Danh sách các công ty nhà nước cổ phần hóa năm 2024

Năm 2018, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) được thành lập theo Nghị quyết số 09/NQ-CP của Chính phủ nhằm thực hiện chủ trương tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của nhà nước và chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, khắc phục tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” trong quản lý doanh nghiệp nhà nước của các bộ, địa phương.

Sau khi được chuyển giao từ các bộ về Ủy ban, 19 tập đoàn, tổng công ty đều sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển liên tục, ổn định. So với năm 2018, đến nay, tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất của 19 doanh nghiệp đã tăng thêm hơn 150 nghìn tỷ đồng, tổng tài sản tăng hơn 130 nghìn tỷ đồng. Riêng năm 2022, tổng doanh thu hợp nhất của các đơn vị thuộc Ủy ban đạt 1 triệu 871 nghìn tỷ đồng; tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 103 nghìn 310 tỷ đồng; tổng giá trị nộp ngân sách nhà nước hợp nhất đạt 227 nghìn 990 tỷ đồng, tăng cao so với các năm trước.

Lễ ra mắt Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2018. Nguồn: Ủy ban quản lý vốn nhà nước

Lễ ra mắt Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2018. Nguồn: Ủy ban quản lý vốn nhà nước

Ủy ban đã hoàn thành xử lý hầu hết công việc chuyển giao từ các bộ còn xử lý dở dang, phức tạp, vướng mắc, tồn đọng qua nhiều thời kỳ.

Tiếp nhận vai trò Cơ quan Thường trực và Chủ tịch Ủy ban làm Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương. Đến nay, công tác xử lý các tồn tại, yếu kém của nhiều dự án, doanh nghiệp đã có những tiến triển quan trọng và đạt nhiều kết quả tích cực.

Ủy ban cũng đã tăng cường kiểm tra, giám sát về tài chính doanh nghiệp; đốc thúc doanh nghiệp triển khai các dự án đầu tư lớn, quan trọng; chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước với mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đến thăm, kiểm tra hoạt động của nhà máy Đạm Ninh Bình tháng 8/2022 để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại nhà máy này. (Ảnh: Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp)

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đến thăm, kiểm tra hoạt động của nhà máy Đạm Ninh Bình tháng 8/2022 để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại nhà máy này. (Ảnh: Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp)

Ủy ban còn làm đầu mối tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp về đầu tư; quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước; sắp xếp lại, xử lý đất đai; quản lý, sử dụng tài sản công; cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Chủ động đề xuất và phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tham mưu cho Chính phủ ban hành nhiều nghị quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đã tồn tại từ nhiều năm để thúc đẩy tiến độ nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Ủy ban còn chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty chủ động triển khai chiến lược chuyển đổi số doanh nghiệp; thực hiện vai trò dẫn dắt trong xây dựng hạ tầng số, phát triển kinh tế số.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, những kết quả nêu trên đã khẳng định tính đúng đắn, hiệu quả của việc thành lập Ủy ban là cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp và vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong việc thúc đẩy tiến trình đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước của Đảng và Nhà nước.

(sav.gov.vn) - Đến hết tháng 11 năm 2022, các đơn vị tiếp tục triển khai công tác cổ phần hóa theo kế hoạch đã được phê duyệt. Ngoài ra ghi nhận bổ sung 01 doanh nghiệp cổ phần hóa là Công ty TNHH Một thành viên (MTV) Phà An Giang đã chính thức chuyển thành công ty cổ phần năm 2021) thuộc danh mục cổ phần hóa giai đoạn 2017-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng giá trị doanh nghiệp là 309 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước là 278 tỷ đồng.

Tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn tại doanh nghiệp Nhà nước năm 2022 còn chậm so với yêu cầu của Chính phủ

Trong tháng 11 năm 2022 ghi nhận các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) thoái vốn tại doanh nghiệp với giá trị 66,4 tỷ đồng thu về 309,7 tỷ đồng, gồm: Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thoái vốn tại CTCP sách và TBTH Tiền Giang với giá trị 1,1 tỷ đồng thu về 6,1 tỷ đồng; SCIC thoái vốn thành công tại 2 doanh nghiệp là CTCP Điện máy với giá trị là 61,4 tỷ đồng thu về 276 tỷ đồng và thoái tại CTCP Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 15 với giá trị 3,8 tỷ đồng thu về 27,5 tỷ đồng.

Lũy kế 11 tháng năm 2022, ghi nhận các Tập đoàn, Tổng công ty, DNNN thoái vốn tại doanh nghiệp với giá trị là 592,9 tỷ đồng, thu về 3.671,4 tỷ đồng, gồm: SCIC đã thực hiện bán vốn tại 21 doanh nghiệp với giá trị là 276, tỷ đồng, thu về 1.100 tỷ đồng; Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thoái vốn tại Công ty cổ phần Bưu điện với giá trị 182 tỷ đồng, thu về 1.409 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thoái vốn tại 02 doanh nghiệp với giá trị là 73 tỷ đồng, thu về 89 tỷ đồng; Tổng công ty Viễn thông Mobifone thoái vốn tại NHTM cổ phần Đông Nam Á với giá trị là 0,06 tỷ đồng, thu về 0,35 tỷ đồng; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam thoái vốn tại CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang với giá trị 60,3 tỷ đồng thu về 1.072 tỷ đồng và thoái vốn tại CTCP Hóa chất Việt Trì với giá trị là 0,004 tỷ đồng thu về 0,026 tỷ đồng.

Bộ Tài chính nhận định, việc cổ phần hóa và thoái vốn DNNN vẫn chậm so với yêu cầu đề ra, nguyên nhân khách quan do doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn này có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, đa ngành, đa lĩnh vực, nhiều tài sản chuyên ngành, khó xác định giá trị nên việc xử lý tài chính tài sản, nợ, xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị phần vốn Nhà nước và công tác chuẩn bị hồ sơ, phương án cần nhiều thời gian; một số doanh nghiệp còn tồn tại nhiều vấn đề phải xử lý về tài chính; một số đơn vị vi phạm quy định về quản lý vốn, tài sản đang thực hiện thanh tra, kiểm tra, điều tra. Đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa là các đơn vị cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, hoạt động gắn liền với các hoạt động của địa phương, đóng góp vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các chiến lược, mục tiêu về an sinh xã hội của địa phương, nhưng có doanh thu và lợi nhuận thấp, không thu hút nhà đầu tư.

Mặt khác, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trong 2 năm qua, xung đột chính trị - quân sự trên thế giới tác động đến tình hình thị trường tài chính, chứng khoán trong nước và khu vực, ảnh hưởng đến công tác xác định giá trị doanh nghiệp, triển khai công tác đấu giá phần vốn Nhà nước theo quy định. Việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn phụ thuộc vào tình hình thị trường, lựa chọn thời điểm bán cổ phần hợp lý để đem lại hiệu quả, đảm bảo tính khả thi.

Nhằm kịp thời gỡ vướng, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn tại các DNNN, Bộ Tài chính kiến nghị các Bộ, ngành, địa phương, DNNN theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2022 của Chính phủ về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của DNNN, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội; Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025”; Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 02/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Tiêu chí phân loại DNNN, doanh nghiệp có vốn Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025”; Công điện số 478/CĐ-TTg ngày 27/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại DNNN. Chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp và các Tập đoàn, Tổng công ty, DNNN triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại DNNN thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả và thu hồi cao nhất phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; khẩn trương đôn đốc các doanh nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng nhà đất kê khai báo cáo, lập phương án sắp xếp lại các cơ sở nhà, đất theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo thẩm quyền.

Về phía Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, sớm có ý kiến về phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các doanh nghiệp của Trung ương đóng trên địa bàn theo đề nghị của Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan Trung ương để bảo đảm tiến độ phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất phục vụ việc xây dựng phương án sử dụng đất khi thực hiện cổ phần hoá.

Đặc biệt, cần xử lý nghiêm trường hợp làm chậm, vi phạm quy định về cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan, nhất là người đứng đầu trong công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN, thực hiện các nhiệm vụ, công việc liên quan; coi việc thực hiện nhiệm vụ và kết quả thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN là một tiêu chí đánh giá các cơ quan, đơn vị tập thể, cá nhân liên quan.

Được biết, giai đoạn 2022 – 2025, Chính phủ sẽ thực hiện cổ phần hóa 19 doanh nghiệp, sắp xếp lại 5 doanh nghiệp; thoái vốn tại 141 doanh nghiệp; giữ nguyên phần vốn Nhà nước tại 126 doanh nghiệp.

Quyết định 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022của Chính phủ đã công bố danh sách duy trì các DN mà Nhà nước sẽ nắm giữ 100% vốn điều lệ trong giai đoạn 2022 – 2025,trong đó, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ của: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1), Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost), Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM), Nhà máy In tiền Quốc gia, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Công ty TNHH một thành viên Phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc...

Chính phủ phê duyệt 19 doanh nghiệp sẽ thực hiện cổ phần hóa, 5 doanh nghiệp được sắp xếp lại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) nằm trong danh sách thực hiện cổ phần hóa, với tỉ lệ vốn Nhà nước dự kiến nắm giữ sau cổ phần hóa là từ 65% trở lên.

Bên cạnh đó, thực hiện thoái vốn tại 141 doanh nghiệp giai đoạn 2022 - 2025, trong đó, bán toàn bộ 90,45% tại CTCP Tư vấn đầu tư và Phát triển rau hoa quả, bán toán bộ 49,04% vốn tại Tổng CTCP Sông Hồng; bán toàn bộ 38,58% vốn tại Tổng Công ty Viglacera - CTCP (mã VGC); bán toán bộ 20,91% vốn tại CTCP Dịch vụ Truyền hình viễn thông Việt Nam (VTV Broadcom); bán toán bộ 70,05% vốn tại CTCP Truyền hình cáp Hà Nội, bán toàn bộ 65,21% vốn tại CTCP Điện tử Giảng Võ...

Giữ nguyên vốn góp nhà nước tại 126 doanh nghiệp. Trong đó, giữ nguyên 87% vốn tại CTCP Phim hoạt hình Việt Nam; 50% vốn tại Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV); 64,46% vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam (CTG); 75,87% vốn tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (mã PLX); 95,4% vốn tại Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (mã ACV) …

Chính phủ "chốt" 21 doanh nghiệp sẽ thực hiện sắp xếp theo phương án riêng giai đoạn năm 2022 đến năm 2025 gồm: Tập đoàn Bảo Việt - CTCP; vốn tại Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện; Tổng Công ty Phát triển phát thanh Truyền hình; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; Tổng công ty Hàng không Việt Nam; Tổng Công ty Cà phê Việt Nam; Tổng công ty Lương thực miền Nam....