Đề cương ON tập môn quản trị học trắc nghiệm

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Đề cương ON tập môn quản trị học trắc nghiệm

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. TRẮC NGHIỆM MÔN QUẢN TRỊ HỌC – ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP  1. Mục đích của quá trình quản trị là: A. Hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm soát các nguồn nhân tài, vật lực của tổ chức B. Làm cho hoạt động của tổ chức đạt hiệu quả cao C. Làm cho hoạt động của tổ chức hướng về mục tiêu D. Dẫn hoạt động của tổ chức đi đen những kết quả mong muốn 2. Quá trình quản trị bao gồm các hoạt động cơ bản, đó là: A. Hoạch định, tổ chức, điều khiển, và kiểm soát B. Kế hoạch, tổ chức, nhân sự, tài chính C. Kỹ thuật, tài chính, nhân sự, kinh doanh D. Lập kế hoạch, tổ chức sắp xếp, tuyển dụng nhân lực, kiểm tra 3. Khi nói về quản trị (QT), ta không nên hiểu: A. QT là một phương thức làm cho hoạt động hướng tới mục tiêu sao cho đạt hiệu quả cao, bằng và thông qua những người khác B. QT bao gồm những chức năng cơ bản, đó là hoạch định, tổ chức, điều khiển, và kiểm soát C. Kết quả, hay còn gọi là hiệu quả, của một quá trình quản lý là đầu ra của quá trình đó, theo nghĩa chưa đề cập gì đến chi phí bỏ ra trong quá trình đó D. QT gắn liền với hiệu quả vì nếu không quan tâm đến hiệu quả, người ta chẳng cần phải QT 4. Phát biểu nào sau đây chưa chính xác: A. Hiệu quả của một quá trình quản trị cao khi kết quả đạt được cao hơn so với chi phí B. Hiệu quả của một quá trình quản trị thấp khi chi phí bỏ ra nhiều hơn kết quả đạt được C. Hiệu quả của một quá trình quản trị cao có nghĩa là chi phí đã bỏ ra là thấp nhất D. Hiệu quả của một quá trình quản trị tỉ lệ thuận với kết quả đạt được, nhưng lại tỉ lệ nghịch với chi phí bỏ ra cho quá trình ấy 5. Ở Việt Nam, trong thời kỳ bao cấp, hầu như người ta quản trị mà chẳng quan tâm đến hiệu quả, đó là vì: A. Năng suất lao động của chúng ta quá cao, không cần phải quan tâm đến các chi phí nữa
  2. B. Mọi người đều làm chủ tập thể, nên hiển nhiên đạt hiệu quả cao C. Người ta chưa được học quản trị nên không biết hiệu quả là gì D. Mọi ngưồn lực cho đầu vào và việc giải quyết đầu ra hầu như đã được nhà nước lo liệu rất đầy đủ 6. Một trong bốn nội dung sau đây không phải là đặc trưng của một tổ chức: A. Một tổ chức là một thực thể có một mục đích riêng biệt B. Một tổ chức có nhiều thành viên C. Một tổ chức có mot cơ cấu mang tính hệ thống D. Một tổ chức là một doanh nghiệp, một công ty 7. Nhà quản trị không phải là: A. Người điều khiển công việc của những người khác, làm việc ở những vị trí và mang những trách nhiệm khác nhau B. Người làm việc trong tổ chức, nhưng chỉ có nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác C. Người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất và thông tin một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu D. Người có những chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm không giống như những người thừa hành 8. Người ta phân biệt kỹ năng của một người quản trị gồm: A. Hoạch định, tổ chưc, điều khiển, và kiểm tra B. Kinh doanh, kỹ thuật, tài chính, và nhân sự C. Kỹ thuật, nhân sự, và tư duy D. Điều hành, chỉ huy và lãnh đạo 9. Phát biểu sau đây là sai khi nói về tính phổ biến của quản trị: A. Hoạt động quản trị thể hiện rõ nét và đầy đủ ở các doanh nghiệp B. Ở các cơ quan quản lý nhà nước như các cơ quan Bộ, Sở, Tổng Cục, Ủy ban,... hiển nhiên có hoạt động quản trị C. Ở các trường học thì có hoạt động quản trị, còn ở các bệnh viện thì không vì ở đây chỉ làm công việc cứu người D. Trong một đội đá banh, một đội bóng chuyền, người ta vẫn thấy có hoạt động quản trị diễn ra
  3. 10. Tại sao các tổ chức Mỹ áp dụng chế độ “Cá nhân quyết định và chịu trách nhiệm"? A. Vì người Mỹ thường ít sợ trách nhiệm B. Vì tập quán của người Mỹ C. Vì họ coi trọng yếu tố cá nhân trong tập thể D. Để gắn chặt giữa quyền hạn và trách nhiệm 11. Vì sao các tổ chức người Nhật (và cả các tổ chức Việt Nam) thường đề bạt cán bộ chậm? A. Vì tập quán người Nhật (và Việt Nam) B. Vì để đảm bảo sự chắc chắn C. Vì họ (và cả Việt Nam) thừa cán bộ D. Vì họ (và cả VN) tuyển dụng nhân viên làm việc suốt đời nên không cần đề bạt nhanh 12. Phát biểu nào sau đây không đúng trong một tổ chức: A. Cấp bậc quản trị càng cao thì kỹ năng kỹ thuật càng giảm dần tính quan trọng, tức nhà quản trị cấp cao thì không đòi hỏi phải có kỹ năng về các chuyên môn nghiệp vụ cao hơn nhà quản trị cấp giữa và cơ sở B. Cấp bậc quản trị càng cao thì kỹ năng tư duy càng cần phải cao, tức nhà quản trị cấp cao nhất thiết phải có kỹ năng tư duy, sáng tạo, nhận định, đánh giá cao hơn nhà quản trị cấp giữa và cơ sở C. Các nhà quản trị cấp cơ sở cần thiết phải có kỹ năng kỹ thuật, chuyên môn cao hơn các nhà quản trị cấp cao và cấp giữa vì họ phải gắn liền với những công việc mang tính chuyên môn nghiệp vụ D. Nhà quản trị cấp giữa cần có kỹ năng nhân sự cao hơn các nhà quản trị cấp cao và cấp cơ sở vì họ phải vừa tiếp xúc với cấp trên, vừa tiếp xúc với cấp dưới 13. Phát biểu sau đây về mô hình tổ chức là sai: A. Một Cty được sắp xếp gồm 4 phòng Tài vụ, Hành chánh-nhân sự, Kế hoạch-kinh doanh; Kỹ thuật, ta gọi đó là tổ chức theo chức năng B. Một Cty có Tổng Giám đốc Cty và các Giám đốc phụ trách riêng từng loại sản phẩm của công ty, ta gọi đó là tổ chức theo sản phẩm
  4. C. Một Cty có Tổng Giám đốc công ty và 03 Giám đốc phụ trách: bán hàng cho các đại lý, xuất khẩu hàng ra các nước, và bán hàng cho tiêu dùng lẻ trong nước, thì ta gọi đó là tổ chức theo khách hang D. Một Cty có các mạng lưới đại lý ở các tỉnh, thành phố khắp nước thì ta gọi đó là tổ chức theo địa bàn hoạt động 14. Hoạch định giúp nhà quản trị những lợi ích chính sau đây, ngoại trừ: A. Tư duy tốt các tình huống quản trị B. Phối hợp các nguồn lực hữu hiệu hơn C. Tập trung vào các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp D. Sẵn sàng né tránh những thay đổi của môi trường bên ngoài 15. Mục tiêu thường có các yêu cầu dưới đây, ngoại trừ: A. Đảm bảo tính liên tục và mục tiêu sau phải phủ định mục tiêu trước B. Phải rõ ràng và tiên tiến C. Xác định rõ thời gian thực hiện. D. Nên có tính định lượng 16. Hoạt động nào trong các hoạt động sau đây không thuộc chức năng điều khiển của người quản trị: A. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên B. Sắp xếp, phân công các nhân viên đã tuyển dụng C. Động viên nhân viên D. Giải quyết các xung đột, mâu thuẫn 17. Nguồn gốc của uy tín lãnh đạo không thể là: A. Do quyền lực hợp pháp B. Do phẩm chất cá nhân lãnh đạo C. Do khả năng của người lãnh đạo D. Do sự tuyên bố của người lãnh đạo 18. Có phải kiểu cơ cấu tổ chức hỗn hợp (Trực tuyến – Chức năng) là hợp lý nhất cho mọi tổ chức? A. Phải B. Không C. Tùy theo mỗi tổ chức D. Cả ba đáp án A, B, C đều sai 19. Phong cách lãnh đạo độc đoán không mang đặc điểm sau đây:
  5. A. Không tính đến ý kiến tập thể mà chỉ dựa vào năng lực, kinh nghiệm cá nhân để ra quyết định B. Không phát huy tính chủ động sáng tạo của quần chúng C. Chỉ phù hợp với những tập thể thiếu kỷ luật, không tự giác, công việc trì trệ,... cần chấn chỉnh nhanh D. Khá thu hút người khác tham gia ý kiến 20. Chức năng kiểm tra trong quản trị sẽ mang lại tác dụng là: A. Đánh giá được toàn bộ quá trình quản trị và có những giải pháp thích hợp B. Làm nhẹ gánh nặng cho cấp chỉ huy, dồn việc xuống cho cấp dưới C. Qui trách nhiệm được những người sai sót D. Cấp dưới sẽ tự nâng cao trách nhiệm hơn vì sợ bị kiểm tra và bị phát hiện ra các bê bối 21. Một trong bốn nội dung sau đây không phải là đặc trưng của một tổ chức: A. Một tổ chức là một thực thể có một mục đích riêng biệt B. Một tổ chức có nhiều thành viên C. Một tổ chức có mot cơ cấu mang tính hệ thống D. Một tổ chức là một doanh nghiệp, một công ty 22. Tổ chức là một trong những chức năng chung của quản trị, liên quan đến các hoạt động: A. Giải tán bộ máy tổ chức và thành lập nên các bộ phận mới trong tổ chức một cách định kỳ B. Xác lập các mối quan hệ về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệmvà quyền hạn giữa các bộ phận C. Định kỳ thay đổi vai trò của những người quản trị và những người thừa hành D. Sa thải nhân viên cũ và tuyển dụng nhân viên mới một cách đều đặn 23. Khi bàn về động viên trong quản trị, lý thuyết về bản chất con người của Mc.Gregor ngụ ý rằng: A. Người có bản chất X là loại người không thích làm việc, lười biếng trong công việc, không muốn chịu trách nhiệm, và chỉ khi làm việc khi bị người khác bắt buộc B. Người có bản chất Y là loại nguời ham thích làm việc, biết tự kiểm soát để hoàn thành mục tiêu, sẵn sàng chấp nhận trách nhiệm, và có khả năng sáng tạo trong công việc


Page 2

LAVA

Tài liệu tham khảo dành cho giáo viên, sinh viên chuyên ngành quản trị - Đề cương ôn tập môn Quản trị học bao gồm những câu hỏi được đúc rút từ những kiến thức trọng tâm của môn học. Mời các bạn cùng tham khảo để chuẩn bị cho kì kết thúc môn đạt kết quả cao. Chúc các bạn thi tốt!

25-12-2010 328 1631

Download

Đề cương ON tập môn quản trị học trắc nghiệm

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

popupslide2=3Array ( [0] => Array ( [banner_bg] => [banner_picture] => 742_1662632823.webp [banner_picture2] => [banner_picture3] => [banner_picture4] => [banner_picture5] => [banner_link] => https://kids.hoc247.vn?utm_source=TaiLieuVN&utm_medium=banner&utm_content=bannerlink&utm_campaign=popup&code=trungthu [banner_startdate] => 2022-09-08 00:00:00 [banner_enddate] => 2022-12-31 23:59:59 ) )