Đạo pháp luân công là gì

Đi vào khu phố Tàu ở bất kỳ thành phố lớn nào của phương Tây, và trên con phố chính, bạn có thể nhìn thấy một dãy những người đang ngồi thiền, chân xếp bằng và lưng giữ thẳng. Họ dường như vô hại và có thể dễ dàng bị nhầm tưởng là những người đang tham gia một lớp học yoga. Trên thực tế, họ đang thực hành một bài tập định trước của Pháp Luân Công, một giáo phái mà Trung Quốc đã cấm từ năm 1999 và gọi là “tà đạo”. Cùng với người Tây Tạng, người Hồi giáo Uighur, các nhà hoạt động dân chủ và các nhà hoạt động đòi độc lập cho Đài Loan, các học viên Pháp Luân Công là một trong “năm độc tố” – những người mà chính phủ Trung Quốc thừa nhận là gây ra mối đe dọa lớn nhất đối với sự cai trị của mình. Vậy Pháp Luân Công là gì?

Pháp Luân Công, có nghĩa là “Bánh xe Pháp” (hay Dharmacakra theo tiếng Phạn), là một tập hợp các bài tập thiền định và các bài giảng về triết lý đạo đức xoay quanh Chân, Thiện, Nhẫn. Nó được thành lập ở Đông Bắc Trung Quốc vào năm 1992 bởi Li Hongzhi (Lý Hồng Chí), từng là một người chơi kèn trumpet. Pháp Luân Công dựa trên truyền thống khí công lâu đời của Trung Quốc, một chế độ tập luyện hít thở có kiểm soát và những cử động cơ thể nhẹ nhàng. Nhưng không giống như các môn học lấy cảm hứng từ khí công khác vốn mọc lên như nấm vào những năm 1990, thường tuyên bố chỉ mang lại lợi ích sức khỏe cho các học viên mà thôi, Pháp Luân Công tuyên bố còn là một con đường dẫn đến sự cứu rỗi cho các tín hữu. Các tín đồ sẽ cố gắng đạt được giác ngộ bằng cách đọc các tác phẩm của “Sư phụ Lý”, người được cho là có khả năng đi xuyên tường và phi thân. Vào cuối những năm 1990, hàng triệu người Trung Quốc từ mọi tầng lớp xã hội đã bắt đầu tập Pháp Luân Công. Các học viên có thể được nhìn thấy ngồi thiền trong các công viên và quảng trường công cộng ở mọi thành phố.

Sự hấp dẫn ngày càng tăng của Pháp Luân Công đã làm Đảng Cộng sản cầm quyền hoảng sợ. Đảng muốn sự trung thành của người dân Trung Quốc không được chia sẻ cho ai, và ông Lý, một nhà lãnh đạo đang sống, đã cạnh tranh giành lòng trung thành đó. Các quan chức cảm thấy bị đe dọa bởi những gì họ coi là một “hệ tư tưởng cạnh tranh” đầy sức mạnh, như cách nói của một học viên Pháp Luân Công, và bởi sự gia tăng đáng kinh ngạc về số lượng học viên từ năm 1992 đến năm 1999. Năm 1996 chính phủ cấm bán các cuốn “Chuyển Pháp Luân” (Zhuan Faluan), cuốn “kinh sách” căn bản của phong trào tâm linh này. Ngay sau đó, các bài xã luận báo chí đã bắt đầu tấn công Pháp Luân Công, tuyên bố nó khiến các tín đồ tự sát. Vào tháng Tư năm 1999, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đã biểu tình bên ngoài Trung Nam Hải, trụ sở của đảng ở Bắc Kinh. Đáp lại sự khiêu khích, Giang Trạch Dân, chủ tịch Trung Quốc lúc đó, thề sẽ tiêu diệt giáo phái này. Vào tháng 6 năm 1999, ông thành lập Văn phòng 610 (đặt tên theo ngày thành lập), một tổ chức đảng bí mật có nhiệm vụ đàn áp Pháp Luân Công, và một tháng sau chính phủ tuyên bố giáo phái này là bất hợp pháp. Trong vòng vài tháng, hàng ngàn học viên đã bị bắt, cho vào tù hoặc các trung tâm “cải tạo”.

Tuy nhiên, bất chấp sự đàn áp kéo dài 20 năm, Pháp Luân Công vẫn sống sót. Theo nhà nghiên cứu Massimo Introvigne của Trung tâm Nghiên cứu về Tôn giáo mới tại Italia, lực lượng này đã suy yếu rất nhiều, với số tín đồ tại Trung Quốc hiện chỉ bằng 5% so với thời đỉnh cao. Các buổi thiền công cộng ở Trung Quốc đều đã biến mất. Nhưng cứ vài tuần một lần các phương tiện truyền thông bằng tiếng Trung vẫn đưa tin về việc các học viên Pháp Luân Công mới bị bắt, điều có lẽ là chỉ dấu cho khả năng tồn tại bền bỉ đáng kinh ngạc của tổ chức này. Và ông Lý, hiện sống lưu vong ở Mỹ, vẫn đang hoạt động tích cực. Hồi tháng Sáu, ông đã phát biểu trước hàng ngàn tín đồ tại một sân vận động ở Washington, DC, ca ngợi các học viên ở Trung Quốc vì đã giữ vững đức tin của họ mặc dù bị đàn áp bởi một “tà đảng”. Vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi Pháp Luân Công đứng đầu trong danh sách mới nhất về 24 tà đạo do chính phủ Trung Quốc ban  hành.

Khi tìm hiểu “Pháp Luân Công là gì”, cư dân mạng có thể thấy không ít thông tin trái chiều. Các học viên nói môn này rất tốt. Chính quyền Trung Quốc nói môn này rất xấu.

Các “bên thứ ba” cũng đưa ra ý kiến của mình. Dưới đây là tổng hợp ý kiến của các bên khác nhau:

Tóm tắt nội dung

  • Trang web chính thức của Pháp Luân Công
  • Người tập chia sẻ Pháp Luân Công là gì?
  • Chính quyền Trung Quốc nói gì về Pháp Luân Công?
    • Khen ngợi
    • Bôi nhọ
  • “Pháp Luân Công là gì” từ góc nhìn thứ ba
    • Pháp Luân Công trên thế giới
    • Video giới thiệu về Pháp Luân Công đầy trên mạng

Trang web chính thức của Pháp Luân Công

Website chính thức cung cấp các tài liệu về Pháp Luân Công là trang falundafa.org. Trang web này nói rằng Pháp Luân Công là “môn tu luyện Phật gia thượng thừa”; lấy việc “đồng hoá với đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ” làm chỉ đạo cho tu luyện.

Đạo pháp luân công là gì
Ảnh chụp màn hình trang fanlundafa.org.

Sách “Chuyển Pháp Luân” có trên website viết rằng Pháp Luân Công (hay Pháp Luân Đại Pháp) là môn tu luyện tính mệnh song tu. Thông qua việc đề cao tâm tính và rèn luyện 5 bài công pháp, người học có thể thanh lý những thứ xấu (gồm cả bệnh tật) ra khỏi thân thể và tư tưởng.

Môn tập nhấn mạnh vào việc đề cao tâm tính theo tiêu chuẩn Chân Thiện Nhẫn. Nếu không đề cao tâm tính thì không thể tăng công; không thể khỏi bệnh; và cũng không phải là người tu luyện chân chính.

Người tập chia sẻ Pháp Luân Công là gì?

Bác sĩ Damon Noto, học viên Pháp Luân Công người Mỹ, cho biết: “Pháp Luân Đại Pháp là môn thiền định mà bạn có thể tập hàng ngày. Môn này có các bài tập đơn giản cùng với triết lý sống giúp con người hướng thiện”.

Ông Noto nói thêm: “Đây là môn tu luyện cả tâm lẫn thân, hiện rất được yêu mến ở phương Tây.”

Pháp Luân Công qua chia sẻ của những người tu luyện.

Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống, nguyên Tổng Biên tập báo Quân đội Nhân dân, nói rằng Pháp Luân Đại Pháp “là pháp môn tu luyện tâm tính con người; tu luyện sức khỏe con người theo tiêu chuẩn Chân Thiện Nhẫn; để làm cho con người sống tốt đẹp hơn, xã hội yên bình hơn”.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Thanh Thái, nguyên trưởng khoa tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy, chia sẻ môn khí công này đã giúp bà vượt qua “cửa tử” bị thải ghép sau mổ tim.

Đạo pháp luân công là gì
Ảnh bác sĩ Lê Thị Thành Thái ngồi thiền Pháp Luân Công; đăng trên trang nhất báo Khoa học & Đời sống phát hành ngày 15/7/2016.

Trang tin Nguyện Ước đã tổng hợp “những trường hợp khỏi bệnh thần kỳ nhờ tu luyện Pháp Luân Công”. Nhiều học viên còn cung cấp số điện thoại để độc giả có thể liên lạc và hỏi thăm chi tiết.

Chính quyền Trung Quốc nói gì về Pháp Luân Công?

Khi Pháp Luân Đại Pháp phát triển rộng khắp ở Trung Quốc vào những năm 1990; giới cầm quyền Bắc Kinh đã thay đổi lập trường từ khen ngợi sang bôi nhọ môn tập.

Khen ngợi

Trước năm 1996, “Pháp Luân Công được chính quyền (Trung Quốc) ca ngợi là đóng góp tích cực cho phúc lợi thể chất và đạo đức” của người dân, theo Bitter Winter, một trang tin có trụ sở tại Italy.

Đạo pháp luân công là gì
Các báo Trung Quốc đưa tin tích cực về Pháp Luân Đại Pháp trước khi cuộc đàn áp xảy ra. Các báo trong ảnh gồm “Dương Trừng buổi tối” (bên trái), Thời báo Kinh tế Trung Quốc (ở giữa), Báo Y học và Sức khỏe (bên phải). Ảnh tải từ trang web câu lạc bộ Pháp Luân Đại Pháp tại Đại học Boston, Mỹ: sites.bu.edu/dafa

Môn tu luyện này đã nhận được nhiều giải thưởng từ các cơ quan ban ngành tại Trung Quốc; theo thống kê trên trang Minghui.org.

Bôi nhọ

Từ năm 1996, giới truyền thông nhà nước Trung Quốc bắt đầu đăng các bài công kích Pháp Luân Đại Pháp. Từ tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố môn này là tà đạo và bắt đầu chiến dịch đàn áp.

Các năm sau đó, Bắc Kinh bổ sung thêm nhiều cáo buộc nhắm vào Pháp Luân Đại Pháp. Năm 2002, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho biết ĐCSTQ cáo buộc môn này là tổ chức khủng bố. Còn có các cáo buộc như “chống Trung Quốc”, “chống người Hoa”, “phản động”, “mê tín”…

The Economist viết: “Cùng với người Tây Tạng, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, các nhà hoạt động dân chủ, và người Đài Loan ủng hộ độc lập, các học viên Pháp Luân Công bị xếp vào ‘ngũ độc’ – những nhóm mà đương quyền Trung Quốc thừa nhận là đe dọa lớn nhất đối với sự cai trị của họ”.

“Pháp Luân Công là gì” từ góc nhìn thứ ba

Khác với Trung Quốc, thông tin về Pháp Luân Đại Pháp tại các nước phản ánh đa chiều hơn. Một số báo nước ngoài nhắc đến môn này giống như tuyên bố chính thức của Bắc Kinh. Một số nhà quan sát thì bác bỏ phát ngôn của ĐCSTQ.

Những lời tuyên truyền chống lại Pháp Luân Đại Pháp chỉ là “công cụ được chế tạo ra” để ĐCSTQ đàn áp môn tập này, theo cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour và luật sư nhân quyền David Matas trong báo cáo “Thu hoạch đẫm máu“.

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp là nạn nhân của hệ thống thu hoạch nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc. Đó là kết luận trong Phán quyết Cuối cùng của Tòa án Xét xử Trung Quốc (China Tribunal); một tòa án độc lập tại Luân Đôn, Anh Quốc năm 2020.

Pháp Luân Công trên thế giới

Không chỉ đàn áp Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc; Bắc Kinh còn gây áp lực để các nước chống lại môn tập. Báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết chính quyền Trung Quốc đã “thành công trong việc hạn chế sự phát triển của Pháp Luân Công ở các nước khác thông qua việc cảnh báo rằng việc chấp nhận môn này có thể phá hoại mối quan hệ song phương”.

Đạo pháp luân công là gì
Báo “Het Nieuwsblad” của Bỉ đăng chia sẻ của học viên Pháp Luân Công Matthias Slaats (bên phải) và Yu He (bên trái).

Tại Việt Nam, các học viên Pháp Luân Đại Pháp có thể đối mặt với một số tình huống khó khăn từ chính quyền. Tạp chí Luật Khoa thống kê có ít nhất 71 trường hợp công an ngăn cản, thu giữ tài liệu, phạt hành chính liên quan đến việc phổ biến môn tập này trong năm 2020.

Dù bị đàn áp và ngăn cản, Pháp Luân Đại Pháp vẫn phổ biến khắp thế giới. Luật sư nhân quyền Canada David Matas bình luận Pháp Luân Công là “hiện tượng toàn cầu”. Nhà lập pháp Úc Craig Kelly tuyên bố “Pháp Luân Đại Pháp là tốt; và Chân Thiện Nhẫn là những giá trị mà chúng ta tôn trọng trên khắp thế giới”.

Video giới thiệu về Pháp Luân Công đầy trên mạng

Tại Trung Quốc, Pháp Luân Đại Pháp là một trong các chủ đề bị kiểm duyệt nghiêm ngặt nhất; theo báo cáo của Freedom House. Người dân chủ yếu chỉ được biết thông tin từ chính phủ. Nhiều người tưởng rằng các nước khác cũng cấm Pháp Luân Công như Trung Quốc. Vì vậy, họ rất sốc khi ra nước ngoài và nhìn thấy người phương Tây cũng tập Pháp Luân Công.

Đạo pháp luân công là gì
Học viên Thụy Điển hướng dẫn luyện Pháp Luân Đại Pháp tại thủ đô Stockhom ngày 19/9/2020 (ảnh: Minghui.org).

Khi không còn bị kiểm duyệt internet; họ có thể tìm kiếm thông tin đầy đủ xem “Pháp Luân Công là gì”; tin ai là sự lựa chọn của lương tri.

Pháp Luân Công là gì?

Pháp Luân Công là một môn tu tập đa diện, có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau, có người coi đó là một bộ bài tập thể dục giúp đạt được sức khoẻ tốt hơn và biến niềm tin thành hành động tự chuyển biến, cũng có người coi là một triết lý đạo đức và một hệ thống kiến thức mới.

Tuyên truyền Pháp Luân Công là gì?

Thực sự “Pháp luân công” chỉ mượn vỏ bọc của một môn khí công rèn luyện sức khỏe và lợi dụng các yếu tố tôn giáo, tâm linh để tập hợp lực lượng, lôi kéo quần chúng tham gia, khuếch trương thanh thế nhằm từng bước công khai hình thành tổ chức, đòi công nhận tư cách pháp nhân.

Falun Dafa is Good nghĩa là gì?

Remember: Falun Dafa is good! Truthfulness, Compassion, Forbearance is good. (Mong bạn nhớ: Pháp Luân Đại Pháp tốt! Chân Thiện Nhẫn tốt!)

Tu luyện Đại pháp là gì?

Pháp Luân Đại Pháp còn được gọi là Pháp Luân Công, môn tu luyện thượng thừa chiểu theo nguyên lý diễn hóa của vũ trụ, lấy Chân-Thiện-Nhẫn làm tiêu chuẩn, yêu cầu vừa tu tâm tính, vừa luyện năm bài công pháp "hoãn, mạn, viên". Pháp Luân Đại Pháp mang đến cảm hứng sáng tác cho các nghệ sĩ của Shen Yun.