Đánh giá nâng cấp độ nghề

Sáng 16-4, tại Hà Nội, Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị) tổ chức khai mạc kiểm tra đánh giá nâng bậc trình độ kỹ năng nghề, kỹ thuật ngành in Quân đội năm 2022 khu vực phía Bắc.

Năm nay, Hội đồng kiểm tra đánh giá khu vực phía Bắc tổ chức kiểm tra đánh giá tại 2 cơ sở in là: Công ty TNHH một thành viên in Quân đội 1 và Nhà máy in Bộ Quốc Phòng/Bộ Tổng Tham mưu.

Tham dự kỳ thi năm nay có 79 đồng chí với đủ điều kiện, tiêu chuẩn đến từ 7 đơn vị là: Công ty Trách nhiệm Hữu hạn một thành viên in Quân đội 1; Nhà máy in Bộ Quốc Phòng/Bộ Tổng Tham mưu; Xí nghiệp Bản đồ 1/Công ty Trắc địa Bản đồ/Cục Bản đồ/Bộ Tổng Tham mưu; Xí nghiệp in/Nhà máy Z176/Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng; Xưởng in Quân chủng Phòng Không - Không quân; Bộ phận in của Học viện Kỹ thuật Quân sự và Bộ phận in của Trường Sĩ quan Lục quân 1.

Các thí sinh tiến hành thi nâng bậc thợ phần lý thuyết và thực hành với 14 nghề dự kiểm tra đánh giá, bao gồm: Sắp chữ vi tính, sửa bài, chế bản điện tử, bình bản, máy in offset tờ tới, máy in offset cuộn, đóng sách thủ công, máy xén 1 mặt, máy gấp, máy liên hoàn, máy bắt tay sách, máy khâu chỉ, máy cán láng và nghề kỹ thuật cơ điện.

Phát biểu khai mạc kỳ kiểm tra, Thiếu tướng Đỗ Thanh Phong, Phó cục trưởng Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị), Chủ tịch Hội đồng thi cho biết: Lĩnh vực in là hoạt động vừa mang tính chất kinh tế kỹ thuật vừa là công cụ của công tác tư tưởng văn hóa với những tính chất đặc thù; là một khâu quan trọng của hoạt động xuất bản.

Tuy nhiên, hiện nay đòi hỏi yêu cầu ngày càng cao về hình thức mẫu mã và chất lượng sản phẩm đáp ứng công tác tuyên truyền, giáo dục, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Quân đội; song song đó là sự cạnh tranh quyết liệt của ngành in đang diễn ra khá gay gắt trên thị trường, trong khi điều kiện về hạ tầng, máy móc trang thiết bị của các cơ sở in trong Quân đội còn thiếu thốn, lạc hậu và xuống cấp đang đặt những yêu cầu cao đối với hoạt động của các cơ sở in trong toàn quân.

Do đó, Thiếu tướng Đỗ Thanh Phong khẳng định: Công tác kiểm tra đánh giá nâng bậc trình độ kỹ năng nghề kỹ thuật ngành in Quân đội là một nội dung quan trọng của công tác huấn luyện ngành in, nhằm đánh giá, công nhận những bậc nghề, những người thợ có tay nghề giỏi trong lao động sản xuất, cổ vũ, động viên những người thợ kỹ thuật ở các cơ sở in trong Quân đội thêm yêu ngành, yêu nghề, không ngừng học tập vươn lên làm chủ trang bị kỹ thuật, nâng cao tay nghề, tạo ra những sản phẩm có hình thức đẹp, chất lượng tốt, tạo nên tính cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đặc biệt, kết quả kiểm tra đánh giá còn là cơ sở xét nâng bậc trình độ kỹ năng nghề kỹ thuật, là yếu tố xét nâng lương và thực hiện các chế độ chính sách đối với công nhân ngành in Quân đội.

Để công tác kiểm tra đánh giá nâng bậc trình độ kỹ năng nghề kỹ thuật ngành in Quân đội năm 2022 khu vực phía Bắc đạt kết quả tốt, Thiếu tướng Đỗ Thanh Phong yêu cầu Hội đồng kiểm tra đánh giá nêu cao tinh thần, trách nhiệm, phát huy tinh thần trách nhiệm trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, bám sát quy chế, đánh giá kết quả công tâm khách quan, chính xác, đúng thực chất, trình độ thí sinh. Các thí sinh bình tĩnh, tự tin với quyết tâm cao nhất, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và máy móc, trang thiết bị...

Công tác kiểm tra đánh giá nâng bậc trình độ kỹ năng nghề kỹ thuật ngành in Quân đội được Cục Tuyên huấn tiến hành thường xuyên hằng năm đối với các đồng chí công nhân kỹ thuật ở các cơ sở in trong toàn quân có đủ điều kiện tiêu chuẩn tham gia.

Năm nay là năm thứ 2 thực hiện Thông tư 142 và Quyết định 275 của Bộ Quốc phòng về công tác kiểm tra đánh giá nâng bậc trình độ kỹ năng nghề kỹ thuật ngành in Quân đội.

Tin, ảnh: THẢO NGUYỄN

Đánh giá nâng cấp độ nghề

Lính thợ ngành in đua tài

QĐND - Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị) vừa tổ chức kỳ thi nâng bậc thợ kỹ thuật ngành in quân đội năm 2019 khu vực phía Bắc. Các thí sinh tiến hành thi nâng bậc thợ từ 2/7 đến bậc 7/7 với các đề thi lý thuyết và thực hành.

Dự thảo nêu rõ, tổ chức đánh giá kỹ năng nghề là tổ chức đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề sử dụng tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản của tổ chức được cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Nguyên tắc hoạt động của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề

Theo dự thảo, tổ chức đánh giá kỹ năng nghề phải đảm bảo các nguyên tắc sau: 1- Bảo đảm các điều kiện và thực hiện các hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật.

2- Bảo đảm sự chính xác, độc lập, khách quan, công bằng và minh bạch trong các hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Dự thảo nêu rõ, tổ chức đánh giá kỹ năng nghề chịu sự quản lý nhà nước về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đồng thời chịu sự quản lý về các hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi tổ chức đánh giá kỹ năng nghề đặt trụ sở.

Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24/03/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các quy định của pháp luật có liên quan.

Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề thực hiện đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho các nghề, bậc trình độ kỹ năng nghề theo giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được cấp và lịch trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố.

Các hoạt động của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề

Theo dự thảo, tổ chức đánh giá kỹ năng nghề triển khai các hoạt động chính như:

Đề xuất kế hoạch tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia trong năm; xây dựng kế hoạch cụ thể về các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia sau khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố kế hoạch và lịch trình tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia trong năm và đăng tải trên trang thông tin điện tử, đăng thông báo tại trụ sở chính của tổ chức.

Bên cạnh đó, tiếp nhận đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, rà soát điều kiện tham dự đánh giá kỹ năng nghề quốc gia và gửi phiếu báo dự kiểm tra cho người đủ điều kiện tham dự; lập kế hoạch tổ chức, phân công nhiệm vụ thực hiện từng kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia tại tổ chức; chuẩn bị các điều kiện để tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo quy định; thực hiện và kiểm tra việc chuẩn bị các điều kiện trước mỗi kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo quy định; tạo điều kiện cho ban giám khảo và tổ giám sát thực hiện nhiệm vụ trong các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia tại tổ chức; công nhận kết quả đánh giá của ban giám khảo và đăng tải kết quả kiểm tra kiến thức, kiểm tra thực hành của người tham dự tại kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia trên trang thông tin điện tử của tổ chức và niêm yết tại địa điểm tổ chức kỳ đánh giá kỹ năng nghề; giải quyết khiếu nại và tố cáo về kết quả kiểm tra và quá trình đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo thẩm quyền; lập hồ sơ và văn bản đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người tham dự kỳ đánh giá kỹ năng nghề đạt yêu cầu…