Đề bài - câu 51 trang 124 sách bài tập hình học 11 nâng cao

Trong mp(P), cho hình chữ nhật ABCD với AB = b, BC = a. Gọi E, F lần luợt là trung điểm của AD và BC. Trong mặt phẳng qua EF và vuông góc với (P) vẽ nửa đường tròn đường kính (EF). Gọi S là điểm bất kì trên nửa đường tròn đó.

Đề bài

Trong mp(P), cho hình chữ nhật ABCD với AB = b, BC = a. Gọi E, F lần luợt là trung điểm của AD và BC. Trong mặt phẳng qua EF và vuông góc với (P) vẽ nửa đường tròn đường kính (EF). Gọi S là điểm bất kì trên nửa đường tròn đó.

a) Chứng minh rằng mp(SEF) vuông góc với hai mặt phẳng (SAD), (SBC) và mp(SAD) vuông góc với mp(SBC).

b) Gọi H, K lần lượt là hình chiếu của các trực tâm H và K của các tam giác SAD và SBC xuống (P). Chứng minh rằng HH.KK không phụ thuộc vào vị trí điểm S.

Lời giải chi tiết

Đề bài - câu 51 trang 124 sách bài tập hình học 11 nâng cao

a) Vì \(\left( {SEF} \right) \bot \left( {ABCD} \right)\) và \(A{\rm{D}} \bot {\rm{EF}}\)

nên \(AD \bot \left( {SEF} \right)\)

Từ đó \(\left( {SEF} \right) \bot \left( {SAD} \right)\).

Tương tự \(\left( {SEF} \right) \bot \left( {SBC} \right)\)

Dễ thấy \(\left( {SA{\rm{D}}} \right) \cap \left( {SBC} \right) = St,St//A{\rm{D}}.\)

Do \(AD \bot \left( {SEF} \right)\), từ đó \(St \bot \left( {SEF} \right)\), tức là \(\widehat {ESF}\) hoặc \({180^0} - \widehat {ESF}\) là góc giữa hai mặt phẳng (SAD) và (SBC).

Vì S thuộc đường tròn đường kính EF nên \(\widehat {ESF} = {90^0}\)

Vậy \(\left( {SA{\rm{D}}} \right) \bot \left( {SBC} \right)\)

b) Kẻ \(DD' \bot SA\)

Do

\(\eqalign{ & SF \bot \left( {SAD} \right) \Rightarrow SF \bot DD' \cr & \Rightarrow DD' \bot \left( {SAF} \right) \Rightarrow DD' \bot AF \cr} \)

Mặt khác \(HH' \bot \left( {ABC{\rm{D}}} \right)\) nên \(DH' \bot AF\) (định lí ba đường vuông góc).

Ta lại có H thuộc EF. Vậy H là trực tâm tam giác ADF, từ đó H cố định. Tương tự K cũng là điểm cố định.

Ta có HHE đồng dạng FKK, do đó

\({{HH'} \over {K'F}} = {{H'E} \over {K'K}} \Rightarrow HH'.KK' = H'E.K'F\)

Như vậy HH.KK không đổi

Thật vậy, EDH đồng dạng EFA \( \Rightarrow {{EH'} \over {E{\rm{A}}}} = {{DE} \over {F{\rm{E}}}} \Rightarrow EH' = {{{a^2}} \over {4b}}\).

Tương tự, ta cũng có \(FK' = {{{a^2}} \over {4b}}\)

Vậy \(HH'.KK' = {{{a^4}} \over {16{b^2}}}\) không đổi.