệ.

Các ấn bản chui chống nhà nước đã luôn tồn tại ở Ba Lan. Nhưng giờ đây các tờ báo ‘bất hợp pháp’ này mọc ra như nấm và trong thực tế chúng được cho phép. Các cấp chính quyền tỏ ra không ngăn chận chúng một cách nghiêm túc, mặc dù họ còn kiểm duyệt tờ báo chính thức như trước đây. Dân Ba Lan gọi các báo chui là bibula (báo vệ sinh), vì chúng được in trên loại giấy có chất lượng rất xấu. Giờ thì hai mươi lăm tạp chí và báo mới có chất lượng tốt được in bằng máy in tử tế và phát hành mỗi tuần với số lượng hơn 50,000 bản mỗi tờ. Nhà In Độc lập (NOWA) do Mirek Chojecki – một người hùng thực sự trong cuộc tranh đấu cho quyền tự do báo chí – điều hành, cũng xuất bản vội vàng những tác phẩm cổ điển và hiện đại từ lâu bị ngăn cấm. Trại Súc Vật của Orwell được xuất bản ở Ba Lan lần đầu tiên, cũng như Tâm Thức Bị Cầm Tù, lời phê phán đanh thép và quyết liệt chủ nghĩa cộng sản của nhà thơ Ba Lan lưu vong Czeslaw Milosz. Một trong những sự kiện phi thường nhất là cuộc trở về Ba Lan từ Scandinavian đầy xúc động của thi sĩ Milosz sau khi nhận được Giải Nobel Văn Chương 1980. Nhà đạo diễn Andrzrej Wajda đóng góp cho tầng lớp lao động Ba Lan bộ phim Người của Đá và Người của Sắt, thường được chiếu cho những nhóm nhỏ ở tư gia. Giờ hai bộ phim được công chiếu rộng rãi, Thời kỳ này là ‘một thời cách mạng của nhân phẩm, một cổ vũ cho quyền của cột sống, một thắng lợi vĩnh viễn cho quyền đứng thẳng của con người’, Michnik nói.

Các nhà tư tưởng của CĐĐK giờ đang vạch ra những mục tiêu rõ ràng hơn. Kuron đã ra khỏi nhà giam với những quan điểm mới. Ông biến thành một nhà dân chủ xã hội mới theo đường lối phương Tây nhưng được chui rèn qua trải nghiệm Đông Âu. Ông đề cao những chuyển biến hòa bình, tạo một sắc thái cho tất cả những thay đổi trong khối xã hội chủ nghĩa suốt một thập niên tiếp theo. Nó dựa vào khẳng định là thực tế Chiến tranh Lạnh là điều có thực: không ai ở phương Tây sẽ đánh liều đương đầu với phong trào cách mạng phía sau Bức Màn Sắt. Ông không cổ vũ sự đối đầu tổng lực với nhà nước. Các công nhân và trí thức không muốn thấy một viễn cảnh thắng lợi trong cuộc tranh đấu dữ dội với một địch thủ không ngại dùng vũ lực chống lại mình. Một chiến lược có cơ may thành công hơn nhiều là vượt qua mặt Đảng xa như có thể và dựng lên một cấu trúc không chính thức bên cạnh các cấu trúc chuyên chế. ‘Đừng đốt phá các Ủy ban Đảng mà hãy thành lập các ủy ban của riêng mình,’ ông viết. Ông đề cao sự quan trọng của CĐĐK trong việc tranh đấu cho một cuộc cách mạng ‘có giới hạn’ mà không đưa ra những yêu sách quá đáng có thể khiêu khích sự giáng trả của người Xô viết. CĐĐK sẽ không bàn gì đến khối đồng minh an ninh cũng như chính sách đối ngoại của Ba Lan. Chính quyền cộng sản có thể được duy trì như một vỏ che đậy, mặc dù theo thời gian Ba Lan có thể trở thành một xã hội đa nguyên trong mọi thứ trừ cái tên. Michnik luôn cất tiếng nói về tầm quan trọng sinh tử của sự chuyển biến hòa bình: ‘Một cuộc cách mạng bắt đầu bằng cách phá ngục Bastilles, sẽ có lúc dựng lên ngục Bastilles mới của mình,’ ông nói trong một bài xã luận nổi tiếng.

CĐĐK được soi mói tỉ mỉ như chưa hề có trước đây và Walesa trở nên nhà Lãnh tụ Chống Cộng đầu tiên trong thế giới Cộng Sản. Ông cho thấy mình là một nhà thương thuyết xuất sắc nhưng rồi cũng bị chỉ trích là có thói áp đặt. Ông không hành xử công khai hoặc dân chủ. Ông làm khối cánh tả cực đoan của CĐĐK nổi giận bằng cách cứ xúi giục hòa giải liên tục với chế độ. Trong năm 1981 ông dừng nhiều cuộc đình công hơn mà ông đã khởi xướng, thuyết phục các công nhân bớt yêu sách e rằng CĐĐK có thể bị người Nga dẹp tan.

Một phần đây là sự thận trọng tự nhiên và hợp lý. Phần khác đó là Walesa nghe theo lời khuyên của Giáo hoàng trong lần gặp riêng với ngài vào ngày 14/1/1981 – lần gặp gỡ đầu tiên trong số nhiều lần gặp sau này. Giáo hoàng lúc đầu tỏ ra nghi ngại Walesa. Ngài biết rằng một số thành viên của giáo hội Ba Lan tỏ ra dè dặt đối với CĐĐK vì một số nhân vật lãnh đạo của Công đoàn có gốc gác xã hội chủ nghĩa. Các nhà chính trị ở Vatican – số đông là người Ý – muốn tránh đối đầu với LBXV. Nhưng Giáo hoàng thích ý tưởng về một nhà lãnh đạo thật sự của công nhân, nhất là người luôn nói về Giáo hội trong mọi cơ hội có thể. Sau buổi tiếp kiến, ngài công khai ủng hộ mạnh mẽ Lech Walesa và không bao giờ dao động.

Nhưng Giáo hoàng cũng nghe tin đồn càng lúc càng nhiều về người hùng thợ điện đang dám thách thức chủ nghĩa cộng sản. Đặc biệt, các người bạn và tu sĩ Ba Lan nói có những chuyện – chưa hề được kiểm chứng – về tính bê bối của ông. Anna Walentynowycz tuyên bố chắc như đinh đóng cột là ông đang có bồ. ‘Tất cả chúng tôi đều biết họ đem gái lại cho ộng ấy – ông có một ghế sofa trong phòng của mình. Bên ngoài, vệ sĩ của ông Henryk Mazul sẽ chận cửa vào và nói “Bà không được đi vào đó, ông ta đang ngủ”. Nhưng có lần tôi cố xấn vào thì thấy ông ta đang có khách, tóc tai rối bời.’ Bà và một số phụ tá khiêng sofa ra khỏi phòng làm việc của ông. ‘Tôi trách móc ông ta, “Ông mang thánh giá mà lại phạm tội sao?” và ông ta trả lời “Tôi xưng tội mỗi tuần”.’ Không lâu sau đó bà tranh cãi với Walesa sau vụ đình công tháng tám và bị loại khỏi chức danh đại biểu vùng Gdansk trong CĐĐK.

Lời đồn đại cứ tiếp tục lặp lại trong nội bộ những nhà hoạt động CĐĐK. Lần này là chuyện về một cô sinh viên xinh xắn, tóc đen nhánh Bozena Rybicka không chỉ là phụ tá của ông. Sự ức đoán như được đổ thêm lửa khi xuất hiện một bài báo của Ewa Berberyusz trong tuần san Thiên chúa giáo Tygodnik Powszechny vào tháng 12 năm 1980, trêu chọc ông là một gã hay tán tỉnh. ‘Ông ta thích phụ nữ. Với một loại nịnh đầm đã tuyệt tích trong giới mày râu và thiếu vắng hoàn toàn sự nhiêu khê, một sự tự tin tuyệt đối, một sự nhã nhặn lỗi thời và một sự tin tưởng chắc như đá là các phụ nữ sẽ không bao giờ làm hại mình.’ Nhưng mọi lời đàm tiếu đều hoàn toàn không thật. Ông luôn luôn kề cận Danuta – nhất là trong giai đoạn này ông đang bị theo dõi chặt chẽ nên không dại gì có bất kỳ hành động bê bối nào.

Người Xô viết tiếp tục chờ đợi các thái thú Ba Lan tuân lệnh, vào hàng và dẹp tan CĐĐK như trách nhiệm của một đảng viên cộng sản trung thành. Brezhnev gặp Kania ở Moscow vào tháng 3 và cảnh báo y một lần nữa Moscow sẵn sàng hành động nếu cần thiết. ‘OK, chúng tôi sẽ không tiến vào. Nhưng nếu có điều phức tạp, nếu chúng tôi thấy các ông bị lật đổ, chúng tôi sẽ tiến vào.’

Một báo cáo đến tay Andropov từ tùy viên của ông, Vladimir Kryuchkov, và người đứng đầu phòng phản gián của KGB, Oleg Kalugin, trong cuộc viếng thăm của họ, đặc biệt làm ông ta bối rối. Họ nói rằng cục SB của Ba Lan luôn luôn gây khó dễ, không giống phía Tiệp Khắc và Đông Đức. Họ cần phải được xử trí một cách cẩn trọng.’ Trong chuyến viếng thăm đến Ba Lan để làm việc với SB, hai nhân viên tình báo, vì lý do công vụ, đi đến xưởng tàu Lenin. Kalugin nói:

Khi chúng tôi đến nơi chúng tôi được người quản lí (Gniech) đón tiếp. Y yêu cầu chúng tôi đậu chiếc xe limousine lớn ngoài cổng. Y giải thích đang có nhiều lộn xộn trong giới công nhân nên sự có mặt của đoàn chúng tôi có thể gây khích động. Tất nhiên chúng tôi phải nghe theo. Không những không được lực lượng công nhân tiếp đón, hoặc vổ tay như thông lệ trong những lần công tác, chúng tôi chỉ bắt gặp những cái nhìn chăm chăm bất mãn. Trong một buổi liên hoan bố thí cho chúng tôi vào cuối chuyến công tác đến Ba Lan tôi có vô tình nhắc đến sự bất đồng chính kiến trong bài nói chuyện của mình. Trước sự ngạc nhiên bộ trưởng an ninh của họ phản ứng như thể tôi đã đụng đến một vết thương chưa lành của ông ta và ông ta khăng khăng cho biết chỉ có một nhóm nhỏ gây rối và tất cả bọn chúng đều bị khống chế. Tôi liền biết rằng thực sự có vấn đề . . . ‘

Đến tháng 10 người Xô viết loại bỏ Kania, người mà họ đã dựng lên lãnh đạo Ba Lan gần một năm trước. Ông đã cho thấy rõ ràng là mình không sẵn lòng tiến hành những bước nhẫn tâm được yêu cầu chống lại công đoàn độc lập. Ông còn ngây thơ để cho KGB gắn thiết bị nghe lén, và nghe được những lời chỉ trích LBXV của một người đáng lẽ là tay sai rất mực tuận phục. Ông nói, ‘Khuôn mẫu Xô viết đã thất bại qua cuộc kiểm tra. Việc LBXV mua lương thực từ phương Tây một cách có hệ thống là một bản cáo trạng về những sai lầm nghiêm trọng trong cách điều hành của họ. . . Quyền lực của chế độ chỉ được biểu thị qua quân đội và vũ lực áp bức. Nếu LBXV còn có ưu thế chiến lược nào đó đối với Mỹ, trong vòng hay hay ba năm họ có thể sẽ mất nó vì sự yếu kém của nền kinh tế.’ Một bản sao của băng ghi âm được gởi ngay đến Andropov và trong ít ngày sau đó Kania bị hạ bệ. Chức vụ lãnh đạo Đảng Cộng Sản và người cai trị Ba Lan được giao lại cho Đồng chí Đại Tướng Wojciech Jaruzelski.

Đánh giá chương trình ổn định 1989 năm 2024

Giáo hoàng và nhà lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết trong lần ngài về thăm Ba Lan lần thứ hai 1983

Đánh giá chương trình ổn định 1989 năm 2024

Walesa nói chuyện trước đám công nhân đình công tại xưởng tàu Lenin ở Gdansk vào ngày 8/8/1980

NĂM

CUỘC NỘI CHIẾN

Warsaw, thứ bảy ngày 12 tháng 12 năm 1981

HỌC THUYẾT CỘNG SẢN dạy những đảng viên trung thành là hãy thận trọng với giới quân nhân. Quân đội có tiềm năng là một thế lực tranh chấp quyền lực và phải được đặt được sự kiểm soát chặt chẻ của Đảng. Vậy mà người Xô viết và bọn bảo thủ trong giới lãnh đạo Ba Lan xem Jaruzelski là đáp số cho những hi vọng khẩn thiết nhất của họ. Trước đây không có một quân nhân chuyên nghiệp nào trở thành ông trùm của Đảng Cộng Sản – mặc dù một số đã mặc quân phục thanh lịch mà họ không hề nhận được trên chiến trường hay trong doanh trại. Jaruzelski được tin tưởng, trung thành và đáng tin cậy và được xem là người có thể lập ra một chính quyền vững mạnh. Ông sẽ giải quyết được tình trạng hỗn loạn ở Ba Lan, mà như Moscow nhìn thấy, đang đe doạ nền an ninh của tất cả lãnh thổ mà nó sở hữu.

Wojciech Jaruzelski hình như không mấy có vẻ là một người Cộng Sản tự nhiên. Ông sinh ngày 6/7/1923 trong một gia đình địa chủ giàu có thuộc nguồn gốc quí tộc ở miền đông Ba Lan gần Bialystok. Ông lớn lên trên cơ ngơi ở miền quê trong cuộc sống thoải mái. Ông học đánh kiếm, cởi ngựa và khiêu vũ. ‘Truyền thống gia đình’, như Jaruzelski tâm sự, là theo chủ nghĩa dân tộc Ba Lan và, nhất là, chống Nga. Ông nội và hai ông chú của ông có tham dự vào cuộc nổi dậy 1863 chống lại Sa hoàng, và khi thất bại bị đày đi Siberia suốt 12 năm. Cha ông chiến đấu cho người Ba Lan trong cuộc chiến 1920 chống lại người Nga – trong sự kiện này người Ba Lan thắng trận. Ông được gởi đến một trường Thiên chúa giáo nghiêm khắc ở Warsaw do các thầy tu dòng Maria điều hành, tại đó, như ông nhớ lại, ‘mỗi môn học – lịch sử, địa lý, ngôn ngữ học – được tích hợp vào lịch sử bi tráng giữa Ba Lan và Nga’.

Khi ông 16 tuổi thì Đức xâm chiếm Ba Lan và gia đình nương náu nơi nhà bạn bè ở Lithuania. Sau hiệp ước Hitlet/Stalin – khi các cộng hòa vùng Baltic trở thành một phần của LBXV – họ bị phát vãng đi Siberia. Tội của họ xuất phát từ lý lịch của cha ông hồi 19 năm trước và xuất thân quí tộc của dòng họ. Jaruzelski cha được gởi đến một trai lao động tại đó, do sức khỏe đã xấu, ông bị bắt lao động cho đến chết. Wojciech, lúc đó vẫn còn là một thiếu niên, cùng mẹ và em gái 12 tuổi được chở đi đến miền Taiga, vùng thảo nguyên Siberia lạnh giá, và bị bỏ mặc tự mưu sinh. Chuyến đi mất gần một tháng trong xe lửa chở hàng hóa chật ních. Ông trải hai năm lao động cưỡng bách, đốn cây. Đó là một công việc nặng nhọc, và trong mùa đông ánh nắng mặt trời gay gắt phản chiếu trên băng làm hỏng mắt ông. Cặp kính đen chính hiệu ông luôn mang theo kể từ ngày đó. ‘Ở Siberia, cái lạnh không thể nào mô tả được. Tôi làm việc cật lực. tất cả điều này đáng lẽ khiến tôi căm thù người Nga. Nhưng điều ngược lại đã bắt đầu xảy ra. Tôi bổng có tình yêu đối với người Nga, vì tinh thần bất khuất của họ, vì chính đất nước và những con người bình thường mà tôi có dịp quen biết.’

Chắc hẳn một nhà tâm lý có thể giải thích hiện tượng này đầy đủ hơn, nhưng Jaruzelski trở thành một người Cộng Sản nhiệt thành. Sau cuộc xâm chiếm của Đức vào nước Nga năm 1941, ông là một trong những người Ba Lan đầu tiên đứng trong hàng ngũ Hồng Quân. Đây là một thời khắc quyết định trong cuộc đời của ông. Ông chiến đấu bên cạnh người Xô viết, cho đến tận cuộc vây hãm Berlin, trong những trận đánh khốc liệt nhất của cuộc chiến. ‘Tôi đồng nhất mình với họ . . . Cấp trên của tôi, đồng nghiệp của tôi, tất cả những người trông cậy vào tôi đều là người Nga,’ ông tâm sự. Họ là người chiến thắng, ông tự nhủ, họ có quyền lực về phía mình, họ đang xây dựng một đế chế ở Đông Âu và đế chế này sẽ mãi mãi ở đó. Bằng sự tin tưởng pha trộn với chủ nghĩa cơ hội, Jaruzelski chọn con đường phục vụ họ.

Ở Ba Lan sau chiến tranh, ông trở thành quân ủy. ‘Tôi là một đảng viên cuồng tín. Khỏi nói là chúng tôi phải bảo vệ giáo hội và giáo điều của nó,’ ông nói. Công việc của ông là thành lập một quân đội Cộng Sản trung kiên sẵn sàng bảo vệ quyền lợi của Xô viết. Ông là một vị tướng có trình độ chính trị cao, một nhà quản trị hiệu quả, một nhà chiến thuật khéo léo và ông leo lên một cách vững chắc qua các chức vụ trong chính quyền. Ông ít khi xuất hiện trước đám đông cho đến tháng 12 năm 1970, lúc đó là Bộ Trưởng Quốc Phòng nên ông có trách nhiệm đối với toán lính đã bắn vào các công dân Gdansk, mặc dù ông không ra lệnh cho họ. Từ lúc đó trở đi ông bị người Ba Lan ghê tỡm. Họ coi việc một người có dòng dõi quí tộc bổng trở thành một người Cộng Sản cuồng tín là một điều bí ẩn. Ông phát ngôn bằng một lối diễn tả hoàn toàn lỗi thời, gần như kiểu thế kỷ 19, vậy mà những lời lẽ ông thốt ra đều là lối văn cầu kỳ kiểu Mác-xít, Lê-nin- nít chính thống. Ông vẫn còn là Bộ Trưởng Quốc Phòng khi ông được bổ nhiệm làm Thủ Tướng vào tháng 2 năm 1981 và sau đó, khi ông được chỉ định để thay thế Kania.

Hiện giờ món nợ nước ngoài của Ba Lan đã lên tới 25 tỷ đô la Mỹ, ngoài ra nó còn nhận được những sự cấp dưỡng hào phóng từ người Xô viết nhằm vào việc trợ cấp giá lương thực. Nhà nước khó khăn lắm mới trả được tiền lãi từ tiền vay mượn. Mặc dù Walesa kêu gọi bình tĩnh và kềm chế, thành phần cực đoan hơn trong CĐĐK vẫn muốn gia tăng yêu sách – tăng lương, bớt sự kiểm soát của chính quyền trong các xí nghiệp và cải cách kinh tế toàn diện. Hòa điệu cùng với các cố vấn Xô viết, Jaruzelski ngay từ đầu chơi một trò hai mặt nhằm bóp chết CĐĐK. Ngoài công luận ông tỏ ra mềm dẽo. Vào ngày 4/11/1981, hai tuần sau khi ông lên nắm quyền làm ông trùm của Đảng, ông gặp Walesa và Tổng giám mục mới của Ba Lan, Jozef Glemp, người vừa trở thành người đứng đầu của Giáo hội Ba Lan trong mùa hè ngay sau cái chết đầy thương tiếc của Hồng y Wyszynski đáng kính. Vị tướng tuyên bố ông muốn thành lập một ‘Mặt trận Thống nhất Quôc gia’ – một hình thức liên minh sẽ đưa Giáo hội và Công đoàn thành một bộ phận bên dưới chính quyền. Walesa đang trong tâm trạng muốn hòa giải. ‘Chúng tôi không muốn lật đổ quyền lực của nhà nước,’ ông nói. ‘Hãy để chính quyền cai trị đất nước còn chúng tôi tự trị trong các xí nghiệp.’ Một cuộc gặp thứ hai diển ra nửa tháng sau đó, tan vỡ trong không khí hiềm khích. Jaruzelski đe dọa ban lệnh khẩn cấp để cấm đình công, ngăn cản biểu tình và sử dụng tòa án binh để xử một số vi phạm dân sự. Walesa nói ông sẽ kêu gọi một cuộc đình công toàn quốc trong một ngày rồi tiếp theo là cuộc tổng đình công vô thời hạn nếu những biện pháp này được thi hành. Hai bên đang trên lộ trình va chạm.

Jaruzelski âm thầm biết mình phải làm gì. Những kế hoạch áp đặt lệnh thiết quân luật nếu chính quyền thấy cần thiết đã được soạn thảo nhiều tháng trước đây. Chúng được cập nhật suốt năm 1981 dưới chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu của Jaruzelski và Ủy ban Quốc phòng tối mật. Chúng có mật danh là Mùa Xuân mà chỉ một số rất ít các thành viên trong ban lãnh đạo Đảng Ba Lan biết được. Kania đã xem qua bản kế hoạch nhưng không hề thi hành chúng. Họ không muốn liều lĩnh sử dụng binh sĩ Ba Lan bắn vào công nhân của mình. Binh lính có thể không nghe lệnh. Trong bí mật nghiêm nhặt Jaruzelski đã tổ chức một lực lượng gồm 15,000 cảnh sát dẹp bạo loạn đặc biệt tinh nhuệ, có tên viết tắt là ZOMO, mà ông tin tưởng sẽ trung thành với chế độ. Họ được trả lương cao hơn cảnh sát thường và được trang bị bằng khiên nhựa, súng nước và dùi cui thuộc dòng mới nhất.

Jaruzelski không ngừng suy nghĩ cách tạo dựng một chứng cứ để càn quét CĐĐK. Vào ngày 15/9, với tư cách Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng, ông chủ tọa một cuộc họp với các phụ tá trong đó ông nói họ cần một cái cớ đế áp đặt thiết quân luật ‘mà không thể viện dẫn bằng bất cứ cách nào cho là sự khiêu khích về phía chính quyền nhưng, ngược lại phải làm cho dân chúng thấy rõ việc này là chính xác cần thiết’. Ông tính đến việc ngụy tạo. Vào đầu tháng 12 chính quyền tuyên bố đã bắt được những chi tiết về một âm mưu lật đổ nhà nước. Chứng cứ họ đưa ra là một cuộn băng, mà họ gọi là Cuộn băng Radom, thu âm nội dung của một cuộc họp giữa các nhà hoạt động cầm đầu của CĐĐK trong thành phố đó. Về sau người ta biết hóa ra đây là một cuốn băng giả, do các mật vụ ngụy tạo một cách vụng về nhằm biến một cuộc thảo luận bình thường thành một kế hoạch nổi dậy. Nhưng cờ đã phất, Jaruzelski đã tự cung cấp cho mình những gì ông nghĩ là, và có thể giải thích cho người khác là, một lý do hợp lý để hành động.

Dù không khí căng thẳng trong lần gặp thứ hai, CĐĐK hoàn toàn không chuẩn bị cho việc thiết quân luật khi nó được ban ra vào đêm 12-13 tháng 12 năm 1981 lạnh cắt da. Walesa không ngừng cảnh báo là ‘chúng ta không bao giờ nên đánh giá thấp kẻ thù’, vậy mà ông và những người cố vấn thân cận nhất đã làm thế. ‘Đầu óc chúng tôi đơn giản chưa chuẩn bị cho một việc như thế. Không ai nghĩ rằng một chính quyền có vẻ yếu ớt này có thể đủ mạnh để huy động cảnh sát, hoặc quân đội, chống lại chúng tôi,’ Wladislaw Frasyniuk, một nhà tổ chức hàng đầu của CĐĐK, nói. Nếu CĐĐK không biết gì về cú đánh này, thì người Mỹ và các chính phủ phương Tây lại biết. CIA có gài một người lấy tin cạnh Tướng Jaruzelski đã cung cấp cho người Mỹ nhiều tin tức quí giá nhiều năm liền. Đại tá Ryszard Kuklinski là một sĩ quan cao cấp trong tình báo quân sự Ba Lan, nhưng báo cáo về Washington dưới mật danh Jack Strong. Ông đã bảo với người Mỹ về mối đe dọa xâm chiếm vào tháng 12/1980, mặc dù ông nghĩ đó là mối nguy thực sự chứ không phải là hù dọa. Giờ đây ông mật báo cho CIA về lệnh thiết quân luật. Người Mỹ và các quốc gia khối Nato vẫn phản ứng điềm tĩnh với thông tin, nhưng không ai nghĩ nên cảnh báo cho CĐĐK. *

  • Kuklinski là một trong những nhân viên có giá trị nhất mà CIA cài trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Năm 1971 ông tình nguyện làm điệp viên cho Cục trong một bức thư gời đến Đại sứ Mỹ tại Bonn và trong suốt một thập niên sau ông chuyển về những mật tin quân sự quan yếu cho phương Tây với hơn 30,000 tài liệu. Trong đó bao gồm kế hoạch tác chiến của Hiệp ước Warsaw, các bản vẽ kỹ thuật của những tên lửa đạn đạo mới, các tin tình báo. Ông hoạt động tích cực trong gần 10 năm trước khi đào nhiệm vào năm 1981. Ba năm sau ông bị kết án tử hình vắng mặt. Bản án được hủy bỏ vào năm 1989, nhưng Kuklinski không bao giờ được chính thức tha tội và nhiều người ủng hộ CĐĐK, những người ghê tỡm chủ nghĩa công sản và Liên xô – trong đó có Lech Walesa – luôn coi ông như một kẻ phản bội.

Hầu hết các nhân vật chủ chốt của công đoàn bị bắt khi đang ngủ trên giường. Chính quuyền đã cẩn thận lên kế hoạch hành động vào dịp cuối tuần, nhằm ngày hội nghị thường niên của CĐĐK. Toàn bộ ban lãnh đạo CĐĐK đều có mặt tại Gdansk trừ những người công tác ở nước ngoài. Vào lúc 2 giờ sáng chủ nhật, 2,000 cảnh sát ZOMO, trong quân phục tác chiến màu lam nhạt, bao vây Khách sạn Monopol ở trung tâm thành phố, tại đó phần đông phái đoàn đang cư ngụ. Chúng phong tỏa các lối ra vào và lục soát tất cả phòng. Chúng bắt mọi thành viên công đoàn mà họ tìm được, còng tay họ và chất lên các xe tải đang đợi rồi chở về các phòng giam ở các trạm cảnh sát hay doanh trại quân đội. Sự kiện tương tự xảy ra đối với các nhà khách hoặc khách sạn khác.

Walesa bị bắt tại nhà riêng trong một căn hộ ở Zaspa ở ngoại ô Gdansk. Chuông nhà của ông reo vào lúc 3 giờ sáng. Chính Bí thư Đảng bộ Gdansk, Tadeusz Fiszbach, cùng với sáu sĩ quan SB án ngữ trước cửa nhà. Họ ra lệnh cho Walesa thay đồ và mời ông lên máy bay để ‘nói chuyện với Jaruzelski’. Phản ứng đầu tiên của ông là thách thức. ‘Tôi bảo họ . . . “Đây là thời điểm các ông thua cuộc, các ông xuống dốc . . . hồi kết cục của chủ nghĩa cộng sản.” Tất nhiên là tôi hơi cường điệu.’ Họ cảnh báo sẽ sử dụng đến vũ lực nếu cần thiết. Ông sắp xếp một ít đồ đạc rồi đi với họ. Một số nhân vật cao cấp tìm cách trốn thoát – như nhà lãnh đạo năng động 27 tuổi của công đoàn ở Warsaw, Zbignew Bujak, đang ở trong một quán ba, uống rượu với một vài người bạn ở đại học suốt đêm trong suốt thời gian cuộc đột kích tiếp diễn, và định bắt chuyến tàu hỏa lúc bình minh về lại thủ đô. Đó đúng là một cuộc giải phẫu được tiến hành hiệu quả.

Tướng Jaruzelski xuất hiện trên truyền hình lúc 6 giờ sáng hôm đó, trông trang trọng và cứng nhắc trong bộ quân phục xanh lá, ủi thẳng nếp như thường lệ. Hai quốc kỳ Ba Lan xếp phía sau chiếc bàn khi ông nói. Ông trông giống một nhà độc tài Mỹ La tinh hơn là một cán bộ trung kiên của Đảng Cộng Sản, khi ông giải thích là mình phải hành động ‘vì lợi ích của quốc gia . . . Đất nước chúng ta đang đứng trên bờ vực . . . Tương lai Ba Lan bị lâm nguy, cái tương lai mà thế hệ tôi đã chiến đấu vì nó.’ Bài giảng của Tổng Giám mục Glemp được phát hình ngay sau đó. Ông nói thiết quân luật ‘là để chọn việc ít tệ hại hơn trong hai điều tệ hại. Nếu thừa nhận lập luận như thế là đúng, thì ai trên phố cũng nên tuân phục trước tình thế mới. Đừng nên bắt đầu một cuộc chiến trong đó người Ba Lan chống lại người Ba Lan.’ Thật là một cuộc trình diễn lạ thường của một cựu luật sư phốp pháp, vô duyên, mà lời kêu gọi hòa giải điềm đạm của ông là một tiếng chuông nghe lạc điệu với lời kêu gọi nhiệt huyết của Giáo hoàng chống lại chủ nghĩa cộng sản vô thần.

Jaruzelski luôn bảo vệ cho lý do áp đặt thiết quân luật với lập luận rằng nếu ông không làm vậy người Nga có thể xâm chiếm Ba Lan, mà như thế càng tệ hại hơn cho đất nước. Trong nhiều năm, tuy chính quyền của ông không được ưa thích, ông vẫn được các đối thủ của mình ở trong nước lẫn nước ngoài tin tưởng. Nhưng điều đó không đúng. Người Xô viết đã duyệt bỏ việc đưa quân vào Ba Lan – và Jaruzelski biết rõ điều ấy. Thật ra, chính Jaruzelski kêu gọi khẩn khoản người Nga đưa quân vào nhưng bị từ khước.

Ngay từ đầu tháng 12 lúc đó, Tướng Florian Siwicki, khi đó là Tham mưu Trưởng của Ba Lan, đến Moscow theo lệnh của Jaruzelski. Hai người từng là bạn bè cũng như là bạn chiến đấu nhiều năm liền và Siwicki là một sứ giả đáng tin cậy. Mục đích của chuyến đi này là thuyết phục người Nga can thiệp vào Ba Lan. Jaruzelski tin rằng thiết quân luật sẽ không thành công trừ khi có Liên xô hậu thuẫn còn quân đội Ba Lan một mình không thể ‘lập lại trật tự’. Theo Siwicki ông có mang theo một văn kiện đã được soạn sẵn ở Warsaw, đó là bảng ‘tuyên bố minh chứng rằng người Cộng Sản Ba Lan sẽ không đứng một mình và yêu cầu việc hoàn thành nghĩa vụ đối với đồng minh cũng như sự hỗ trợ toàn diện cho chính quyền Ba Lan trong cuộc chiến chống lại những bọn phản cách mạng’. Tất nhiên điều đó có nghĩa, Siwicki nói, là một trách nhiệm vô điều kiện của Moscow để đổ quân vào Ba Lan. Người Xô viết từ chối ký văn bản ấy. Khi Siwicki trở về nhà trắng tay, lãnh tụ Ba Lan có vẻ rất bực bội, nói, ‘Đồng minh đã bỏ rơi chúng ta . . . giờ chúng ta đã tận dụng hết phương cách của mình.’ Ông cũng phát biểu một điều tương tự với một người bạn cũ, Tướng Hồng Quân Anatoli Gribkow, Tham mưu Trưởng Hiệp ước Warsaw, khi ông kết án người Nga đã ‘phản bội một tình bạn cũ’.

Vào ngày 10/12 các ông trùm trong Kremlin họp khẩn cấp để thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Ba Lan. Và một quyết định cuối cùng được đưa ra là không gởi quân đội vào Ba Lan. Andropov nói, ‘Chúng ta quyết định không đưa quân đội vào Ba Lan. Đó là một quyết định đúng đắn và chúng ta phải thực hiện theo đó đến phút cuối cùng. . . Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra ở Ba Lan, nhưng cho dù nó rơi vào tay của CĐĐK, cứ để như vậy . . . Nếu các xứ tư bản xông vào LBXV . . . bằng việc cấm vận kinh tế và chính trị, thì đó sẽ là một gánh nặng cho chúng ta. Chúng ta phải quan tâm trên hết đất nước của chúng ta và củng cố LBXV.’ Gromyko đồng ý: ‘Phần nào chúng ta cũng phải cố gắng xua tan những thắc mắc về Jaruzelski hay những lãnh đạo nào khác ở Ba Lan. . . Nhất định không thể đưa quân ta vào Ba Lan.’

Ngày hôm sau Thống tướng Viktor Kulikov, người cầm đầu phái đoàn quân sự Xô viết đến Warsaw, trao quyết định của Moscow cho Jaruzelski. Nhưng nhà lãnh đạo Ba Lan vẫn còn ra sức thay đổi quyết định của Kremlin. Theo trưởng phòng KGB ở Warsaw, Tướng Vitali Pavlov, Jaruzelski điện thoại cho Mikhail Suslov vào sáng ngày 12/12, chỉ một ít giờ trước khi lệnh thiết quân luật được ban bố. Suslov là trưởng phòng ý thức hệ của Xô viết, một kẻ cực bảo thủ, từng là một nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong giới lãnh đạo Xô viết trong một phần tư thế kỷ. Ông cũng là một trong nhóm chuyên gia giải quyết khủng hoảng có mặt tại hiện trường ở Budapest khi cuộc Nổi Dậy Hungary bị đè bẹp vào năm 1956 và ông đã biểu quyết nhiệt thành việc đưa xe tăng vào Prague năm 1968. Nhưng trong tình huống này ông bảo nhà lãnh đạo Cộng Sản Ba Lan, ‘Dù thế nào chúng tôi cũng không gởi quân đội vào . . . Các anh luôn miệng nói rằng mình có đủ sức xử lý chuyện này bằng lực lượng của mình.’ Nhưng ông hứa sẽ giúp đỡ vực dậy nền kinh tế suy sụp của đất nước. Điều này không làm vị Tướng thỏa mãn. Ông cố gắng liên lạc với Brezhnev, nhưng không nhận được trả lời. Ông quyết định tự mình ra tay, và ngay đêm đó. Nếu ông hoãn lại lâu hơn nữa ông sẽ để mất yếu tố bất ngờ và cơ hội tóm được cả bọn lãnh đạo CĐĐK tại đúng một chỗ và một thời điểm. Như thế công việc khôi phục lại ‘kỹ cương xã hội chủ nghĩa‘ sẽ khó khăn hơn nhiều.

CĐĐK đã tính toán sai một cách thảm hại. Các nhà lãnh đạo của nó tin rằng nếu biến cố xảy ra, các lực lượng quân đội và an ninh – nhiều người trong số đó là thành viên của Công đoàn – sẽ chắc chắn bất tuân thượng lệnh. Họ cho rằng cho dù nếu có đàn áp thì chỉ là từng phần: các công nhân có thể đóng cửa xí nghiệp trên toàn quốc và cuối cùng nhà nước sẽ nhượng bộ. Công đoàn không chuẩn bị gì cả. Ngay cả sau khi các nhân vật lãnh đạo bị bắt, không ai làm gì để bảo vệ các máy in trọng yếu – hoặc số tiền mặt lớn đã quyên góp được trong năm vừa qua, đã bị tịch thu ngay trong đêm. Họ cũng ngờ nghệch không chuẩn bị một mạng lưới các địa điểm hoặc nơi hội họp an toàn. CĐĐK phải hoạt động ngầm, không tổ chức, không tiền bạc, và phải bắt đầu lần nữa từ con số không.

Jaruzelski chờ đợi một cuộc tổng đình công do CĐĐK kêu gọi, nhưng cả ban lãnh đạo đều nằm trong song sắt. Những người còn lại của phong trào đều mất tinh thần và chới với. Một số ít cuộc đình công lẻ tẻ được kêu gọi nhưng bị đập tan nhanh chóng. Lực lượng ZOMO xông vào xí nghiệp và tóm gọn các người lãnh đạo đình công. Chín thợ mỏ ở Wujek gần thành phố công nghiệp Katowice, bị bắn và 21 người bị thương. Ở xưởng tàu Lenin, nơi khai sinh CĐĐK, lực lượng kháng cự chỉ kéo dài không hơn một tuần lễ. Đa số các công nhân đã sợ hãi qui phục. Trong những ngành công nghiệp được coi là sống còn, như khai thác than và phân phối thực phẩm, lực lượng lao động bị đặt được dưới kỹ luật của quân đội.

Jaruzelski cai trị với một Hội đồng Cứu nguy Quôc gia bao gồm một nhóm sĩ quan cao cấp, không phải là cán bộ cốt cán của Đảng. Theo nhiều phương diện, việc thiết quân luật ở Ba Lan hình như là một cú đánh vào người Cộng Sản cũng như vào Công đoàn, mặc dù mục tiêu được tuyên bố là để ‘cứu chủ nghĩa xã hội và danh dự quốc gia’. Marx và Lenin chắc hẳn sẽ cho cú thiết quân luật này là ‘chủ nghĩa Bonaparte’ cổ điển. Độc giả của báo chí bây giờ toàn là người mặc quân phục. Lệnh giới nghiêm từ hoàng hôn đến bình minh được áp đặt trên mọi thị trấn chính. Báo chí nhà nước được kiểm duyệt nghiêm nhặt. Chính quyền cố gắng cô lập Ba Lan khỏi thế giới bên ngoài, cắt đứt các đường dây điện thoại. Nó cố gắng, nhưng vô ích, hạn chế việc đi lại để ngăn ngừa thông tin phát tán trên xứ sở. Trong vòng một vài ngày đầu tiên hơn 6,000 người bị bắt không kêu án và bị giam giữ trong hàng chục các nhà tù. Trong đó có những nhà văn, kịch sĩ, học giả, nhạc sĩ và nghệ sĩ nổi tiếng cũng như các nhà hoạt động công đoàn. Triết gia lớn Leszek Kolakowski nói rằng thiết quân luật là thời điểm các người Cộng sản Ba Lan ‘tuyên chiến với nhân dân của mình’ và ý tưởng đó đã cất cánh. Mọi nơi trên đất nước Ba Lan trong một ít tháng sau đó như trong tình trạng chiến tranh.

Người Xô viết hí hửng tưởng rằng mình đã trả một giá tương đối nhỏ trong việc ổn định thuộc địa gây rối triền miên của mình. Một lần nữa họ đã khẳng định được quyền uy của mình, và lần này người Ba Lan đã tự tay làm cái công việc bẩn thỉu. Trong Điện Kremlin cảnh tượng xe tăng Ba Lan, tuần hành khắp đường phố Warsaw, do các người Cộng sản Ba Lan chỉ huy, được xem là một thắng lợi và khiến khán giả thấy khoan khoái làm sao. Nhưng rồi nhanh chóng tình hình bắt đầu không có vẻ gì là thắng lợi cả.

Đánh giá chương trình ổn định 1989 năm 2024

Tướng Jaruzelski thiết quân luật tại Ba Lan vào sáng sớm ngày 13/12/1981. Xe tăng tuần hành trênđường phố Warsaw

SÁU

VẾT THƯƠNG CHẢY MÁU

Kabul, thứ bảy, ngày 13 tháng 12 năm 1981

Có một lý do nổi bật hơn tất cả tại sao xe tăng Hồng Quân không được gởi đến Warsaw để dẹp tan CĐĐK. Mikhail Suslov, có lẽ một người biện hộ đanh thép nhất cho chủ nghĩa đế quốc Nga trong toàn giới lãnh đạo Moscow, giải thích, ‘Chúng tôi không thể kham nổi một Afghanistan khác’. Khi các quan thầy Xô viết lo lắng không biết phải làm gì ở Ba Lan, thì cũng ở thời gian đó, tháng 12 năm 1981, quân đội Xô viết đang chiến đấu vì chủ nghĩa xã hội trên vùng biên giới Trung Á đã hai năm rồi và rõ ràng là họ đang trên đường đi đến thảm họa. Đã có khoảng 2,000 người lính Nga bị giết – nhiều hơn số người chết trong công vụ suốt ba rưỡi thập niên kể từ Thế Chiến II. Các lão già ở Kremlin tìm kiếm một lối ra, nhưng chưa tìm được cách nào để không làm mất thể diện đối với quốc tế. Họ bị mắc bẫy trong chủ nghĩa quốc gia Nga, và cái ý thức hệ của mình. Họ tin rằng ngọn sóng lịch sử đang ở phía họ, rằng chủ nghĩa cộng sản phải đương nhiên thắng lợi, và rằng không có xứ sở nào đã chứng kiến một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa – cho dù tại một xứ sở mà chủ nghĩa cộng sản khó có thể nẩy mầm như Afghanistan – có thể được cho phép quay trở lại. Nói một cách lạnh lùng, họ cảm nhận rằng nếu mình chấp nhận thất bại tại bất cứ nơi đâu thì đó sẽ là một dấu hiệu của sự yếu kém, sẽ cổ vũ cho các đối thủ của họ ở khắp nơi. Họ cho phép mình lún sâu vào một cuộc xung đột không thể thắng được trong một địa thế núi non, đầy hận thù, bao vây bởi các kẻ thù mà họ còn chưa bắt đầu tìm hiểu.

Người Xô viết không hề soan kế hoạch cho cuộc chiến ở Afghanistan. Ý định của họ không phải là để chiếm đóng xứ đó. Từ sau 1945 quân đội Xô viết chỉ được đưa đến những vùng xung đột ở ngoài nước thuộc các xứ láng giềng trong Hiệp ước Warsaw – những nhà nước chư hầu – để xác nhận lãnh thổ thuộc đế chế của mình. Những vụ – như Hungary 1956 – bản chất là những hành động sen đầm trong những xứ mà họ coi như thuộc về mình. Afghanistan thì khác. Nó không thuộc vùng ảnh hưởng của Xô viết. Hiện giờ nó là một bộ phận của cuộc Chiến tranh Lạnh như là vùng tranh chấp ‘được ủy quyền’ giữa Đông và Tây. Một chiến tranh nổ ra ở châu Âu trong thời đại ‘Hủy Diệt Cùng Nhau’ không nên được nghĩ đến. Nhưng các cuộc cạnh tranh siêu cường lan đến Thế giới Thứ ba và, nhất là, đến vùng Trung Đông, trong đó hai bên đều nhìn ra những lợi ích chiến lược có tính sống còn đang lâm nguy. Nếu trên sườn phía tây của họ người Xô viết lo lắng về Giáo hoàng, thì trên sườn phía Đông giới lãnh đạo hơi ngán các nhà lãnh đạo Hồi giáo. Họ lo âu về sự trổi dậy của trào lưu chính thống Hồi giáo ở Iran, cũng như ‘chủ nghĩa đế quốc phương Tây’ ở Afghanistan, vùng đất giáp ranh với các nước cộng hòa Trung Á.

Vào cuối tháng 4, 1978 một nhóm nhỏ sĩ quan cánh tả nổi lên chiếm quyền lực trong thủ đô Afghanistan, Kabul. Tất cả người cầm đầu cuộc đảo chánh đều là Cộng sản, thành viên của Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan (PDDA), và có quan hệ mật thiết với Moscow. Đại sứ Xô viết, Alexander Puzanov, đã được thông báo về kế hoạch và đã chống đối. Cả Moscow cũng vậy. KGB xin nhóm lật đổ dừng tiến hành, nhưng bị phớt lờ. Tin đầu tiên mà Kremlin nhận được về vụ đảo chính là từ bản tin của hảng thông tấn Reuter. Người Xô viết liền nhanh chóng đổi thái độ, bắt đầu coi những lãnh đạo Afghanistan là các đồng chí và ca ngợi cuộc cách mạng như là một thắng lợi vĩ đại của chủ nghĩa xã hội. Người Nga phái một phái đoàn cố vấn – các kỹ sư, bác sĩ, thợ xây dựng cầu đường cũng như các tình báo viên – để củng cố lý tưởng của quốc tế cộng sản.

Người lãnh đạo Afghanistan mới là một nhà tư tưởng Mác xít mọt sách 61 tuổi, Mohammed Taraki. Y bắt đầu vận dụng học thuyết vào thực tiễn theo cách truyền thống, bất chấp bản chất bảo thủ căn cơ của xã hội Hồi giáo. Ông vây bắt và hành hình hàng trăm kẻ chống đối và giẫm đạp lên các phong tục cổ xưa. Ông cố gắng bắt các nông dân trồng những vụ mùa khác hơn là cây thuốc phiện và soạn ra các kế hoạch tỉ mỉ tiến tới nông nghiệp tập thể. Phụ nữ được đưa tới trường, học những lớp xóa mù chữ và khuyến khích họ dỡ bỏ khăn che mặt truyền thống. Như Saher Gul, một mullah (nhà lãnh đạo Hồi giáo) trong Tỉnh Laghman heo hút, giải thích: ‘người Cộng sản muốn thay đổi luật của Đấng Allah. Họ muốn hủy diệt các truyền thống Hồi giáo – muốn mọi người thoát khỏi nghèo đói và mọi người đều bình đẳng. Điều này chống lại luật của Hồi giáo. Đấng Allah đã quyết định cho ai giàu, ai nghèo. Điều này người Cộng sản không thể thay đổi được.’

Phần đông dân chúng đều đồng ý với nhận định của Gul. Mười tám tháng sau cách mạng rệu rã. Kháng chiến bùng nổ và các mullah kêu gọi jihad (thánh chiến) chống lại bọn Cộng sản vô thần. Hàng chục ngàn người Afghanistan gia nhập Mujahideen, Đội quân của Thượng đế, và họ trốn vào vùng đồi núi hoặc chạy qua biên giới giáp với Pakistan. Kabul và một số ít thành phố lớn do các lực lượng của Taraki kiểm soát, nhưng hầu hết vùng quê đều nằm trong tay quân du kích. Y khẩn khoản van xin người Nga tiếp viện chống lại ‘bọn phá hoại và khủng bố’ đang làm cách mạng lâm nguy. Y nhận được một số chiến đấu cơ, một số vũ khí và sự ủng hộ tinh thần. Thậm chí sau khi một nhóm Mujahideen giết chết một số cố vấn Nga vào tháng 3, 1979, Moscow vẫn từ khước lời yêu cầu gởi quân trực tiếp. Andropov nói một cách khôn ngoan: ‘Vẫn còn một câu hỏi chưa trả lời được, chúng ta sẽ ủng hộ lý tưởng của ai nếu đưa quân vào Afghanistan. Hoàn toàn rõ là hiện giờ Afghanistan chưa sẵn sàng để giải quyết những biện pháp mà nó đối đầu khi kết nạp chủ nghĩa xã hội. Kinh tế thì chậm tiến, đạo Hồi thì thống lĩnh và hầu hết dân chúng nông thôn đều mù chữ. Đây không phải là một tình thế cách mạng. Chúng ta chỉ có thể gìn giữ chế độ của Taraki bằng lưỡi lê Xô viết và điều đó không thể chấp nhận được về phía chúng ta. Chúng ta không thể liều lĩnh như thế,’

Gromyko đồng ý, sử dụng luận điểm ngoại giao và chiến lược. Nếu LBXV đổ quân vào đó sẽ bị coi là một nước xâm lấn. ‘Tất cả những gì chúng ta đã cố gắng làm trong những năm gần đây là đi theo chủ trương hòa hoãn, giải trừ vũ khí, tất cả sẽ đổ ra sông ra biển. Trung Quốc, tất nhiên, sẽ nhận được một món quà ngon lành. Tất cả những nước phi liên kết sẽ chống lại ta . . . những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy đến nếu chúng ta hành động như thế.’

Nhưng hai nhận định đia-chính trị đã làm thay đổi ý kiến của họ – và hậu quả đẫm máu của một vụ cãi vặt trong nội bộ Afghanistan. Sự sụp đổ của chế độ Shah của Iran vào tháng 2, 1979 là một quả đấm đối với LBXV cũng như đối với Mỹ. Điện Kremlin hi vọng người Mỹ can thiệp dựng lại chế độ Shah và, một lần nữa, sau khi hàng chục người Mỹ bị bắt làm con tin bên trong Sứ quán Mỹ. Khi không có can thiệp nào xảy ra và đoàn Vệ binh Cách mạng diễu hành trên đường phố Tehran, giới lãnh đạo Xô viết có thể cảm thấy mối nguy hiểm mà Cộng hòa Hồi giáo của Ayatollah Khomeini đem lại. ‘Mối quan tâm chính của chúng ta là sự an ninh vùng biên giới phía nam LBXV . . . và sự lan tràn của trào lưu Hồi giáo chính thống,’ theo Vasily Safranchuk, trưởng phòng Trung Đông của Bộ Ngoại giao Xô viết. Mối quan tâm chiến lược khác của Kremlin là các cuộc trao đổi về hòa hoãn và tiến trình giải trừ vủ khí hình như dậm chân tại chỗ. Cả Đông và Tây hình như không thể hoặc mong muốn ngừng cuộc chạy đua vũ trang. Brezhnev đã thỏa thuận với Tổng thống Nixon và Ford về việc đặt ra những giới hạn về số đầu đạn xuyên lục địa trong các kho vũ khí của Nato và Xô viết. Nhưng người Nga đã phát triển một loạt vũ khí tầm trung, SS-20, mà họ bắt đầu khai triển ở Âu châu vào năm 1978. Nato dự định tạo đối trọng bằng các tên lửa mới Cruise và Pershing đặt ở mặt đất, mặc dù không rõ đến khi nào chúng mới được khai triển.

Mối xung đột khác, ở Kabul, cần sự chú ý tức khắc của người Xô viết. Đã xảy ra sự tranh giành quyền lực trong nội bộ những người Cộng sản Afghanistan ngay từ trước cuộc cách mạng. Phó của Taraki, một con người mạnh mẽ và là chỉ huy trưởng lực lượng an ninh, Hafizullah Amin, luôn kháo khát quyền lực và tin rằng mình sẽ là người lãnh đạo giỏi giang hơn trong cuộc chiến chống lại quân du kích. Vào ngày 14 tháng 9 y lật đỗ Taraki nhưng tin đó bị giấu nhẹm cho đến nửa tháng sau đó tờ Thời báo Kabul mới loan báo Taraki đã ‘chết vì một căn bệnh không được tiết lộ’. Một thành viên của đội vệ sĩ thường trực – vài năm sau bị lưu đày – mô tả những gì thực sự xảy ra. Taraki bị trói vào giường của mình bằng khăn và sau đó bị làm ngạt thở bằng một chiếc gối. Cơn đau hấp hối của ông kéo dài 15 phút.

Amin, dữ dội và tàn bạo, 50 tuổi, người đã giám sát cuộc thanh trừng chống lại đối thủ của PDPA, không được Liên xô tin tưởng. KGB cho rằng y đang chơi một trò hai mặt, lén lút móc nối với người Mỹ. Một báo cáo gởi đến Brezhnev thậm chí còn cho biết Amin có thể đã được CIA chiêu mộ. Dù không có chứng cứ chống lại y, Andropov cũng kiên quyết loại trừ Amin. Cho dù mới cách đây vài tháng, ông trùm KGB còn dè dặt, thì giờ đây ông tin rằng quân đội Xô viết cần phải được phái đến Afghanistan để ‘cứu lấy cách mạng’ và đánh bại ‘bọn khủng bố’. Tùy viên Vladimir Kryuchkov nói, ‘Ông ta cảm thấy là nếu chúng tôi không nhảy vào Afghanistan thì một xứ khác sẽ nhảy vào.’’

Hai người khác trong bộ ba Kremlin, Ustinov và Gromyko, cũng đồng ý. Quan điểm của Bổ trưởng Ngoại giao bấy giờ là ‘chúng ta không thể bỏ được Afghanistan’. Ba người họ thay phiên thuyết phục Brezhnev, lúc đầu còn miễn cưỡng, nhưng còn đủ sáng suốt để nhận ra những nguy cơ họ có thể gặp phải. Ông nói rằng ông đã đấu tranh nhiều để được tiếng tăm là một người tạo dựng hòa bình và tất cả sẽ tiêu tan nếu cuộc phiêu lưu Afghanistan đi chệch đường. Kế hoạch là đưa quân vào, biểu dương lực lượng, loại trừ Amin và thay thế y bằng một tên bù nhìn đáng tin cậy và dễ bảo, yểm trợ quân đội Afghanistan trong một vài tuần, và về nước ngay lập tức một khi chế độ mới đã được thiết lập. Họ dự tính là việc can thiệp phải nhanh và dứt khoát.

Nhóm cao cấp thân tín trong quân đội Xô viết chống lại kế hoạch ngay từ đầu và cố gắng ngăn chận, cho dù có nguy cơ sự nghiệp bị đổ vỡ. Trưởng ban Quốc phòng, Nguyên soái Nikolai Ogarkov và phó của ông, Tướng Sergei Akhromeyev – cả hai đều là những sĩ quan được nhiều huy chương từ Thế chiến II – là những người bất đồng chính yếu. Họ trình bày những nghi ngại của mình đến Bộ trưởng Quốc phòng, Ustinov, chỉ ra rằng kinh nghiệm quân sự của người Anh trong thể kỷ 19 và người Nga trong thời Sa hoàng khiến người Xô viết cần phải thận trọng. Hai người liền bị khiển trách. ‘Bộ các tướng lãnh bây giờ muốn vạch ra chính sách cho Đảng nữa sao? Nhiệm vụ của các ông là vạch ra những kế hoạch tác chiến và thực hiện mệnh lệnh.’ Ustinov bảo họ. Họ thảo ra một kế hoạch chi tiết làm thỏa mãn các quan thầy, trừ ra chính mình. Vào sáng ngày 10/12 Ogarkov bảo Brezhnev là phần lớn các đồng nghiệp của ông đều có những ‘quan ngại nghiêm trọng’ về chiến dịch vì có thể gặp phải ‘nguy cơ bị sa lầy trong những điều kiện không quen thuộc và khó khăn’. Ustinov ra lệnh cho ông ‘câm miệng và tuân lệnh’. Vào cuối ngày khi những quan chức Kremlin khác gặp nhau, Nguyên soái lại bạo dạn thử lần nữa, cảnh báo về những ‘rủi ro nghiêm trọng’ của cuộc can thiệp. ‘Chúng ta có thể khiến toàn thể khối Đông Hồi hợp lực chống lại chúng ta,’ ông nói. Andropov cắt lời ông. ‘Hãy tập trung vào những vấn đề quân sự. Để phần chính sách cho Đảng lo.’

Quyết định cuối cùng được chốt vào ngày 12/12/1979. Cán cân đã nghiêng về phía Nato khi họ loan báo bốn ngày trước đó là năm sau họ sẽ triển khai 464 tên lửa Cruise đặt trên mặt đất và 108 tên lửa Pershing ở Tây Âu. ‘Sau quyết định đó của Nato, chúng tôi không còn gì để mất,’ một sĩ quan cao cấp bình luận. Brezhnev ký lệnh ‘với bàn tay run rẩy’, nhưng mặt ngoài ông ta tỏ ra lạc quan. Một lát sau khi nói chuyện với Anatoli Dobrynin, viên Đại sứ Liên xô tại Mỹ nhiều kinh nghiệm, một trong những bầy tôi sắc sảo nhất của LBXV, khi thấy ông ta còn hoài nghi, Brezhnev nói, ‘Đừng lo, Anatoli, chúng ta sẽ ra khỏi đó sau ba hay bốn tuần mà thôi.’

Chiến dịch bắt đầu vào ngày Giáng Sinh và ngay từ đầu đã trục trặc. Kế hoạch ban đầu là đầu độc Amin, nhưng y vẫn còn sống, dù rất đau đớn. Y củng cố lực lượng vệ binh trong lâu đài ở ngoại vi Kabul. Lực lượng đặc biệt Xô viết – giờ đã mất đi yếu tố bất ngờ – cuối cùng cũng tìm thấy y và bắn chết y, mặc dù chịu nhiều tổn thất. Những tưởng chỉ là một vụ ám sát nhanh gọn, không để lại nhiều dấu vết, hóa ra là một vụ tắm máu với cả hai xe tải đầy xác chết.

Amin được thay thế bởi Babrak Karmal, hóa ra là một tên nghiện rượu kinh niên và thỉnh thoảng hay đi chơi gái. Nguyên là một trong người lãnh đạo cuộc lật đổ, nhưng y bất mãn với cả hai người tiền nhiệm của mình. Y bị cho đi lưu vong với tư cách Đại sứ tại Tiệp Khắc, ở đó y sống lặng lẽ cho đến khi được KGB bốc khỏi Prague và đưa lén lút về Kabul hai ngày trước cuộc xâm chiếm. Thành phố không mấy bình yên vì còn những ổ kháng cự từ những người ủng hộ Amin. Karmal được cắt đặt chính thức là lãnh đạo Đảng Cộng sản Afghanistan vào ngày 26/12 tại một buổi họp Đảng bộ được triệu tập vội vàng dưới sự canh gác của Hồng Quân tại phi trường quân sự Bagram, mà người Xô viết sử dụng làm căn cứ hành quân chính.

Hai năm sau, khoảng 100,000 binh sĩ Xô viết chiếm đóng đất nước Afghanistan và cuộc chiến tiếp tục leo thang. Quân Mujahideen nhận được nhiều chuyến hàng chở đầy ắp vũ khí và tiền bạc của người Mỹ, mà mục tiêu chính của họ là giữ chân người Nga càng lâu càng tốt trong một cuộc xung đột tốn kém, và mục tiêu đó gặt hái nhiều thành công. Người Xô viết thay đổi chiến thuật theo thời gian. Lúc đầu họ dàn quân càn quét qui mô lớn trong những khu vực gây rối nhất như Tỉnh Helmand ở phía nam và những vùng giáp biên giới với Pakistan, qua đó vũ khí được đưa vào cho quân du kích. Nhưng chiến thuật này không có hiệu quả. Như một quan sát viên trong cuộc xung đột giải thích, ‘Khoảng 99 phần trăm các trận đánh ở Afghanistan, phần thắng rơi vào tay người Xô viết. Nhưng vấn đề là sáng hôm sau tình hình trở lại như cũ, như thể không có trận đánh nào xảy ra. . . Bọn Mujahideen lại có mặt trong làng nơi hôm qua chúng ta đã phá hủy nó hay tưởng là đã phá hủy nó. Cuộc chiến thật là vô ích.’ Người Nga chấp nhận nhiều phương pháp bạo lực hơn và sử dụng đến không lực. Họ oanh tạc và cày nát thị trấn và làng mạc, sau đó xua lính biệt kích để ‘dọn dẹp’, nhưng kết quả vẫn không thay đổi. Quân Mujahideen sẽ tan chảy đi tạm thời rồi sau đó quay trở lại. Nhưng ước tính có gần một triệu người Afghanistan bị giết trong chiến tranh và khoảng từ hai đến ba triệu người tị nạn rời bỏ xứ sở.

Người Nga không thể tìm được lối ra và lực lượng quân sự của họ quá nhiều dàn trải nên không thể tính đến việc khai triển ở nơi khác. Một thành viên trẻ tuổi trong giới lãnh đạo Xô viết, Mikhail Gorbachev, coi về nông nghiệp, ở chốn riêng tư đã gọi Chiến tranh Afghanistan là ‘vết thương chảy máu của chúng ta’.

Đánh giá chương trình ổn định 1989 năm 2024

Đoàn xe cơ giới tiến vào Afghanistan mở đầu cuộc xâm lăng Afghanistan vào tháng 12 năm 1979

Đánh giá chương trình ổn định 1989 năm 2024

Các chiến sĩ trong đội quân Mujahideen của Afghanistan reo hò trên xác một trực thăng của Liên xô mà họ bắn hạ được

BẢY

QUYỀN LỰC CỦA NHỮNG KẺ YẾU THẾ

Prague, tháng sáu, năm 1982

BA LAN THEO NHIỀU PHƯƠNG DIỆN là một ngoại lệ, là một nhà nước phân nửa là vô chính phủ mà ngay cả một trong những nhà lãnh đạo Xô viết cũng nhận ra nó là ‘gót chân Achilles’ của chủ nghĩa cộng sản. Nhưng đối với phần đông người ngoài Warsaw có vẻ là thủ đô của thế giới Cộng sản như Bucharest hoặc Đông Berlin. Một trong những điểm đầu tiên mà khách lạ ghi nhận, trong đầu những thập niên 1980 cũng như trong thập niên 1950, từ Varna trên Biển Đen đến Vilnius gần biển Baltic, là sự vắng mặt của những pa-nô quảng cáo hoặc hàng hóa trưng bày trong các cửa hàng được thiết kế để câu khách. Không phải là những thứ ấy có ít hơn mà là không có gì hết. Nói về lý, một du khách từ phương Tây có thể cho rằng hiện tượng này là một sự thoải mái trời cho, nhưng nó khiến đường phố trong thế giới xã hội chủ nghĩa rất dễ nhận diện. Hầu hết thành phố về đêm đều khoác một vẻ tối tăm kỳ quái. Đường phố chỉ được chiếu sáng lờ mờ và tương đối ít ô tô nhà qua lại. Vào thập niên 1980 dân chúng còn ăn mặc tươm tất – không ai rách rưới. Nhưng xét về mặt thời trang thì không có nhiều kiểu đa dạng, và không có nhiều mặt hàng để mua sắm. Đỉnh cao của sự xa hoa và biểu hiệu của vị thế xã hội là một bộ quần áo jean màu xanh dương của Mỹ. ‘Chúng tôi giả bộ lao động và họ giả bộ trả lương,’ là câu nói mỉa mai thời thượng trên khắp Đông Âu và Trung Âu – và đó không phải là câu nói đùa. Nó mô tả chính xác và trúng bóc hệ thống xã hội chủ nghĩa.

Về mặt chính trị, Đông Âu đang đóng băng. Vào những năm 1980 hầu hết các chế độ đều do những người đang trong thập niên thứ hai nắm giữ quyền lực. Cặp Todor Zhivkov ở Bulgaria và Janos Kadar ở Hungary đã đứng vững hơn 20 năm vào thời điểm thiết quân luật ở Ba Lan. Họ không có ý định buông bỏ quyền lực cho chính họ hoặc cho các quan thầy của họ ở Moscow. Bọn thống trị cộng sản tin rằng sự câm lặng của dân chúng có nghĩa nhân dân đã chấp nhận họ – một cách bực bội, rầu rĩ và khổ sở, nhưng điều quan trọng là nhân dân chịu tuân phục trong ôn hòa và không gây rắc rối cho bọn cai trị.

Nói chung, trên khắp đế chế Xô viết, tình trạng là như thế. Đã từng có những cuộc nổi dậy. Chúng đã kết thúc trong thảm họa, với xe tăng Xô viết tuần hành khắp đường phố của một số thành phố đáng yêu nhất Âu châu. Các ký ức về những sự kiện Hungary và Tiệp Khắc vẫn còn nóng hổi – trong năm 1956 hơn 2,500 người đã chết ở Budapest trong cuộc quật khởi anh dũng nhưng bi tráng cho tự do. Người Tiệp Khắc vẫn còn cảm thấy mình bị nghiến nát trong Mùa Xuân Prague thảm bại. Những dư chấn của hai trải nghiệm vẫn còn đau đớn sâu sắc. Hàng trăm người Hungary đã bị hành quyết và hơn 15,000 bị cầm tù vì cả gan thách thức bộ máy cai trị. Ở Tiệp Khắc, thời kỳ ‘chuẩn hóa’, theo cách gọi của chế độ, thì ít tàn bạo hơn – ‘một tiến trình văn minh hóa bạo lực’, như nhà văn Tiệp Khắc Milan Simecka gọi như thế. Nó đã làm đảo điên đất nước và Đảng cai trị, hoàn toàn bị thanh tẩy. Gần nửa số đảng viên khoảng một triệu rưỡi người bị loại ra khỏi Đảng. Tất cả viện sĩ, nhà báo hoặc giáo viên hàng đầu phải ký bảng cam kết ‘trung thành’ với Nhà nước – tức Đảng cai trị – và nếu họ từ khước sẽ bị đuổi việc. Đài phát thanh Tiệp Khắc sa thải khoảng 1,500 trong số 3,500 nhân viên. Ở thủ đô Tiệp Khắc trong thập niên 1970 và 1980 có hàng tá thợ đốt lò, thợ làm vườn và thợ cơ khí từng là các triết gia, giáo sư sử và các biên tập viên nhật báo trước biến cố Mùa Xuân Prague.

Các bài học đã được học. Dân chúng nghĩ ra nhiều cách sống chung với chủ nghĩa độc tài cộng sản. Họ lui về cuộc sống riêng tư, nơi họ hi vọng cơ quan mật vụ Stasi không thể theo dõi. Nhà báo và nhà văn Konstanty Gebert nói mình xây dựng ‘Một pháo đài nhỏ, mang đi được giữa tôi và sự câm lặng, tuân phục, nhẫn nhục, tủi hỗ, mà xe tăng không thể xâm nhập. Chừng nào pháo đài còn tồn tại, chung quanh tôi còn có một vùng nhỏ của tự do.’

Đó là một buổi tiệc vui vẻ – ít nhất cho đến khi ba người khách không mời xuất hiện vào chiều tối và ra lệnh bắt ban nhạc. Các nhạc sĩ vừa mới dựng xong dàn nhạc tại một căn hộ ở trung tâm Prague vào 15/3/1976. Bia tràn trề như suối và nhóm nhạc sĩ đi loanh quanh lẫn lộn với khách dự tiệc, khi bộ ba mật vụ từ cục cảnh sát mật vụ StB của Tiệp Khắc bước vào. Đêm đó họ bắt đi những thành viên của The Plastic People of the Universe (Những Người Nhựa của Nhân Loại), nhóm nhạc pop nổi tiếng nhất của Tiệp Khắc, và nhốt họ lại, cùng một số fan của ban nhạc – tất cả 19 người – vì tội ‘quấy rối trật tự công cộng’.Ngày hôm sau họ bị kết tội ‘say sưa, phê thuốc và có hành vi chống xã hội’. Tại phiên tòa sau đó, bốn người bị kêu án giam từ 1 đến 3.5 năm, trong đó có Mila Hlavsa, người sáng lập, viết lời nhạc, và tay bass 27 tuổi của ban Những Người Nhựa .

Về chuyên môn họ không phải là một ban nhạc lớn. So sánh với bậc đàn anh Frank Zappa, Captain Beefheart hoặc the Velvet Underground, ban The Plastics không mấy sáng tạo như những nghệ sĩ khác. Như Hlavsa, người lãnh đạo tinh thần của nhóm, luôn miệng nhắc lại, ‘Chúng tôi không làm chính trị . . . chúng tôi không đưa ra thông điệp nào, chắc chắn chúng tôi không hề có ý định hạ bệ chủ nghĩa cộng sản. Chúng tôi chỉ yêu nhạc rock and roll và muốn nổi tiếng.’ Lúc này Gustav Husak, nhà lãnh đạo bù nhìn Xô viết được Moscow dựng lên vào năm 1969, đang bồn chồn. Là người bảo thủ sâu sắc dưới nhiều phương diện, y là người không biết khôi hài, chỉ muốn dân chúng im miệng và tuân phục. Một nhân vật cứng cỏi, lạnh lùng xuất thân từ một thị trấn nhỏ trên bờ sông Danube sát Bratislava, y đã bị chế độ Phát xít Đức bắt giam trong thời vùng Slovakia bị chiếm đóng. Sau đó, khi đang là cán bộ cao cấp đang lên của Đảng, y bị nhốt sáu năm trong trại giam vào những năm thanh trừng của thập niên 1950 vì tội theo ‘chủ nghĩa quốc gia tư sản’. Trải nghiệm đó để lại cho y vết sẹo. Giờ ở tuổi 63, y luôn ngờ vực với những gì y cho là không đúng qui ước. Gần đây y đã truy tố nhà văn Tiệp Khắc Jan Kalina vì tội biên tập và xuất bản một quyển sách có tên 1001 truyện cười – một tuyển tập những truyện khôi hài, hầu hết là chống cộng, mà chế độ cho là có tính lật đổ. Ngôi nhà của Kalina ở Bratislava bị đặt máy nghe lén để truy tìm những người gởi truyện cười cho ông. Sau đó ông bị bắt giam hai năm.

Nhạc pop được coi là nguy hiểm đối với Nhà nước. Ban The Plastic People of the Universe đã được thành lập vào cuối thập niên 1960 và lúc đầu được phép biểu diễn. Nhưng vào năm 1973, cùng với các nhóm nhạc Tiệp Khắc khác, họ bị ngăn cấm trình diễn nơi công cộng. Họ tìm cách hát chui tại những buổi lễ tư gia như lễ cưới, tiệc sinh nhật . . . Họ nhanh chóng lôi kéo được một số fan ngưỡng mộ. Các thanh niên trẻ tuổi nghĩ rằng nếu Husak và toàn bộ lực lượng của chế độ Cộng sản chống lại họ, thì ắt hẳn The Plastic People đang làm một điều gì đó đúng đắn. Một trong người ngưỡng mộ họ là một nhân vật đang nổi tiếng, một nhà soạn kịch, viết tiểu luận và triết gia, Vaclav Havel, mà tác phẩm của ông bắt đầu nhận được chú ý của phương Tây.

The Plastics ăn vận theo phong cách như các ban nhạc nổi loạn cùng thời ở Mỹ hoặc Tây Âu – áo jacket bằng da, quần bò, áo thun, đeo vòng hạt – và để tóc dài. Cảnh sát và bọn mật vụ StB tất nhiên biết rằng họ chỉ trình diễn, nên trong vài năm vẫn để họ hoạt động, không muốn khiêu khích mối xung đột giữa các thế hệ. The Plastics có tính phiêu lãng hơn là tính tư bản, nhưng tính quần chúng của ban nhạc là mối nhức nhối không nguôi đối với những tiếng nói tân-Stalin-nít trong chế độ. Nhóm chóp bu Cộng sản trong Cung điện Prague ra lệnh cho bộ máy an ninh bắt giam những ‘bọn vô công rỗi nghề’ này, như cách nói của nhóm chóp bu trong chính quyền Tiệp Khắc. Loại âm nhạc của họ không có dính líu gì đến nghệ thuật và đe dọa nghiêm trọng đến những giá trị đạo đức của xã hội. Lời nhạc phô bày thói thô tục cùng cực có tác động chống chủ nghĩa xã hội và chống xã hội, hầu hết đều ca tụng chủ nghĩa hư vô, sự đồi bại và tính giáo điều. Khi họ xuất hiện tại phiên tòa công khai vào tháng 10 năm 1976 Havel, người yêu quí sự sôi nổi và cuồng nhiệt của nhạc rock, tìm cách theo dõi ‘việc trình diễn’ một phần của vụ xử án từ hành lang. Ông viết một tiểu luận xuất sắc có tựa làm ta nhớ đến một tuyệt tác của Kafka, ‘Vụ Án’, và ông in trên giấy xấu, rồi tuồn qua phương Tây trước sự bối rối của các cấp chính quyền. ‘The Plastics đơn giản chỉ là những người trẻ muốn sống theo cách riêng của mình, tạo ra thứ âm nhạc họ thích, hát những gì mình muốn, sống hài hòa với chính mình một cách chân thực,’ ông viết. The Plastics biểu tượng cho ‘sự khao khát tự thân của cuộc sống để tự thể hiện một cách tự do, theo cách chân thực và tuyệt hảo của riêng nó’.

Hai tháng sau khi The Plastics bị kết tội và tuyên án. Havel và một ít nhà văn, nghệ sĩ, viện sĩ và nhạc sĩ khác phát động một chiến dịch đòi thả tự do cho ban nhạc, và mở rộng hơn, kêu gọi sự chú ý của của mọi người đến hành động vi phạm nhân quyền phía sau Bức Màn Sắt. Đó là một ‘hiệp hội mở, không chính thức, và mềm dẽo của những người thống nhất trong ý chí tranh đấu một mình hay cùng nhau cho quyền con người và quyền dân sự trong đất nước chúng ta và trên khắp thế giới’. Văn bản, được biết dưới tên Hiến chướng 77, được gởi đến truyền hình Tây Đức và Đài Phát thanh Deutsche Welle, tại đó nó nhận được một buổi lên sóng khiêm tốn. Thoạt đầu hiến chương nhận được chữ ký của 243 người.

Có một vật xúc tác đằng sau sự thành lập của Hiến chương 77, mà cùng với tổ chức KOR của Ba Lan trở nên nhóm nhân quyền được biết nhiều nhất ở Đông Âu. Hiệp định Helsinki về An ninh Âu châu, được ký sau những thương thảo dài dòng vào năm 1975, cho những nhà tranh đấu dân quyền một vũ khí mạnh mẽ mà họ có thể sử dụng để chống lại chế độ Cộng sản. Điều khoản về nhân quyền trong Hiệp định Helsinki có một tác động sâu xa hơn bất kỳ nhà ngoại giao nào làm việc với nó có thể tưởng tượng ra. Theo thời gian nó giúp xói mòn niềm tin, sức mạnh và ý chí cai trị của những người Cộng sản.

Thoạt đầu, LBXV và các nước chư hầu chào đón thỏa ước Helsinki như là một tuyệt chiêu ngoại giao của các ông trùm Kremlin. Hiệp định này công nhận các đường biên giới sau Thế chiến II là không thể vi phạm và có vẻ tạo cho các chế dộ Cộng sản một sự hợp pháp mà họ chưa có. Đặc biệt, các người Cộng sản Đông Đức rất hả hê. Trước đây không ai ngoài khối xã hội chủ nghĩa công nhận Cộng hòa Dân chủ Đức như là một quốc gia. Giờ đây Đông Đức sẽ có được những kết nối với mọi nơi. Nhưng người Xô viết đã trả giá. Họ thỏa thuận với việc tuyên bố một loạt quyền về tự do hội họp, tự do ngôn luận và những giá trị dân chủ mà Hiến chương Liện Hiệp Quốc đã đề cao. ‘Tất cả những người ký tên dưới đây đồng ý trân trọng những quyền về dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa và những quyền khác và quyền tự do, tất cả những quyền này đều bắt nguồn từ phẩm giá tự thân của con người,’ đó là lời mở đầu của Hiệp định Helsinki. Người Xô viết nghĩ rằng nếu phương Tây đồng ý công nhận đường biên giới hậu chiến nó cũng có nghĩa không ai sẽ tìm cách thay đổi nội tình trong các nước xã hội chủ nghĩa. Họ tin rằng nó sẽ củng cố lâu dài nền cai trị Cộng sản trong các nhà nước bù nhìn và đặt dấu chấm hết với những Mùa Xuân Prague tiềm năng. Nó là cây đinh đóng vào nắp hòm chôn Chủ nghĩa Cộng sản . . . Brezhnev trông chờ sẽ được nhân dân ca tụng khi họ biết được sự ổn định tối hậu của những đường biên giới sau chiến tranh mà họ đã hi sinh quá nhiều. Còn về những điều khoản về nhân quyền, chúng có thể được rao giảng trong nhà, chỉ ở mức độ mơ hồ, không cần phải tuyên truyền rông rãi. Ông nghĩ điều này không mang lại nhiều rắc rối bên trong xứ. Nhưng ông đã sai . . . Trong Điện Kremlin, một số cán bộ lão thành kinh ngạc khi lần đầu tiên họ đọc thấy các điều khoản Nhân Quyền trong hiệp ước. Andropov, Suslov (và những người khác) tỏ ra băn khoăn về việc thừa nhận những trách vụ quốc tế có thể mở đường cho sự can thiệp của nước ngoài vào đời sống chính trị của Xô viết . . . Nhiều đại sứ Xô viết bày tỏ mối ngờ vực vì họ khôn ngoan thấy trước những tranh cãi quốc tế khó khăn từ đây về sau. Nhưng Gromyko thắng được cuộc tranh luận khi tuyên bố ‘chúng ta là chủ nhân trong ngôi nhà của mình’, và như vậy tức là phủ nhận hiệp định ngay từ đầu . . . Những thỏa thuận dần dần trở thành bản tuyên ngôn của những phong trào đòi tự do và bất đồng chính kiến – một phát triển hoàn toàn vượt quá sức tưởng tượng của các nhà lãnh đạo Xô viết.

Người Xô viết cảm thấy rằng mình khó có thể nói không với Hiệp định. Các quyền qui định trong Hiệp định, ít nhất về lý thuyết, cũng được đảm bảo trong hiến pháp của LBXV và các nước chư hầu, bằng những ngôn từ cao quí và kêu gọi. Như vậy họ không thể dễ dàng phớt lờ. Ông sống tốt nhờ viết về những điều ấy với nét dí dỏm, duyên dáng và chân thật. Vậy mà khi thời điểm đến ông có thể hành động một cách quyết đoán, táo bạo và nhanh nhẹn. Về nhiều phương diện ông là nhà trí thức Trung Âu nguyên mẫu, tại những buổi nói chuyện ấm cúng của ông về triết lý, bi kịch và chính trị đến tận khuya trong một quán rượu với các nhà văn bạn bè. Theo lời thổ lộ của mình, ông trải qua nhiều tháng sống tại một quán rượu ưa thích gần Sông Vltava ở Khu phố Cổ của Prague. Là một triết gia, nhưng ông yêu sân khấu và diễn kịch. Nhưng tình thế và tù tội biến ông thành một nhà lãnh đạo chính trị, một con người hành động, và ông nhận ra rằng mình có khả năng về chuyện đó cũng nhiều như kỹ năng viết lách.

Havel sinh tại Prague ngày 5/10/1936, trong một gia đình giàu có. Ông trải qua thời thơ ấu được nuông chiều. Ông nội ông kiếm được bộn tiền nhờ đầu cơ vào đất đai và dựng lên khu buôn bán xinh xắn về nghệ thuật trang trí, Lucerna, kế bên Quảng trường Wenceslas ở trung tâm thủ đô Tiệp. Đó là một trong những đầu tư táo bạo nhất thuộc loại này ở Âu châu. Cha ông là một chủ nhà hàng nổi tiếng nhất ở Prague. Tất cả tài sản của gia đình đều bị tịch thu vào năm 1948 khi Cộng sản nắm chính quyền. Havel và gia đình mình bị chính quyền mới ghép vào thành phần kẻ thù của giai cấp. Là con của một tư sản, ông chỉ được đi học đến hết trung học. Trường đại học chỉ dành riêng cho con cái của công nhân – hay con cái của những đảng viên trung thành xuất thân từ bất kỳ giai cấp nào. Ông tìm được việc làm như một công nhân sân khấu tại Nhà hát Balustrade ở Prague, tại đó tình yêu sân khấu của ông ra đời và lớn mạnh. Ông bắt đầu viết kịch trong giờ rãnh rỗi, những vở kịch tĩnh lược, nói lên sự phi lý của thân phận con người, hầu hết đều không thể diễn được trong nước vì chưa qua kiểm duyệt. Những vở kịch hay nhất của ông được lên sân khấu đều đặn ở nước ngoài, và tên tuổi ông bắt đầu nổi lên.

Havel được biết đến như là thành phần ‘chống đối’ trước khi được 20 tuổi tại một buổi họp của Hội Nhà văn Tiệp Khắc – một tổ chức quan trọng dưới chế độ cộng sản, không ai có tác phẩm được in ra nếu không phải là thành viên của Hội. Ông đọc một bài phát biểu chỉ trích các nhà văn lớn tuổi hơn, có vai vế hơn về ‘tính giả đạo đức’, không chỉ vì họ không dám nói lên sự thật – một hành động khó khăn và nguy hiểm – mà còn vì họ không chịu lắng nghe sự thật. ‘Sự thật’ là điều làm Havel băn khoăn hơn bất cứ điều nào khác. Các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là những bài tiểu luận có tính triết lý và bao quát về cách sống lương thiện như có thể dưới sự áp bức trên một đất nước mà ‘Nhà nước đặt trong tâm trí của mỗi người một tiền đồn’ và nơi ‘lịch sử chân thật đã ngừng lại . . . nơi lịch sử đã trở thành ngụy tạo . . . nơi chính quyền đã quốc hữu hóa thời gian. Kết quả là, thời gian gặp số phận bi đát như những thứ bị quốc hữu hóa khác. Nó bắt đầu héo úa đi.’

Havel trở thành phát ngôn viên chính của ‘nhóm Hiến chương’ sau khi nó được tuyên bố vào tháng 1 năm 1977. Nhóm này nhỏ và chỉ gây bứt rứt chút ít. Nhưng Havel vẫn bị câu lưu vài lần trong thời gian 24 tiếng trong nhiều tháng sau đó. Một trong những lý do là ông nhiều lần mô tả Gustav Husak là vị ‘Chủ tịch Hay Quên’. Vào tháng 4, 1979 chế độ mất hết kiên nhẫn và quyết định xử ông làm gương. Ông bị mật vụ StB bắt giam và kết tội ‘xuyên tạc Nhà nước’ và kêu án bốn năm rưỡi, bị nhốt chung với những phạm nhân hung dữ bị tội hình sự thay vì với các nhà trí thức trói gà không chặt. Ông bị bắt lao động nặng nhọc dù đang thường xuyên đau đớn vì những căn bệnh về ngực và phổi, khiến ông càng thêm kiệt quệ. Nhưng đây là Tiệp Khắc, lãnh thổ của Svekj Người Lính Tốt và Kafka*, và cũng có những trò hề phía sau song sắt. Havel thường kể ông nhớ có lần những người lính gác tù – gọi là bonzak – nhờ ông viết dùm bản báo cáo về chính ông cho họ. Ông nói, ‘Tôi muốn giúp bọn bonzak, và ngoài ra đây cũng là dịp làm hoang mang giới thẩm quyền.’

  • Svekj Người Lính Tốt là một tác phẩm châm biếm của Jaroslav Hasek về cuộc phiêu lưu của một người lính Tiệp trong Thế chiến I. Đây là tác phẩm của Tiệp được dịch ra nhiều nhất, với hơn 50 thứ tiếng. Kafka là một nhà văn gốc Do thái, sinh ra tại vùng đất bây giờ thuộc Tiệp. Ông được coi là một trong những nhà văn vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Theo phong cách hiện thực pha lẫn với siêu hình, kỳ bí, tác phẩm của ông thám sát những chủ đề về tha hóa, mối băn khoăn hiện sinh, tội lỗi và sự phi lý của kiếp người. Các tác phẩm nổi tiếng nhất là Sự Biến Hình, Vụ Án và Lâu Đài.(Chú thích của ND).

Sau khi được phóng thích ông bị theo dõi, chịu nhiều sự bất nhẫn nhỏ nhoi, nhưng cũng được phép kiếm sống tử tế. Ông được phép giữ tiền kiếm được từ bản quyền gởi về từ nước ngoài. Theo tiểu chuẩn Tiệp Khắc ông là một người giàu có. Ông bỏ ra những quãng thời gian dài âm thầm trứ tác trong một ngôi nhà tranh ở Bohemia cách Prague khoảng hai giờ rưỡi lái xe. Cảnh sát mật dựng một ngôi nhà gỗ hai tầng gần đó để có thể theo dõi ông. Vào ngày đẹp trời ông có thể trông thấy tên sĩ quan đang làm nhiệm vụ nhìn ông chằm chằm qua ống dòm. Havel phớt lờ họ, như đã làm đối với hai tên cớm StB được bố trí thường trực bên ngoài căn hộ ông ở Prague. Ông biết là điện thoại của mình đã bị nghe lén; và cũng phớt lờ việc này tới chừng nào hay chừng nấy, cố sống bình thường như có thể, vẫn gặp gỡ bất kỳ ai ông muốn. Ông đang thử nghiệm một cách sống dưới những điều kiện chuyên chế trong lúc vẫn duy trì tính cách chính trực của mình. Ông muốn gởi một thông điệp là khi bạn sống như thể bạn là con người tự do, bạn có thể học cách để được tự do, dù cho Nhà nước độc tài ném vào bạn bất cứ thứ gì.

Ý niệm này hình như mang tính cá nhân và đạo lý, nhưng Havel nhận ra nó mang tính chính trị tột cùng. Ông giải thích điều này rõ ràng nhất trong một tiểu luận cổ điển, Quyền Lực của Những Kẻ Yếu Thế. Luận điểm là không nên đối đầu hoặc tranh cãi với bọn đang nắm quyền, thậm chí cũng không nói ra sự thật. Điều cốt lõi là ‘sống trong sự thật’ – mọi điều khác đều là thỏa hiệp. ‘Nếu cột trụ chính của hệ thống là sống trong dối trá, thì không có gì ngạc nhiên mối đe dọa nền tảng đối với nó là sống trong sự thật . . . ngay cả hành động thành lập nhóm chính trị cũng buộc chúng ta dự một trò chơi quyền lực, thay vì cho sự thật một quyền ưu tiên,’ ông viết. Người nào không tìm được sự độc lập với Nhà nước sẽ ‘thừa nhận hệ thống, hoàn thiện hệ thống, tạo ra hệ thống, chính là hệ thống’. Đó là một khái niệm khó nắm bắt – dễ bị công nhân nhạo báng vì mối quan tâm chủ yếu của họ không phải là những khái niệm về ‘sự thật’ hay tri giác về đạo lý, mà là tránh gặp rắc rối để bảo vệ nồi cơm cho gia đình và phương tiện giáo dục bậc cao cho con cái. ‘Ngay cái lúc một ai đó xông vào tận nơi, và bổng la lên ‘Ông vua ở truồng’ *, chỉ cần một người phá bỏ qui luật của trò chơi, lập tức trò chơi bị bóc trần, mọi thứ thình lình hiện ra dưới một thứ ánh sáng mới mẻ, và toàn bộ lớp vỏ bọc chỉ được làm bằng chất vải mỏng mịn bổng rách toang và rơi ra từng mảnh không ngăn lại được.’ Đây là những ý tưởng hoàn toàn xa lạ với Husak và đồng bọn của y. Chúng có thể bị hoang tưởng, nhưng chúng có thể ngửi thấy một mối đe dọa thực sự khi nó manh nha: trong một xã hội chuyên chế, qua mặt Nhà nước có tiềm năng là một thách thức nguy hiểm. Havel nhận ra rằng trên bề mặt hình như nó không nói lên gì nhiều đối với một công nhân trong xí nghiệp máy kéo ở Brno. ‘Đây có thể chỉ là những phương thức phi thực tế trong thế giới ngày nay và rất khó để áp dụng trong thực tế cuộc sống,’ ông nhìn nhận. ‘Nhưng mà tôi không nghĩ ra một phương cách nào khác.’

Havel là nhà phê phán chủ nghĩa cộng sản kiểu Xô viết quyết liệt, hùng hồn và giàu tưởng tượng nhất. Ông tạo cảm hứng và cổ vũ những người khác. Nhưng ông nằm trong số rất ít các nhà trí thức trên khắp đế chế xã hội chủ nghĩa. Tầm quan trọng của những nhà trí thức bất đồng chính kiến không nên đánh giá bằng số lượng nhỏ bé của họ. Các nhà văn, chẳng hạn, đã luôn được chủ nghĩa cộng sản đánh giá cao, như Stalin đã từng gọi họ là ‘những kỹ sư của trí tuệ’. Đó là lý do tại sao qua từng ấy năm bọn độc tài luôn tìm cách khuyến dụ và sử dụng họ. Một nghệ sĩ chịu đồng hành với hệ thống, hoạt động như một nhà tuyên truyền của Đảng, viết những bài tụng ca hiến dâng lên nhà độc tài đúng ý muốn của Đảng, có thể sống phủ phê và trở thành sao. Do lịch sử của hầu hết vùng Trung Âu và Đông Âu giới trí thức tạo thành một giai cấp riêng, tham dự vào chính trị theo một cách thức lạ lẫm với thế giới phương Tây. Như Bronislaw Geremek, một trong những cố vấn có ảnh hưởng nhất với CĐĐK ở Ba Lan, thường nói: ‘phương Tây thì khác, “bình thường”. Còn ở đây người trí thức phải dấn thân. Vì chúng tôi tranh đấu thậm chí cho quyền được suy nghĩ.’

  • Một câu chuyện cổ tích vạch trần sự dối trá hợm hĩnh của con người mà người thợ may nghĩ ra để dạy dỗ vị vua và người đời. Y nói với vua sẽ may cho ông một bộ y phục hiếm có trên đời, mà chỉ có ai đạo đức mới có thể nhìn thấy được. Khi nhà vua ‘mặc’ bộ y phục tưởng tượng đó, thật ra không mặc gì cả, nhà vua nức nở khen không tiếc lời vì không muốn bị xem là thiếu đạo đức. Khi vua trong bộ y phục của Adam đó kinh hành qua đường phố cho dân chúng chiêm ngưỡng, ai cũng giả bộ hít hà ngưỡng mộ bộ y phục có một không hai, vì không muốn bị coi là vô đạo đức. Cho đến khi có một đứa bé từ phía sau xông vào, nhìn cảnh tương đó, bèn la lên, ‘Ông vua ở truồng’. Bấy giờ mọi người mới tỉnh ngộ trước trò đùa chua cay mà thấm thía mà gã thợ may bày ra. (Chú thích của ND)

Hiện giờ các chế độ tay sai thấy việc giải quyết tình trạng bất đồng chính kiến là khó khăn hơn nhiều. Đông không còn cô lập với phần còn lại của Âu châu. Các nhà văn, nhà báo và nghệ sĩ đã có mối quan hệ với phương Tây nhiều hơn trước. Đã qua rồi những ngày mà các thi sĩ hoặc họa sĩ gây rối có thể bị lôi đi và hành hình một cách âm thầm hoặc bị chở đi đến các trại lao động cải tạo và chết mòn ở đó. Vào tháng 9, 1978 cơ quan mật vụ Bulgaria – với sự hỗ trợ từ KGB – ám sát nhà văn lưu vong Georgi Markov tại một bến xe buýt ở Waterloo Bridge ngay giữa London. Ông bị đầu độc bằng chất ricin được nén thành viên nhét ở đầu dù, rồi được dùng để rạch nhẹ một đường vào ống chân ông. Markov chết vài ngày sau ở bệnh viện và không ai biết được chi tiết của vụ ám sát cho đến vài năm sau đó. Hai nhà báo lưu vong người Romania làm viêc cho Đài Âu châu Tự do bị cơ quan mật vụ Securitate của Romania giết chết ở Đức. Nhưng đây chỉ là những trường hợp ngoại lệ trơ tráo của những chế độ trơ tráo hơn. Ở những nơi khác, những người bất đồng chính kiến được đối xử tế nhị hơn – hoặc ít nhất ít tàn bạo trâng tráo hơn. Ca sĩ và nhà soạn nhạc châm biếm Wolf Biermann từ lâu là cái gai trong mắt chính quyền Đông Đức. Những bài balat châm chọc và dí dỏm của ông chứng tỏ một điều là kẻ bắt nạt sợ nhất là bị châm chọc. Khi vào tháng 11, 1976 chế độ muốn loại bỏ Biermann, bọn Đông Đức đợi cho đến khi ông đang lưu diễn ở Tây Đức. Sau một buổi trình diễn ở Cologne chính quyền Đông Đức tuyên bố ông bị tước quyền công dân và không được phép trở về Đông Đức.

Trước 1968, hầu hết các vụ chống đối chế độ xuất phát từ nội bộ Đảng. Những người chống Cộng bị trù dập phải câm lặng, vì thế các nhà tư tưởng dám lên tiếng thường cẩn thận phát biểu rằng mình đang khảo sát từ một lăng kính Mác xít những gì đi chệch đường đối với hệ thống. Đó là những ‘bước đi chệch trên một lộ trình đúng đắn’ và họ đề nghị chủ nghĩa xã hội mở rộng tự do với các cải cách mang bộ mặt người theo kiểu mà nhà lãnh đạo xã hội chủ nghĩa của vụ Mùa Xuân Prague là Alexander Dubcek đã đề ra. ‘Chúng ta ra sức tìm ta những lỗi thiết kế,’ như Milan Simecka nói. Nhưng sau khi Xô viết tấn công vào Tiệp Khắc người ta thấy rõ là Đảng sẽ không cho phép thách thức nào đối với tín điều chính thống. Trong số những nhà trí thức, không khí bi quan – nặng nề hơn bình thường ở Trung Âu – bao trùm. Ngay cả những người có lòng tin thực sự cũng đâm ra hoài nghi và tuyệt vọng. Màn sương u ám được vén lên bởi Havel và những người khác, những người đã chỉ ra một phương cách mà, như tiểu thuyết gia Ludvik Vaculik giải thích, cho phép dân chúng sống còn như ‘một công dân của một nhà nước mà tôi không bao giờ rời bỏ dù ở đó tôi không hề sống hài lòng’.

Một số người không thấy cách ‘sống trong sự thật’ là một chiến lược gì cả. Nhà văn Tiệp Milan Kundera cho rằng ‘đó không chỉ duy tâm mà còn ngu ngốc để đương đầu với một chế độ không thể lay chuyển được bằng những việc làm vô nghĩa như đi phân phát những thỉnh nguyện thư’. Ông bỏ lại sau lưng mọi niềm hi vọng và trốn thoát đến Paris. Havel phản ứng với cuộc di tản của Kundera bằng một phê phán điển hình. Ông đã từng được khuyến khích bỏ xứ ra đi, nhưng quyết tâm ở lại. ‘Giải pháp không tồn tại trong việc bỏ xứ ra đi. Mười bốn triệu người không thể chỉ ra đi và bỏ lại Tiệp Khắc,’ ông nói.

Hầu hết người bất đồng chính kiến không thích thuật ngữ này, Michnik nói. ‘Người bất đồng chính kiến là tên phản bội, kẻ nổi loạn, một loại của hiếm, trong khi chúng ta đại diện cho đa số nhân dân.’ Dù sao thì thuật ngữ ‘bất đồng chính kiến’ được giới truyền thông phương Tây sử dụng và đối với những trí thức vùng dậy vẫn còn ở lại đất nước cuộc sống họ khá khó khăn, mặc dù dễ chịu hơn thời trước. Triết gia Hungary Gaspar Tamas mô tả cuộc sống của mình:

Bất đồng chính kiến là một hiện tượng bất thường. người bất đồng chính kiến sống một cuộc sống ở đó sự thỏa mãn, thành công, thất bại và phẫn chí rất khác với những gì người dân bình thường cảm nhận. Trong khi những đồng nghiệp khác tìm kiếm sự đề bạt, tiếng tăm, đi tham quan nước ngoài, sắm thêm nhà và những thứ tương tự, niềm tự hào của chúng tôi nằm trong các bài viết in trên những tờ rơi lấm lem và được coi là thành công khi phân phát được vài trăm tờ trước khi mật vụ ập tới. Một sĩ quan mật vụ có lần hỏi tôi: ‘Anh cho mình là người thông minh có phải không? Vậy thử hỏi tại sao anh hành động ngược với quyền lợi của mình?’ Chính quyền bối rối, không, kinh hoảng, trước hiện tượng bất đồng chính kiến. Chủ nghĩa bất tuân và tính lập dị đều được coi là điên khùng ngay cả trong những xã hội tự do hơn và dễ dãi hơn Đông Âu. Sự bất đồng chính kiến được nhiều người coi như là một hình thái vô tổ chức và, vâng, tôi không chối là cũng có một số ít loại người kỳ cục trong bọn chúng tôi. Người bất đồng chính kiến nói năng kỳ lạ. Họ bắt đầu nói về ‘những vùng ảnh hưởng công cộng song song’ và ‘văn hóa vi mô có tính bất đồng chính kiến; và những thứ tương tự, như thể họ bằng lòng với cái thế giới ngầm u ám của những trào lưu tiên phong về đạo đức, nghệ thuật, chính trị. Những người bất đồng chính kiến để râu, không dành dụm tiền để mua ô tô Đông Đức, nói ngoại ngữ và là những người đầu tiên mang con trong túi da trước ngực. Nhiều người trong số họ là Do thái. Vào năm 1968, khi nhiều người Hungary và Đông Đức lương thiện tìm quên trong men rượu, lòng vui sướng khi chứng kiến cảnh kẻ cựu thù Tiệp Khắc của mình bị làm nhục, thì những người bất đồng chính kiến lại đứng về phe của người nước ngoài. Tóm lại, họ đúng là loại người khó chịu.

Bọn đầu sỏ cai trị có nhiều vấn đề cấp bách hơn là việc do một ít nhà viết kịch hoặc nhạc sĩ tóc dài gây ra. Chế độ của họ đang khánh kiệt – và họ tin rằng chỉ có các tư bản phương Tây mới giải cứu được. Các lãnh đạo như Husak đang theo một khế ước xã hội với dân tộc của mình. ‘Nếu các người ngoài mặt tỏ ra tuân thủ và không gây rắc rối, thì Đảng chúng tao sẽ bảo đảm đủ thực phẩm, cải thiện dần dần mức sống và các điều khoản xã hội khác. Chỉ cần quên đi tự do hoặc ‘những ý tưởng ‘dân chủ kiểu tư sản’, thì sẽ nhận đủ lợi ích vật chất thỏa mãn các người.’ Tại thời điểm này, nói như nhà văn lưu vong người Tiệp Josef Skvorecky, ‘Cửa hàng thịt trở thành hàn thử biểu đo được sự hài lòng của dân Đông Âu’. Hiệp ước có hiệu quả trong một thời gian, rồi bắt đầu lơi lỏng trong đầu thập niên 1980. Các chế độ Cộng sản không thể ở mãi một phía của sự giao dịch mà không lâm vào cảnh nợ nần chồng chất với phương Tây. Theo thời gian, những lỗi cơ bản của hệ thống càng bộc lộ rõ ràng. Nhưng dù muốn thay đổi, cũng không thể nào thay đổi được – vì những lý do ý thức hệ và chính trị. Đảng lấy được quyền lực từ xác quyết rằng Đảng không thể thất bại, rằng ngọn sóng lịch sử đang ở về phía Đảng. Các khó khăn bắt đầu tồi tệ thêm khi các sự kiện không đi theo kịch bản mà các nhà viễn tưởng xã hội chủ nghĩa vạch ra.

Các nhà cai trị coi những cải tổ kinh tế là nguy hiểm. Hệ thống có thể vô vọng và không hoạt động được – nhưng, họ nghĩ, dù sao nó còn giúp họ nắm vửng quyền lực. Họ thấy không sai là quyền hành của họ phụ thuộc vào việc duy trì một nền kinh tế được hoạch định từ trung ương tại đó mọi quyết định đều dựa vào lợi ích chính trị hơn là mục tiêu kinh tế. Trên hết, lập kế hoạch tập trung hóa bảo đảm các quyết định là được họ, những người cộng sản, đưa ra. Những quyết định phi tập trung – đưa vào yếu tố thị trường – sẽ làm phân tán quyền lực và đặt ra một câu hỏi về sự hợp lý của một Đảng độc quyền. Hệ thống vẫn còn tồi trong hướng sản xuất hàng tiêu thụ. Một ví dụ là trong lãnh vực ô tô – hiển nhiên thấy được sự khác biệt giữa một chiếc Mercedes do Tây Đức sản xuất với một chiếc Trabant của Đông Đức, vốn là một đối tượng bị làm trò đùa bên trong Đông Đức, nói chi trong phần còn lại của thế giới. Các xứ Cộng sản rất kém trong ngành chế tạo ô tô. Lý do không phải là kỹ thuật, thậm chí kinh tế. Mà đó là do cách thức chúng được ‘bán ra’. Việc sở hữu chúng có liên quan đến vị thứ chính trị cũng như tài sản. Nhà nước phân phối ô tô – cũng như phân phối những mặt hàng xa xỉ khác, nhà cửa và ngày phép. Chẳng hạn, ở Tiệp Khắc quyền được mua ô tô bị rút lại đối với các nạn nhân trong cuộc thanh trừng sau cuộc xâm lăng của Xô viết vào năm 1968. Phải mất vài năm quyền sở hữu ô tô mới trở lại ‘bình thường’ – như trong phần còn lại của khối xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên thứ nhất là cán bộ cao cấp; thứ hai là thân thích của cán bộ cao cấp; và chỉ vào hàng thứ ba là những người có tiền mua.

Ở phương Đông cách duy nhất để chất đầy hàng trên kệ là mượn những món tiền lớn từ phương Tây. Tầm nhìn mới, như Adam Michnik gọi, là ‘xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên đồng đô la Mỹ. Những người cộng sản và các chủ ngân hàng Tây phương lao vào nhau trong một vũ điệu ma quái. Chế độ Cộng sản xem tư bản của phương Tây như là một phương tiện để mua chuộc công luận ở nhà và để trì hoãn việc đưa ra những thay đổi căn cơ cần thiết. Họ sử dụng tín dụng nước ngoài không phải để đầu tư công nghệ mới hay để đa dạng hóa cơ sở kỹ nghệ của họ, mà để mua lương thực và hàng tiêu thụ, rồi phân phối cho dân chúng của mình với giá được hỗ trợ đến mức không thực tế một cách phi lý. Mới đầu các xứ phương Đông tỏ ra hài lòng. Cũng hài lòng là các ông chủ ngân hàng, đã phát quang một con đường huyết mạch nối thành phố London và Wall Street với Warsaw, Berlin và Budapest. Phân nửa số tiền vay là từ các ngân hàng tư được các chính quyền phương Tây bảo lãnh, nhằm khuyến khích họ làm ăn phía sau Bức Màn Sắt. Phân nửa còn lại không được bảo đảm, nhưng các xứ Đông Âu được coi như là những kẻ vay tiền có trách nhiệm. Các chủ ngân hàng với trí nhớ ngắn hạn xem các chế độ này trụ vững lâu dài, với lực lượng lao động có tay nghề. Quan trọng là họ tin rằng sự ‘bảo kê’ của Liên xô đối với khối xã hội chủ nghĩa sẽ đánh tan bất cứ nguy cơ vỡ nợ nào.

Họ vừa hoài nghi vừa ngây thơ một cách đáng kinh ngạc về các hệ thống chính trị mà họ đang làm ăn. Về lâu dài hi vọng hiện thực nhất của họ để thu lại tiền là cổ vũ một nền dân chủ cởi mở hơn, nhưng ý tưởng đó hình như chưa hề xảy đến với họ. Thay vào đó, nhiều người trong số họ đón chào tình trạng thiết quân luật ở Ba Lan như là điều tuyệt vời. Vị Tướng sẽ làm những chuyến xe lửa chạy đúng giờ. ‘Ai biết được hệ thống chính trị nào hoạt động có hiệu quả? Là lời giải thích của trưởng phòng đối ngoại của Citybank trong một bài viết trên tạp chí Commentary trong năm 1982. ‘Phép thử duy nhất mà chúng ta quan tâm là: họ có thể trả món nợ của mình hay không?’

Về lâu dài món tiền vay vẫn không làm thuyên giảm tình trạng khốn khổ của chủ nghĩa cộng sản. Có khi còn tệ hơn. Ba Lan là nước mắc nợ nhiều nhất – hay như một nhà kinh tế học Ba Lan mô tả, ‘bị nghiện nợ, như người ta nghiện loại ma túy nguy hiểm nhất’. Trong sáu năm cho đến thời thiết quân luật nợ nước ngoài của Ba Lan tăng gấp 15 lần, đến con số 66 tỷ đô la Mỹ. Rồi mỗi chế độ Đông Âu bắt đầu tập sử dụng những thẻ tín dụng platin đến một hậu quả hủy diệt. Chẳng bao lâu trả lãi bắt đầu làm tiêu hao ngân sách. Ở Đông Đức, vào khoảng đầu thập niên 1980, 60 phần trăm thu nhập dùng để trả nợ – một mức độ không thể duy trì được. Miklos Németh, viên chức hàng đầu trong Bộ Kinh tế Hungary trong suốt thập niên 1980, và sau đó trở thành Thủ tướng Hungary, giải thích, một cách vô vọng, cách thức tín dụng được sử dụng: ‘Chúng tôi tiêu hai phần ba số tín dụng để trả lãi’, ông nói. ‘Một phần ba còn lại dùng để nhập khẩu hàng tiêu dùng để giảm áp lực của cuộc khủng hoảng kinh tế.’ Hầu hết những cán bộ đang già đi đang điều hành các nền kinh tế này là những con đà điểu đang rúc đầu vào cát. Tất nhiên là họ không hề cho dân biết họ đang nợ lút đầu mà chủ nợ là những người mà họ mô tả mỗi ngày trên phương tiện truyền thông nhà nước là loài linh cẩu của chủ nghĩa tư bản.

Người Xô viết cũng lâm vào cảnh quẫn bách về kinh tế như phần còn lại của đế chế – thậm chí còn tệ hại hơn một số nơi. Phòng vệ những lãnh thổ chiếm hữu càng ngày càng trở thành một gánh nặng, mặc dù những ông trùm kiệt quệ ở Điện Kremlin không bao giờ thú nhận điều đó. Họ chưa bao giờ nghĩ đến việc phân tích thiệt hại trong việc duy trì đế chế mà họ chiếm được một vài thập niên trước đây. Họ quyết tâm duy trì vị thế siêu cường – vì những lý do ý thức hệ và uy tín. Họ không quan tâm nếu điều ấy đưa LBXV đến cảnh cùng khổ. Người Xô viết càng ngày càng chế tạo những vũ khí nặng hơn và lớn hơn trên qui mô lớn. Công nghiệp Xô viết trong những thập niên 1970 và đầu 1980 vẫn còn gắn chặt với việc sản xuất vũ khí, chứ không cung ứng những gì người tiêu thụ và công dân Xô viết muốn – hay, về phía những năm cuối của thế kỳ 20, những gì họ cần. Kế Hoạch vẫn còn nêu ra yếu tố ‘mục tiêu kép’. Mỗi xưởng máy chế tạo những sản phẩm công nghệ như ô tô hoặc thiết bị điện được yêu cầu phải có ứng dụng trong quân sự, để khi cần có thể chuyển đổi thành thiết bị quân sự. Điều này làm méo mó nền kỹ nghệ Xô viết cho đến khi LBXV tan vỡ. Từng khối lượng đồ sộ các vũ khí được sản xuất ồ ạt. Hàng trăm tên lửa xuyên lục địa được chế tạo mỗi năm. Kỳ lạ thay chúng được gọi ‘Quỹ Sa tăng’ trong khi chế độ được điều hành bằng những kẻ vô thần. Hàng ngàn xe tăng mỗi năm lăn bánh ra khỏi các dây chuyền sản xuất. Người Nga liên tiếp bổ sung kho vũ khí của họ vì ý thức hệ – và cũng vì mặc cảm tự ti. Họ trông mong bắt kịp trình độ kỹ thuật cao hơn của phương Tây bằng số lượng. Học thuyết quân sự của họ là họ phải vượt hơn không chỉ Mỹ, mà còn với tất cả vũ khí hạt nhân của khối Nato, Anh và Pháp và kể cả Tàu nữa. Giới quân sự Xô viết cho rằng chất lượng vũ khí của họ chắc chắn thua kém vũ khí Mỹ. Vì thế họ bù lại bằng số lượng. Như Viktor Starodubov, phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Ustinov, nói: ‘Chúng tôi đã chế tạo quá nhiều vũ khí hủy diệt hàng loạt vì đó là một trong số ít việc chúng tôi có thể làm tốt.’

Nhưng nền quân sự và kỹ nghệ nâng đỡ hệ thống hóa ra đã trượt ra khỏi vòng kiểm soát. Vitali Katayev, một quan chức trong Bộ Quốc phòng vào thời điểm đó, nói rằng nền quân sự của Xô viết là một con bò trong cửa hàng đồ gốm. Nó không ngừng đòi hỏi nhiều vũ khi như có thể. Một quyết định sắm thêm một loại vũ khí mới không được đưa ra dựa trên nhu cầu quân sự hoặc một cải tiến kỹ thuật, mà thường dựa trên cơ sở quyền lực của người đỡ đầu nó và mối quan hệ của họ đối với giới lãnh đạo chính trị. Kỹ nghệ quân sự Xô viết được cho là tăng ba phần trăm mỗi năm – đó là chỉ tiêu đề ra trong Kế Hoạch – do đó “nhiều loại vũ khí cứ không ngừng được sản xuất ra cho dù sau khi quân đội đã bảo hòa với chúng”.’

LBXV là một ‘lực lượng vũ trang siêu sản xuất’, theo Georgi Arbatov, người đứng đầu có ảnh hưởng của Viện Nghiên cứu Canada và Hoa Kỳ và là cố vấn trưởng của nhiều đời các chóp bu Kremlin. ‘Nó làm xói mòn lòng tin của phương Tây đối với chúng ta . . . những hành động của chúng ta cổ vũ cho Hoa Kỳ tăng cường chạy đua vũ khí.’ Rất khó để nắm được những số liệu, nhưng theo vài con số trình lên Brzhnev vào những tháng cuối đời ông ta, chi phí quân sự trực tiếp như chi phí cho lực lượng vũ trang và trang bị ít nhất là 15 phần trăm của ngân sách nhà nước, và những chi tiêu liên quan đến quốc phòng chắc hẳn gấp hai lần rưỡi con số đó. Một ước tính khá chính xác cho rằng quốc phòng ngốn khoảng 40 phần trăm ngân sách của LBXV – nhiều hơn cả khi LBXV chi ra trong Thế chiến II. Khi phần còn lại của nền kinh tế đang đình đốn, thì đây là sự tiêu hao khổng lồ cho tài nguyên quốc gia. Một số nhà lãnh đạo biết rõ điều đó. Nhưng không có chứng cứ họ làm gì để khắc phục– hoặc thậm chí thảo luận về nó. Hình như chưa từng có cuộc thảo luận nào bên trong Kremlin về vấn đề sinh tử nhất cho tương lai của xứ sở. Ngay cả một số những cán bộ lão thành nhất trong quân đội biết rằng ngân sách quân đội đã phình to. Trong đầu thập niên 1980, Thống chế Nikolai Ogarkov, người đứng đầu Bộ Tổng Tham mưu Xô viết, bắt đầu nêu ra tình trạng hoang phí trong phức hợp quân sự-kỹ nghệ, tình trạng không hiệu quả tràn lan và có quá nhiều dự án khổng lồ hình như vô ích. Ông nói chạy theo Mỹ trong cuộc đua vũ trang là hành động ‘tự sát’. Thay vì mở ra cuộc thảo luận về chiến lược quân sự và địa chính trị tương lai của Xô viết, vị Thống chế này bị cho thôi chức mà không cần khách sáo.

Đánh giá chương trình ổn định 1989 năm 2024

Ban nhạc rock Tiệp Khắc đã tạo cảm hứng cho việcthành lập nhóm bất đồng chính kiến Hiến chương 77

Đánh giá chương trình ổn định 1989 năm 2024

Vaclav Havel, tiếng nói mạnh mẽ nhất của Hiến chương 77

TÁM

CUNG THỦ CỪ KHÔI

Washington DC, thứ tư, ngày 2 tháng 11 năm 1983

CHỈ MỘT SỐ ÍT NGƯỜI biết được tin thế giới đã tiến sát một vụ hủy diệt hạt nhân trong một vài ngày sau đó. Cuộc Khủng hoảng Tên Lửa Cuba cách đây 21 năm là một bi kịch được trình diễn công cộng. Cả ba phần của kịch bản gồm mở đầu, phát triển và kết thúc đều được phát trực tiếp trên TV được cả thế giới nín thở theo dõi và cuối cùng thở phào nhẹ nhõm. Mọi người từng sống qua giai đoạn đó đều không quên cảm giác sợ hãi và căng thẳng. Câu chuyện Cung Thủ Cừ Khôi của năm 1983 thì lại khác. Không mấy người ở bên ngoài các boongke quân sự hay các cơ quan đầu não tình báo hiểu được điều gì bất thường đang xảy ra. Trong khi thế giới vẫn tiếp diễn bình thường, các lãnh đạo Xô viết ở Kremlin bổng tin chắc rằng Hoa Kỳ và khối Nato đang chuẩn bị phát động một cuộc tấn công hạt nhân bất ngờ chống lại họ và ra lệnh quân đội Xô viết bắt đầu đếm ngược đánh trả. Chỉ sau khi chế độ cộng sản sụp đổ các tư liệu về sự kiện này mới được phanh phui, qua một loạt các hiểu lầm và tính toán sai. Trận Armageddon * đã tránh được bằng may mắn nhiều hơn là bằng sự phán xét đúng đắn vào cuối năm 1983.

Yuri Andropov cuối cùng cũng được toại nguyện tham vọng mà ông theo đuổi suốt đời cách đây khoảng một năm, vào 10/11/1982, khi ông lên kế vị Brezhnev làm ông trùm Đảng Cộng sản Xô viết. Nhưng ông là một người đang chết dần, cay nghiệt, sợ hãi và vô cùng bi quan. Một lòng tin chính trị tuyệt đối và một cá tính sắt đá đã đưa ông, một cán bộ cộng sản lão luyện, lên cao trên nấc thang quyền lực trong những năm

  • Theo Kinh Thánh, đây là một trận thư hùng cuối cùng của Thiện và Ác sẽ xảy ra vào thời mạt thế, dẫn đến sự tận diệt của nhân loại.(ND)

Đại Thanh Trừng. ‘Ông bị chấn thương tinh thần sau những năm làm việc dưới chế độ Stalin, như đa số những người trong thời đại ông,’ một đồng nghiệp lâu đời nói. Andropov là bậc thầy của sự tráo trở. Trong mức độ nào đó ông được tiếng là người ‘cấp tiến’, mặc dù khó biết là xét trên cơ sở nào. Đúng là ông có làm thơ và đôi khi được một bài thơ hay; trong những năm trẻ tuổi ông thích khiêu vũ với các phụ nữ hấp dẫn – và họ cũng thích khiêu vũ với ông. Chung quanh ông là một một đám tùy tùng gồm những cán bộ trẻ đẹp, một số có những quan điểm rất tiến bộ, sẵn sàng tôn ông là sư phụ. Tuy nhiên, ông là một người của thời đại mình, khắc khổ, tuyệt đối tin tưởng vào ý thức hệ và vào thắng lợi cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản. Ông tin rằng vì uy thế và những lý do chiến lược LBXV rất cần một vùng độn – các đế chế Đông Âu của nó – và với tư cách một Tổng Bí thư ông sẽ không để mất phần nào của nó. Ông là một người Bôn-sê-vích chính thống đầy quyết đoán. Là người lãnh đạo KGB trong gần hai thập niên, chính ông là người nhạc trưởng chỉ huy các chiến dịch chống lại những người bất đồng chính kiến trong thập niên 1970 và những người Do thái ở Nga muốn trở về nước Israel của mình. Ông đã tính bắt giam nhà văn Alexander Solzhenitsyn * hơn là bắt buộc ông lưu vong. Ông giám sát những vụ xử những nhân vật như Yuri Orlov và Natan Sharansky và tán thành việc sách nhiễu nhà vật lý và nhà hoạt động nhân quyền Andrei Sakharov, người bị đày đến thành phố Gorky xa xôi vào năm 1984 cùng với vợ là Yelena Bonner. Tất cả những sự kiện này là kết quả của điều mà Andropov luôn nhấn mạnh ‘chủ nghĩa cộng sản phải luôn luôn được canh giữ’.

Là một ông trùm của KGB, Andropov tất hiểu rõ tình hình kinh tế thực sự và bấp bênh của LBXV. Ông đề xuất một ít cải tổ kinh tế và phát động cuộc thi đua ‘kỷ luật lao động’, nhưng một số người Xô viết vẫn gán ghép ông với điều mà họ gọi là ‘những năm trì trệ’ như với bất kỳ các cán bộ già nữa nào khác ở Kremlin. Ông không làm gì để đối đầu với các lỗi cơ bản trong hệ thống Xô viết – sức ù lỳ chết chóc của thói lên kế hoạch từ trung ương, và sự khống chế của chính trị lên thực tiễn kinh tế. Ông tin rằng những gì cần làm là thanh tẩy hệ thống khỏi tình trạng tham nhũng và ù lỳ của những năm dưới thời Brezhnev, đuổi cổ một ít bọn quan liêu nhếch nhác, thì chủ nghĩa cộng sản sẽ lại tiến nhanh trên lộ trình mà lịch sử giao phó.

  • Alexander Solzhenitsyn là nhà văn Nga, người phê phán quyết liệt LBXV và chủ nghĩa cộng sản. Ông được trao giải thưởng Nobel Văn Chương 1970 vì ‘sức mạnh đạo lý với nó ông đã theo đuổi truyền thống lâu đời của văn học Nga’. Ông không dám đến Thụy Điển để nhận giải vì sợ chính quyền cấm ông trở về. Cuối cùng ông vẫn bị trục xuất khỏi đất nước mà ông yêu quí vào năm 1974. (ND)

Giờ thì người ta không nhận ra ông từng là một người khiêu vũ tóc bạc xuất hiện trong các buổi tiệc, một người sinh động, cao ráo, đẹp trai, dịu dàng. Bệnh hoạn và gầy nhom, ông thường lui tới phòng y tế đặc biệt trong điện Kremlin được thiết kế riêng cho ông tại đó ông ngồi trong chiếc ghế của nha sĩ có đệm nâng đầu cao cho phép ông thay đổi vị trí và gọi điện thoại chỉ bằng một nút bấm. Ba tháng sau khi trở thành Tống Bí thư Đảng Cộng sản trái thận của ông đã hỏng hoàn toàn. Ông phải chạy thận hai lần một tuần, vắt ông kiệt sức hai ngày liền. Ông không bao giờ xuất hiện trước công chúng – Ở Moskow có tin đồn ông đã chết và Kremlin đang cố giữ tin tức đó trong vòng bí mật trong khi một cuộc tranh giành quyền lực quyết liệt đang nổ ra trong nội bộ Đảng Cộng sản Xô viết. Ông còn sống – chỉ vừa đủ. Nhưng ông truyền đạt bằng những phát biểu ‘từ ban lãnh đạo Xô viết’ qua các kênh thông tin chính thức của nhà nước, Tass, hay bằng những cuộc phỏng vấn trong tờ báo Đảng, Pravda.

Andropov vẫn tin, ngay cả trước khi ông lên kế vị quyền lực cao nhất, là người Mỹ đang lên kế hoạch cho một trận tấn công hạt nhân phủ đầu lên LBXV. Việc bầu lên một người bảo thủ dày dạn, Ronald Reagan, làm Tổng thống Hoa Kỳ là một phần của lý do đó, nhưng không phải là một nhân tố duy nhất. Ông đang nhận được tin tình báo về các trận điều binh trên khắp thế giới, và, kết nối tất cả manh mối với nhau – một cách sai lầm – ông tin rằng người Mỹ đang chuẩn bị một cuộc tấn công. Andropov tin rằng Reagan đã có ý nói về điều đó trong nhiều bài tuyên truyền chống cộng của mình và ngày càng ngờ vực ông ta. Ngay sau khi nhậm chức làm Tổng thống vào tháng 1 năm 1981, Reagan đã viết một bức thư gởi Brezhnev đề nghị một cuộc gặp mặt để thảo luận về vũ khí hạt nhân. Andropov thuyết phục Brezhnev rằng việc đó chỉ tổ phí thì giờ. Ông nói đó chỉ là một ‘động tác giả’ và ông không bao giờ thay đổi lập trường của mình.

Vào tháng 5 1981 Andropov mời Brezhnev đến dự một cuộc họp kín với các sĩ quan quân đội và KGB cao cấp tại đó, với một xác quyết mạnh mẽ, và trước một cử tọa đầy kinh ngạc, ông loan báo về một mối đe dọa phủ đầu đang đến gần từ Washington. Ông ra lệnh cho các sĩ quan KGB hợp tác với quân đội Nga trong chiến dịch thu gom tin tình báo lớn nhất mà người Xô viết từng tiến hành trong thời bình, mang mật danh được dịch ra tiếng Anh là RYAN. Các đặc vụ tình báo hải ngoại được lệnh tiến hành nhiệm vụ thường xuyên theo dõi để phát hiện bất kỳ sự chuẩn bị tấn công bằng tên lửa hạt nhân nào của Nato vào đất LBXV. RYAN tạo ra một vòng lẩn quẩn. Các điệp viên Xô viết được lệnh truy tìm những thông tin gây hoang mang. Kremlin được cảnh báo đầy đủ nhưng vẫn muốn biết nhiều hơn nữa. Nhiều người trong KGB và tình báo quân đội GRU đều cho rằng Andropov phóng đại nguy cơ – các đặc vụ nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực này không thấy có chứng cứ gì về bất kỳ cuộc tấn công nào từ phía Mỹ.

Nhưng ít ai lên tiếng thách thức ông ta. Trừ một người là Donald Maclean, điệp viên Anh, một thành viên trong tổ điệp vụ ‘Philby’, người đã đào nhiệm qua Moscow vào thập niên 1950 và sau đó trở thành nhà phân tích về chính sách ngoại giao và tình báo được đánh giá cao. Ông viết một bảng ghi nhớ tối mật gởi đến các quan trên KGB:

Trong năm năm qua, tại những khúc quanh quyết định nào đó, những quan điểm của các cấp quyền lực trong quân đội, bằng mối quan tâm chuyên nghiệp tự nhiên đến việc tăng cường tối đa sức mạnh vũ trang của đất nước, và được sự ủng hộ của giới lãnh đạo cao nhất, luôn chiếm ưu thế hơn đối với những người có nhiệm vụ đánh giá tầm ảnh hưởng bao quát của chính sách quân sự đối với những lợi ích quốc tế của xứ sở . . . Kết quả sẽ là, trừ khi LBXV thay đổi chính sách, sự gia tăng mức độ đối đầu hạt nhân ở Âu châu mà không đem đến lợi thế bù trừ nào – nếu không muốn nói đến điều ngược lại.

Andropov không thèm lắng nghe những điều hoài nghi như thế. Khi ông trở thành Tổng Bí thư ông càng nâng RYAN lên mức ưu tiên cao hơn. Những chỉ thị bổ sung được gởi đến các đặc vụ đang hoạt động tại các xứ thuộc khối Nato hãy ‘theo dõi mọi hành tung tại những nơi mà các viên chức chính quyền và gia đình họ di tản, nhận diện những địa điểm có hầm trú ẩn trang bị đặc biệt cho phòng vệ dân sự, điều tra số lượng máu hiến tặng có tăng lên không và chi phí trang trải cho việc đó’. Mỹ đã hứa là sẽ không phóng các vũ khí tầm trung nào từ các căn cứ ở Âu châu nếu không tham khảo các đồng minh NATO trước, vì thế chỉ thị từ Moscow đến các đặc vụ tại chỗ cho biết ‘vấn đề quan trọng nhất cho bộ máy tình báo Xô viết là xác định đúng lúc khi các cuộc tham vấn hạt nhân bắt đầu bên trong Nato’.

Vào tháng 1 năm 1983 Andropov triệu tập các lãnh đạo Đảng trong khối Hiệp ước Warsaw họp mật cấp bách tại Moscow tại đó ông đưa ra những gì mà ông cho là một lời cảnh báo trực tiếp cho thấy quan hệ giữa hai siêu cường đang ở mức xấu nhất kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba. Ông bảo các nước Đông Âu:

Đặc biệt nguy hiểm là sự thách thức quân sự từ Hoa Kỳ. Một đợt chạy đua vũ trang mới, do người Mỹ áp đặt, có những khác biệt chất lượng chính yếu. Trong khi trước đây, người Mỹ, khi nói về vũ khí hạt nhân, thường nhấn mạnh việc sử dụng chúng trước hết chỉ là một phương tiện ngăn chận, thì giờ đây họ không che dấu ý định chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tương lai. Từ đây nổi lên học thuyết về ‘chiến tranh hạt nhân hợp lý và hạn chế’. Từ đây nổi lên những lời phát biểu về khả năng sống còn và chiến thắng một trận xung đột hạt nhân kéo dài. Thật khó mà biết được cái nào là hù dọa cái nào là sự chuẩn bị thực sự cho bước đi định mệnh.

Tại Washington Tổng thống Reagan và cộng sự không hay biết gì về không khí lo sợ và hoang tưởng đang quét qua Moscow, phần lớn là do sự xúi giục của người lãnh đạo Xô viết chóp bu. Họ không biết là Andropov đã quá coi trọng lời nói hoa mỹ của Tổng thống. Diễn văn nổi tiếng của Reagan ở Orlando, Florida, vào ngày 8/3/1983, tại đó ông dán cho LBXV nhãn hiệu là một ‘đế chế xấu xa’, làm dấy lên sự căng thẳng. Giới quân sự trong LBXV phản ứng. Theo Tướng Vladimir Slipchenko của Bộ Tổng Tham mưu Xô viết: ‘Giới quân sự xem diễn văn đó như một lý do để bắt đầu một sự chuẩn bị cấp bách cho tình trạng chiến tranh. Chúng tôi bắt đầu tiến hành những cuộc diễn tập chiến lược qui mô. Đây là dịp đầu tiên để chúng tôi thực sự thử nghiệm khả năng huy động của mình. Chúng tôi không chỉ diễn tập các lực lượng trên bộ, mà còn những vũ khí chiến lược. Đối với giới quân sự, thời điểm mà chúng tôi bị gọi là ‘đế chế xấu xa’ thực ra là rất tốt và hữu ích bởi vì chúng tôi đã hoàn tất mọi chuẩn bị quân sự ở cấp cao nhất.’

Không đầy một tháng sau người Mỹ bắt đầu một loạt diễn tập quân sự mà nhà phân tích Xô viết hàng đầu của CIA, Douglas MacEachin, gọi là ‘cuộc diễn tập lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ quanh hải phận Xô viết ‘.Ông nói ‘không lực muốn “kiểm nghiệm” các hệ thống phòng thủ của Kremlin và hải quân thì lo các hải phận lãnh thổ’. Trong cuộc diễn tập khổng lồ này Hạm đội Thái bình dương thăm dò những khe hở trong hoạt động giám sát đại dương của Nga và các hệ thống cảnh báo sớm. Người Mỹ thực hiện những trận tấn công mô phỏng vào các tàu ngầm chiến lược Xô viết có gắn tên lửa hạt nhân. Người Xô viết đáp lại bằng một loạt cuộc diễn tập lần đầu tiên thao dượt bộ máy huy động tổng lực sử dụng lực lượng hạt nhân chiến lược. Người Mỹ gia tăng số chuyến bay do thám và trinh sát – nhất là quanh vùng biên giới viển đông của LBXV.

Cuộc chiến cân não sắp sửa gây ra sự thương vong nặng nề.

Đại tá Gennadi Osipovich là cựu phi công trong Lực lượng Phòng Không LBXV, tức cơ quan PVO, với nhiều hơn 10 năm kinh nghiệm ở vùng Viển Đông. PVO ít được các phi công xuất sắc Nga coi trọng. Nhưng nó là tuyến đầu tiên trong lực lượng phòng không Xô viết. ‘Vào thời điểm này, 1982 và nhất là 1983, chúng tôi bay thường hơn trước,’ y nhớ lại. ‘Có nhiều máy bay do thám khiêu khích chúng tôi. Chúng tôi luôn trong tâm trạng căng thẳng.’ Một ít phút trước bình minh ngày 1/9 Osipovich trèo lên chiếc tiêm kích Sukhoi-15 của y và nhận lệnh bám theo một mục tiêu ‘quân sự’ chưa được nhận diện đang tiến đến gần đảo Sakhalin trên Biển Okhotsk từ hướng Kamchatka.

Chiếc phi cơ ‘xâm nhập’ đã bay trên lãnh thổ Xô viết hơn một giờ. Bốn chiến đấu cơ đã theo dõi nó nhưng không tiếp cận nó trước khi họ có thể thi hành sứ mạng của mình, đó là phá hủy mục tiêu. Người Xô viết tin rằng kẻ xâm nhập là máy bay trinh sát RC-135 của Hoa Kỳ đã được phát hiện trước đó. Hoa Kỳ đã thông báo trước cho Liên Xô về việc phái phi cơ này đến giám sát vụ phóng thử nghiệm tên lửa Xô viết. Sau đó họ báo cho người Nga biết phi cơ Mỹ sẽ rời khu vực giám sát vào 05.00 giờ. Người Xô viết cho rằng phi cơ đã nán lại lâu hơn thời gian cho phép để hoạt động do thám. Đúng ra phi cơ Mỹ đã tình cờ cắt ngang lộ trình bay với một chiếc phi cơ chở khách Boeing 747 của Hàn Quốc, Chuyến bay KAL-007, trên đường đến Seoul từ Newyork, sau khi đã nạp thêm nhiên liệu ở Anchorage. Phi hành đoàn gồm 29 người và 240 hành khách, trong đó có một Nghị sĩ Mỹ là Larry P. McDonald của bang Georgia. Đại tá Osipovich hiện giờ đang theo dõi chiếc phi cơ dân dụng, sau khi y phát hiện nó sau 15 phút trên sóng. Y và các sĩ quan cấp trên đều biết rằng y phải hành động mau lẹ. Các chiếc Su-15 bị hạn chế tầm bay, và trong bất kỳ trường hợp nào họ đều bị cắt giảm nhiên liệu một cách có tính toán. Lý do là, vài năm trước, một phi công lái chiếc Mig-25 tối tân bay đến Nhật và xin tỵ nạn, từ đó có lệnh không một phi cơ POV nào được phép nạp đủ nhiên liệu để bay đến một phi trường ở nước ngoài. Osipovich chỉ có thời gian bay tối đa là khoảng 45 phút.

Trên chiếc 747 cơ trưởng Chun Byung-in và đồng nghiệp của mình trong buồng lái không hề biết là mình đã lang thang hơn 300 dặm khỏi lộ trình và đã dạt vào không phận cấm bay của Xô viết. Cơ trưởng đã lầm lẫn bật một nút không đúng. Chiếc Boeing đang bay theo la bàn từ tự động thay vì theo một hệ thống hướng dẫn quán tính chính xác hơn. Cơ trưởng Hàn Quốc và các phụ tá tin rằng mình đang trên hải phận quốc tế cách bờ biển phía bắc Nhật Bản 100 dặm. Họ không hề biết điều gì sắp xảy đến cho mình.

Osipovich được ra lệnh phát đèn hiệu của máy bay tiêm kích để gây sự chú ý cho chiếc Boeing, nhưng phi đoàn Boeing vẫn không phát hiện y. Sau đó y bắn những phát đạn cảnh cáo – 243 viên đạn tất cả – nhưng Chun không nghe. Trong một phút ngắn ngủi, như Osipovich sau đó giải thích, y không chắc chắn về ‘mục tiêu’ của mình cho lắm. ‘Tôi có thể trông thấy hai hàng cửa sổ sáng đèn,’ y nói sau đó. ‘Tôi tự hỏi liệu đây có phải là một chiếc phi cơ dân dụng. Máy bay vận tải quân sự không có cửa sổ như thế. Nhưng tôi không có thì giờ để suy nghĩ. Tôi có việc phải làm. Tôi bắt đầu đánh tín hiệu quốc tế cho y [viên cơ trưởng], thông báo với y là y đã vi phạm không phận của chúng tôi. Y vẫn không đáp lại.’ Nhưng càng lúc các vị tướng trên mặt đất tin rằng chiếc Boeing là một mục tiêu quân sự. Họ lo rằng nếu cho phép nó bỏ đi họ có thể gặp rắc rối với cấp trên và có thể bị mất chức. Không còn thời gian chờ chiếc Boeing rời khỏi không phận Xô viết vì chiếc tiêm kích của Osipovich đang cạn nhiên liệu. Đúng 6:21 a.m. viên chỉ huy phòng không trên Đảo Sakhalin, Tướng Anatoli Kormukov, phát lệnh: ‘Mục tiêu đã vi phạm biên giới quốc gia. Hãy phá hủy mục tiêu. Ra lênh cho Osipovich bắn hạ ngay.’

Osipovic vòng ra phía sau chiếc 747 và ở khoảng cách năm dặm, y bấm ngón tay trỏ khai hỏa tên lửa tầm nhiệt R-98. ‘Tôi đã thi hành lệnh bắn,’ Osipovich báo cáo lại cho căn cứ. Khoảng ba mươi giây sau y trông thấy lửa phụt ra từ phần đuôi của chiếc KAL-007 và khi ông chao chiếc tiêm kích sang phải để trở về căn cứ, ông có thể trông thấy chiếc Boeing mất hút trong lòng biển. ‘Mục tiêu đã bị phá hủy . . . Tấn công kết thúc.’

Việc phá hủy một chiếc phi cơ dân dụng là một thảm họa cho tiếng tăm của LBXV. Cách xử lý hậu quả của các chóp bu ở điện Kremlin được dàn xếp theo một cách thô thiển. Họ nói dối và không chấp nhận bất cứ biện pháp trách nhiệm nào. Có nhiều viên chức ở Bộ Ngoại giao Xô viết thúc giục giới lãnh đạo thừa nhận sự thật. Sergei Tarasenko, từ lâu đã là một nhà ngoại giao lão thành và về sau trở thành một cố vấn của các ngoại trưởng tương lai, nói, ‘Chúng tôi đi đến kết luận rằng chúng tôi chỉ cần thành thật và thừa nhận điều gì đó theo hướng ‘một sự cố xui xẻo đã xảy ra. Có lỗi của phi công, thời tiết xấu, việc này dẫn đến việc kia. Đó không phải là một hành động tính toán trước.’ Chúng tôi đi gặp Kornienko, Phó Ngoại trưởng, người cũng đồng ý với chúng tôi . . . Nhưng ông không thể thuyết phục giới lãnh đạo. Đó là vấn đề uy tín, và giới quân sự không thích chấp nhận những lỗi lầm.’

Bộ trưởng Quốc phòng, Ustinov, phủ nhận vô điều kiện việc quân đội Xô viết đã phá hủy một phi cơ dân dụng. ‘Đừng lo,’ ông ta bảo với Andropov, đang dưỡng bệnh nặng trong phòng y tế đặc biệt ở Kremlin. ‘Mọi việc sẽ đâu vào đấy. Không ai có thể chứng minh được điều gì cả. Người Mỹ không thể nào tìm ra.‘ Ông ta đã rất khôn ngoan khi đánh lạc hướng sự chú ý vào trách nhiệm của mình trong sự kiện và vào sự thất bại của hệ thống phòng không: Chiếc 747 đã vào không phận Xô viết hơn hai giờ trước khi nó được tiếp cận. Càng gây hoang mang hơn nữa là có đến tám trong mười một trạm theo dõi của Xô viết trên Bán đảo Kamchatka và Sakhalin không phát hiện ra chiếc phi cơ.

Andropov vẫn còn nằm dưỡng bệnh ngày hôm sau khi các ông trùm Kremlin gặp nhau kín để xem xét những hậu quả của thảm họa. Konstantin Chernenko, bạn chí thân của Brezhnev, mà nhiệm vụ chính trước kia của ông là giải khuây cho Brezhnev và đốt thuốc hút cho ông, mở đầu cuộc thảo luận. ‘Một điều chắc chắn là chúng ta không thể cho phép các phi cơ nước ngoài bay qua lãnh thổ chúng ta một cách tự do. Không một nhà nước tự trọng nào có thể cho phép điều đó.’ Ustinov vẫn quyết tâm biện hộ cho quân đội và ông ta nói dối một cách trâng tráo. Ông ta nói chiếc Boeing đã bay mà không để đèn cảnh báo, hoàn toàn mâu thuẫn với báo cáo của phi công. Ông ta cũng tuyên bố, và điều này cũng không đúng, là viên phi công Hàn Quốc đã được chỉ thị nhiều lần là phải đáp xuống một phi trường Xô viết. ‘Ý kiến của tôi trong tình huống này là chúng ta phải tỏ ra cứng rắn và tiếp tục bình tĩnh. Chúng ta không nên nao núng. Nếu chúng ta nao núng tức là tạo cơ hội cho nhiều người khác bay qua lãnh thổ của mình.’ Ngoại trưởng Andrei Gromyko không tán thành ý kiến này, nhưng không nói ra. Ông biết rõ sự tác hại mà việc bắn rơi một máy bay dân dụng có thể gây ra cho hình ảnh của LBXV ở nước ngoài, nhưng ông không muốn đối đầu với giới quân sự. Ông chỉ nói việc bắn hạ là ‘đúng’, và thêm là LBXV cần tiên liệu những gì mà ‘bộ máy tuyên truyền của đế quốc’ có thể lợi dụng sự cố đó.

Một trong những người phát biểu sau cùng là Mikhai Gorbachev đầy triển vọng, được coi là người được Andropov sủng ái và là một ứng viên nặng ký lên kế vị ông ta. Qui luật trong điện Kremlin mà một cán bộ cao cấp đầy tham vọng muốn leo lên nấc thang quyền lực phải theo là mỗi khi hoài nghi không biết nói gì hoặc làm gì, thì cứ tấn công vào ‘lực lượng đế quốc’. Giờ đây Gorbachev nói: ‘người Mỹ phải biết rõ về sự xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh thổ Xô viết. Phi cơ đã ở trong không phận Nga hơn hai giờ, cho thấy rõ ràng đây là một sự khiêu khích được dàn dựng. Ta không nên giữ im lặng nữa. Ta phải chuẩn bị phản công.’

Lời nói hùng hồn càng làm hoang mang tăng cao. Một ngày sau khi máy bay bị bắn hạ Tổng thống Reagan gọi đó là ‘một hành động man rợ xuất phát từ một xứ sở coi thường quyền con người và giá trị mạng sống. . . Đây là một tội ác chống lại tạo hóa.’ Andropov đáp lại ba tuần sau, tiếp tục trâng tráo phủ nhận hành động của Liên xô. Ông ta kết án Mỹ ‘có hành động khiêu khích xảo quyệt liên quan đến chiếc phi cơ của Nam Hàn do mật vụ Mỹ dàn dựng’. Ông ta đổ tội cho cá nhân Reagan về một ‘âm mưu vốn là một điển hình về chủ nghĩa phiêu lưu chính trị’ và về việc sử dụng ‘những công cụ tuyên truyền không thể chấp nhận được’ và ông ta cảnh báo rằng nước Mỹ là một đất nước tại đó ‘chứng loạn cuồng quân sự quá độ’ đã cắm sâu. Nếu có ai đó có chút ảo tưởng gì vể khả năng có thể chuyển hóa chính sách của nền hành pháp Mỹ cho tốt hơn thì họ sẽ hoàn toàn bị loại trừ.’ Trận chiến tuyên truyền ngày càng ầm ỉ hơn, khiến nhớ lại những ngày tệ hại nhất trong thời Chiến tranh Lạnh vào thập niên 1950, nhưng nó vẫn còn là lời qua tiếng lại. Giờ đây sự lạnh lẽo vượt quá những ngôn từ.

Vào cuối tháng 9 vệ tinh thám sát của Xô viết liên tiếp nhận được những cảnh báo về các vụ phóng đầu đạn chiến lược từ lục địa Hoa Kỳ. Tất cả đều là những báo động giả – có một sơ suất nhỏ trong hệ thống ra-đa Xô viết ngay sau đó được điều chỉnh – nhưng với không khí giữa các siêu cường quá xấu, chúng làm tăng mức độ căng thẳng. Thêm vào đó là việc người Mỹ tiến chiếm Grenada vào 25/10 để giải phóng hòn đảo khỏi một cú đảo chính của một nhóm du kích Mác xít. Người Xô viết không quan tâm đến một hòn đảo nhỏ ở Ca-ri-bê, mà những người cộng sản tại đó họ không biết nhiều. Nhưng gần như cùng lúc đó các tên lửa tầm trung Cruise và Pershing đầu tiên bắt đầu tiến vào căn cứ ở Tây Đức. Chúng được đưa vào để đáp trả lại việc dàn dựng các tên lửa tương tự của Xô viết tại Đông Âu, vậy mà Andropov cảm thấy mình bị ‘bao vây’. Tầm nhìn hạn chế của ông về thế giới là ‘một sự pha trộn kỳ cục giữa hiện thực ác nghiệt và tâm lý luôn nghĩ về tình huống xấu nhất’, một trong nhà phân tích sắc sảo nhất về chính sách đối ngoại của Xô viết nhận xét. Giờ thì tâm lý ấy lấn át. Ông ta gởi một thông điệp đến các ông trùm trong Hiệp ước Warsaw cảnh báo họ rằng ‘Washington đã quyết định mở một trận chiến chống phe xã hội chủ nghĩa. Những người mà giờ đây đã ra lệnh bố trí vũ khí hạt nhân mới ngay thềm cừa chúng ta đã kết nối những chính sách thực tiễn của họ với hành động khinh suất này.’ Ông triệu tập đến bên giường bệnh của mình những quan chức cao cấp nhất của Kremlin và KGB. ‘Tình hình quốc tế đang rất căng thẳng . . . người Mỹ muốn thay đổi cục diện chiến lược đang tồn tại và họ muốn một cơ hội để đánh phủ đầu. LBXV phải sẵn sàng cho mọi sự kiện bất ngờ một cách nhanh nhất.’

Rồi xảy ra cuộc diễn tập Cung thủ Cừ khôi, một cuộc kiểm nghiệm kéo dài 9 ngày cho hoạt động liên lạc và ra mệnh lệnh trong khối Nato khi chiến tranh hạt nhân nổ ra. Andropov và các cố vấn tình báo cao cấp, do ông chỉ định, đoan chắc rằng đó không phải là diễn tập, mà là đánh thật, một sự chuẩn bị cho trận tấn kích LBXV hoặc đế chế Đông Âu. Người Xô viết đã có kế hoạch chiến tranh riêng của mình, trong đó việc sử dụng vũ khí hạt nhân được ngụy trang dưới một cuộc diễn tập đúng qui ước, theo thông lệ. Giới quân sự Xô viết nghĩ rằng cuộc tấn kích của Nato cũng theo kịch bản tương tự. Nhưng có hàng đống những dấu hiệu khác mà Kremlin và KGB đọc sai trong ‘làn sương mù của chiến tranh lạnh’, như lời mà một nhà phân tích tình báo đã mô tả.

Cung thủ Cừ khôi 83 có qui mô lớn hơn bất kỳ cuộc diễn tập nào trước đây. Các lãnh đạo Nato tham dự, bao gồm Thủ tướng Anh Margaret Thatcher và Thủ tướng Tây Đức Helmut Kohl. Các tình báo KGB phát hiện sự tham dự của họ và báo động với Moscow. Tổng thống Reagan, Phó Tổng thống George H. W. Bush và Bộ trưởng Quốc phòng Caspar Weinberger cũng dự định tham gia nhưng phút cuối cùng rút lui. Cố vấn An ninh Quốc gia, Robert McFarlane, lo sợ rằng mối quan hệ giữa các siêu cường đang căng thẳng đến nổi sự hiện diện của họ tại cuộc diễn tập có thể bị hiểu lầm. Chính việc họ không tham dự mới bị hiểu lầm. Sự đứt đoạn thình lình của các thời khóa dành cho các nhà chính trị và sự dịch chuyển mau lẹ của các tướng quanh Washington chính xác là những dấu hiệu mà các sĩ quan KGB được lệnh phải phát hiện như một phần trong dự án RYAN. Tình báo Xô viết phát hiện thể thức truyền tin đã được thay đổi đáng kể so với các diễn tập trước, và lần nữa được báo cáo về Kremlin sự cố bất thường này.

Andropov kết luận rằng tất cả những thông tin này chỉ có nghĩa là những lo sợ và cảnh báo của ông về cuộc tấn công của Mỹ đang biến thành sự thật. Ông đặt các lực lượng Xô viết lên mức báo động cao nhất, và cảnh báo cho các đồng minh trong Hiệp ước Warsaw rằng Xô viết sẽ bố trí tàu ngầm hạt nhân dọc theo bờ biển nước Mỹ lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng Cuba

Người Mỹ không thể tin được người Xô viết đã phản ứng thái quá đối với một cuộc thao diễn thẳng thắn. Họ cho đó là một cách làm dáng chính trị. Một trong những chuyên gia về Xô viết cao cấp nhất CIA, Melvin Goodman, nhớ là đã bắt gặp một số báo cáo mật đề cập đến báo động lớn ở Moscow. Nhưng đúng là chúng không được bất kỳ ai quan tâm một cách nghiêm túc trừ các nhà phân tích. Một sĩ quan KGB làm việc với tư cách một điệp viên cho Anh, Oleg Gordievsky, khẩn cấp cảnh báo những người chỉ huy ông ở London về tâm trạng giới lãnh đạo chóp bu của Kremlin. Anh nhớ lại: ‘Khi tôi báo về London, họ đơn giản không thể tin được là giới lãnh đạo Xô viết quá ngu ngốc và hẹp hòi đến nổi tin vào một điều không thể. . . Tôi đã nói với họ OK tôi sẽ kiếm thêm tư liệu.’ Thông tin của anh đi thẳng đến Thatcher, và bà ra lệnh báo lại cho người Mỹ. ‘Chỉ một nhóm nhỏ biết được đầy đủ chi tiết về việc họ đã lo sợ ra sao,’ viên cố vấn về chính sách đối ngoại của Thatcher là Charles Powel nói. ‘Sau đó chúng tôi biết, qua một số đặc vụ được cài đặt, rằng người Nga thực sự sợ rằng phương Tây đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hạt nhân phủ đầu chống lại họ.’

Cơ quan CIA, vào chiều tối ngày đó, công nhận rằng nổi lo sợ của người Xô viết có thể do hoang tưởng và đặt sai chỗ, nhưng có thật. Nguyên Giám đốc Tình báo Robert Gates thừa nhận: ‘Tôi không nghĩ người Xô viết đang la làng kêu cứu . . . Họ hình như tin rằng tình thế rất là khẩn cấp. Và người Mỹ đã không thể nắm được mức độ lo lắng thực sự của họ.’ Khi Reagan cuối cùng được thông báo, tin tức đã có một tác dụng sâu xa. Ông nhận ra bằng cách nào các siêu cường có thể dại dột lao vào một cuộc chiến qua một tổ hợp những cuộc đấu khẩu đại ngôn, những cuộc diễu võ giương oai, những sự hiểu lầm, sự ngây ngô và các rủi ro. Ngay lập tức ông liền đánh tiếng đến Moscow bảo đảm với họ Cung thủ Cừ khôi thực sự chỉ là một cuộc diễn tập, và ông phái Tướng về hưu Brent Scowcroft, một Cố vấn An ninh Quốc gia tương lai, thực hiện một chuyến ngoại giao mặt đối mặt ‘nhằm bảo đảm rằng chúng ta không có toan tính tấn công LBXV’. Sự căng thẳng giảm xuống đôi chút, người Xô viết dỡ bỏ tình trạng báo động cao nhất, nhưng mối quan hệ vẫn tiếp tục xấu đi. Vào tháng 12, người Xô viết bước ra khỏi phòng họp ở Geneva khi đang giữa chừng thương thảo về việc cắt giảm đầu đạn hạt nhân, vốn đã kéo dài lê thê mà không có triển vọng thành công. Andropov vẫn còn bực tức và hiếu chiến trong vài tháng còn lại của đời mình.

Câu chuyện này đã thay đổi căn cơ Reagan. Ông thổ lộ trong nhật ký của mình: ‘Ba năm đã dạy cho tôi một điều bất ngờ về người Nga. Nhiều nhân vật ở đỉnh cao quyền lực của Xô viết thực sự e sợ nước Mỹ và người Mỹ. Điều này đáng ra không làm tôi ngạc nhiên nhưng thật sự tôi đã ngạc nhiên.’ Biết được điều này biến ông từ một Chiến binh Lạnh thành một chính khách mềm dẽo hơn nhiều.

Đánh giá chương trình ổn định 1989 năm 2024

Brezhnev và người kế vị Andropov

Đánh giá chương trình ổn định 1989 năm 2024

Brezhnev qua đời

Đánh giá chương trình ổn định 1989 năm 2024

Chiếc phi cơ thương mại Boeing 747 của Air Nam Hàn bị Xô viết bắn rơi

CHÍN

CÁNH CHIM HÒA BÌNH ĐẦU ĐÀN CỦA NƯỚC MỸ

Washington DC, tháng 11 năm 1983

NGƯỜI MỸ HIỂU LẦM MỘT CÁCH SÂU XA người đàn ông mà họ hai lần bầu làm Tổng thống vào thập niên 1980. Ngay cả một số cố vấn thân cận của ông chỉ đến cuối đời tổng thống của ông mới nhận ra ông là một người giải giới hạt nhân kín đáo, một người dị giáo cực đoan. Ông không còn tin tưởng vào học thuyết ngăn ngừa hạt nhân mà phần đông bọn diều hâu chung quanh ông thốt ra với sự đoan chắc nham hiểm như thế. Reagan là một người lạc quan, một người mơ mộng. Ở chốn riêng tư, ông gọi ý tưởng của việc Hủy Diệt Cùng Nhau, sự nhận thức qui ước trên đó sự phòng thủ của hai siêu cường và các đồng minh của họ dựa vào, là sự nhận thức vô trách nhiệm, hoàn toàn ghê tỡm và chết người’. Ông tin rằng mình có thể loại trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt khỏi trái đất. Ngoài mặt – cho dù đối với một số phụ tá của mình – ông cũng không dám nói ra điều ấy. Ông là đứa con cưng của lẽ phải và những người ủng hộ chắc sẽ không hiểu được ông. Về đối nội ông hành động như một người bảo thủ. Trên sân khấu thế giới, mặc dù trau chuốt ngôn từ để tỏ ra là người hiếu chiến, ông lại là một cánh chim hòa bình đầu đàn của nước Mỹ. Đóng góp lớn nhất của ông cho thế giới không phải trong vai trò của một người chống cộng và một Chiến binh Lạnh hét ra lửa như nhiều người ngưỡng mộ ông nhiệt thành thường mô tả. Đó là Reagan, người hòa giải, người thương lượng, người nhìn xa trông rộng về hòa bình và đã thành công.

Ở tuổi 68, Reagan là một trong những người lớn tuổi nhất đạt đến chức vị tối cao ở Hoa Kỳ. Ông là người có tiếng là không đọc sách nhiều, hoặc đọc kỹ. Nhưng, ông cũng nổi tiếng là người dễ dàng đánh giá thấp. Ông học khá nhiều về LBXV vào cuối nhiệm kỳ thứ nhất, và sử dụng điều học được khá nhiều. Ông vẫn phát biểu bằng những lời lẽ giản dị, thường dùng giai thoại và truyện cười trong các bài diễn văn. Nhưng rõ ràng qua những thư từ riêng tư và những tài liệu đã được giải mật ta có thể thấy trong khi tính duyên dáng dễ gần, óc khôi hài, tính khí tươi sáng của ông là chân thật, thì cử chỉ giản dị, bộc trực của ông thì không. Ông là con người phức tạp hơn, khôn khéo và đầy tính toán hơn vẻ ngoài. Trong nhiệm kỳ thứ nhất của mình, Reagan giám sát sự xây dựng lực lượng vũ khí khổng lồ của Mỹ, song song với những ngôn từ hiếu chiến trong chiến dịch 1980 về ‘một nền hòa bình dựa trên sức mạnh’. Nhưng sự gia tăng ồ ạt trong sự chi tiêu quốc phòng không phải là tất cả những gì Tổng thống mới đang làm. Người tiền nhiệm của ông, Jimmy Carter, đã ra lệnh đáp trả sự xâm lăng của Xô viết vào Afghanistan. Một loạt các đầu đạn Cruise và Pershing mới ở Âu châu đã được chính quyền Carter tán thành. Vậy mà trong bốn năm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, Reagan đã chế tạo và bố trí ít nhất 700 đầu đạn hạt nhân mới và bổ sung hàng chục ngàn nam nữ quân nhân mới với trang bị hiện đại. Giám đốc ngân sách của Reagan, David Stockman, cho biết chi tiêu quốc phòng lên đến 1,460 tỷ đô la và ‘trong giới phức hợp công nghiệp quốc phòng ai nấy đều hét lên vì vui mừng’. Reagan không phải là một Tổng thống để ý đến tiểu tiết vì thế ông không bao giờ thắc mắc đến một xu trong chi phí bổ sung cho mãi đến sau này. Trong nhiệm kỳ đầu của mình ông tiêu tốn cho quốc phòng gần như bằng các Tổng thống Nixon, Ford và Carter cộng lại và nhiều hơn cả chi phí cho cả hai cuộc chiến Triều Tiên và Việt Nam.

Sau cuộc diễn tập Cung thủ Cừ khôi 1983 Reagan bắt đầu duyệt lại căn cơ toàn bộ chiến lược quốc phòng của mình đối với LBXV. Một thời điểm then chốt là một tuần sau cuộc diễn tập khi ông họp với Bộ trưởng Quốc phòng Weinberger và Chủ tích Tham mưu Trưởng Liên quân John Vessey trong ‘phòng tình huống’ ở Nhà Trắng để đúc kết cuộc diễn tập. Sau buổi họp đó, trái với lệ thường, Reagan tỏ ra rất rầu rĩ. Sau này ông tâm sự là ông biết ‘có một số người ở Ngũ Giác Đài thực sự tin rằng một cuộc chiến hạt nhân có thể thắng được. Tôi nghĩ họ điên rồi.’ Reagan biết rằng ông sẽ vận động được bầu lại vào năm sau và tin chắc mình sẽ đánh bại bất kỳ ứng cử viên Dân chủ nào được chọn ra để đương đầu với ông. Giờ thì ông tin rằng những ngôn từ dữ dội và hướng đi cứng rắn chống người Xô viết không mang lại nhiều kết quả. Chúng không khiến người Nga đáp ứng hơn và biết điều hơn. Chúng còn tạo ra sự hoang mang và sự đáp trả hung hăng hơn. ‘Tác động của chính sách cứng rắn của Reagan vào những tranh luận nội bộ trong Kremlin . . . chính xác ngược lại hoàn toàn với điều mà Washington mong đợi.’ Anatoli Dobrynin nói. ‘Nó khiến những người trong giới lãnh đạo và bộ máy an ninh Xô viết có thêm quyết tâm theo đuổi một chính sách phản chiếu lại hoàn toàn với chính sách của Reagan.’

Reagan muốn đối thoại với các nhà lãnh đạo Nga, nhưng các thành viên có ảnh hưởng cao trong chính quyền của ông nhất quyết chống lại mọi đàm phán với Xô viết. Ông phải tranh cãi trong nội bộ của mình gay gắt chẳng khác đang có xung đột Chiến tranh Lạnh bên ngoài Nhà Trắng. Caspar Weinberger và một nhóm các sĩ quan xuất sắc nhất và cực đoan nhất của mình, như Riochard Perle, Paul Wolfowitz và Donald Rumsfield, liên tục thuyết phục Tổng thống là người Xô viết không thành khẩn thương thảo. Reagan cho nhóm cố vấn này đấu với nhóm cố vấn kia, do Ngoại trưởng George Shutz cầm đầu, là nhóm nghiêng về việc nối lại liên lạc với Moscow.

Reagan tiến gần hơn về phía nhóm thứ hai – ‘một số cố vấn trong Ngũ Giác Đài kịch liệt chống đối quan điểm của tôi về việc kiểm soát vũ khí, kể cả hi vọng của tôi về việc sau rốt sẽ giải trừ vũ khí hạt nhân,’ ông nhìn nhận. Nhưng ông không muốn phản phé với những người ủng hộ mình. Ông chỉ định nhà ngoại giao thông thái Jack Matlock làm cố vấn trưởng về LBXV cho mình, mà việc đầu tiên ông này được giao là viết 25 tài liệu rất chi tiết nhưng tóm tắt về lịch sử nước Nga, quan hệ Mỹ/Nga sau Thế chiến II và lối sống hiện đại và văn hóa trong LBXV. Reagan bỏ công sức để đọc kỹ lưỡng và đi đến kết luận rằng thời điểm đã đến để đàm phán với Kremlin. ‘Nhiều người trong chính quyền nghi ngờ việc các lãnh đạo Xô viết chịu thương thảo một cách thành ý, nhưng Reagan là một con người lạc quan. Dù không ưa thích gì LBXV ông tin rằng điều đó có thể thay đổi nếu tính đến kỹ năng đàm phán của ông.’

Andropov mất vào 9/2/1984 và người kế vị ông không làm ai ngạc nhiên. Bộ phận lão khoa trong Kremlin chưa sẵn sàng để nhảy bỏ qua một thời đại nếu chọn ra một người trẻ hơn có nhiệt huyết và năng động. Họ chọn một người của mình, một người không thể đe dọa những đặc lợi và đặc quyền khi về hưu của họ. Konstantin Chernenko – ‘một xác ướp biết đi’, theo lời bình phẩm của một trong những cố vấn về chính sách đối ngoại của ông – đã 73 tuổi. Ông bị suyển nặng và sống nhờ thuốc an thần. Ông từng là hầu cận của Brezhnev và mọi người biết ông chỉ là nhà lãnh đạo trám lỗ trống. Ông đúng là một nhân cách hóa về sự suy đồi trong LBXV và đế chế của nó. Trong khi Andropov, dù có những khiếm khuyết của mình, rõ ràng là một người sáng suốt, còn Chernenko hiển nhiên là không. Báo cáo sơ lược của CIA mô tả ông như thể ‘một bà chị yếu ớt’, như thế còn là một nhận xét tốt so với một số bình phẩm từ các cán bộ làm việc cho ông ta, những cán bộ trẻ, sáng giá, đắc lực ở chốn riêng tư không giấu được vẻ khinh miệt dành cho ông trùm của mình.

Reagan biết rằng những gì đang xảy ra không là điềm báo tốt. Một trong những việc đầu tiên mà Chernenko làm là tái nhìn nhận Vyacheslav Molotov, tùy viên lâu năm của Stalin, trở lại Đảng bộ. Molotov hiện giờ đã 93 tuổi và đã bị thanh trừng trong giai đoạn ngắn ngủi của chiến dịch chống Stalin của Khrushchev sau 1956. Hình như trong Kremlin một số cán bộ lão thành già cỗi đang hồi tưởng về những thập niên 1940, 1950 khi LBXV còn là một xứ sở thành lũy, cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Chernenko đang nghĩ tới việc đổi tên Volgograd trở lại là Stalingrad, nhưng bị thuyết phục nên thôi. Tuy vậy Reagan vẫn bắt đầu các cuộc trao đổi với ông chủ mới của Kremlin. Hai ngày sau khi Chenenko được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Xô viết Reagan viết thư cho ông ta. ’Hoa Kỳ quyết tâm bảo vệ những lợi ích của mình và các bạn đồng minh, nhưng chúng tôi không tìm cách thách thức sự an ninh của LBXV và nhân dân Nga,’ ông viết. Ông nhận được lời phúc đáp sống sượng, chỉ đơn giản cảm ơn về bức thư. Reagan tiếp tục thử lại và duy trì quan hệ với Chernenko mật thiết hơn cả các cộng sự ông biết được. Trả lời bức thư từ nhà lãnh đạo Nga vào tháng 3 Reagan viết: ‘Hi vọng của ngài là lịch sử sau này sẽ đánh giá chúng ta là những nhà lãnh đạo tốt bụng và khôn ngoan. Không có gì quan trọng cho tôi hơn là việc chúng ta sẽ thực hiện những bước tiến giúp hoàn thành hi vọng này.’ Vào 16 tháng 4 ông viết tay bức thư ngắn: ‘Tôi đã suy nghĩ nhiều về thảm kịch và mức độ của những mất mát trong chiến tranh mà người Xô viết gánh chịu. Chắc chắn những mất mát này, những mất mát vượt qua mọi lời mô tả, phải ảnh hưởng đến suy nghĩ của ngài hôm nay. Tôi muốn ngài hiểu rằng tôi và cả nhân dân Mỹ không ai giữ mối hiềm khích với ngài hoặc nhân dân Xô viết. Mục tiêu bền bĩ và khẩn cấp của chúng tôi chính là giảm bớt lâu dài những căng thẳng giữa chúng ta. Tôi cam kết với ngài sẽ theo đuổi kiên trì mục tiêu đó.’

Reagan không đi đến đâu với những mở lòng của mình đến LBXV và giờ ông tạm gác lại việc liên lạc để tiến hành chiến dịch tái tranh cử. Nhưng ông vẫn tiếp tục suy nghĩ về cuộc chạy đua vũ trang và quyết tâm giải giới vũ khí hạt nhân không ngừng tăng lên. Trong cuộc bầu cử 1980 Reagan và người quản lí chiến dịch, Stuart Spencer, đã có một cuộc trao đổi bổ ích trên chuyến bay từ Los Angeles đến Detroit đưa họ đến Hội nghị Toàn Quốc của Đảng Cộng hòa tại đó Reagan được đề cử là ứng cử viên tổng thống.

Spencer hỏi, ‘Tại sao anh làm việc này, Ron? Tại sao anh muốn làm Tổng thống?

Reagan đáp ngay mà không chần chừ giây nào, ‘Để kết thúc Chiến tranh Lạnh.’

Spencer hỏi, ‘Và anh sẽ làm thế nào đây?’

Reagan đáp: ‘Mình không chắc, nhưng phải có một cách nào đó. Và đây là lúc.’

Tùy viên Tham mưu Trưởng Nhà Trắng của Reagan, Michael Deaver, một người tin cậy, biết rất sớm về quan điểm chống hạt nhân của Reagan: Reagan, ông nói, ‘tin rằng mình là người có thể mời được người Xô viết đến bàn hội nghị và kết thúc chạy đua vũ trang. Ông ta đang tranh chức Tổng thống vì ông tin mình là người được giao sứ mạng để giải trừ vũ khí hạt nhân.’ Matlock còn đi xa hơn. Ông ngờ rằng nếu chiến tranh xảy ra, Reagan sẽ không đáp trả và ấn nút bấm hạt nhân. Reagan có lần tâm sự với ông: ‘Làm sao anh có thể nói với tôi, một tổng thống của Hoa Kỳ, là điều duy nhất tôi có thể bảo vệ dân tộc mình là hủy diệt các dân tộc khác và thậm chí cả nền văn minh nhân loại. Điều đó không chấp nhận được.’

Reagan trở nên hào hứng khi nghe tin về một dự án mới mà các nhà khoa học trong bang California của ông đã ôm ấp, là đặt một hệ thống laser và thiết bị cảnh báo sớm trong không gian để hoạt động như một lá chắn chống lại tên lửa hành trình. Nguyên tắc là, về lý thuyết, tên lửa có thể bị phát hiện và phá hủy bằng chùm tia laser ngay lúc nó rời khỏi tầng bình lưu. Reagan muốn hiện thực hóa lý thuyết và chấp thuận những chi tiêu khổng lồ để nghiên cứu trong dự án ưa thích của ông là Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược hoặc Chiến tranh giữa các Vì Sao. Ông hoàn toàn bị thuyết phục là nếu nó hiệu quả – và ông có lòng tin là người Mỹ biết cách làm nó hoạt động hiệu quả – thì vũ khí hạt nhân sẽ dư thừa và kết quả là không còn cần phải chứa chúng vào kho nữa. Ông nghỉ đây chính là hệ thống phòng thủ tối hậu có thể tránh cho nhân loại khỏi bị xóa sổ vì hiểm họa hạt nhân. Ông thực sự không thể hiểu được người Nga nhận thức điều đó khác đi ra sao, khi một vũ khí mới nguy hiểm và đe doa trong không gian đang nhắm vào họ. Ông nghĩ rằng nếu ông có thể trao đổi với người Xô viết và đưa ra đề nghị chia sẻ công nghệ Chiến tranh giữa các Vì Sao với họ, ông có thể thuyết phục họ thay đổi ý kiến. Nhưng trước tiên ông cần phải có người ở Kremlin muốn thương thảo. Về việc này thì ông phải đợi.

Đánh giá chương trình ổn định 1989 năm 2024

Tổng thống Reagan gọi đế chế Cộng sản là ‘một đế chế xấu xa’

Đánh giá chương trình ổn định 1989 năm 2024

Chuyến đi cuối cùng của Andropov

MƯỜI

CHIẾN THẮNG NGHIÊT NGÃ

Warsaw, thứ bảy ngày 3 tháng 12 năm 1983

LECH WALESA BỊ bắt giam chỉ ít ngày sau khi lệnh thiết quân luật được ban ra ở Warsaw. Sau đó ông được chở đi khỏi thủ đô 500 km – xa như quãng đường đến Gdansk – đến một môt căn nhà gỗ hẻo lánh dành cho người đi săn ở Arlamowo, miền đông Ba Lan gần biên giới với Ukraine. Ngôi nhà từng thuộc về lãnh đạo Đảng Cộng sản Edward Gierek trước đây. Walesa bị quản thúc chặt chẽ, nhưng được đối xử tương đối tử tế. Mỗi tuần ông được phép gặp cha xứ và thỉnh thoảng gặp riêng vợ, nhưng ông là người thích giao du, mà ở đây ông bị cắt đứt mọi liên lạc với bên ngoài. Ông được cho ăn uống dư thừa và được cấp bao nhiêu thuốc lá tùy ý muốn, nhưng ông ít tập thể dục. Sau mười một tháng ông lên cân nhiều, người xanh hơn, tóc muối tiêu hơn và ủ rũ hơn. Ông về với Danuta và các con rồi trở lại Xưởng Tàu Lenin, nơi mà ông trở thành người thợ điện tiếng tăm nhất thế giới. Ông chở đợi kiên nhẫn, tin rằng một lúc nào đó chế độ sẽ thương thảo với ông và với Công đoàn Đoàn kết.

Trong ‘tình trạng chiến tranh’ các vị tướng ra sức cắt đứt Ba Lan với phần còn lại của thế giới – và cùng lúc ‘hiện đại hóa quốc gia’. Họ nhận ra hai điều đó không thể hòa giải được. Đất nước đang được điều hành bởi Hội đồng Cứu Quốc, viết tắt trong tiếng Ba Lan là WRONA. Nó gồm hoàn toàn quân nhân, đứng đầu là Jaruzelski. Khoảng 10,000 người bị bắt nhốt vào nhà giam hoặc trong 49 trại cải tạo mới được xây dựng vội vã. Hàng triệu viên chức nhà nước, từ tài xế xe lửa đến nhân viên thủ thư, bị bắt buộc phải ký tờ cam kết trung thành với nhà nước – hay đúng hơn, trung thành với hội đồng quân sự đang nắm quyền hành. Dây điện thoại bị cắt và máy truyền tin bị cấm sử dụng. Hàng chục tờ báo bị đóng cửa, và cảnh sát mật tịch thu 370 máy in ‘bất hợp pháp’ và 1,200 thiết bị có thể được sử dụng để xuất bản các tờ rơi như máy photocopy. Bản tin truyền hình vẫn còn được các quân nhân đọc. Nhưng thiết quân luật đã được giảm nhẹ, hạn chế. Không xảy ra tình trạng bức hại tàn nhẫn như sau cuôc Nỗi dậy Hungary vào năm 1956. Dân chúng không bị đi đày hàng loạt hoặc bị hành hình.

Walesa liên tục bị sách nhiễu. Nhưng CĐĐK được phép tồn tại ngầm, theo một phương thức kỳ cục cho thấy có sự lúng túng trong khối quân sự cầm quyền, như biết được trong thập niên 1980 này họ không thể hành xử những biện pháp rừng rú của những thời kỳ trước đây. Trong nhóm chóp bu của Đảng Cộng sản có một số cán bộ cực kỳ bảo thủ, được mệnh danh thuộc Nhóm Bê tông, muốn có biện pháp quyết liệt hơn đối với dân chúng, nhưng Jaruzelski ít nghe ý kiến họ. Walesa bị điều tra về tội mọn là chậm trễ về đóng thuế, rất thường bị lực lượng SB câu lưu trong khoảng thời gian khoảng vài giờ và bộ máy tuyên truyền nhắm thẳng vào ông trên phương tiện truyền thông nhà nước, chụp mũ ông là ‘Đại sứ Mỹ tự phong của Ba Lan’. Nhưng ông vẫn kiên định. Khi cây gậy không hiệu quả, chế độ thử sử dụng củ cà rốt. Nhiều lần chính quyền hứa hẹn sẽ tặng ông một số tiền lớn nếu ông chịu di tản. Nhưng ông từ chối. Vào tháng 4 năm 1983 ông gây ra một tin giật gân – dù bị giám sát 24 giờ một ngày – ông xoay sở đến dự một cuộc họp mật kéo dài ba ngày với các lãnh đạo của Công đoàn ‘ngầm’ mà mật vụ không hề hay biết gì về chuyện ấy. Ông luôn xoay sở để duy trì mối liên lạc với các thành viên của tổ chức phi pháp.

Khoảng thời gian này Walesa đề nghị được phỏng vấn trên TV trong đó ông sẽ trình bày lập trường hòa giải. Các tướng hài lòng và nghĩ là mình có thể sử dụng buổi phỏng vấn như một cú tuyên truyền. Nhưng khi máy quay và micro đến, Walesa sử dụng chúng để đọc một bài tố cáo đánh thép tình trạng thiết quân luật và chế độ. Cuộc phỏng vấn mang tính thù địch rõ ràng đối với Jaruzelski cho nên nó không được lên sóng, cho dù đội tuyên truyền của Đảng đã cố chỉnh sửa nó cho quần chúng theo dõi. Chính quyền ra lệnh tiêu hủy băng ghi hình. Nhưng một bản sao âm thanh của băng đã tình cờ rơi vào tay chuyên viên ghi âm Wojciech Harasiewicz, một người ủng hộ Công đoàn, và ông này tuồn cho thông tín viên của đài ABC News Warsaw, David Ensor. Sau đó nó được phát trên đài Âu châu Tự do khu vực Ba Lan và bản tin thế giới của đài BBC – và băng nầy sau đó được làm lậu và truyền tay nhau trên khắp đất nước. Đây là một lỗi lầm ngoạn mục của chính quyền quân sự, và họ phản ứng với một hành động nhẫn tâm có thể lường trước được: Harasiewicz bị bắt và tống giam.

Tuy nổi dóa với Walesa, các ông tướng không có hành động nào nghiêm trọng chống lại ông. Ông giờ đây quá nổi tiếng, nhất là sau khi nhận được Giải Nobel Hòa Bình vào tháng 12 năm 1983. Ông không dám đến Stockholm vì sợ chính quyền không cho phép ông quay về Ba Lan. Vì thế Danuta đi thay chồng và đọc một bài diễn văn của ông trong lễ trao giải. Bà Walesa không còn là một phụ nữ rụt rè, kín đáo và lo âu như khi mới kết hôn. Dù bà luôn nấp trong bóng của chồng, bà không sợ chồng – hay sợ bất cứ ai khác, như cuốn băng nghe lén do bọn mật vụ thâu đã làm rõ. Chưa hề là một người cộng sản, theo thời gian bà trở nên một người chống cộng nhiệt thành. Nhà của họ ở Phố Pilotow bị đặt máy nghe lén, và gia đình đều biết. Trong một dịp, khi bọn sĩ quan SB đến để chở Walesa đi thẩm vấn, như thông lệ một vài lần mỗi năm, gặp lúc ông ấy ra ngoài. Danuta ra mở cửa trước và đây là cuộc trao đổi đã được thu âm:

ĐẠI ÚY MAREK ROGOWSKI: Walesa đâu?

DANUTA : Đi đâu loanh quanh. Hãy tự nhiên như ở nhà. Walesa! Dân quân đến tìm anh đấy. Ê, anh kia [nói đến một cảnh sát trẻ khác chỏ mũi quanh nhà]. Chồng tôi sẽ đến ngay đây thôi.

ĐẠI ÚY MAREK ROGOWSKI:Cho tôi vào đi. Tôi không tới đây để tìm bà.

DANUTA: Cứ đợi đấy . . . Các ông có biết mình đang làm gì không? Các ông xử sự như côn đồ. Các ông nghĩ mình có lệnh hả? Cứ tự tiện đột nhập vào nhà người ta rồi đặt máy nghe lén sao?

ĐẠI ÚY MAREK ROGOWSKI: Bỏ tay xuống đi, bà Walesa. Bà đừng ép tôi.

LECH WALESA: (vừa trở về nhà) Tôi có giấy nghỉ bệnh và không được đi ra ngoài. . . Các ông không thể bắt một người bệnh bằng vũ lực.

ĐẠI ÚY MAREK ROGOWSKI: Chúng tôi có thể đấy.

DANUTA: Vì vậy mà có đến bốn con bò rừng đã đến và bắt chồng bà đi. Tụi bây là côn đồ. Nào, hãy nhìn thằng đó kìa . . . Nó trông cũng bình thường đó. Lấy súng của mầy ra và bắn đi, mày có mất gì đâu nào? Lũ lợn, bọn ăn thịt người. Nào, hãy cứ ghi âm đi. Tao sẽ đập cái gạt tàn này vào đầu chúng mầy, đồ đần.

ĐẠI ÚY MAREK ROGOWSKI: Tôi cảnh cáo bà không được xúc phạm một cảnh sát đang làm phận sự . . .

DANUTA: Bà là một công dân như mầy. Sao bà không thể đến nhà mầy để ghi âm . . .

LECH WALESA: Bình tĩnh, đi em. Gặp rắc rối đó.

DANUTA: Bọn cớm chúng mày chạy lông nhông như mèo bí đái ấy.

LECH WALESA: Đây đơn giản là một vụ tấn công vào nhà tôi.

DANUTA: Bọn thối tha này . . . Chúng bây không dọa được bà đâu.

ĐẠI ÚY MAREK ROGOWSKI: Tôi sẽ yêu cầu bác sĩ đến khám bệnh ông Walesa.

Thiết quân luật được dỡ bỏ vào tháng 7 năm 1983, nhưng nhiều qui định vẫn còn hiệu lực, nhất là việc ngăn cấm Công đoàn và biểu tình. Trận chiến tiêu hao tiếp tục ba năm nữa. Một số ít lãnh đạo của Công đoàn đã may mắn thoát được trong đêm thiết quân luật được ban hành vẫn không hề bị bắt nguội. Đối với một số họ, đó quả là một cuộc sinh tồn bí ẩn và đầy bất trắc. Họ không bao giờ lưu lại một nơi quá một tháng – thường thì ít hơn nhiều. Mỗi người được ở một căn phòng, nhưng không bao giờ làm việc trong cùng một nơi. Họ không bao giờ gặp nhau tại căn phòng mình tá túc. Họ những tưởng CĐĐK sẽ dần dần biến mất nếu họ không chung sức làm nó sống lại.

Có một vài qui luật trong cuộc đấu tranh. Chính quyền sử dụng bạo lực có mức độ. Mặc dù trong Công đoàn có những thành viên nóng nảy, sở hữu vũ khí, nhưng chúng không hề được sử dụng. Một lãnh đạo trẻ trong hoạt động ngầm của Công đoàn ở Warsaw, Zbigniew Bujak, nói rằng khi anh phát hiện thấy có nhóm siêu cực đoan nào có tích trữ súng anh sẽ đi tìm xem chúng ở đâu, rồi sau đó đột kích chỗ cất giấu vũ khí, chở chúng đi bằng xe tải rồi ném chúng xuống sông Vistula gần Warsaw. Một số nhân vật trong chính quyền ‘muốn khiêu khích chúng tôi dùng biện pháp khủng bố . . . nhưng chúng tôi không quan tâm đến việc đối đầu trong đường phố . . . nếu chúng tôi xuống đường, chúng tôi chắc chắn sẽ thua’. Bogdan Borusewicz, người điều hành hoạt động ngầm ở Gdansk, cho biết anh bị bắn hai lần trong thời kỳ thiết quân luật, nhưng đó là một ngoại lệ. Nói chung cảnh sát không sử dụng vũ khí của họ. ‘Họ thật tâm muốn bắt bớ và bỏ tù chúng tôi nhưng có một thỏa thuận ngầm. Thường thì họ không bắn chúng tôi và chúng tôi không bắn họ . . . Chúng tôi không dám vượt ra khỏi một số giới hạn . . . và họ không bỏ tù chúng tôi quá lâu.’

Chế độ tiếp tục ra sức tạo ra sự chia rẽ trong lực lượng chống đối, đôi khi tinh tế, nhưng thường là bằng sự thô bạo nặng tay thường thấy dưới chế độ độc tài. Sử gia và nhà báo Adam Michnik bị bắt giam ngay sau khi lệnh thiết quân luật được tuyên bố. Vào tháng 12 năm 1983, Bộ trưởng An ninh Ba Lan, Tướng Czelaw Kiszczak, cho đòi bạn gái Basia Labuda của Michnik lên văn phòng của y. Y yêu cầu cô hãy thuyết phục Michnik ra hải ngoại. ‘Tôi phải lựa chọn hoặc nghỉ Giáng sinh ở Riviera [một địa danh du lịch ở bờ biển Tây Âu] hoặc ở sau song sắt thêm vài năm nữa,’ ông nói. ‘Từ một góc xà lim tôi ngồi viết thư cho ông ta. “Tôi biết rằng nếu vào địa vị tôi ông sẽ chọn Riviera. Nhưng đó là điều khác biệt giữa chúng ta. Bọn các ông là lũ lợn, còn bọn tôi thì không. Tôi yêu Ba Lan, cho dù đang trong xà lim. Tôi không có ý định rời bỏ Ba Lan. Vì thế đừng hòng trông mong gì việc đó.”’

Giáo hoàng John Paul gặp Tổng thống Regan ở Vatican vào ngày 7/6/1982. Mặc dù nhất trí về tính xấu ác của chủ nghĩa cộng sản, hai ông không tâm đầu ý hợp đối với ý thức hệ. Tổng thống, ngay từ đầu, là một người Mỹ nhiệt thành theo chủ nghĩa dân tộc. Còn Giáo hoàng không tán thành chủ nghĩa tư bản thị trường nhốn nháo và chủ nghĩa vật chất cũng nhiều như đối với chủ nghĩa xã hội vô thần, mặc dù nhiều người ủng hộ ngài ở phương Tây hiếm khi đọc những bài giảng đạo của ngài về đề mục đó. Vậy mà Giáo hoàng và Tổng thống hợp tác lực lượng trong việc ủng hộ CĐĐK. Họ đồng ý chia sẻ tin tình báo về Ba Lan và lúc đầu hầu hết tin này đều đến từ Vatican. Chính Giáo hoàng và giới tăng lữ Ba Lan duy trì mối liên lạc tốt đẹp trong xứ rồi chuyển những tin tức sống còn cho Washington. Giám đốc CIA, William Casey, là một Chiến binh Lạnh năng nổ, đã học nghề với tư cách là một đặc vụ Phòng Chiến lược Vụ thời Thế chiến II, trước khi CIA ra đời. Ông là một con mọt sách, có tật kỳ cục là vừa chúi đầu đọc vừa xỉa răng và khượi móng tay bằng cùng một chiếc kim ghim. * Ông một mực tin rằng qua việc làm mới lại chiến tranh tâm lý, văn hóa và tuyên truyền với người Xô viết, vốn đã từng là một bộ phận chính yếu trong cuộc đấu tranh quyền lực siêu cường trong những thập niên 1950 và 1960. Ba Lan, ông nghĩ, sẽ là một mặt trận sống còn trong cuộc chiến đó. Casey, sôi nổi và khó lường, cũng là một tín đồ Thiên chúa sùng đạo. Ông đều đặn đến Washington diện kiến Tổng Giám mục Pio Laghi, Đại diện Tòa thánh ở Mỹ, và đến Vatican gặp Hồng y Agostino Casaroli, viên chức Tòa thánh chịu trách nhiệm đối ngoại, để lên kế hoạch ủng hộ vật chất cho CĐĐK. Ban đầu chính chính quyền Carter hỗ trợ CĐĐK. Cố vấn An ninh Quốc gia gốc Ba Lan của Carter, Zbigniew Brzezinski, là người ủng hộ nhiệt thành Công đoàn và đã giúp đỡ quyên tiền tài trợ tư nhân cho nó. Nhưng về mặt công luận thì chính quyền Mỹ rất dè dặt. Chính nghĩa của CĐĐK sẽ không được hỗ trợ nếu người ta biết rằng chính quyền Mỹ đang giúp đỡ phong trào, Brzezinski lập luận, và nó có thể gây nguy hiểm một cách tiềm năng cho Mỹ nếu được phát hiện can thiệp vào nội tình Ba Lan. Các món tiền nhỏ được gởi đến giúp phát hành một tạp chí ủng hộ Ba Lan, Kultura, và rất nhiều sự ủng hộ tinh thần. Thoạt đầu chính quyền Reagan cũng tỏ ra thận trọng và nguyện không tài trợ gì, cho dù ngay sau khi thiết quân luật được công bố. Nhưng một năm sau người Mỹ thay đổi ý kiến và cơ quan CIA bắt đầu gởi trực tiếp những số tiền lớn, những thiết bị in và phát thanh, cũng như hàng trăm máy photocopy đến Ba Lan ‘nhằm mục đích tiến hành cuộc chiến chính trị ngầm’ theo Tùy viên Giám đốc CIA Robert Gates. Chúng được chuyển qua tổ chức nghiệp đoàn Mỹ, AFL-CIO, qua giám đốc khu vực Âu châu của nó, Irving Brown, người đã sát cánh với tình báo Mỹ từ những ngày đầu của Kế Hoạch Marshal.

  • Casey tin chắc là KGB đứng đằng sau âm mưu ám sát Giáo hoàng John Paul vào tháng năm 1981. Mặc dù tùy viên của ông, Bob Gates, tiến hành một cuộc điều tra sâu rộng khởi đầu dựa trên giả định là người Xô viết có trách nhiệm về vụ này và tất cả điều cần làm là tìm ra chứng cứ, nhưng không có chứng cứ nào tìm được cho thấy có sự dính líu của KGB với tội ác. Thật ra, chứng cứ tốt nhất lại cho thấy người Xô viết không có liên can. Điều này không làm Casey nản chí, và cho đến cuối đời ông vẫn một mực tin rằng KGB tìm cách ám sát Giáo hoàng qua một tên sát thủ nghiệp dư từ Thổ Nhĩ Kỳ tên là Mehmet Ali Agca.

Casey ‘nhấn mạnh là hành động phủ nhận là rất quan trọng cho CĐĐK’ cũng như cho nước Mỹ, Gates nói, vì thế những mưu mẹo tinh vi nhằm giấu kín việc dính líu của CIA khỏi cặp mắt xoi mói được sắp xếp. Tổ chức AFL-CIO trao tiền cho Viện Công nhân Tôn giáo, một tổ chức Thiên chúa có liên hệ mật thiết với chính quyền Vatican. Sau đó Ngân hàng Vatican, cùng với ngân hàng Banco Ambrosiano, dựng lên những công ty vỏ bọc ở Bahamas và Panama trong một đường dây trên giấy tờ và kết thúc là những tài khoản do văn phòng của CĐĐK lưu vong mở ra ở Brussels do Jerzy Milewski điều hành. Là nhà vật lý ăn nói mềm mõng, một nhà tư tưởng của CĐĐK, ông đã ở phương Tây khi Tướng Jaruzelski mở chiến dịch quân sự. Ông không bao giờ tin rằng có ngày mình sẽ là một bị đựng tiền cho cơ quan đặc vụ, tuy là cho một chính nghĩa cao quí. Ông tổ chức những chuyến hàng đến Ba Lan, thông qua Thụy Điển, nấp dưới danh nghĩa quà từ thiện của Giáo hội Thiên chúa đi kèm với những hàng hóa hợp pháp khác. Thủ tướng Olof Palme – một cảm tình viên của CĐĐK – đã cam kết với Reagan là Quan thuế Thụy Điển sẽ làm ngơ với những hàng xuất khẩu sang Gdansk.

Chế độ Ba Lan có hay biết về sự tiếp tay của CIA/Vatican hay không? Tướng Wladislaw Pozoga, người đứng đầu cơ quan phản gián Ba Lan trong thời thiết quân luật, khoác lác rằng họ biết. ‘Chúng tôi đã xâm nhập Công đoàn ngầm một cách bí mật,’ ông tuyên bố. Họ đã cài do thám vào văn phòng Brussels của CĐĐK và có đặc vụ ở Thụy Điển. Ông trùm của ông, Bộ trưởng An ninh Kiszczak, cũng đồng quan điểm, ‘Vì đã cài những đặc vụ, chúng tôi lần theo được dòng hàng khổng lồ các thiết bị in được tuồn vào,’ ông nói. ‘Chúng tôi có thể ngăn chận những thông điệp gởi đến CĐĐK, trong đó có Walesa. Chúng tôi bẽ khóa mật mã và nhờ một điệp viên ở văn phòng của Milewski, mọi thông tin mã hóa đều được giải mã . . . dĩa tin đã sẵn sàng cho mật vụ đọc.’ Họ cho phép các thiết bị vào trót lọt và cho phép các đường dây liên lạc tiếp tục như một cách để ‘theo dõi hoạt đồng ngầm,’ ông nhấn mạnh.

Nếu các vị tướng hiểu được mức độ các vật liệu được tuồn vào xứ đó, sẽ là một sai lầm đắt giá khi cho phép chúng lọt qua mà không ngăn trở. Máy in, sách vỡ và mọi thiết bị liên lạc nhận được giúp giữ ngọn lửa của CĐĐK cháy sáng, trong những ngày tháng tối tăm, phong trào có thể tắt ngấm bất cứ lúc nào. Đặc biệt, người Mỹ gởi đến một thiết bị tinh xảo, do CIA phát triển, có thể làm gián đoạn tín hiệu truyền hình. Nó phát một chùm tia ghi đè những tín hiệu qui ước phát ra của truyền hình nhà nước. Màn hình đang xem sẽ bị tối đi trong khi một hình ảnh được thu trước sẽ xuất hiện với logo của CĐĐK đi kèm với một thông điệp báo tin phong trào vẫn còn sống và phong trào tranh đấu sẽ thắng lợi. Việc phát sóng sẽ đột kích tại những thời điểm phát hình cao trào – vào giờ giải lao giữa hai hiệp của một trận bóng đá, chẳng hạn. Thiết bị chỉ có hiệu quả hạn chế – trong bán kính vài cây số và kéo dài trong vài phút. Nhưng việc phát hình đã có một tác dụng tâm lý sâu sắc. Chúng chứng tỏ rằng CĐĐK còn ở trong một tư thế có thể quấy nhiễu và làm hoang mang chính quyền. Khán giả nào xem được đoạn phát hình này được yêu cầu ra dấu hiệu bằng cách bật sáng tắt liên tục đèn sinh hoạt trong nhà, nhờ đó tạo ta những hiệu ứng ánh sáng ngoạn mục trong màn đêm Ba Lan. CIA tiếp tục cung cấp cho CĐĐK đều đặn cho đến cuối năm 1988, trừ một quãng đứt đoạn ngắn ngủi vào năm 1983 sau khi cơ quan SB bắt và tống khứ một doanh nhân Mỹ James Howard, bị bắt được trong một cuộc họp với các nhà hoạt động Công đoàn ở Warsaw và bị kết tội là đặc vụ CIA. Trong thời gian gần 6 năm CIA đã gởi cho CĐĐK với sự trợ giúp của Vatican, hơn 50 triệu đô la.

Khoảng bốn giờ chiều ngày 31/10/1984 thi thể của một người đàn ông bị đánh đập bầm vập được kéo ra từ một hầm chứa gần thị trấn nhỏ ở Wloclawek cách Warsaw 120 km về hướng đông. Mặc dù thi thể khó nhận dạng, sình chướng và méo mó, cảnh sát người nhái kéo nó lên từ lòng nước băng giá biết được thi thể này là ai. Đó là xác của một giáo sĩ Thiên chúa 37 tuổi, Cha Jerzy Popieluszko. Trong mười ngày qua tin đồn về sự mất tích của cha sứ đã lan truyền khắp xứ sở. Ông là nhân vật được ngưỡng mộ nhiều nhất ở Ba Lan – có thể hơn cả Walesa. Giờ thì người ta tin là ông đã chết ngay cả trước khi xác được tìm thấy, và có tin là ông đã bị mưu sát và kẻ sát nhân là chế độ Cộng sản.

Walesa gọi Popieluszko là ‘nhà tuyên giáo không chính thức của CĐĐK’ và chính quyền chính thức chụp mũ ông là một ‘kẻ kích động’. Các bài giảng nảy lửa của ông tại nhà thờ Stanislaw Kostka ở Warsaw thu hút đều đặn số giáo dân lên đến 40,000 người, và nhiều hơn vào những ngày lễ trọng. Ông tổ chức trên quảng trường bên ngoài nhà thờ, nhưng giáo dân tràn ra cả những con đường lân cận để nghe ông nói. Mỗi chủ nhật ông giảng về ‘những giọt nước mắt, thương tích và máu của các công nhân’. Các bài giảng của ông thật đẹp, được trình bày ấn tượng và mang tính chính trị không che giấu. Tại Ba Lan có nhiều giáo sĩ gây rối, nhưng trong mắt của chế độ Popieluszko không nghi ngờ gì là người có vấn đề nghiêm trọng nhất, người hùng hồn nhất và có khả năng kích động quần chúng nhất. Ngoài những tài năng thiên phú về tu từ học và sức mạnh của lòng tin, ta được biết ông cũng cất giữ những số tiền mặt đáng kể hỗ trợ các nhóm hoạt động ngầm của CĐĐK ở Warsaw. Vào buổi chiều ngày 15/10/ ba sĩ quan mật vụ SB đã chận ô tô ông lại khi ông trên đường trở về thủ đô sau chuyến viếng thăm Gdansk và bắt cóc ông. Họ đưa ông đến một vạt rừng vắng vẻ. Kế hoạch là đập ông một trận nhừ tử để hù dọa, chứ không giết ông. Nhưng họ đã quá tay. Họ đã dùng một thanh gỗ đập vào đầu ông và ông tắt thở. Các sĩ quan SB kinh hoảng và ném xác ông vào dòng sông Vistula. Công luận phản ứng dữ dội và chính quyền ra sức xoa dịu nhanh chóng. Các chính quyền cộng sản không có thói quen đưa ra công lý những tên cảnh sát mật quá nhiệt tình. Vì thế đó là một cột móc đáng kể khi ba tên giết hại Cha Popieluszko và viên sĩ quan ra lệnh bắt cóc ngay lập tức bị bắt và bị kết án nặng. * Không có chứng cứ thuyết phục cho thấy có sĩ quan cấp cao hơn dính líu, hình như vụ việc là do các phần tử ác ôn trong SB đơn phương hành động. Nhưng công luận không tin như vậy. Dân chúng tin chắc có sự che đậy để bảo vệ những nhân vật máu mặt hơn.

Việc sát hại Popieluszko làm lộ ra những căng thẳng và rạn nứt bên trong lực lượng chống đối và Giáo hội. Những cảnh tượng phi thường tại tang lễ của giáo sĩ vào chủ nhật 3/10 tại nhà thờ St. Stanislaw Kostka. Ước tính có 200,000 giáo dân tham dự. Tổng Giám mục, Hồng y Glemp, đọc một bài điếu văn cảm động về ‘sự hi sinh’ của Popieluszko, nhưng trong thâm tâm ông tức giận vì cả trong khi mất vị giáo sĩ còn cản trở ông. Vị Hồng y 55 tuổi này vốn là một người thực dụng, một người thỏa hiệp. Ông không coi Popieluszko là vị thánh tử đạo, mà là kẻ gây rối. Ở thời điểm Popieluszko ra đi, Glemp đang ra sức thuyên chuyển ông khỏi Warsaw, nơi mà ông quá thu hút, về một giáo xứ khỉ ho cò gáy. Glemp cho rằng các giáo sĩ có đầu óc chính trị công khai sẽ đe dọa cho sự thống nhất của Giáo hội và làm yếu đi vị thế thương lượng với người Cộng sản. Thường ông đứng về phe chính quyền. Ông luôn khẳng định rằng thiết quân luật còn tốt hơn giải pháp kia, giải pháp mà ông tin là cuộc xâm lăng của người Xô viết. Có một vấn đề quan trọng Jaruzelski và Glemp cùng chia sẻ một mục đích chung. Cả hai đều muốn Giáo hoàng đến thăm Ba Lan lần thứ hai – phần vị Tướng vì nó sẽ hợp pháp hóa việc nắm quyền của ông và cho thấy Ba Lan là một quốc gia ‘bình thường’, và phần Hồng y vì ông nghĩ nó sẽ củng cố Giáo hội và vị trí của ông với tư cách là Tổng Giám mục.

  • Ba sĩ quan cấp thấp trực tiếp gây án, Trung úy Pekala, Đại úy Piotrowski và Trung úy Chmielewski, bị tuyên án 25 năm tù, nhưng ba năm sau giảm xuống còn 6 đến 10 năm. Sĩ quan cao cấp, người ra lệnh cho họ, Đại tá Pietruszka, nhận án 25 năm tù, giảm còn 10 năm vào năm 1987. Trong thập niên 1990 hai lần có những nỗ lực nhằm truy tố những sĩ quan cao cấp hơn có dính líu, nhưng cả hai lần đều không thành vì không đủ chứng cứ.

Giáo hoàng chỉ đồng ý đi nếu đất nước yên bình. Đối với Glemp lẫn chế độ, điều đó có nghĩa Giáo hội sẽ ra sức tách mình khỏi các hoạt động ngầm của CĐĐK. Glemp ‘kỹ luật’ những giáo sĩ ‘chậm tiến’, như cách ông gọi họ, và ra lệnh cho họ không được đem chính trị vào trong các bài giảng đạo. Ông triệu tập 300 giáo sĩ về Warsaw tại đó ông phát đi một cảnh báo nghiêm khắc, ‘Tôi không thấy cơ hội thắng lợi về mặt chính trị nào của CĐĐK. Sau thắng lợi quân sự của các cấp chính quyền chúng ta có thể chắc rằng Giáo hội sẽ bị tấn công. Do đó nhiệm vụ của các giáo sĩ là phải chuẩn bị cho việc này. . . bằng cách tập trung vào giáo vụ. Các giáo sĩ phải tránh xa chính trị.’ Ông nói Giáo hội Ba Lan đang lâm nguy vì bỏ rơi sứ mạng tinh thần cho sứ mạng chính trị và nếu điều đó tiếp tục nó sẽ thất bại. ‘Một số giáo sĩ đang xử sự như những nhà báo.’ Ông nói một cách giận dữ.

Giáo hoàng trở lại Ba Lan vào tháng 6 1983, để phục hồi niềm hi vọng cho một đất nước đang mất tinh thần, như cách ông nói. Một phần trong thỏa hiệp mà Giáo hoàng thảo luận với Jaruzelski là thiết quân luật cần được dỡ bỏ trước chuyến đi, và chế độ giữ lời một tháng sau đó. Chuyến thăm này không mấy vui và gây cảm xúc như bốn năm trước đây. Người chào đón cũng đông nhưng tâm trạng dồn nén hơn, không nhiều cảnh ngây ngất như trước. Và, cũng như trước đây, Giáo hoàng thận trọng tránh những phát biểu có tính chính trị lộ liễu nhưng, tại một thánh lễ trước một triệu người tổ chức trong Krakow thân yêu của ngài, ngài nói về những ‘bất công khủng khiếp của lịch sử’ và tuyên bố rằng Ba Lan đã được ‘kêu gọi đến chiến thắng’, và khán giả của ngài hiểu điều đó nghĩa là gì.

Sau khi Giáo hoàng trở về La Mã, Glemp tiếp tục thỏa hiệp – và càng ngày càng xa cách quần chúng. Khi ông được bổ nhiệm là Tổng Giám mục, chỉ huy An ninh Ba Lan Czeslaw Kiszczak gởi một giác thư mật cho KGB ở Moscow nói rằng việc Glemp lên chức là một tin nhẹ nhõm cho chế độ Warsaw: ‘Tổng Giám mục mới không chống Xô viết như người tiền nhiệm của ông ta. Wyszynski có uy quyền tuyệt đối, lời nói của ông ta là luật. Ông ta là đối tượng của sự tôn sùng cá nhân . . . Glemp thì khác và chắc chắn là chúng ta có thể tác động đến ông ta.’ Kiszczak nói đúng. Việc Glemp đoạn giao với CĐĐK đã trở thành công khai sau khi ông nói với một nhà báo Brazil vào năm 1984 là Walesa đã mất khả năng kiểm soát phong trào vì CĐĐK giờ đã ‘trở thành một cái túi chứa mọi thứ được ném vào, nào là kẻ chống đối, bọn Mác-xít, bọn Trotsky-ít, bọn cơ hội và các đảng viên’. Ông thắng trong một số cuộc thương lượng – chế độ cho phép xây dựng 900 nhà thờ mới và Glemp được cho phép xuất hiện trên truyền hình vào dịp Giáng sinh và Phục sinh. Nhưng trong nhiều vấn đề lớn nhỏ ông khom lưng dưới áp lực.

‘Đừng huyền thoại hóa vai trò của Giáo hội, ‘Michnik phát biểu ngay sau vụ ám sát Popieluszko. ‘Sự ủng hộ của giáo hội cho phía chống đối không thể nào là toàn vẹn. Giáo hội có thể là chống Cộng nhưng nó không tin cộng sản sắp sửa sụp đổ. Trái lại, nó cho rằng cộng sản sẽ tiếp tục sống và đòi hỏi sự thích ứng sáng suốt của Giáo hội. Tôi không đổ tội cho các giám mục. Họ có lý về phần họ. Điều tôi chống đối là lịch sử của Giáo hội biểu thị một làn sóng chống đối với tinh thần dân chủ mà không hề đứt đoạn’

Các tướng lĩnh không thể điều hành hiệu quả hơn các ông trùm của Đảng là bao. Họ vẫn được LBXV viện trợ những số tiền lớn để ổn định giá cả, mà các lãnh đạo Kremlin thú nhận là hết chịu nổi – vậy mà họ còn yêu cầu thêm. Chính quyền quân sự phải trở lại sử dụng những phương thức như người tiền nhiệm là vay nợ các ngân hàng phương Tây, khiến khó khăn thêm chồng chất. Jaruzelski bắt đầu nhận ra rằng cơn thống khổ của Ba Lan không thể giải quyết được nếu không từ bỏ chủ nghĩa Mác. Nhưng ông chưa sẵn sàng để làm điều không thể nghĩ bàn là tìm cách chia sẻ quyền lực với đối thủ của mình.

Đánh giá chương trình ổn định 1989 năm 2024

Giáo hoàng John Paul II và Tổng thống Reagan bàn chuyện hợp tác chống cộng sản Ba Lan bằng cách yểm trợ vật chất và tinh thần cho Công đoàn Đoàn kết