Đạo bất đồng bất tương vi mưu nghĩa là gì

Câu này có xuất xứ trong Luận Ngữ, Chương Vệ Linh Công, nguyên văn như sau子曰:‘道不同,不相为谋’ (Tử viết: Đạo bất đồng bất tương vi mưu)

Câu này có một số cách hiểu như sau:1. Không cùng chí hướng thì không thể cùng nhau mưu sự nghiệp được. Nghĩa này giống câu: chim sẻ sao biết được chí chim hồng.

Bạn đang xem: Đạo bất đồng bất tương vi mưu

2. Tư tưởng, quan niệm khác nhau thì không cùng nhau bàn luận trao đổi được. Nghĩa này thường gặp các tư tưởng tôn giáo khác nhau luôn chê bai đả kích lẫn nhau.

3. Nghề nghiệp khác nhau không thể đàm đạo cùng nhau được.

VD: bác nông dân thì chỉ biết nói chuyện về lúa ngô khoai sắn, anh thợ sửa xe thì chỉ biết nói chuyện về bu-gi bu-lông ốc vít, 2 người ngồi với nhau không có tiếng nói chung, không thể đàm đạo được.

Nói chung nghĩa 1 là phổ biến nhất, dùng rộng rãi nhất.

Ý nói người không cùng quan điểm, chí hướng thì không thiểu nói chuyện, thương lượng hay đàm đạo được.


Người xưa nói, phàm là chuyện lớn muốn được thành công thì đều phải chung một 1 đích, Nhưng nếu cố chấp để coi rằng mục tiêu đó là chung mà cố làm thì ắt sẽ gây ra đại họa, đau khổ và bất hạnh đến nhau. Đó là ý nghĩa câu này.

Cũng như, nhớ về câu chuyện người xưa vẫn kể cuộc gặp gỡ giữa 2 vị thánh nhân Khổng tử và Lão Tử:

Đạo bất đồng bất tương vi mưu nghĩa là gì

Vào một ngày trong năm 538 trước công nguyên, Khổng Tử nói với đệ tử là Nam Công Kính Thúc rằng mình muốn đi bái kiến Lão Tử. Hiển nhiên, đề nghị này của Khổng Tử được Nam Công Kính Thúc đồng ý, đồng thời lập tức báo lên quốc vương của nước Lỗ.

Vua Lỗ cho phép ông đi, đồng thười bố trí cho ông một xe, 2 ngựa kéo và đoàn người tháp tùng, Nam Công Kính Thúc cũng đi cùng Khổng Tử chuyến này.

Thấy Khổng Tử vượt ngàn dặm xa xôi đến thăm mình, Lão Tử vô cùng phấn khởi.

Ông hỏi Khổng Tử rằng: “Ông đã đắc Đạo rồi chứ?”

Khổng Tử trả lời: “Tôi đã cầu suốt 27 năm nay nhưng vẫn chưa đắc Đạo.”

Lão Tử nói: “Nếu như Đạo là một thứ gì đó có hữu hình và có thể mang dâng cho người khác, vậy thì người ta đã tranh nhau lấy đem dâng lên vua. Nếu như Đạo là thứ có thểm đem đi tặng cho người khác, người ta đã đem nó tặng cho người thân.

Nếu như Đạo có thể giảng giải rõ ràng, người ta sẽ đem nó giảng giải cho anh em của họ. Nếu như Đạo có thể truyền thụ cho người khác, người ta sẽ tranh nhau truyền nó cho con cái mình.

Song những điều nói ở trên đều là không thể. Nếu một người có nhận thức không chuẩn xác về Đạo, Đạo tuyệt đối sẽ không chạm được đến trái tim của anh ta.”

Khổng Tử nói: “Tôi nghiên cứu ‘Thi kinh’, ‘Thư kinh’, ‘Châu lễ’, ‘Châu lạc’, ‘Dị kinh’, ‘Xuân thu’, giảng thuyết đạo lý trị quốc của các vị tiên vương, hiểu rõ con đường thành công của Chu Công, Triệu Công. Tôi đã lấy đó để hầu chuyện hơn 70 quân vương, họ đều không chọn chủ trương của tôi. Xem ra họ thật khó thuyết phục!”

Lão Tử liền đáp: “Những thứ ông nghiên cứu đều là sử cũ, từ các đời tiên vương, ông thử nói xem chúng có tác dụng gì không? Thứ mà ông đang tu hiện nay cũng là thứ đã cũ.”

Sau cuộc hội thoại đầu tiên ấy, Lão Tử liền đưa Khổng Tử đi bái kiến đại phu Trường Hoành.

Xem thêm: Tìm Số Tự Nhiên Lớn Nhất, Biết Rằng Khi Chia 350 Cho Thì Dư 14, Còn Khi Chia 220 Cho Thì Dư 10.

Trường Hoành là người rất am hiểu về lý luận âm nhạc nên đã dạy Khổng Tử về âm luật, về các lý luận âm nhạc, đưa Khổng Tử đi tham dự buổi lễ tế thần, khảo sát các địa điểm tuyên giáo… những việc này khiến Khổng Tử vô cùng cảm kích, thu nạp được nhiều điều mới lạ.

Ở lại vài ngày, ông mới xin phép cáo từ Lão Tử về nước.

Lão Tử tiễn Khổng Tử ra về, nói: “Tôi nghe nói, người phú quý lấy của cải để tặng cho người, người nhân nghĩa lấy lời nói để tặng cho người. Tôi không phải người phú quý, chẳng có của cái để tặng cho ông, nên chỉ muốn tặng ông vài lời.

Thời nay, người thông minh mà sâu sắc, gặp nạn thậm chí là họa chết người là do hay mỉa mai người khác, rước chuyện thị phi. Người giỏi biện luận lại tinh thông mọi chuyện, sở dĩ gặp họa là do quá khoa trương người khác.

Là phận con cái, đừng cho rằng mình cao hơn người, là bề tôi, đừng cho mình ở trên người, hy vọng ông nhớ thật kỹ.”

Lời dặn dò của Lão Tử ý nói, tôi chẳng có gì tặng cho ông, chỉ tặng cho ông vài câu này thôi, đó là đừng phỉ báng người khác, cũng đừng khoa trương tâng bốc người khác, đừng kiêu căng, ngạo mạn.

Khổng Tử đáp lời: “Đệ tử nhất định sẽ ghi nhớ những lời này trong tâm.”

Đi đến bên sông Hoàng Hà, Khổng Tử nhìn thấy sóng nước cuồn cuộn, khí thế như vạn mã đằng phi, tiếng vang như hổ gầm sấm dậy.

Ông đứng bên bờ sông thật lâu, bất giác cất lời cảm thán: “Nước sông chảy suốt đêm ngày không ngừng nghỉ, sinh mệnh con người cũng vậy, không biết nhân sinh sẽ chảy đến đâu đây.”

Đạo bất đồng bất tương vi mưu nghĩa là gì

Nghe vậy, Lão Tử liền đáp: “Con người sinh ra trên đời theo lẽ tự nhiên, chết cũng tự nhiên, sống trên đời thuận theo lẽ tự nhiên, có như vậy bản tính mới không loạn, không thuận theo tự nhiên, bận bịu chìm đắm trong nhân và nghĩa, bản tính lúc nào cũng bị gó bó, trói buộc, khó có thể thảnh thơi.

Trong đầu lúc nào cũng cánh cánh suy nghĩ về công danh, tâm vì thế mà bất an, mưu lợi trong tâm, chỉ rước thêm phiền não.”

Khổng Tử liền giải thích: “Tôi vẫn lo lắng rằng, không hành đạo, không theo nhân nghĩa, nước sẽ loạn vì bất trị, ví như đời người ngắn ngủi, không thể có công với đời, không có ích cho dân thì tiếc lắm thay.”

Trầm ngâm một lát, Lão Tử liền chỉ tay xuống dòng nước trên sông Hoàng Hà nói với Khổng Tử: “Tại sao ông không học đức hạnh của dòng nước kia?”

Khổng Tử hỏi lại: “Nước có đức hạnh gì?”

Lão Tử trả lời: “Trong thiên hạ, có thứ gì mềm mại hơn nước, vậy nhưng chưa chắc kẻ mạnh đã có thể thắng thế, lấy nhu thắng cương, lấy yếu thắng mạnh, đó là thứ mà ta có thể học từ nước.”

Khổng Tử nghe vậy bất giác tỉnh ngộ, nói: “Lời của tiên sinh khiến tôi ngộ ra nhiều điều, khai thông bế tắc:

Nước chảy từ cao xuống thấp, uốn lượn quanh co nhưng có phương hướng nhất định. Nước giống như chính nghĩa, mãnh liệt mênh mông không bờ bến, cho dù rơi xuống vực sâu muôn trượng cũng không chút sợ hãi.

Nước mềm mỏng, nhưng không có gì không soi thấu, vạn vật nhập vào xuất ra nước mà biến thành tinh khiết tươi mới. Đó là cái thiện, là trí tuệ tối cao.”

Lão Tử gật đầu, đáp: “Lần này trở về, ông nên bỏ cái ngạo khí trong lời nói và biểu cảm, trừ cái chí lớn ở dung mạo. Nếu không, người chưa thấy đã thấy tiếng, thân chưa tới mà gió đã động, phô trương khuếch đại bản thân, như hổ đi trên phố, thử hỏi ai dám dùng ông?”

Khổng Tử vô cùng cảm kích, đáp: “Lời của tiên sinh, đệ tử xin tạc ghi trong lòng, cả đời không quên. Đệ tử sẽ tuân thủ không chút chậm trễ, như cách để tạ ơn tiên sinh”. Nói xong, ông cáo từ rồi cùng Nam Cung Kính Thúc lên xe về nước Lỗ.

Đạo bất đồng bất tương vi mưu nghĩa là gì

Từ khi trở về, suốt 3 ngày liền Khổng Tử không nói một lời. Tử Công lấy làm lạ lắm, mới hỏi có chuyện gì, Khổng Tử liền đáp:

“Nếu ta gặp một người có tư tưởng phóng khoáng giống như chim bay, ta có thể dùng luận điểm sắc như mũi tên, ngắm bắn chuẩn xác và chế phục người đó.

Nếu tư tưởng của đối phương như một con hươu có thể chạy, ta có thể dùng chó săn để săn đuổi đến cùng, nhất định sẽ khiến người đó phải khuất phục trước luận điểm của ta.

Nếu tư tưởng của đối phương như một con cá bơi tự do trong nước, ta sẽ dùng móc câu để bắt cho được.

Thế nhưng, nếu đối phương có suy nghĩ, tư tưởng như một con rồng, cưỡi mây đạp gió, du ngoạn ở nơi quá hư hoặc, vô ảnh vô hình không thể chạm tới, ta sẽ chẳng có cách nào bắt được.

Ta đã gặp được Lão Tử, cảnh giới tư tưởng của ông ấy chẳng khác gì con rồng quá đỗi hư không kia, ông ấy đã khiến ta nói không thành lời, lỡ mở miệng mà không thể rút lại được, khiến tâm, thần của ta bất định, không biết ông ấy rốt cuộc là người hay là thánh. Lão Tử, quả thực là thầy của ta!”

Và sau hàng ngàn năm, những tư tưởng sâu xa, thâm thúy của Lão Tử cho đến nay vẫn là những giá trị vô giá đối với hậu thế. Lời của Khổng Tử khi xưa, thật đúng lắm thay!


Chuyên mục:

Theo truуền thống Thiền ngàу хưa của Nhật Bản, các tăng ѕĩ đi ᴠân du khắp nơi, nếu muốn ngủ trọ qua đêm ở một ngôi chùa haу tịnh хá nào đó, đều phải thắng cuộc tranh luận taу đôi ᴠới ᴠị ѕư thường trụ ở đó. Nếu không thắng được, ᴠị du tăng đó phải đi, không được phép ở lại, dù chỉ có một đêm.

Bạn đang хem: Giải nghĩa từ: Đạo bất Đồng bất tương ᴠi mưu, Đạo bất Đồng, bất tương ᴠi mưu

Một ngày, Khổng Tử cưỡi một chiếc xe cũ do trâu kéo, lắc la lắc lư tiến vào thành Lạc Dương – kinh đô của nước Chu. Ông đi lần này mục đích là để tham quan “Các nguyên tắc trị nước mà các vị Tiên vương đã dùng”, khảo sát “Nguồn gốc của Lễ Nhạc”, học tập “Các quy phạm đạo đức”, bởi vậy việc ông tới viếng thăm Lão Tử, vị quan tinh thông chế độ Lễ nghi và quản lý thư viện hoàng gia, ấy là an bài tối quan trọng .

Bạn đang xem: đạo bất đồng bất tương di ngôn

Khổng Tử sau khi hoàn thành việc khảo sát lần đó, đã nói một câu lưu truyền đời sau rằng: “Trong số rất nhiều học thuyết trên đời, ta chọn theo nhà Chu”. Chế độ Lễ nghi thời đại nhà Chu là phỏng theo Lễ chế thời đại nhà Hạ và nhà Thương làm cơ sở mà đặt định ra, và Khổng Tử chủ trương sử dụng Lễ chế của thời đại nhà Chu. Có thể thấy chuyến đi lần ấy của ông thu được ích lợi không hề nhỏ.

Đạo bất đồng bất tương vi mưu nghĩa là gì

Khổng Tử bái kiến Lão Tử. Lão Tử hỏi Khổng Tử đọc sách gì, ông trả lời là đọc “Chu Dịch”, và Thánh nhân đều đọc sách này. Lão tử nói: “Thánh nhân đọc sách này thì được, còn ông vì sao cần phải đọc nó? Tinh hoa của quyển sách này là gì?”.Khổng Tử trả lời: “Tinh hoa của nó là tuyên dương Nhân Nghĩa“.Lão Tử nói: “Cái gọi là nhân nghĩa, đó là một thứ mê hoặc lòng người, giống như như muỗi rận ban đêm cắn người, chỉ có thể làm người ta thêm hỗn loạn và phiền não mà thôi. Ông xem, con chim Thiên nga kia không cần tắm rửa mà lông vũ tự nhiên vẫn trắng như tuyết, Quạ đen hàng ngày không nhuộm lông mà tự nhiên vẫn đen. Trời vốn là cao, đất vốn là dày, mặt trời mặt trăng từ trước tới nay đã phát ra ánh sáng rực rỡ, tinh thần từ trước tới nay chính là đã được an bài có trật tự, cây cỏ từ lúc sinh ra thì đã khác nhau. Nếu như ông tu Đạo, vậy cũng thuận theo quy luật tồn tại của tự nhiên, tự nhiên là có thể đắc Đạo. Tuyên dương những thứ nhân nghĩa để làm gì đây? Chẳng phải điều đó cũng đáng tức cười như việc vừa đánh trống vừa đi tìm một con dê thất lạc hay sao?”

Đạo bất đồng bất tương vi mưu nghĩa là gì

Lão Tử lại hỏi Khổng Tử: “Ông cho rằng tự mình đắc Đạo rồi chưa?”.Khổng Tử nói: “Tôi đã tìm cầu 27 năm rồi, vẫn chưa đắc được”.Lão Tử nói: “Nếu như Đạo là một thứ hữu hình có thể tìm kiếm và dâng hiến cho con người, thì người ta sẽ tranh giành nó đem dâng tặng cho quân vương. Nếu như Đạo có thể đem tặng cho người khác, thì người ta sẽ đem tặng nó cho người thân. Nếu như Đạo có thể giảng rõ ra được, người ta sẽ đem nó giảng giải cho anh em của mình. Nếu như Đạo có thể truyền thụ cho người khác, thì người ta đều sẽ tranh nhau truyền nó cho con cái mình. Song những chuyện như thế là không thể được. Nguyên nhất rất đơn giản, Đạo ấy chính là thứ mà một người bình thường không thể nhận thức một cách chính xác được, Đạo tuyệt đối sẽ không thể nhập vào tâm của người thường được”.Khổng Tử nói: “Tôi nghiên cứu ‘Thi Kinh’, ‘Thượng Thư’, ‘Lễ’, ‘Nhạc’, ‘Dịch’, ‘Xuân Thu’, giảng nói đạo lý trị quốc của các vị tiên vương, hiểu rõ con đường thành công của Chu Công, Triệu Công. Tôi đã lấy đó để bái kiến 70 quân vương, nhưng họ đều không chọn dùng chủ trương của tôi. Xem ra người ta thật là khó thuyết phục được!”.Lão Tử nói: “Ông nói ‘Lục Nghệ’ ấy tất cả đều là những thứ xưa cũ của thời đại các tiên vương, ông nói những thứ đó để làm gì đây? Thành tựu tu học mà ông đạt được hôm nay cũng đều là những thứ xưa cũ rồi”.

Xem thêm: True Love Là Gì - Tình Yêu Đích Thực Là Gì

Đạo bất đồng bất tương vi mưu nghĩa là gì

Khổng Tử thỉnh giáo xong Lễ chế nhà Chu, liền quyết tâm trở về nước Lỗ khôi phục lại nguyên xi Lễ nghi của nhà Chu. Lão Tử đối với việc này vẫn bảo lưu ý kiến. Bởi vì Lễ tuy là cần phải có, nhưng muốn khôi phục toàn diện Lễ nghi nhà Chu, e rằng không thể làm được. Thời thế thay đổi, chút Lễ nghi nhà Chu ấy cũng không thích hợp với tình huống đương thời nữa. Vì vậy Lão Tử nói với Khổng Tử: “Ông theo lời những người đó, xương cốt của họ đều đã mục nát cả rồi, chỉ là những lời bàn luận của họ là còn tồn tại mà thôi. Hơn nữa quân tử gặp được thời cơ chính trị 1 thì liền theo chính, thời cơ không thích hợp thì cũng như cây cỏ bồng kia gặp sao yên vậy. Tôi nghe nói: Người giỏi kinh doanh đem cất giấu của cải hàng hóa, không cho người thác trông thấy, mặc dù giàu có nhưng dường như cái gì cũng không có. Người quân tử Đức cao thường bề ngoài cũng giống như người ngu độn, không để lộ chân tướng ra ngoài. Ông cần phải vứt bỏ tâm kiêu ngạo và dục vọng, vứt bỏ tâm thái và thần sắc mà ông đang có kia đi, vứt bỏ chí hướng quá truy cầu kia đi, bởi vì những thứ này đối với ông chẳng có chỗ nào tốt cả. Đó chính là những gì mà tôi muốn cho ông biết”.Khổng Tử không biết nên trả lời ra sao, nhưng vẫn không buông bỏ chí hướng của mình: Đại trượng phu “biết rõ những việc không thể làm mà vẫn làm”. Tham quan xong các địa phương khác, Khổng Tử cáo từ Lão Tử, mang theo trong lòng những nỗi niềm phấn khởi xen lẫn với thất vọng mà rời kinh đô Lạc Dương của nhà Chu. Phấn khởi là vì học hỏi lễ giáo đã thành công, thất vọng là vì những lời khuyến cáo của Lão Tử. Phía sau lưng ông, một bia đá được dựng lên ghi lại mấy chữ: “Khổng Tử đến đất Chu học hỏi lễ nghi”.

Đạo bất đồng bất tương vi mưu nghĩa là gì

Khổng Tử trở về, 3 ngày không nói chuyện. Tử Cống thấy kỳ lạ, bèn hỏi thầy chuyện là thế nào. Khổng Tử nói: “Chim, ta biết nó có thể bay; cá, ta biết nó có thể bơi; thú, ta biết nó có thể chạy. Có thể chạy thì ta có thể dùng lưới giăng bắt nó, có thể bơi thì ta có thể dùng dây tơ mà câu, có thể bay thì ta có thể dùng cung tên bắn được nó. Còn như con rồng, ta không biết nó làm sao có thể lợi dụng sức gió mà bay tới tận trời cao. Ta hôm nay gặp mặt Lão Tử, ông ấy cũng như con rồng kia thâm sâu không thể đo lường nổi!”.

Xem thêm: Icc Là Gì - Trọng Tài Icc

Đạo bất đồng bất tương vi mưu nghĩa là gì

Đó chính là sự khác nhau cơ bản giữa một Giác Giả độ nhân và một nhà tư tưởng của nhân gian. Cái gọi là “Đạo bất đồng bất tương vi mưu” (道不同不相爲謀Tạm dịch: không cùng một trình độ tu Đạo thì tâm cảnh cũng khác nhau xa), chính là tình huống như thế này. Đạo lý của Lão Tử vi diệu khó có thể hiểu nổi, bởi vì ấy là lời giáo huấn của Thần. Lời của Khổng Tử chẳng qua chỉ là học vấn của con người, là quy phạm đạo đức và hành vi của loài người mà thôi.