Đề bài - đề kiểm tra 15 phút - đề số 5 - bài 6 - chương 2 - đại số 7

a) Từ vị trí đểm -3 trên trục hoành ta kẻ đường thẳng song song với trục trung cắt đường phân giác tại A. Từ A kẻ đường thẳng song song với trục hoành cắt trục tung tại điểm có tung độ -3.

Đề bài

Bài 1: Trên hình vẽ, hãy cho biết tọa độ của A, B, C, D.

Đề bài - đề kiểm tra 15 phút - đề số 5 - bài 6 - chương 2 - đại số 7

Bài 2: Đánh dấu vị trí các điểm \(A(-2;0)\); \(B(-2;3); C(0;3)\) và dựng hình chữ nhật có ba đỉnh liên tiếp ABC. Tìm tọa độ đỉnh thứ tư.

Bài 3: Vẽ đường phân giác của góc phần tư thứ I và III.

a) Đánh dấu điểm A trên đường phân giác và có hoành độ -3.Tìm tung độ của điểm A.

b) Đánh dấu điểm B trên đường phân giác và có tung độ 2. Tìm hoành độ của B.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Cặp số\(({x_0};{y_0})\)gọi là toạ độ của điểm \(M\);\({x_0}\)là hoành độ và\({y_0}\)là tung độ của điểm \(M.\)

Lời giải chi tiết

Bài 1: Tọa độ của các điểm trên hình vẽ là \(A(-4;1); B(3;-2); C(0;2); D(4;0).\)

Bài 2: Xem hình vẽ.

Đỉnh thứ tư chính là gốc tọa độ \(O(0;0).\)

Đề bài - đề kiểm tra 15 phút - đề số 5 - bài 6 - chương 2 - đại số 7

Bài 3:

Ta có các điểm trên hình vẽ như sau:

a) Từ vị trí đểm -3 trên trục hoành ta kẻ đường thẳng song song với trục trung cắt đường phân giác tại A. Từ A kẻ đường thẳng song song với trục hoành cắt trục tung tại điểm có tung độ -3.

Khi đó \(A(-3;-3).\)

b) Từ vị trí đểm 2 trên trục tung ta kẻ đường thẳng song song với trục hoành cắt đường phân giác tại B. Từ B kẻ đường thẳng song song với trục tung cắt trục hoành tại điểm có tung độ 2.

Khi đó\(B(2;2).\)

Đề bài - đề kiểm tra 15 phút - đề số 5 - bài 6 - chương 2 - đại số 7