Dđiều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa năm 2024

Bà Lê Thu (Hà Nội) đang làm việc trong công ty cổ phần có 100% vốn Việt Nam. Sắp tới, công ty bà dự kiến kinh doanh dịch vụ bưu chính. Theo đó, Công ty dự kiến thuê dịch vụ từ các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển để chuyển, phát bưu gửi theo yêu cầu của khách hàng.

Đối với đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải (nhà cung cấp), công ty thuê các nhóm nhà cung cấp sau: Nhà cung cấp là doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải (doanh nghiệp vận tải); Nhà cung cấp là các cá nhân có xe tải riêng thuộc sở hữu của cá nhân, tài xế này sẽ sử dụng xe tải của mình để cung cấp dịch vụ vận chuyển (tài xế xe tải); Nhà cung cấp là các cá nhân có xe máy riêng thuộc sở hữu cá nhân, tài xế này sẽ sử dụng xe máy của mình để cung cấp dịch vụ vận chuyển (tài xế xe máy).

Bưu kiện Công ty của bà Thu chuyển phát là các hàng hóa thông thường, thư, không bao gồm các chất cấm chuyển phát hay nguy hiểm theo quy định pháp luật. Phí dịch vụ Công ty thu từ khách hàng được chia theo hai cách: Một là phí dịch vụ trọn gói bao gồm cả dịch vụ vận hành kho, logistics, chuyển phát/vận chuyển; Hai là phí dịch vụ riêng cho hạng mục chuyển/phát được tính theo khoảng cách, tải trọng, điểm giao quy đổi.

Bà Thu đề nghị cơ quan chức năng giải đáp thắc mắc sau:

Nếu Công ty bà đã được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính và thuê doanh nghiệp vận tải làm bên cung cấp dịch vụ vận chuyển thì Công ty bà có bắt buộc phải xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô không? Thực tế, Công ty bà không trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe vì không trực tiếp sở hữu và quản lý đội xe. Khi có yêu cầu cần phát bưu gửi, hàng hóa từ khách hàng, Công ty sẽ gửi yêu cầu cho doanh nghiệp vận tải để họ điều phối lái xe thực hiện giao hàng. Đồng thời, Công ty bà cũng không quyết định cước vận tải vì cước vận tải trả cho nhà cung cấp theo báo giá của nhà cung cấp, Công ty chỉ thu phí chuyển phát (cước bưu chính) từ khách hàng. Bà Thu hiểu là Công ty bà không được xem là kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và không phải xin cấp phép kinh doanh loại hình này.

Trong hợp đồng cung cấp dịch vụ, Công ty của bà Thu có ràng buộc doanh nghiệp vận tải phải đảm bảo có đầy đủ các giấy phép để cung cấp dịch vụ và không yêu cầu doanh nghiệp vận tải cung cấp giấy phép để kiểm tra. Nếu doanh nghiệp vận tải không có giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa như đã cam kết tại hợp đồng thì Công ty bà có phải thực hiện xin giấy phép kinh doanh vận tải không?

Nếu Công ty bà Thu sử dụng dịch vụ của tài xế xe tải và tài xế xe máy để thực hiện việc chuyển phát bưu kiện thì Công ty có bắt buộc phải xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô không?

Về vấn đề này, Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải trả lời như sau:

Khoản 2 Điều 3 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh có quy định:

"2. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi".

Trên cơ sở đó, đề nghị Công ty của bà Thu nghiên cứu quy định trên để lựa chọn đơn vị kinh doanh vận tải phù hợp với nhu cầu và đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan.

Theo quy định tại Khoản Điều 77 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, sửa đổi 2014 thì hoạt động vận tải đường thủy nội địa gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động vận tải kinh doanh. Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là hoạt động kinh doanh có điều kiện, gồm kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa.

Theo quy định tại khoản 2,3 Điều 3 Nghị định 110/2014/NĐ-CP thì Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là hoạt động của đơn vị kinh doanh sử dụng phương tiện thủy nội địa để vận tải hành khách, hàng hóa có thu cước phí vận tải. Tuyến vận tải đường thủy nội địa cố định là tuyến được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc công bố, được xác định bởi cảng, bến nơi đi và cảng, bến nơi đến.

Quy định về điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa Trước đây, tại Điều 5 Nghị định 110/2014/NĐ-CP có quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như sau:

Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải đường thủy nội địa. Phương tiện phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; phù hợp với hình thức và phương án kinh doanh. Thuyền viên phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Thuyền viên phải đủ tiêu chuẩn về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế. Thuyền viên, nhân viên phục vụ có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng, con của chủ hộ kinh doanh). Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với hành khách và người thứ ba. Nhưng hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định số 128/2018/NĐ-CP ngày 24/09/2018 bãi bỏ một số điều của Nghị định số 110/2014/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa. Mà kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa là loại hình kinh doanh không thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Luật Đầu tư 2020.

Do đó, để kinh doanh loại hình vận tải này cần đáp ứng một điều kiện duy nhất là đơn vị kinh doanh vận tải phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam. Quy trình xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa Để kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa thì cần phải thành lập cơ sở kinh doanh vận tải hàng hóa bằng cách đăng ký kinh doanh hành nghề vận tải đường thủy nội địa. Do đó, hồ sơ và thủ tục chuẩn bị sẽ là thủ tục hồ sơ thành lập doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Hồ sơ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

Điều lệ công ty

Danh sách thành viên, cổ đông

Bản sao các giấy tờ như:

Giấy tờ pháp lý của cá nhân, thành viên, cổ đông (tùy loại hình doanh nghiệp muốn thành lập); Giấy tờ pháp lý của tổ chức (đối với thành viên là tổ chức); Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thủ tục Về thủ tục đăng ký kinh doanh có thể nộp hồ sơ bằng những cách sau:

Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn Sau khi nộp hồ sơ thì sau 3 ngày làm việc Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ về.

CSPL: Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Thẩm quyền Theo quy định tại Điều 14, 15 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi cơ sở kinh doanh đặt trụ sở chính. Cụ thể cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:

Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh). Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).

Theo luat24h.com