Đánh giá phụ đạo sau giờ học

PHÒNG GDĐT PHÚ BÌNH         CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH XUÂN PHƯƠNG                 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

          Số:        /KH - THXP       Xuân Phương, ngày 28  tháng  9  năm 2018

KẾ HOẠCH PHỤ ĐẠO HỌC SINH NHẬN THỨC CHẬM

NĂM HỌC 2018 - 2019

   Căn cứ vào kế hoạch số 609/KH-PGDĐT ngày 17  tháng 9 năm 2018 của Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Phú Bình về thực hiện nhiệm vụ Cấp Tiểu học, năm học 2018 – 2019;  

 Căn cứ kế hoạch số  86/KH - THXP ngày 21 tháng 9 năm 2018  về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 của trường Tiểu học Xuân Phương;

Căn cứ kế hoạch số 103/KH - THXP ngày 27 tháng 9 năm 2018 về việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn  năm học 2018 - 2019 của trường Tiểu học Xuân Phương;

          Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 và đặc tình hình thực tế của địa phương, của nhà trường;

          Trường Tiểu học Xuân Phương xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh nhận thức chậm của đơn vị trong năm học 2018 - 2019  như sau:

1. Mục tiêu:

+ Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

+ Nâng cao chất lượng giáo dục, tạo điều kiện cho 100% các em học sinh sau khi học xong chương trình cấp tiểu học đều ít nhất đạt được mức chất lượng tối thiểu của chuẩn kiến thức kỹ năng từng môn học.

+ Chống ngồi nhầm lớp trong học sinh tiểu học.

+ Góp phần tạo cơ sở tiền đề cho việc đào tạo nguồn nhân lực tương lai cho địa phương, cho đất nước.

2. Nhiệm vụ cụ thể:

- Thông qua kết quả học tập của học sinh năm trước, kết hợp tình hình thực tế của đơn vị, căn cứ vào năng lực của cán bộ giáo viên để phân công trách nhiệm kèm cặp học sinh cho phù hợp và thuận lợi.

- Căn cứ vào mức độ nhận thức (đặc biệt là những học sinh nhận thức chậm môn Tiếng việt), vào hoàn cảnh và lý do nhận thức chậm của từng đối tượng học sinh, BGH, giáo viên xây dựng kế hoạch - biện pháp phụ đạo sao cho phù hợp, có hiệu quả.

- Trong quá trình chỉ đạo BGH thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc, đánh giá... công tác phụ đạo đối với từng giáo viên.

- Mỗi giáo viên được nhận trách nhiệm phân công phụ đạo, hàng tuần phải báo cáo kết quả của công tác phụ đạo về BGH.

- Thời gian phụ đạo học sinh nhận thức chậm phải được tiến hành trong suốt năm học và thực hiện ngay từ những ngày đầu tiên của năm, tích hợp trong các tiết học, buổi học.

3. Kế hoạch hoạt động cụ thể

+ Tháng 8/2018:

- Nhận lớp, nắm bắt thông tin, hoàn cảnh HS

+ Tháng 9/2018:

- Nắm bắt tình hình, kết quả học tập của học sinh từ những năm học trước.

- GV tự tiến hành khảo sát chất lượng, sau đó phân loại HS nhận thức chậm theo 2 mức:

          * Không đọc được, không viết được.

          * Đọc chậm, viết chậm, tính toán chậm. 

- BGH xây dựng kế hoạch để chỉ đạo công tác phụ đạo.

- Phân công giáo viên chủ nhiệm lớp nào chịu trách nhiệm phụ đạo học sinh nhận thức chậm ở lớp đó. Giáo viên xây dựng kế hoạch và đề ra biện pháp phụ đạo sao cho sát với đối tượng học sinh mình được phân công phụ trách phụ đạo.

- BGH, giáo viên tiến hành họp và trao đổi với phụ huynh những học sinh yếu này về những biện pháp kèm cặp con em họ.

- Quan tâm và tiến hành phụ đạo với từng đối tượng học sinh.

- Mỗi học sinh nhận thức chậm GV đều phải ghi chép cẩn thận quá trình học tập của các em trong sổ cá nhân để có biện pháp kèm cặp phù hợp và kịp thời.

+ Tháng 10/2018:

- Tiến hành phụ đạo với từng đối tượng.

- Cuối mỗi tuần đều có kiểm tra, đánh giá của BGH, đồng thời nghe báo cáo kết quả phụ đạo của giáo viên.

+ Tháng  11, 12/2018 và 1, 2, 3, 4, 5/2019:

- Giáo viên tiếp tục tiến hành phụ đạo theo chương trình kế hoạch đã đề ra.

- Mỗi tuần giáo viên  phụ trách báo cáo tình hình, kết quả, sự chuyển biến của học sinh 1 lần.

- Mỗi tuần giáo viên tiến hành phụ đạo trao đổi với phụ huynh 1 lần về kết quả học tập của con em họ. Riêng tháng 12/2018 có sơ kết công tác phụ đạo kèm cặp học sinh nhận thức chậm và tháng 5/2019 tiến hành tổng kết công tác và có đánh giá  kịp thời.

4. Các biện pháp

* Nhóm các biện pháp kèm cặp học sinh không đọc đựơc, không viết đựơc:

- Bố trí cho những học sinh này ngồi ở vị trí mà học sinh dễ theo dõi bài trên bảng, giáo viên dễ quan sát và thuận tiện trong việc đi lại để hướng dẫn chỉ bảo các em tận nơi.

- Thường xuyên quan tâm đến việc chuẩn bị đầy đủ sách, vở đồ dùng học tập của học sinh (Vì  đa phần những học sinh này hay thiếu sách, vở, đồ dùng học tập).

- Dạy đọc: Đọc thuộc và nhớ mặt các chữ cái, tiến tới ghép vần, ghép tiếng, đọc từ và câu. Đảm bảo đọc đúng và theo mức độ tăng dần từ chậm đén nhanh.

- Dạy viết: Kết hợp dạy đọc đến đâu viết ngay đến đó (cần cho  học sinh viết nhiều lần mỗi âm, vần, tiếng ... để học sinh nhớ kỹ).

- Ngoài ra, rèn cho học sinh các kỹ năng thực hiện các phép tính: Bắt đầu từ Cộng, trừ sau đó mới đến nhân chia.

- Thời gian dành cho kèm cặp những học sinh này chủ yếu tranh thủ vào thời gian 15 phút đầu giờ học, lúc học sinh cả lớp làm bài tập thực hành, tự học, các giờ nghỉ, ngày nghỉ.

- Phân công những học sinh nhận thức nhanh trong lớp kèm cặp lúc học ở lớp, ở nhà theo phương thức “Đôi bạn cùng tiến”

- Phối hợp cùng phụ huynh xây dựng kế hoạch kèm cặp khi học sinh ở gia đình.

- Thường xuyên sử dụng biện pháp khích lệ, tuyên dương kịp thời khi học sinh có tiến bộ.

* Nhóm các biện pháp kèm cặp học sinh đọc chậm, viết chậm, tính toán chậm.

- Thường xuyên kiểm tra sách, vở đồ dùng học tập  của những học sinh này (Vì những học sinh này cũng thuộc diện hay thiếu đồ dùng học tập), kiểm tra kiến thức đó học vào đầu mỗi giờ học.

- Thường xuyên gọi đọc, viết và phát biểu ý kiến trong mỗi giờ học.

- Quan tâm nhiều hơn đến học sinh nhận thức chậm trong mỗi tiết học.

- Có biểu hiện tiến bộ cần khen thưởng ngay để học sinh phấn khởi ra sức học tập.

- Tổ chức phân công học sinh nhận thức nhanh trong lớp kết bạn theo phương thức “Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ nhau học tập.

- Phối hợp với các giáo viên bộ môn để phụ đạo cho học sinh.

- Phối kết hợp với phụ huynh học sinh để kèm các em học tập khi ở nhà./.

Điều chỉnh kế hoạch:

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Nơi nhận:

- Hiệu trưởng (báo cáo)

- BGH (chỉ đạo)

- Các tổ trưởng (thực hiện);

- Lưu VT.

KT. HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

                        Lê Nga